Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn khoa học lớp 4...

Tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn khoa học lớp 4

.DOC
57
283
57

Mô tả:

MỞ ĐÀU 1. Lý do chọn đề tài “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu”. Bác Hồ đã đi xa nhưng câu nói của người vẫn còn in mãi trong mỗi thế hệ con người Việt Nam. Hiếu được ý nghĩa to lớn trong câu nói của người, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đặc biệt quan tâm tới sự nghiệp trồng người của đất nước, hướng tới phát triến toàn diện và giáo dục toàn diện. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học được xem là bậc học nền tảng hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thấm mỹ, thể chất và kỹ năng cơ bản đế học sinh học lên các bậc học sau. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu học. Trong Nghị Quyết TW TT - Khóa 8 Đảng ta đã ghi rõ: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người”. Điều 28 luật giáo dục cũng nêu ra những yêu cầu cụ thể về nội dung, phương pháp dạy học ở Tiểu học là: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội, con người”. Muốn làm được điều này chúng ta cần tiến hành đồng bộ những vấn đề của bậc Tiểu học, tiến hành đổi mới toàn diện trong đó đối mới phương pháp dạy học là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. Đổi mới cần có chiến lược lâu dài và biện pháp đúng đắn để đưa nước ta đi lên theo kịp các nền giáo dục tiên tiến của thế giới. Thực trạng đối mới phương pháp dạy học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong nước và hiệu quả đem lại chưa cao. Một trong những nguyên nhân chính là việc sử dụng phương pháp dạy học chưa hợp lý. Nếu chỉ vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu nhận thức của các em bởi hiếu biết của học sinh Tiếu học ngày nay đã cao hơn rất nhiều so vơi trước đây, chính vì thế giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo và khai thác được hết tiềm năng, vốn sống của học sinh, cấp Tiểu học giúp cho các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học và những vấn đề tự nhiên... Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đây là một môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Trong quá trình dạy môn học này đòi hỏi giáo viên cần phải sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp phân hóa, phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp điều tra, dự án, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi... Phương pháp dạy học phân hóa được coi là một phương pháp dạy học tích cực, giúp giáo viên khơi dậy và phát huy những năng lực vốn có của mỗi học sinh đế giải quyết và thực hiện nhiệm vụ học tập, giúp đảm bảo nguyên tắc dạy học sát đối tượng. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm bản chất của phương pháp dạy học phân hóa và đặc điếm của môn khoa học lóp 4 tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đe tài nghiên cứu đề xuất quy trình dạy học theo phương pháp phân hóa để tổ chức cho học sinh học tập môn Khoa học lớp 4. Đồng thời góp phần đối mới phương pháp dạy học ở Tiếu học và nâng cao chất lượng dạy học môn khoa học lóp 4. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khách thế nghiên cứu của đề tài 3.1Đoi tượng nghiên cứu -2- Quy trình dạy học môn khoa học lớp 4 theo phương pháp dạy học phân hóa. 3.2Phạm vi nghiên cứu Vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 3.3Khách thế nghiên cứu Quá trình dạy học môn Khoa học lớp 4. 4. Nhiệm yụ nghiên cứu của đề tài Tìm hiếu cơ sở lý luận của phương pháp dạy học phân hóa. Tìm hiếu thực trạng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4. Đe xuất quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp dạy học phân hóa. Thiết kế một số giáo án môn Khoa học 4 theo phương pháp dạy học phân hóa. 5. Giả thuyết khoa học Neu áp dụng phương pháp dạy học phân hóa để dạy môn Khoa học lớp 4 sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Khoa học 4 nói riêng, các môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học nói chung. 6. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra - Phương pháp quan sát - Phương pháp trò chuyện 7. Cấu trúc khóa luận I. MỞ ĐẦU II. NỘI DUNG Chương 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học 4 1. Phương pháp dạy học phân hóa 2. Một số vấn đề về môn Khoa học 4 3. Vai trò của phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học 4 Chương 2: Vận dụng phương pháp phân hóa trong dạy học môn Khoa học lóp 4 1. Các nguyên tắc khi vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4 2. Quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng phương pháp dạy học phân hóa 3. Giáo án minh họa cho quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 theo phương pháp dạy học phân hóa III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ NỘI DUNG Chương 1: cơ SỠ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẶN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 1.1. Phương pháp dạy học phân hóa 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy học phân hóa Ớ phương Đông, dạy học phân hóa có từ rất sớm. Khống Tử (551-479) đã đề cao vai trò của dạy học chú ý đến từng cá nhân, ông chủ yếu sử dụng hình thức dạy học cá nhân. Ớ phương Tây, vào thời Trung cố, học sinh của các trường Giáo hội được tố chức theo nhóm nhưng được dạy học theo từng cá nhân. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII xuất hiện nhiều nhà giáo dục có tư tưởng tiến bộ, đã chú ý đến dạy học hướng vào khai thác tiềm năng của từng cá nhân học sinh. Tiêu biểu là: -J.A.Commenxki (1592-1670) cho rằng dạy học phải phát huy tính tích cực, tính chủ động của học sinh, dẫn dắt các em suy nghĩ, tìm tòi đế tự mình nắm được bản chất vấn đề học tập. -J.J.Rutsxo (1712-1778) quan tâm đến sự phát triển tự nhiên ở mỗi con người. Theo ông, phải lôi cuốn học sinh vào quá trình học tập, làm cho họ tích cực, tự lực tìm tòi, khám phá, tìm lấy tri thức. -A.Distesvec chú trọng đến sự phát triển cá biệt của từng học sinh và cho rằng dạy học cần dựa vào đặc điểm tâm lí của trẻ. Những năm đầu thế kỉ XX, J.Dewey (1916) cho rằng giáo dục và dạy học là sự phát triển tiềm năng, năng lực vốn có của học sinh. Do vậy việc học tập là quá trình xử lí kinh nghiệm mà người học tiến hành với sự giúp đỡ của nhà giáo dục theo nhu cầu và lợi ích cá nhân. Cùng với quan điếm trên, phong trào dạy hướng vào người học đã thực hiện theo quan điếm “dạy học cá nhân” ở gần 200 trường học. Các tác giả Bori, Rodolflo, Azzi, FradKeller, J.Gilmour,...đã thực hiện chương trình dạy học cá nhân theo hai cách: + Yêu cầu người thầy cố gắng sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau phù hợp với từng học sinh và mỗi học sinh phải có cách học khác nhau tùy theo khả năng của mình. + Đe phù họp với trình độ nhận thức của mỗi học sinh, giáo viên phải chia nội dung dạy học thành những giai đoạn nhỏ và mỗi phần, mỗi chi tiết có liên quan đến phần chung. -Carol Ann Tomlinson cho rằng trẻ em rất khác nhau về mọi phương diện, họ có nền văn hóa và khả năng khác nhau vì vậy người thầy phải tìm kiếm những con đường, những phương pháp thích hợp trong lóp đối với họ. -Ở Liên Xô đã công bố hơn 200 công trình nghiên cứu về những đặc điếm cá biệt của trẻ em và phương pháp tiếp cận cá biệt hoạt động nhận thức của học sinh. -Theo E.X.Rabunxki thì cá biệt hóa là nguyên tắc quan trọng nhất trong lí luận dạy học. -Các tác giả I.E.Unt, V.I.Zagvia Zinxki, L.P.Knus, M.N.Nicolaeva có cùng quan điểm với E.X.Rabunxki. Họ đưa ra hệ thống đế phân loại học sinh. Trong đó nhấn mạnh đến kĩ năng làm việc độc lập và trình độ nhận thức của học sinh là những tiêu chí cơ bản để giúp giáo viên tố chức dạy học theo hướng cá biệt hóa. -R.R.Sigh (1991) đã đưa ra thuật ngữ “ Quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm” đế nhấn mạnh vai trò của người học. -Trong những năm gần đây, ở Pháp cũng rất coi trọng việc rèn luyện cho học sinh phương pháp tự tìm lấy kiến thức ngay từ bậc Tiếu học. -Ở Việt Nam, trong thời kì phong kiến, thầy đồ cùng một lúc dạy nhiều học sinh ở những độ tuối khác nhau. - Một số tác giả như: Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Trần Bá Hoành, Nguyễn Kì... đã có những nghiên cứu về những vấn đề chung như: Mối quan hệ giữa dạy và học, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học. - Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Vũ Hoạt, ...và một số các tác giả khác đã đề cập tới biện pháp khơi dậy và phát huy tính cá biệt của mỗi học sinh. Phạm Viết Phượng đã khẳng định: “Dạy học cá biệt hóa cần chú ỷ tới từng học sinh, giao cho họ những nhiệm vụ, tác động đến họ theo những đặc đỉêm cá biệt, theo trình độ mà họ đang có - Tác giả Nguyễn Hữu Châu đã đề cập đến dạy học phân hóa trong cuốn “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học” - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thiên - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng có bài viết: “Các giải pháp chỉ đạo thực hiện dạy học phân hóa đổi tượng học sinh trong trường Tiếu học ” đăng trên báo “Dạy và học ngày nay - Như vậy phương pháp dạy học phân hóa không phải là một phương pháp hoàn toàn xa lạ. Nó đã có từ lâu, tuy nhiên trải qua những năm thăng trầm của lịch sử, của sự biến đối về các quan điếm về giáo dục, sự mới cũ của phương pháp dạy học phân hóa là khác nhau. Hiện nay trong nền giáo dục Việt Nam, phương pháp dạy học phân hóa là một phương pháp mới, đã và đang nhận được sự quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu của các nhà giáo dục và các giáo viên đứng lớp. 1.1.2. Khái niệm phương pháp dạy học phân hóa Theo từ điển Tiếng Việt thì : “Phân hóa là phân chia và làm biến đổi thực chất.” Theo tác giả Nguyễn Bá Kim thì hình thức dạy học phân hóa có thế thực hiện theo hai hướng đó là phân hóa nội tại và phân hóa tố chức. -Phân hóa nội tại hay còn gọi là phân hóa trong: Là dùng những biện pháp phân hóa thích hợp trong một lớp học thống nhất, cùng với một kế hoạch học tập, chương trình và sách giáo khoa. -7- -Phân hóa về tổ chức hay còn gọi là phân hóa ngoài: Là hình thức dạy học phân hóa thành các nhóm ngoại khóa, lớp chuyên... Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu, dạy học phân hóa bao gồm những hình thức chủ yếu sau đây: -Hình thức dạy học phân ban: Là hình thức dạy học mà mỗi trường tố chức dạy học theo một số ban đã được qui định trên phạm vi toàn quốc và học sinh được phân chia vào các lớp học tùy theo năng lực, hứng thú và nhu cầu. -Hình thức dạy học tự chọn: Là hình thức dạy học theo “nhu cầu” (học sinh cần gì thì học đấy, học sinh phải được quyết định cả về số lượng và chất lượng nội dung học tập của mình). -Hình thức dạy học phân ban kết hợp với dạy học tự chọn: Đây là hình thức dạy học mà học sinh vừa được phân chia theo các ban khác nhau, đồng thời học sinh được chọn một số môn học và giáo trình tự chọn ngoài nội dung học tập bắt buộc chung cho mỗi ban. Từ những quan điểm về phân hóa, dạy học phân hóa trên đây có thế đi đến kết luận về phương pháp dạy học phân hóa như sau: Dạy học phân hóa là phương pháp dạy học đi sâu về cá thể hóa, đối tượng hóa, đối xử cá biệt theo năng lực nhận thức của học sinh. Giáo viên lựa chọn nội dung, áp dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù họp với từng đối tượng học sinh trong điều kiện toàn lóp, trên cơ sở nghiên cứu từng đặc điểm của từng học sinh về mọi phương diện như trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú, thói quen hoạt động, .. .để xây dựng một quy trình dạy học tích cực, phù hợp với từng cá nhân trên cơ sở đảm bảo mục tiêu chung. 1.1.3. Bản chất của phương pháp dạy học phân hóa -Lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp học làm nền tảng. Đảm bảo tính cá nhân, vừa sức cho từng cá nhân người học, gây được hứng thú học tập cho mọi đối tượng học sinh. -8- -Sử dụng biện pháp phân hóa đưa học sinh yếu kém lên trình độ chung. -Có nhũng nội dung bổ sung và những biện pháp phân hóa giúp học sinh khá giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được những yêu cầu cơ bản. Như vậy bản chất của biện pháp dạy học phân hóa không phải là sự phân biệt đối xử trong dạy học một cách thuần túy, mà là sự phân biệt đi sâu vào cá thể hóa, đối tượng hóa, coi trọng năng lực của học sinh để tổ chức các hoạt động, thiết kế nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trên cơ sở đạt được yêu cầu về trình độ chung và trình độ riêng 1.1.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học phân hóa a) Ưu đỉêm của phương pháp dạy học phân hóa -Cá biệt hóa từng đối tượng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu chung của bài học. -Tất cả mọi học sinh đều được lĩnh hội những kiến thức cơ bản nhất. -Đảm bảo được tính vừa sức cho người học. -Khắc phục được những lỗ hống về kiến thức cho học sinh. -Phát huy được tính tự giác, tích cực, khả năng tư duy của học sinh, khuyến khích phát triển trí tuệ của những học sinh khá giỏi. -Giáo viên nắm được khả năng nhận thức của học sinh và kiểm soát được quá trình suy nghĩ của các em. -Chất lượng hiệu quả dạy học cao hơn nhờ việc đối sử cá biệt đến từng học sinh. -9- b)Hạn chế của phương pháp dạy học phân hóa - Đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, theo sát đối tượng học sinh để nắm bắt được năng lực cũng như trình độ nhận thức của các em một cách chính xác và kịp thời. - Nội dung dạy học phải phù hợp với đa dạng đối tượng học sinh cho nên giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian vào công việc soạn giáo án. - Tổ chức lớp học của nước ta hiện nay hầu hết có số lượng đông cho nên chênh lệch về trình độ cao, có thế gây khó khăn cho giáo viên trong việc nắm bắt và phân biệt trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh đế đối xử cá biệt. Nhìn chung ưu điểm mà phương pháp dạy học phân hóa mang đến phục vụ hiệu quả cho việc triển khai chương trình dạy và học hiện nay, góp phần thiết thực đế đạt được mục tiêu ở các bậc học, lớp học và môn học. Tuy còn một số hạn chế nhưng với trình độ và tâm huyết nghề nghiệp, người dạy có thế khắc phục hoàn toàn những hạn chế đó đế có thế vận dụng phương pháp dạy học phân hóa vào quá trình dạy học sao cho đạt hiệu quả cao. 1.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng phương pháp dạy học phân hóa a.Thuận lợi Trong phương pháp dạy học phân hóa, những kiến thức mà học sinh thu được thỏa mãn nhu cầu, động cơ học tập của bản thân học sinh. Học sinh được chú ý tới năng lực cá nhân của mình trong học tập, khai thác được những kinh nghiệm vốn có của mình về thế giới tự nhiên, con người và xã hội, từ đó khơi dậy ở học sinh sự yêu thích, hứng thú học tập, chủ động chiếm lĩnh kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của học sinh. Học sinh cùng một độ tuổi, cùng một lớp học vừa có sự giống nhau lại vừa có sự khác nhau về khả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, khả năng kinh tế...Vì vậy việc vận dụng phương pháp dạy học phân hóa là hoàn toàn hợp lí - 10 - và nhất định sẽ mang lại hiệu quả cao. Trong điều kiện nền kinh tế đang ngày càng phát triển, cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin thì khả năng nhận thức của học sinh sẽ ngày một phát triển theo. Bên cạnh đó kinh nghiệm và sự hiếu biết của mỗi học sinh là khác nhau, vì vậy cần phải bám sát tính cá thể của mỗi học sinh trong quá trình dạy học. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết đế phát triến tối đa năng lực của học sinh. Dạy học phân hóa giúp giáo viên nhận biết chính xác năng lực học tập của từng học sinh. Từ đó giúp giáo viên triển khai kế hoạch giảng dạy môn Khoa học 4 một cách phù hợp. Mặc dù dạy học phân hóa không phụ thuộc quá nhiều vào phương tiện, cơ sở vật chất dạy học nhưng phương tiện, cơ sở vật chất dạy học vẫn tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức việc dạy học một cách dễ dàng trong dạy học nói chung và dạy học phân hóa nói riêng. Hiện nay đất nước ta đang chủ trọng đầu tư rất nhiều cho các trang thiết bị và phương tiện dạy học. Đó cũng là thuận lợi để nâng cao hiệu quả của dạy học phân hóa. b. Khó khản: Chưa có sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về bản chất của phương pháp dạy học phân hóa, thường thì giáo viên mới chỉ có những hiểu biết đơn giản đó là sự dạy học phân biệt: Học sinh khá, giỏi và học sinh yếu kém, trung bình. Đe soạn giảng theo phương pháp dạy học phân hóa đòi hỏi giáo viên phải suy xét rất nhiều do đó tốn rất nhiều thời gian và công sức. Việc dạy học phân hóa dễ gây tự ti đối với học sinh yếu kém hoặc tự cao tự đại đối với học sinh khá giỏi. Thực trạng giáo dục ở Việt Nam ta thì tổ chức lóp học hầu hết có số lượng học sinh đông, cơ sở dạy học một số nơi còn nghèo nàn, lớp ghép nhiều trình độ còn tồn tại ở rất nhiều khu vực đặc biệt là các khu vực miền núi, chính vì vậy mà việc vận dụng phương pháp dạy học phân hóa tương đối phức tạp và khó khăn. - 11 - 1.1.6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong việc dạy học bằng phương pháp phân hóa Đối với giáo viên, những người “cầm cân nảy mực” trong quá trình dạy học đặc biệt là trong phương pháp dạy học phân hóa thì đòi hỏi người dạy phải nắm vững hiếu sâu bản chất của việc dạy học phân hóa: Dạy học phân hóa đối tượng học sinh trong mỗi giờ học, ngoài việc yêu cầu học sinh nắm được các đon vị kiến thức cơ bản trong bài thì giáo viên phải khơi dậy và phát huy những năng lực vốn có của tất cả học sinh. Dạy học phân hóa đối tượng học sinh khác với dạy học lóp ghép nhiều trình độ. Các đơn vị kiến thức cơ bản được tất cả học sinh trong lóp chiếm lĩnh, tiếp thu. Học sinh khá giỏi được mở rộng, nâng cao kiến thức trên nền kiến thức cơ bản mà mục tiêu bài học đặt ra, còn học sinh yếu kém cần phải đạt được cái đích “ hiếu và vận dụng” được những kiến thức cơ bản của bài học. Đe làm được điều đó giáo viên cần phải có những phương pháp riêng biệt với hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt các em đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Giáo viên phải là người biết động viên, khích lệ các em trong mỗi sự cố gắng đế các em không nản chí, đế các em có niềm tin vào khả năng của mình. Giáo viên phải có chiến lược xây dựng bài học, soạn giáo án phù họp theo hướng phân hóa học sinh. Đồng thời trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải phối hợp với các phương pháp dạy học khác để đạt được mục tiêu bài học đúng với bản chất của phương pháp dạy học phân hóa. Đối với học sinh, để đạt được mục đích của phương pháp dạy học phân hóa học sinh phải tham gia một cách tự giác, tích cực các hoạt động học tập do giáo viên tố chức. Đồng thời phải luôn có ý chí vươn lên, nâng cao năng - 12 - lựcbản thân, học sinh yếu kém thì vươn lên thành học khá sinhkhá giỏi, học sinh giỏi thì khá giỏi hơn nữa, giúp học sinh khôngquá tự tin hoặc tự ti vào bản thân mình, không có thái độ ỷ lại, lười biếng trong học tập mà phải luôn luôn cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân mình. 1.2. Một số vấn đề về môn Khoa học 4 1.2.1. Cấu trúc chương trình môn Khoa học lớp 4 Sách giáo khoa Khoa học lóp 4 gồm 3 chủ đề chính với nội dung cụ thể như sau: ❖Chủ đề 1: Con người và sức khỏe -Con người: + Con người cần gì để sống? + Trao đổi chất ở người. -Các chất dinh dưỡng: + Chất bột, đường, chất đạm, chất béo. + Vitamin, chất khoáng, chất xơ. -Ăn uống hợp lí: + Cần ăn phối họp nhiều loại thức ăn. + Cần ăn phối họp đạm động vật và đạm thực vật. + Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn. + Ăn nhiều rau quả chín. Sử dụng thực phẩm an toàn. + Một số cách bảo quản thức ăn. -Phòng tránh bệnh tật: + Phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng, bệnh béo phì và một số bệnh lây qua đường tiêu hóa. + Ăn uống khi bị bệnh. + Phòng tránh tai nạn đuối nước. ❖Chủ đề 2: Vật chất và năng lượng. - 13 - - Nước: + Tính chất của nước, các thể của nước. + Quá trình hình thành mây, mưa. + Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. + Vai trò của nước, nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. + Một số cách làm sạch và bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước. - Không khí: + Làm thế nào đế biết có không khí. + Tính chất, thành phần, vai trò của của không khí. + Gió, bão. + Bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Âm thanh: + Sự lan truyền âm thanh. + Những âm thanh trong cuộc sống. - Ánh sáng, nóng, lạnh và nhiệt độ. - Các nguồn nhiệt: + Vật dẫn nhiệt, vật cách nhiệt. + Các nguồn nhiệt. + Nhiệt cần cho sự sống. ❖ Chủ đề 3: Thực vật và động vật. - Thực vật: + Thực vật cần gì để sống? + Nhu cầu nước, chất khoáng, không khí của thực vật. + Trao đối chất ở thực vật. - Động vật: + Động vật cần gì để sống? + Trao đối chất ở động vật. - 14 - + Chuỗi thức ăn trong tự nhiên và mối quan hệ cuả chúng. 1.2.2. Đặc điểm của môn Khoa học lớp 4 Bước sang lớp 4 chương trình môn Tự nhiên - Xã hội có sự thay đổi rõ rệt so với ở các lóp 1, lớp 2, lớp 3. Cụ thể là nó được tách thành hai môn riêng rẽ, một là môn Khoa học, hai là môn Lịch sử và Địa lí. Lúc này quá trình nhận thức và khả năng tư duy của các em đã phát triến ở mức độ cao hon bởi lẽ các em đã bước qua giai đoạn đầu của lứa tuổi Tiểu học. Đe giúp các em tiếp thu được kiến thức một cách tốt nhất thì đòi hỏi người giáo viên phải tố chức các hoạt động học tập sao cho tất cả mọi học sinh đều được tham gia, được hoạt động trực tiếp, sử dụng tất cả các giác quan của mình để trực tiếp nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ, mó... Hay nói cách khác chính là giúp học sinh được phát triển, được bộc lộ tất cả các năng lực cá nhân của mình, tuy nhiên muốn đạt được hiệu quả cao thì các em phải hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát, giúp đỡ của giáo viên. Đối với từng vấn đề, cá nhân mỗi học sinh sẽ có những cách nhìn nhận, cách phát hiện và giải quyết vấn đề đó theo cách riêng của mình. Trong một lóp học có nhiều đối tượng học sinh cho nên sẽ có những em học khá, giỏi không những hiểu đúng vấn đề mà còn có khả năng hiếu sâu, rộng, bên cạnh đó cũng có những em hiếu nông, thậm chí chưa đúng nội dung của bài, qua đó giáo viên có thể vận dụng tức thì phương pháp dạy học phân hóa để giúp học sinh nắm nội dung bài học một cách tốt nhất. Các kiến thức trong môn Khoa học lớp 4 rất phong phú, đa dạng và có tính chất phân tầng. Sự phong phú và đa dạng thể hiện ở chỗ các kiến thức trong chương trình là kết quả tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như Sinh học, Vật lí, Hóa học...mà trong mỗi lĩnh vực khác nhau học sinh sẽ có những thế mạnh và hạn chế khác nhau. Tính chất phân tầng thế hiện ở chỗ các kiến thức trong chương trình được trình bày đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, ngoài những kiến thức cơ bản còn có những kiến thức mở rộng và nâng cao. Đây cũng - 15 - chính là điều kiện đế giáo viên vận dụng phương pháp phân hóa vào dạy học môn Khoa học lớp 4. Bên cạnh đó, nội dung của môn Khoa học lớp 4 chủ yếu là những bài học giúp các em có những hiểu biết về cơ thể, sức khỏe con người, những hiểu biết về thế giới tự nhiên xung quanh cụ thế là các loài thực vật và động vật, những hiếu biết về một số vật chất và năng lượng gần gũi với các em trong cuộc sống hàng ngày như: Nước, không khí, mây, mưa, gió, bão, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ và các nguồn nhiệt. Đối với mỗi nội dung này thì ở mỗi học sinh đều đã có những hiếu biết nhất định (khác nhau ở mỗi học sinh). Vì vậy dạy học môn Khoa học lóp 4 bằng phương pháp dạy học phân hóa đảm bảo cho việc dạy sát đối tượng, phát huy và bồi dưỡng năng lực, những hiểu biết mà học sinh đã có. 1.3. Vai trò của phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4 Có thế khắng định rằng phương pháp dạy học phân hóa là rất cần thiết, mang lại hiệu quả cao và được vận dụng rộng rãi trong tất cả các bậc học, môn học và các bài học. Do đó môn Khoa học lóp 4 cũng không nằm ngoài điều đó. Dạy học bằng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học lớp 4 giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu dạy học nói chung và mục tiêu của môn Khoa học nói riêng. Trước hết vai trò của phương pháp dạy học phân hóa trong môn Khoa học lóp 4 thể hiện ở chỗ nó đảm bảo cho giáo viên dạy học theo nguyên tắc “phát triển vùng gần nhất”, hay nói cách khác là trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng, hiếu biết về tự nhiên xã hội, về khoa học và con người mà học sinh đã có từ trước. Dạy học phân hóa giúp phát triển và nuôi dưỡng những kiến thức, kĩ năng đó. Dạy học môn Khoa học lóp 4 cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Phương pháp quan sát, phương pháp thảo luận nhóm, - 16 - phương pháp trò chơi, phương pháp điều tra, phương pháp dự án, phương pháp đóng vai... Ngay trong quá trình học sinh quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi học tập, đóng vai sử lí tình huống... Giáo viên đều phải sử dụng phương pháp phân hóa. Ví dụ khi tố chức một trò chơi học tập, đế đảm bảo trò chơi thực hiện thành công và đạt được mục đích học tập trước hết giáo viên cần phải biết năng lực của học sinh như thế nào, có tham gia và hoàn thành trò chơi được không, bài học rút ra sau trò chơi đó là gì... Do đó, giáo viên cần phải phân hóa trò chơi, xác định trò chơi dành cho những đối tượng học sinh nào, từ đó mới xây dựng được trò chơi phù hợp với mỗi đối tượng học sinh của mình. Nội dung của môn Khoa học lớp 4 bao gồm: Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật. Đe học sinh có hiểu biết về bản thân và tự chăm lo cho sức khỏe của mình, có hiếu biết về thế giới tự nhiên xung quanh, các loài động và thực vật, có ý thức bảo vệ thiên nhiên thì học sinh cần được quan sát, hoạt động, cần tạo cho học sinh hứng thú học tập, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh. Đế làm được những điều trên thì giáo viên cần phải sử dụng phương pháp phân hóa học sinh nhằm tác động vào năng lực, nhu cầu của mỗi em, có như vậy học sinh mới được học tập phù họp với khả năng của mình (Trên cơ sở kiến thức cơ bản đế xây dựng nội dung phân hóa). Ở Tiểu học sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể diễn ra một cách tích cực, thế hiện ở sự phát triến chiều cao, cân nặng, sự cốt hóa của bộ xương, khả năng tư duy, trí tưởng tượng... Tuy nhiên sự phát triến này ở mỗi học sinh là khác nhau. Trong môn Khoa học lóp 4 có những hoạt động trò chơi, những khám phá và trải nghiệm... Thông qua đó học sinh sẽ thu được - 17 - những kiến thức, phát hiện ra những kiến thức mới cho bản thân mình. Nhưng sự phát triển ở mỗi học sinh là khác nhau cho nên không phải tất cả học sinh đều có thể tham gia các trò chơi, khám phá, trải nghiệm... do giáo viên tổ chức. Vì vậy, việc vận dụng phương pháp dạy học phân hóa vào dạy học là rất cần thiết. Mặt khác từ những những nghiên cứu về giáo dục cho thấy: Dựa vào các phương pháp dạy học truyền thống thì khả năng ghi nhớ của học sinh là dưới 20%, còn học tập bằng phương pháp thực hành (bám sát tính cá thế của học sinh) sẽ đem lại kết quả giáo dục rất cao, khả năng ghi nhớ của học sinh lên tới 75%. Phương pháp dạy học phân hóa là phương pháp dạy học đi sâu vào cá thể hóa, đối tượng hóa, đối xử cá biệt theo năng lực nhận thức của học sinh. Giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong điều kiện toàn lớp học, trên cơ sở nghiên cứu đặc điếm của từng học sinh về mọi phương diện như trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập... Từ đó giúp giáo viên xây dựng quy trình dạy học tích cực, phù họp với từng đối tượng học sinh trên cơ sở xây dựng mục tiêu chung. - 18 - Chương 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN HÓA TRONG DẠY HỌC MỒN KHOA HỌC LỚP 4 2.1 Các nguyên tắc khi vận dụng phương pháp dạy học phân hóa trong dạy học môn Khoa học 4 Đe vận dụng thành công PPDH phân hóa trong dạy học môn Khoa học lóp 4 thì ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc Giáo dục nói chung cần đảm bảo một số nguyên tắc riêng của PPDH phân hóa. 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học PPDH là cách thức, con đường nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy: Tùy từng nội dung bài học, trình độ nhận thức của học sinh cũng như cơ sở vật chất của nhà trường, giáo viên trong một giờ lên lớp có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để đạt được mục tiêu bài học. PPDH phân hóa là phương pháp dạy học đi sâu vào cá thế hóa, đối tượng hóa, đối sử cá biệt theo năng lực nhận thức của học sinh. Nhưng không vì thế mà giáo viên có thế soạn giáo án theo kiểu câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu kém mà những câu hỏi này chưa sát với mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà bài học, môn học đề ra. Vì vậy lựa chọn phương pháp dạy học phân hóa vào dạy học nói chung và môn Khoa học 4 nói riêng phải bám sát mục tiêu, nội dung bài học để xây dựng kế hoạch dạy học nhằm tạo điều kiện phát triển theo năng lực của cá nhân học sinh. 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tỉnh vừa sức riêng Dạy học vừa sức có nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra cho tất cả học sinh trong lóp đều có thế thực hiện được với sự nỗ lực cao nhất về mặt trí tuệ và thế lực. Nguyên tắc này yêu cầu khi vận dụng phương pháp dạy học phân hóa vào dạy học môn Khoa học lớp 4, giáo viên phải chú ý đến trình độ chung của tất cả học - 19 - sinh và trình độ riêng của mỗi đối tượng học - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất