Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học giáo dục ở trường đại học tân...

Tài liệu Vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học giáo dục ở trường đại học tân trào

.DOC
135
297
63

Mô tả:

HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ THỊ NGUYỆT VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ THỊ NGUYỆT VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Kim Linh THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào luận văn theo đúng quy định. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015 Tác giả Hà Thị Nguyệt Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Hà Thị Kim Linh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu; khoa Sau đại học; Ban chủ nhiệm khoa Tâm lí - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Tân Trào, gia đình… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày….. tháng…. năm 2015 Tác giả luận văn Hà Thị Nguyệt Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................ iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ........................................................................ v MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.........................................................................2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2 5. Giả thuyết khoa học..................................................................................................3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3 7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3 8. Cấu trúc luận văn......................................................................................................4 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC 5 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề................................................................................... 5 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................5 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước........................................................................6 1.2. Một số khái niệm cơ bản...........................................................................................9 1.2.1. Dạy học...............................................................................................................9 1.2.2. Năng lực........................................................................................................... 12 1.2.3. Năng lực thực hiện...........................................................................................13 1.2.4. Quan điểm TCNL và vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học...................15 1.2.5. Vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học Giáo dục học...............................17 1.3. Một số vấn đề cơ bản về quan điểm tiếp cận năng lực thực hiện...........................17 1.3.1. Cấu trúc năng lực thực hiện.............................................................................17 1.3.2. Đặc trưng của năng lực thực hiện....................................................................19 1.3.3. Các mức độ của năng lực thực hiện.................................................................20 Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1.3.4. Đặc điểm của dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện.................................20 1.4. Vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực thực hiện trong dạy học Giáo dục học.....23 1.4.1. Khái quát môn GDH trong chương trình đào tạo SVSP hệ cao đẳng.............23 1.4.2. Vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực thực hiện trong dạy học GDH..........23 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học Giáo dục học...............................................................................................................29 Kết luận chương 1...........................................................................................................32 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 33 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng.............................................................................33 2.1.1. Vài nét về trường Đại học Tân Trào................................................................33 2.1.2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng..............34 2.2. Thực trạng vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học GDH ở trường ĐH Tân Trào..........................................................................................................................34 2.2.1. Thực trạng nhận thức về vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học GDH ở trường ĐH Tân Trào...................................................................................................34 2.2.2. Thực trạng vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học GDH ở trường Đại học Tân Trào...............................................................................................................43 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học GDH theo TCNL ở trường Đại học Tân Trào......................................................................................................................52 2.2.4. Những khó khăn khi vận dụng QĐTCNL trong dạy học GDH ở trường Đại học Tân Trào...............................................................................................................54 2.2.5. Đánh giá chung về thực trạng vận dụng QĐTCNL trong dạy học GDH ở trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.............................................................57 Kết luận chương 2.......................................................................................................... 59 Chƣơng 3. BIỆN PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂN TRÀO............................................................................................... 60 Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học Giáo dục học ở trường Đại học...............................................................................................60 3.1.1. Đảm bảo mục tiêu của QTDH......................................................................... 60 3.1.2. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra..........................................................60 3.1.3. Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tổ chức của người dạy và tính tích cực, độc lập, tự giác của người học................................................................................... 61 3.1.4. Đảm bảo đề xuất biện pháp phù hợp với năng lực và trình độ người học......61 3.1.5. Đảm bảo việc đề xuất biện pháp mang tính thực tiễn và tính khả thi.............62 3.2. Biện pháp vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học Giáo dục học.....................62 3.2.1. Nâng cao nhận thức của GV về vận dụng QĐTCNL trong dạy học GDH.....62 3.2.2. Thiết lập mối quan hệ giữa việc hình thành những NL nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm với nội dung môn GDH...............................................................63 3.2.3. Thiết kế kịch bản dạy học GDH theo hướng vận dụng quan điểm TCNL.....65 3.2.4. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kịch bản dạy học bài học GDH..........69 3.2.5. Thiết kế quy trình kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn GDH...................70 3.2.6. Tăng cường các điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy học môn GDH.........73 3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp......................................................................74 3.3. Khảo nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp...................................75 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm.....................................................................................75 3.3.2. Nội dung khảo nghiệm.....................................................................................75 3.3.3. Đối tượng tiến hành khảo nghiệm...................................................................75 3.3.4. Phương pháp khảo nghiệm.............................................................................. 76 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm.......................................................................................76 3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm................................................................................77 3.4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm......................................................................77 3.4.2. Nội dung thực nghiệm......................................................................................77 3.4.3. Đối tượng thực nghiệm.................................................................................... 77 3.4.4. Cách thức thực nghiệm.................................................................................... 77 3.4.5. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá...............................................................78 3.4.6. Xử lý kết quả thực nghiệm...............................................................................79 Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3.4.7. Phân tích kết quả thực nghiệm.........................................................................81 3.4.8. Kết luận chung về thực nghiệm.......................................................................86 Kết luận chương 3.......................................................................................................... 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 88 1. Kết luận.................................................................................................................. 88 2. Khuyến nghị...........................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 90 PHỤ LỤC Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐHSP Đại học sư phạm GD, GDH Giáo dục, Giáo dục học GV Giảng viên HTTCDH Hình thức tổ chức dạy học NL, NLNN Năng lực, Năng lực nghề nghiệp NLTH Năng lực thực hiện QLGD Quản lí giáo dục QTDH Quá trình dạy học SV, SVSP Sinh viên, Sinh viên sư phạm TCNL, QĐ TCNL Tiếp cận năng lực, quan điểm tiếp cận năng lực TN, ĐC Thực nghiệm, đối chứng YK Ý kiến Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Nhận thức về tầm quan trọng của vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học GDH...............................................................................................35 Bảng 2.2: Nhận thức của GV và SV về chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.......36 Bảng 2.3: Nhận thức về ưu thế của vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học GDH 37 Bảng 2.4: Nhận thức về ưu thế hình thành NL cho sinh viên thông qua dạy học GDH ....................................................................................................................................... 38 Bảng 2.5: Nhận thức của giảng viên về biểu hiện của dạy học theo TCNL...............40 Bảng 2.6: Đánh giá của giảng viên về mức độ quan trọng của từng mục tiêu dạy học GDH......................................................................................................41 Bảng 2.7: Ý kiến của giảng viên về mức độ quan trọng của các căn cứ xác định mục tiêu dạy học GDH........................................................................................43 Bảng 2.8: Thực trạng vận dụng QĐ TCNL trong xác định mục tiêu dạy học GDH...44 Bảng 2.9: Thực trạng vận dụng QĐTCNL trong thiết kế nội dung dạy học GDH.....45 Bảng 2.10: Phương pháp dạy học GDH theo hướng vận dụng QĐTCNL ở trường ĐH Tân Trào.......................................................................................................47 Bảng 2.11: Hình thức tổ chức dạy học GDH theo hướng vận dụng QĐTCNL ở trường ĐH Tân Trào................................................................................................49 Bảng 2.12: Ý kiến của GV và SV về vận dụng quan điểm TCNL trong kiểm tra đánh giá kết quả dạy học GDH............................................................................51 Bảng 2.13: Ý kiến của GV và SV về các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học GDH theo quan điểm TCNL.........................................................................................53 Bảng 2.14: Những khó khăn của GV khi vận dụng QĐTCNL trong DH môn GDH. 55 Bảng 2.15: Những khó khăn của SV khi học tập môn GDH theo TCNL...................55 Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ phù hợp và tính khả thi của các biện pháp vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học môn GDH ở trường Đại học Tân Trào...76 Bảng 3.2: Phân phối tần xuất điểm kiểm tra đầu vào của các lớp TN và ĐC.............81 Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.3: Tổng hợp xếp loại mức độ nhận thức qua điểm kiểm tra đầu vào lớp TN và ĐC.................................................................................................... 82 Bảng 3.4: Phân phối tần suất điểm kiểm tra lần 2 của các lớp TN và ĐC..................82 Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả đánh giá điểm kiểm tra lần 2 của lớp TN và ĐC...........83 Bảng 3.6: Kết quả hình thành tính tích cực, tự giác, độc lập trong học tập của SV.. .85 Bảng 3.7: Kỹ năng vận dụng phương pháp giáo dục của SV......................................85 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Biểu đổ đánh giá kết quả nhận thức của lớp TN và ĐC.........................83 Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là yếu tố nguồn nhân lực phải có chất lượng cao, có khả năng hòa nhập, thích ứng và đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn nghề nghiệp. Nhận thức được bối cảnh đỏ, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh “Đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, đào tạo theo nhu cầu xã hội được khẳng định là quan điểm để định hướng phát triển và đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo. Trong việc xây dựng chương trình giáo dục hiện nay ở Việt Nam, cách tiếp cận chủ yếu là tiếp cận nội dung. Theo đó, mục tiêu đào tạo là trang bị cho người học một hệ thống kiến thức mà ít chú ý đến kỹ năng thực hành, năng lực hoạt động thực tiễn của người học. Do đó để thực hiện được yêu cầu của xã hội đặt ra với chất lượng nguồn nhân lực đòi hỏi phải thay đổi hướng tiếp cận trong giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục của thời kỳ mới. Khi nghiên cứu về các hướng tiếp cận mới trong đào tạo, tiếp cận năng lực là một hướng tiếp cận chú ý đến phát triển khả năng người học theo chuẩn đầu ra nhằm giúp cho quá trình dạy học thực sự đạt hiệu quả. Hướng tiếp cận này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức. Dạy học theo TCNL, mục tiêu học tập của môn học được mô tả thông qua các năng lực. Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. Tổ chức dạy học định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Trong chương trình đào tạo giáo viên ở các trường Đại học, Giáo dục học là môn học nghiệp vụ có ý nghĩa quan trọng giúp sinh viên hình thành và phát triển Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn năng lực sư phạm. Tuy nhiên, sinh viên chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về vai trò của môn học cũng như hứng thú học tập môn học chưa cao, chưa có khả năng nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tri thức GDH vào hoạt động sư phạm thực tiễn. Vì vậy, việc thay đổi mục tiêu giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trải nghiệm; thay đổi hình thức tổ chức dạy học; cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên... theo những quan điểm dạy học mới nhằm hình thành và phát triển năng lực toàn diện cho sinh viên là điều hết sức quan trọng và cần thiết, giúp sinh viên nâng cao khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức vào thực tiễn, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học Giáo dục học ở trường Đại học Tân Trào, Tuyên Quang”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học GDH ở trường Đại học Tân Trào hiện nay, để tài đề xuất các biện pháp vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học môn GDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói riêng và chất lượng đào tạo giáo viên nói chung. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học Giáo dục học ở trường đại học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực thực hiện trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Tân Trào 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực thực hiện trong dạy học Giáo dục học. 4.2. Khảo sát thực trạng vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực thực hiện trong dạy học Giáo dục học ở trường Đại học Tân Trào 4.3. Đề xuất biện pháp vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học GDH ở trường Đại học Tân Trào 4.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn 5. Giả thuyết khoa học Quan điểm tiếp cận NLTH có thể vận dụng được trong tổ chức hoạt động dạy học GDH để hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư sư phạm. Quá trình này sẽ thành công và hiệu quả nếu xây dựng được các biện pháp vận dụng quan điểm TCNL trong dạy học GDH phù hợp mục tiêu chương trình đào tạo, phù hợp với các điều kiện dạy học ở trường Đại học Tân Trào sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Giáo dục học nói riêng, chất lượng đào tạo giáo viên của nhà trường nói chung. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng quan điểm TCNL trong tổ chức dạy học môn Giáo dục học (tiếp cận trong thiết kế và tổ chức kế hoạch dạy học môn GDH). Khái niệm “Tiếp cận năng lực” sử dụng trong luận văn được hiểu đồng nghĩa với “Tiếp cận năng lực thực hiện”. Khách thể điều tra và thực nghiệm của đề tài là SV sư phạm hệ cao đẳng trường Đại học Tân Trào. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết: Phân tích các tài liệu và hệ thống hóa lí luận về vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học giáo dục học ở trường đại học. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Khảo sát thực trạng vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học Giáo dục học ở trường đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu chương trình dạy học Giáo dục học của trường đại học Tân Trào, giáo án và hồ sơ lên lớp của giảng viên trường đại học Tân Trào. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học Giáo dục học ở trường đại học. 7.2.4. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Đàm thoại với giảng viên giảng dạy môn Giáo dục học để tìm hiểu về nhận thức, thái độ của họ về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn 7.2.5. Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, sự chú ý cũng như những biểu hiện về hứng thú, tính tích cực nhận thức của sinh viên trong học tập Giáo dục học theo tiếp cận năng lực thông qua các buổi dự giờ. 7.2.6. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm tổ chức dạy học Giáo dục học theo quan điểm TCNL cho SV sư phạm trường Đại học Tân Trào. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu đề tài 8. Cấu trúc luận văn Luận văn được cấu trúc thành 3 phần: - Mở đầu - Nội dung: gồm 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lí luận về vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học Giáo dục học ở trường đại học. + Chương 2: Thực trạng vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học Giáo dục học ở trường Đại học Tân Trào + Chương 3: Biện pháp vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học GDH ở trường Đại học Tân Trào - Kết luận và khuyến nghị Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài Giáo dục - đào tạo theo tiếp cận NLTH ra đời vào thập niên 1970 tại Mỹ và được tập trung vào 2 chủ đề chính là „Học tập và nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ“ (Weinberger 1998 (tr78)). Bằng việc chú trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, tiếp cận dựa trên năng lực là rất phổ biến trên toàn thế giới và phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, Newzealand, xứ Wales… Boyatzits, R.E. (1982) và Whetten & Cameron (1995) cho rằng phát triển các chương trình giáo dục và đào tạo dựa trên mô hình NL cần xử lý một cách có hệ thống ba khía cạnh sau: (1)Xác định các NL, (2)Phát triển các NL, và (3)Đánh giá các NL một cách khách quan. Để xác định được các NL, điểm bắt đầu thường là kết quả đầu ra. Từ kết quả đầu ra, đi đến xác định những vai trò của người có trách nhiệm phải tạo ra các kết quả đầu ra này. Đây có thể coi là những định hướng chất lượng để thực hiện dạy học theo TCNL.[33][43] Năm 1995, John W.Burke đã xuất bản tài liệu “Giáo dục và đào tạo dựa trên NLTH” [38]. Trong tài liệu này tác giả đã trình bày nguồn gốc của giáo dục và đào tạo dựa trên NLTH, quan niệm về NLTH và các tiêu chuẩn NLTH, về vấn đề đánh giá dựa trên NLTH và cải tiến chương trình đào tạo dựa trên NLTH. Năm 1995, tác giả Shirley Fletcher viết cuốn “Các kỹ thuật đánh giá dựa trên năng lực thực hiện” [39], trong đó phân tích sự khác biệt về đào tạo theo NLTH ở Anh và Mỹ, các nguyên tắc và thực hành đánh giá theo tiêu chuẩn, mục tiêu và sử dụng đánh giá dựa trên NLTH, việc thiết lập các tiêu chí cho sự thực hiện, thu nhập bộ tài liệu được xây dựng dựa trên chuẩn giáo viên do chính quyền Liên bang Mỹ ban hành và hiện nay bộ tiêu chuẩn này được phổ biến ở nhiều nước khác nhau trên thế giới và được các cơ quan sử dụng lao động ủng hộ. Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn Các mô hình năng lực đã được phát triển rộng khắp trên thế giới với hệ thống chất lượng quốc gia về đào tạo nghề nghiệp (National Vocatinonal Qualification NVQS) ở Anh và xứ Wales. Khung chất lượng quốc gia của New Zealand (New Zealand’s National Vocatinonal Qualifications Frameword), các tiêu chuẩn năng lực được tán thành, khẳng định bởi Hội đồng đào tạo quốc gia Australia về đào tạo (National Training Board (NTB)) và Hội đồng thư ký về những kỹ năng cần thiết phải đạt được (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS) và những tiêu chuẩn kỹ năng quốc gia (The National Skills Standards) ở Mỹ. Ở đó, người ta đưa ra 5 nhóm năng lực cần thiết mà người lao động thế kỷ 21 phải có và nhà trường phải tạo ra chúng ở người học bao gồm: nguồn lực (gồm năng lực xác định, tổ chức, lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực như thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và phương tiện, nguồn nhân lực), hợp tác, khai thác và sử dụng thông tin, thông hiểu những mối quan hệ nội tại, làm việc trong môi trường đa dạng về kỹ thuật. Để hình thành được 5 nhóm năng lực này nhất thiết phải đạt được 3 nhóm kỹ năng cơ bản là: các kỹ năng cơ bản (đọc, viết, số học và toán học, nói nghe), kỹ năng tư duy (tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhìn thấy trước vấn đề, biết cách học và có lí lẽ) và phẩm chất cá nhân (trách nhiệm cá nhân, lòng tự trọng, hòa đồng, tự quản, chính trực) [40] [41]. Nhìn chung, các nghiên cứu dạy và học theo NLTH đã được nghiên cứu từ rất sớm ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, New Zealand… Số lượng và lĩnh vực nghiên cứu của các học giả cũng rất đa dạng từ việc nghiên cứu bối cảnh của đào tạo theo NLTH, phát triển chương trình, tổ chức đào tạo đến đánh giá và chứng nhận năng lực cho người học được đào tạo. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vận dụng quan điểm này trong dạy học từng chuyên ngành chưa có nhiều. Vì thế nên việc nghiên cứu vận dụng quan điểm tiếp cận năng lực trong dạy học các chuyên ngành là việc làm cần thiết để đáp ứng được với những yêu cầu trong đổi mới dạy và học hiện nay. 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước Việc nghiên cứu và triển khai dạy học theo NLTH đã được tiến hành từ rất sớm ở một số nước công nghiệp phát triển do có những ưu điểm phù hợp với yêu cầu thực tế của lao động nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về dạy học theo hướng tiếp cận NLTH chưa có nhiều. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn giáo dục trong thời kỳ mới, một số tác giả đã nghiên cứu quan điểm này theo hai hướng sau: Thứ nhất là hướng nghiên cứu về khung lý thuyết về dạy học, đào tạo, tổ chức dạy học theo NLTH. Có thể kể đến một số công trình sau: + Đề tài „Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên NLTH và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề“ [27] của tác giả Nguyễn Đức Trí (1996) có thể xem là công trình nghiên cứu đầu tiên khá toàn diện về hệ thống đào tạo nghề theo NLTH ở Việt Nam. Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ lý luận của phương pháp đào tạo dựa trên NLTH đặc biệt là các giai đoạn xây dựng chương trình và xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. + Năm 2000, trong đề tài cấp Bộ „Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo giáo viên kỹ thuật ở trình độ đại học cho các trường chuyên nghiệp và dạy nghề“ [28], tác giả Nguyễn Đức Trí đã đề xuất các mô hình đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật trong đó có đề cập đến triết lý, các đặc điểm cơ bản; ưu, nhược điểm của phương pháp đào tạo theo tiếp cận NLTH; vận dụng phương thức đào tạo này vào đào tạo giáo viên dạy nghề ở Việt Nam. + Tác giả Đinh Công Thuyến và các đồng nghiệp đã soạn thảo tài liệu „Hướng dẫn chuẩn bị và giảng dạy theo mô - đun“ đã khái quát về tình hình đào tạo nghề theo mô đun NLTH trên thế giới và ở Việt Nam. Chỉ dẫn phương pháp dạy học tích hợp để phù hợp với chương trình được xây dựng theo mô đun NLTH. Ngoài ra, tác giả cũng trình bày rõ tiến trình tổ chức dạy học, phương pháp kiểm tra và đánh giá theo NLTH. [26] + Tác giả Phạm Thành Nghị năm 2008 nghiên cứu “Tiếp cận năng lực trong phát triển con người”. Khi tìm kiếm một cách tiếp cận cung cấp cơ chế chung cho sự phát triển con người trong mọi điều kiện xã hội, tác giả cho rằng, TCNL có ưu thế nổi trội trong giải quyết những bất ổn xã hội. NL ở đây được hiểu là tổ hợp khả năng thực hiện được các chức năng (sống có đủ dinh dưỡng, được xóa mù, được mặc ấm, được thỏa mãn nhu cầu văn hóa, giao tiếp…). Theo tác giả, sự phát triển của con người suy cho cùng là sự phát triển NL. NL được phát triển không chỉ mang ý nghĩa công cụ giúp đạt được lựa chọn mà còn mang ý nghĩa tự thân làm mở rộng cơ hội lựa chọn của con người. Tác giả chỉ rõ, GD trước hết là sự mở rộng tự do cá nhân; GD làm tăng cường giá trị cá nhân; GD còn có thể mở rộng cơ hội cho cá nhân, cải thiện điều Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn kiện sống; GD có thể tạo điều kiện đa dạng hóa lựa chọn và kết quả hoạt động của con người. [19] Thứ hai là hướng vận dụng lý thuyết này vào những nghiên cứu cụ thể như: + Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Hùng năm 2004 về „Các giải pháp đổi mới quản lí dạy học thực hành nghề theo tiếp cận NLTH cho sinh viên sư phạm kỹ thuật“ [14]. Trong luận án này tác giả đã phát triển lí luận dạy học thực hành nghề theo tiếp cận NLTH. Luận án đã phân tích những đặc điểm của phương thức đào tạo theo tiếp cận NLTH, so sánh sự khác nhau giữa đào tạo theo NLTH và đào tạo theo niên chế; đồng thời chỉ ra những yêu cầu khách quan phải đổi mới dạy học theo tiếp cận NLTH cho sinh viên sư phạm kỹ thuật. + Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quang Việt về „Kiểm tra đánh giá trong dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện“ [30] đã phát triển một số luận điểm cơ bản trong dạy học thực hành nghề theo NLTH, nội dung, phương pháp và các công cụ đánh giá trong dạy học thực hành nghề theo NLTH. Tuy nhiên đề tài mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu quy trình và công cụ đánh giá trong dạy học thực hành nghề ở các trường dạy nghề. + Năm 2011, tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cùng các công sự của mình đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành môn GDH theo tiếp cận phát triển năng lực để rèn luyện kỹ năng nghề cho sinh viên đại học sư phạm”. Đây là một nghiên cứu về dạy học theo TCNL tương đối công phu với việc xây dựng một hệ thống bài tập thực hành môn GDH theo tiếp cận năng lực nhằm phát triển kỹ năng nghề cho SVSP. Nhóm tác giả đã mở đường cho những nghiên cứu về dạy học môn GDH theo TCNL ở các trường ĐHSP hiện nay. Đề tài tập trung vào việc xây dựng hệ thống bài tập thực hành môn GDH với tính ứng dụng cao, đáp ứng được những thiếu hụt về mảng thực hành của môn GDH trong dạy học. [21] + Tác giả Cao Danh Chính nghiên cứu về “Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường ĐHSP kĩ thuật” năm 2012, là một nghiên cứu ứng dụng tiếp cận NL thực hiện trong dạy học nghề. Tác giả đã đề xuất hệ thống tiêu chuẩn năng lực thực hiện của giáo viên dạy nghề và quy trình dạy học theo tiếp cận NL thực hiện ở các trường ĐHSP kĩ thuật. Hệ thống các tiêu chuẩn được thiết lập trên cơ sở kết quả phân tích nghề, phân tích chức năng của giáo viên dạy nghề, chuẩn nghề nghiệp giáo Số hóa bởi trung tâm Học liệu– ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan