Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn khoa học 4...

Tài liệu Vận dụng phương pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn khoa học 4

.PDF
68
1489
105

Mô tả:

anh TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC HÀ THU HƢƠNG VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHẠM QUANG TIỆP HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn phƣơng pháp dạy học Tự nhiên và xã hội đã giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo: T.SPhạm Quang Tiệp – ngƣời đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo và các em học sinh trƣờng Tiểu học Nam Hồng và Tiểu học Việt Hùng– Đông Anh – Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em. Trong quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện, năng lực và thời gian còn nhiều hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc sự góp ý và bổ sung của thầy cô và các bạn để đề tài thêm hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Hà Thu Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “ Vận dụng phương pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra đƣợc những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Tôi xin cam đoan đây là kết quả của cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của các tác giả khác. Hà Nội, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Hà Thu Hương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PPDH : Phƣơng pháp dạy học GV : Giáo viên HS : Học sinh STT : Số thứ tự NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG ...................................................................................................... 5 Chƣơng1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 .......................................................................................................................... 5 1.1 Lý thuyết giáo dục trải nghiệm .............................................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm liên quan.................................................................... 5 1.1.2. Đặc trưng của giáo dục trải nghiệm ..................................................... 8 1.1.3. Quy trình dạy học theo trải nghiệm..................................................... 10 1.2. Đặc điểm dạy học môn Khoa học 4 ........................................................ 12 1.2.1. Mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 4 ................................................ 12 1.2.2. Nội dung chương trình môn khoa học lớp 4 ....................................... 13 1.2.3. Đặc trưng về phương pháp dạy học môn Khoa học lớp 4 .................. 15 1.3. Điều kiện vận dụng phƣơng pháp dạy học trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 ....................................................................................... 17 1.3.1 Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy .................................................. 17 1.3.2. Học sinh có kĩ năng tìm tòi, khám phá tri thức mới............................ 17 1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất ...................................................................... 18 1.4 Đặc điểm học tập của học sinh lớp 4 ....................................................... 18 1.4.1. Đặc điểm nhận thức ............................................................................. 18 1.4.2 Sự phát triển tình cảm của học sinh ..................................................... 21 Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................... 22 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM ........................................... 23 2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 23 2.2. Đối tƣợng khảo sát .................................................................................. 23 2.3. Nội dung khảo sát ................................................................................... 23 2.3.1 Thực trạng dạy học môn khoa học lớp 4 hiện nay ............................... 23 2.3.2. Thực trạng sử dụng phương pháp trải nghiệm trong dạy học các môn học ở lớp 4 ..................................................................................................... 24 2.4. Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................. 25 2.5 Kết quả khảo sát ....................................................................................... 25 2.5.1. Vai trò của môn Khoa học lớp 4.......................................................... 25 2.5.2. Các phương pháp thường sử dụng trong dạy học môn Khoa học 4 ... 26 2.5.3. Quan niệm của giáo viên về phương pháp trải nghiệm ...................... 28 2.5.4. Đánh giá tầm quan trọng của phương pháp trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4. ...................................................................................... 29 2.5.5. Những thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng phương pháp trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4. ................................................. 29 Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................... 32 Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 ..... 33 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................................. 33 3.1.1. Đảm bảo phù hợp với đặc trưng của phương pháp giáo dục trải nghiệm ............................................................................................................ 33 3.1.2.Đảm bảo phù hợp với đặc trưng môn khoa học lớp 4 ......................... 34 3.1.3. Đảm bảo phù hợp với học sinh lớp 4 .................................................. 35 3.1.4. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục tiểu học .............................. 36 3.2. Một số biện pháp ..................................................................................... 36 3.2.1. Lựa chọn nội dung dạy học bằng trải nghiệm .................................... 36 3.2.2. Vận dụng quy trình dạy học trải nghiệm để xây dựng thiết kế bài học .... 41 3.3. Tạo dựng môi trƣờng để dạy học bằng trải nghiệm ............................... 43 3.4. Ví dụ minh họa thiết kế kế hoạch một số bài học Khoa học lớp 4 theo phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm. ............................................................... 45 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................... 55 KẾT LUẬN .................................................................................................... 56 PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 60 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ƣơng 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nƣớc và của toàn dân”.Trong những năm qua Đảng và nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục,đặc biệt là giáo dục Tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. “Mục tiêu giáo dục Tiểu học là nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và có kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục học Trung học cơ sở”( Mục tiêu giáo dục Tiểu học, theo nghị định số 43/2001/QĐ – BGD- ĐT ngày 9 -112001 của Bộ GD- ĐT). Nghị quyết số 29 – NQ/TW đã chỉ rõ 4 mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học trong đó có mục tiêu đối với giáo dục phổ thông “ tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho HS” Theo đó chúng ta thực hiện chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho ngƣời học. Để nâng cao hiệu quả giáo dục Tiểu học, yêu cầu đặt ra cho bậc học này là phải có những đổi mới nhất định.Đổi mới giáo dục phải đƣợc hiểu là đổi mới toàn diện, đổi mới từ mục tiêu, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp đào tạo, kiểm tra, đánh giá.Để đạt đƣợc mục đích trên, cần tìm kiếm những phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học hiệu quả sao cho học sinh phát triển toàn diện về “ đức, trí, thể, mỹ” hài hoà về thể chất và tinh thần, chú trọng các yêu cầu giáo dục học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trƣờng gắn liền với xã hội.Trong mỗi bài học cần đƣa ra các tình huống thực tiễn hoặc các tình 1 huống giả định để HS vận dụng vốn kinh nghiệm, hiểu biết của mình để giải quyết nhiệm vụ học tập. Khoa học 4 là phân môn chiếm vị trí quan trọng trong môn tự nhiên xã hội. Mục tiêu của môn khoa học 4 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh, nôi dung môn học tìm hiểu về sự vật,hiện tƣợng gần gũi với học sinh Tiểu học.Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dƣỡng của con ngƣời, động vật, thực vật, phòng tránh một số bệnh và tai nạn thƣờng gặp, đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu… Ngoài ra môn khoa học 4 còn hình thành và phát triển ở các em một số kĩ năng nhƣ quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành, thí nghiệm. Hình thành và phát triển thái độ, hành vi nhƣ tự giác, tích cực thực hiện giữ vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, yêu thiên nhiên, quê hƣơng, đất nƣớc,sinh học . Góp phần bồi dƣỡng kiến thức, năng lực, phẩm chất và phát triển toàn diện nhân cách con ngƣời. Tuy nhiên thực tế cho thấy trong việc dạy học các môn học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Khoa học 4 nói riêng phần đa chúng ta còn thiên về lý thuyết, tập chung vào dạy học sinh theo tiến trình, nội dung trong sách giáo khoa, dạy HS cách hiểu, ghi nhớ các khái niệm dạy học một cách máy móc mà không kích thích đƣợc tƣ duy sáng tạo, khả năng làm việc có hiệu quả của HS nên hiệu quả giờ học vẫn chƣa đƣợc nhƣ ý muốn. Giáo dục trải nghiệm là một phƣơng pháp dạy học mới có thể phát huy đƣợc vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết của HS thông qua các hoạt động khám phá để tiếp thi tri thức mới. Vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 sẽ giúp HS hình thành kiến thức mới từ việc các em đƣợc tự tìm tòi, phát hiện ra tri thức mới trong quá trình học tập trên cơ sở những kiến thức,kinh nghiệm các em đã có.Khi đƣợc trải nghiệm sáng tạo trong quá trình học tập và phát hiện ra những điều mới lạ 2 các em sẽ có thêm hứng thú và ghi nhớ bài rất lâu, từ đó tạo ra động cơ và động lực thúc đẩy các em trong quá trình học tập. Những lí do trên là căn cứ để tôi lựa chon đề tài “Vận dụng phương pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn khoa học lớp 4 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu -Đối tƣợng nghiên cứu: Vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn khoa học lớp 4. - Khách thể nghiên cứu: Qúa trình dạy học Khoa học 4. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 - Tìm hiểu cơ sở thực tiễn của việc vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 - Đề xuất quy trình vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4 - Minh hoạ một số bài học cụ thể vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm. 5. Phạm vi nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ dừng lại ở việc vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 6. Các phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, bản thân tôi đã thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau nhƣ: đọc sách báo, tạp chí 3 chuyên nghành, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học, thông tin tài liệu trên internet, tài liệu giáo dục và các tài liệu liên quan nhƣ SGK, sách hỏi đáp, sách hƣớng dẫn học, SGV. 6.2. Phương pháp điều tra Tiến hành điều tra các mẫu phiếu hỏi để thu thập những thông tin thực tiễn của vấn đề. 6.3. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động dạy học môn Khoa học ở trƣờng Tiểu học để thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. 6.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các hàm thống kê toán học để phân tích, tổng hợp kết quả điều tra, thực nghiệm nhằm cung cấp cơ sở cho các kết luận kiến nghị. 7. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng phƣơng pháp giáo dục trải nghiệm trong dạy học môn khoa học lớp 4 phù hợp với đặc trƣng môn học thì hiệu quả dạy học sẽ đƣợc nâng cao, góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học ở Tiểu học. 4 NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 1.1 Lý thuyết giáo dục trải nghiệm 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1.Khái niệm trải nghiệm Nhà triết học vĩ đại ngƣời Nga Solovyev V.S quan niệm rằng trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế, là thể thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tƣơng tác giữa con ngƣời với thế giới, đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.[14] Một số tài liệu nghiên cứu về triết học đã đƣa ra một số định nghĩa về trải nghiệm nhƣ sau: Trải nghiệm là một phạm trù triết học, đƣợc đúc rút từ toàn bộ các hoạt động của con ngƣời ở mọi mặt nhƣ một thể thống nhất giữa kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí.[14] Trải nghiệm là kiến thức mà ngay lập tức chủ thể ý thức đƣợc và có cảm giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế cho dù đó là một thực tể bên ngoài của các đối tƣợng và tình huống hoặc các thực tại của trạng thái ý thức. Trải nghiệm còn là kiến thức,kĩ năng mà trẻ nhận đƣợc bên ngoài các cơ sở giáo dục thông qua sự giao tiếp với nhau, với ngƣời lớn, hay qua những tài liệu tham khảo không đƣợc dạy trong nhà trƣờng. [14] Sự trải nghiệm sẽ giúp ngƣời dạy, ngƣời học dần hình thành những kinh nghiệm và phát triển ở bản thân mình những thao tác phù hợp để dần hoàn thiện những kĩ năng và có khả năng xử lí tốt các tình huống khác nhau. Sự trải nghiệm còn bao hàm cả việc tìm hiểu, nghiên cứu học hỏi ở những cá nhân khác có biểu hiện tốt hơn mình về kiến thức và kĩ năng.Sự 5 trải nghiệm là đƣơng đầu với những thất bại để từ đó đúc kết đƣợc những kinh nghiệm quý báu cho bản thân, khi trải nghiệm trong nhiều trƣờng hợp sẽ gặp thất bại nhƣng đó là điều tốt qua thất bại ngƣời ta sẽ đúc kết đƣợc những bài học và kinh nghiệm quý báu để tránh trƣờng hợp lần sau sẽ mắc phải. Nhƣ vậy sự trải nghiệm sẽ trở nên rất hữu ích và thiết thực nếu mỗi cá nhân đều có nhu cầu tìm đến nó với tinh thần học hỏi để hoàn thiện thêm về kiến thức kĩ năng của mình, qua việc học tập những cá nhân khác có biểu hiện tốt hơn mình và đồng thời cũng là học tập qua mỗi lầm thất bại để đúc kết, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. 1.1.1.2. Khái niệm giáo dục Các quá trình giáo dục ở Việt Nam đều đề cập. Giáo dục là hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử, xã hội của thế hệ loài ngƣời. Theo Hà Thế Ngữ “Giáo dục là một quá trình đào tạo con ngƣời một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị con ngƣời tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài ngƣời” [9] John Deway đã nói về mục tiêu cuối cùng của giáo dục, dạy dỗ. Theo John Deway, cá nhân con ngƣời không bao giờ vƣợt qua đƣợc quy luật cuả sự chết và cũng với sự chết là những kinh nghiệm, kiến thức mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên tồn tại xã hội lại đòi hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của con ngƣời phải vƣợt qua đƣợc sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội.[12] Theo nghĩa rộng giáo dục là sự hình thành nhân cách đƣợc tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà giáo dục với ngƣời đƣợc giáo dục nhằm giúp ngƣời đƣợc giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài ngƣời. 6 Theo nghĩa hẹp, giáo dục là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, là quá trình hình thành thế giới quan, niềm tin, lí tƣởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những hành vi, thói quen cƣ xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tƣ tƣởng chính trị, thẩm mỹ.[7] Giáo dục là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của thế hệ loài ngƣời. [14] Chúng ta có thể hiểu giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dƣới ảnh hƣởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài đƣợc thể hiện một cách có ý thức của con ngƣời trong nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Theo tôi giáo dục là quá trình đƣợc tổ chức có ý thức hƣớng tới mục đích khơi gợi và biến đổi nhận thức, tình cảm, năng lực, thái độ của cả ngƣời dạy và ngƣời học theo hƣớng tích cực. Qua những môn học trên trƣờng,lớp cũng nhƣ qua những hoạt động đƣợc tổ chức ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách cho cả thầy và trò bằng tác động có ý thức từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội loài ngƣời. 1.1.1.3. Khái niệm giáo dục trải nghiệm Theo hiệp hội giáo dục trải nghiệm quốc tế “giáo dục trải nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phƣơng pháp trong đó ngƣời dạy khuyến khích ngƣời học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cƣờng hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.” Theo tôi giáo dục trải nghiệm là một phƣơng pháp, trong đó GV tổ chức cho HS đƣợc hoạt động, đƣợc thực hành, đƣợc trải nghiệm, từ đó HS chủ động tiếp thu tri thức, nội dung bài học dựa trên vốn kinh nghiệm và hiểu biết của mình. 7 1.1.2.Đặc trưng của giáo dục trải nghiệm 1.1.2.1 Người học a, Học từ thực tiễn Khi tiến hành các hoạt động học tập gắn với trải nghiệm, học sinh đƣợc trực tiếp tham gia, thực hành tìm tòi nghiên cứu trong quá trình thực hiện hoạt động. Những gì các em sử dụng trong quá trình học tập ngoài vốn kiến thức và hiểu biết của bản thân, thì HS còn học qua chính thực tiễn mà các em đang tiến hành hoạt động. Khi học về nội dung hay vấn đề nào HS cũng cần phải có đồ dùng, vật thật hay tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học, tới sự vật hiện tƣợng mà các em sẽ học. Chính thực tiễn sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vốn hiểu biết, tiếp thu tri thức một cách có hiệu quả cho HS. Qua đó hiệu quả giờ học đƣợc nâng cao. b, Sử dụng nhiều giác quan Trong quá trình học tập, để tiếp thu tri thức mới một cách nhanh chóng và hiệu quả ngƣời học cần phải biết cách vận dụng phối hợp các giác quan của mình để hoạt động, khám phá và phát hiện ra nội dung bài học cần ghi nhớ.Nó khác với giáo dục truyền thống ở chỗ quá trình giáo dục truyền thống thu nhận thông tin thông qua việc nghiên cứu các chủ đề mà ít trải nghiệm thực tế. Ở học tập dựa vào trải nghiệm kinh nghiệm của ngƣời học đƣợc tích lũy và phải hồi thông qua những kiến thức và hiểu biết mới mà ngƣời học tiếp thu đƣợc từ những trải nghiệm thực tế.[8]Những giác quan mà ngƣời học sử dụng trong quá trình trải nghiệm cần phải biết sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm và kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu tri thức. c, Học qua thử sai Để tiếp thu đƣợc tri thức mới, trong quá trình học tập việc chúng ta mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi nhƣng điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận ra sai lầm và biết học cách khắc phục nó. Khi ngƣời học thu 8 đƣợc kết quả học tập cho dù đúng với kiến thức chủ yếu của bài học hay mắc phải sai lầm khi rút ra kết luận thì điều quan trọng là các em đều thu đƣợc bài học cho bản thân. Nhà giáo dục Roger Mucchielli cũng đã khẳng định “Những sai lầm của cá nhân trong việc tìm ra kết quả của tình huống học tập là điều bổ ích cho việc học tập, vì nó giúp HS thấy rằng có một kết quả khác khi tiến hành phân tích đầy đủ tình huống học tập. Ngoài ra sai lầm của cá nhân giúp HS loại bỏ những kinh nghiệm sai lầm đã tồn tại trong bản thân khi giải quyết tình huống trong những tình huống khác. Nhƣ vậy sai lầm của cá nhân HS giúp học sinh điều chỉnh kinh nghiệm để phù hợp và thích nghi. Chính trong quá trình thích nghi đó, câu trả lời đúng sẽ đƣợc tìm ra” [8] Từ những phân tích trên cho thấy khi vận dụng giáo dục trải nghiệm GV luôn khuyến khích HS trải nghiệm, tự phát hiên ra tri thức mới và chấp nhận kết quả sai lầm trong quá trình hình thành kinh nghiệm. 1.1.2.2. Người dạy a. Tạo dựng môi trƣờng thuận lợi để dạy học bằng trải nghiệm Trong quá trình giáo dục này GV chính là ngƣời tạo ra môi trƣờng thuận lợi nhất để HS tham gia, tuy nhiên GV không làm thay, làm hộ HS mà GV chỉ là ngƣời dẫn dắt, định hƣớng bằng cách đƣa ra các tình huống, HS sẽ đặt mình vào các tình huống đó và tìm cách giải quyết bằng việc vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình. Trong trải nghiệm dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn của giáo viên , HS tự mình trải nghiệm thực tế nhằm tìm ra kiến thức, hình thành những kĩ năng, hành vi.Việc HS đƣợc trực tiếp tham gia trải nghiệm sẽ giúp các em có hứng thú hơn trong học tập, mặt khác còn giúp cho các em ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Nhƣ vậy hiệu quả giờ học sẽ đƣợc nâng cao. 9 b, Tổ chức hoat động Đặc trƣng của giáo dục trải nghiệm thông qua các hoạt động cụ thể. Xuất phát từ mục tiêu của từng bài học mà GV có kế hoạch tổ chức cho HS các hoạt động thích hợp giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. HS luôn bị cuốn vào các hoạt động cụ thể của GV mà các hoạt động thì luôn vận động, chính điều đó tạo ra sự thích thú, thay đổi tích cực và thành công ở mỗi HS tham gia. Do tính chất nhƣ vậy mà giáo dục trải nghiệm rất thích hợp để HS tiếp thu những kĩ năng thực hành thông qua những hoạt động thực hành thí nghiệm và những bài tập thực tế. Cũng thông qua việc HS đƣợc trải nghiệm bằng các hoạt động cụ thể sẽ tạo dựng sự tự tin và bộc lộ các điểm mạnh cũng nhƣ các kĩ năng của mình ( lãnh đạo, tổ chức) c, Khích lệ, động viên ngƣời học Trong quá trình học tập và tiến hành các hoạt động trải nghiệm. Để cho HS thêm hứng thú và tự tin hơn thì GV phải là ngƣời luôn biết cách động viên, khích lệ kịp thời trong mỗi hoạt động của HS khi các em thực hiện tốt và hiệu quả, ngoài ra với những trƣờng hợp mắc sai lầm trong quá trình hoạt động thì GV cũng là ngƣời đƣa ra những lời động viên, an ủi, khích lệ các em thêm hứng thú, biết cách chấp nhận sai lầm của mình để rút kinh nghiệm trong những giờ học tiếp theo. Giúp các em có niềm tin và hứng thú hơn trongquá trình hình thành kinh nghiệm. 1.1.3. Quy trình dạy học theo trải nghiệm Trong công trình nghiên cứu có liên quan đến học tập dựa vào trải nghiệm của Kurt Lewin là “T- nhóm và phƣơng pháp phòng thí nghiệm”. Lewin đã khẳng định kinh nghiệm chủ quan của cá nhân là một thành phần quan trọng của hoạt động học tập dựa vào trải nghiệm. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã đƣa ra mô hình học tập dựa vào trải nghiệm gồm 4 quá trình: 10 Reflect Plan Chú thích mô hình. 1. Reflect – Suy nghĩ về tình huống 2. Plan - Lập kế hoạch giải quyết tình huống 3. Act – Tiến hành kế hoạch ObserveAct4.Observe - Quan sát các kết quả đạt được Mô hình 1. Mô hình học tập qua trải nghiệm của Kurt Lewin Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Lewin bao gồm: giai đoạn đầu tiên, ngƣời học suy nghĩ về tình huống; tiếp đến là lập kế hoạch giải quyết tình huống; tiếp đó là tiến hành kế hoạch; sau cùng là quan sát kết quả đạt đƣợc b, Mô hình học tập qua trải nghiệm của David A. Kolb Năm 1984 trên cơ sở nghiên cứu những công trình của những tác giả đi trƣớc nhƣ Lewin, Dewey và các nhà nghiên cứu khác về học tập dựa trên kinh nghiệm, David Kolb nhà giáo dục học Hoa Kỳ, đã nghiên cứu và cho xuất bản một công trình học tập dựa vào trải nghiệm. Trong cuốn “Dạy họcqua trải nghiệm” của David A. Kolb xuất bản năm 1984 ông đã đƣa ra mô hình học tập qua trải nghiệm gồm 4 bƣớc. Bƣớc 1: Trải nghiệm Bƣớc 2: Phản ánh Bƣớc 3: Bài học Bƣớc 4: Ứng dụng Từ năm 1984 đến nay các mô hình học tập dựa vào trải nghiệm đã đƣợc rất nhiều tác giả nghiên cứu và phát triển thêm. Tạo điều kiện cho HS có thể đƣợc tiếp nhận tri thức một cách thuận tiện và tự nhiên nhất 11 1.2.Đặc điểm dạy học môn Khoa học 4 1.2.1. Mục tiêu dạy học môn Khoa học lớp 4 Môn Khoa học lớp 4 giúp HS:  Về kiến thức Học sinh có một số kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về: - Sự trao đổi chất, sự sinh sản, sự lớn lên của cơ thể ngƣời, cách phòng tránh một số bệnh. - Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật. - Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, nguồn năng lƣợng thƣờng gặp trong đời sống và sản xuất.  Về kĩ năng Bƣớc đầu hình thành và phát triển một số kĩ năng: - Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề đơn giản liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.Biết cách phòng tránh một số bệnh lây nhiễm. - Quan sát và làm một số thí nghiệm khoa học đơn giản, gần gũi với đời sống, sản xuất. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin giải đáp, biết diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết. - Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tƣợng đơn giản trong tự nhiên.  Về thái độ Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ. -Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an toàn cho bản thân. - Ham hiểu biết khoa học,có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. 12 - Yêu con ngƣời, thiên nhiên, đất nƣớc, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ môi trƣờng xung quanh. 1.2.2. Nội dung chương trình môn khoa học lớp 4 Chủ đề: Con người và sức khỏe(19 bài) Trao đổi chất ở ngƣời (quá trình trao đổi chất của con ngƣời, vai trò của các cơ quan trong cơ thể đối với sự trao đổi chất ở ngƣời) Dinh dƣỡng (các chất dinh dƣỡng có trong thức ăn, vai trò của chất bột đƣờng, chất đạm, chất béo,vitamin, chất khoáng và chất xơ, phối hợp nhiều loại thức ăn, sử dụng rau quả và thực phẩm an toàn, một số cách bảo quản thức ăn đơn giản) Phòng bệnh (phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dƣỡng, phòng bệnh béo phì, bệnh lây qua đƣờng tiêu hóa, ăn uống khi bị bệnh) An toàn trong cuộc sống (biết cách phòng tránh một số tai nạn thƣờng gặp, tai nạn đuối nƣớc) Chủ đề: Vật chất và năng lượng Nƣớc (tính chất của nƣớc, ba thể rắn, lỏng khí của nƣớc; sự hình thành của mây và mƣa, vòng tuần hoàn của nƣớc trong tự nhiên, vai trò của nƣớc đối với sự sống, nhận biết và tìm hiểu nguyên nhân làm nƣớc bị ô nhiễm,tìm hiểu một số cách làm sạch nƣớc, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc) Không khí (tìm hiểu tính chất, thành phần của không khí,vai trò của không khí đối với sự cháy và sự sống, nguồn gốc của gió, cách phòng chống bão, cách bảo vệ bầu không khí trong sạch) Âm thanh (sự lan truyền âm thanh, vai trò cần thiết của âm thanh trong cuộc sống, tiến ồn và cách phòng chống tiếng ồn) Ánh sáng (tìm hiểu về ánh sáng và bóng tối, vai trò của ánh sáng đối với sự sống của ngƣời và động vật,thực vật, cách bảo vệ đôi mắt) 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất