Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng một số biện pháp tích hợp gdmt trong dạy học chương 1 công nghệ 10...

Tài liệu Vận dụng một số biện pháp tích hợp gdmt trong dạy học chương 1 công nghệ 10

.DOC
73
125
50

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Con người và xã hội là một bộ phận đặc thù – đặc biệt của thế giới tự nhiên, được sinh ra trong tự nhiên và tồn tại trong tự nhiên. Bản thân con người và xã hội loài người luôn mang bản tính của một thưc thể tự nhiên. Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ hữu cơ giữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức tích cực các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với quy luật tự nhiên – đó là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề về môi trường sinh thái. Hiện nay chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường. Sự nghiệp đó không thể không liên quan chặt chẽ đến những vấn đề thuộc về môi trường – sinh thái – nhân văn. Trong thực tế chúng ta đang sống trong môi trường sinh thái có chiều hướng suy giảm. Trong vòng vài chục năm trở lại đây, loài người mới giật mình vì thấy Trái Đất có quá nhiều người, môi trường quá ô nhiễm, còn quá ít tài nguyên. Quá nhiều sự cố môi trường, diễn biến bất thường của thời tiết đang hàng ngày đe dọa con người. Vì thế, vấn đề môi trường sống hiện nay đã vượt ra ngoài phạm vi sinh thái học thông thường, mà nó đã trở thành một vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội của toàn cầu. Bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên Trái Đất. Để giải quyết được vấn đề này thì công việc giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, tinh tế nhất, có tính bền vững và sâu rộng nhất trong số các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Trong số các môn học ở trường THPT thì môn Công Nghệ là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến Đỗ Thị Nhung 1 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 thức cơ bản về thế giới tự nhiên nói chung và về môi trường xung quanh. Vì thế qua môn học này, mỗi khi cung cấp một đơn vị kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường thì GV có thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào từng đơn vị kiến thức này hoặc từng bài giảng của mình. Để việc tích hợp giáo dục BVMT vào trong từng bài giảng có liên quan đến môi trường đạt hiệu quả cao nhất thì theo tôi chúng ta cần phải làm sao để không những gây được hứng thú học tập cho các em về môn học này mà chúng ta còn có thể lồng ghép kiến thức về môi trường và vấn đề BVMT để rồi từ đó xây dựng ý thức BVMT cho các em. Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu về BVMT, thu thập thông tin qua báo đài và internet, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học có tích hợp GDMT bộ môn Công Nghệ. Bên cạnh đó dựa vào việc tìm ra những đơn vị kiến thức trong chương trình Công Nghệ 10 có liên quan đến việc giáo dục BVMT, tôi đã chọn đề tài “Vận dụng một số biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học chương 1- Công Nghệ 10”. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích nội dung kiến thức liên quan đến BVMT trong chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương – Công nghệ 10. - Vận dụng một số biện pháp tích hợp nhằm giáo dục BVMT trong chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương – Công nghệ 10. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và hình thành ở học sinh những kiến thức, kỹ năng, thái độ BVMT của học sinh THPT. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc GDMT trong dạy học Công nghệ 10. - Nghiên cứu thực trạng GDMT và BVMT ở trường THPT. - Phân tích nội dung kiến thức chương 1- Công nghệ 10 – THPT làm cơ sở cho việc tích hợp GDMT. Đỗ Thị Nhung 2 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Đề xuất nội dung và một số biện pháp nhằm tích hợp GDMT trong dạy học Công nghệ 10. - Thiết kế một số bài giảng vận dụng tích hợp GDMT trong dạy học chương 1 – Công nghệ 10. 4. Đối tượng nghiên cứu - Nội dung SGK Công nghệ 10 – THPT. - Học sinh lớp 10 – THPT. - Nhiệm vụ của môn học Công nghệ 10 – THPT. - Các hình thức dạy học có tích hợp GDMT trong Công nghệ 10 – THPT. 5. Phạm vi nghiên cứu - Phần 1, chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới việc GDMT làm cơ sở lí luận cho đề tài, nghiên cứu nhiệm vụ của môn Công nghệ - THPT. 6.2. Phương pháp điều tra - Điều tra thực trạng vận dụng các biện pháp tích hợp GDMT trong dạy học Công nghệ 10 của giáo viên và nhận thức của học sinh về vấn đề BVMT, thông qua dự giờ, nghiên cứu giáo trình, bằng phiếu, phỏng vấn trực tiếp. 6.3. Phương pháp chuyên gia - Xin ý kiến của những GV – THPT có kinh nghiệm về phương pháp dạy học môn Công nghệ và khả năng tích hợp GDMT vào dạy học Công nghệ 10. 7. Những đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc tích hợp GDMT trong dạy học Công nghệ 10. Đỗ Thị Nhung 3 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Góp phần phản ánh thực trạng GDMT và BVMT trong dạy học Công nghệ ở trường THPT. - Phân tích nội dung tích hợp GDMT trong phần 1, chương 1: Trồng trọt, lâm nghiệp đại cương – Công nghệ 10. - Thiết kế được một số giáo án có ví dụ tích hợp GDMT trong dạy học chương 1 - Công nghệ 10. Đỗ Thị Nhung 4 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN GDMT TRONG DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 10 1.1. Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, phát triển của con người và thiên nhiên (Điều 1, Luật BVMT của Việt Nam, 1993). Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Đỗ Thị Nhung 5 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Theo cách hiểu chung, ô nhiễm môi trường là hiện tượng một chất nào đó có mặt trong môi trường với thành phần và lượng chất có khả năng ngăn cản các quá trình tự nhiên vận hành một cách bình thường hoặc làm cho các quá trình này xảy ra theo xu hướng không như mong muốn, gây nên những ảnh hưởng có hại đối với sức khoẻ và sự sinh tồn của con người hoặc của các loài sinh vật khác sinh sống trong môi trường đó.  Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ sự xuất hiện của một chất lạ trong môi trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành phần, tỷ lệ về hàm lượng của các yếu tố có sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và con người nếu như hàm lượng của các chất đó vượt khỏi giới hạn thích nghi tiềm tàng của cơ thể. 1.2. GDMT trong dạy học Công Nghệ 1.2.1. Thực trạng môi trường Việt Nam Xếp hạng thứ 5 khu vực châu Á - Thái Bình về mức độ ô nhiễm khói bụi ở thành phố đông dân, nồng độ khí thải tăng cao và nhanh, hiện tượng nhiều dòng sông cục bộ chết, việc xuất hiện các làng ung thư... là những điểm nóng, cung cấp những bức tranh nhỏ lẻ, khiến người dân bức xúc về thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Ô nhiễm môi trường hoàn toàn không phải là một hiện tượng mới. Từ thời thượng cổ, con người đã có những hoạt động làm ô nhiễm môi trường, nhưng chưa đáng kể vì dân số ít, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Dần dần những tác động của con người gây ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt và tăng lên đáng kể (đặc biệt là trong nửa cuối thế kỉ 20). Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách Đỗ Thị Nhung 6 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng.  Ô nhiễm môi trường gây ra do những nguyên nhân chính sau: - Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh. - Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,…hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến tranh và công nghệ quốc phòng. - Sự gia tăng chất thải độc hại do con người sử dụng quá nhiều loại hoá chất mới trong các ngành sản xuất công - nông nghiệp cũng như để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt, trong khi chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu, đặc biệt là các chất phân huỷ ảnh hưởng đến khả năng tự thanh lọc của môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng về nguồn gốc và chủng loại, tuy vậy chúng được phân chia thành ba nhóm lớn: chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều chất, từ các hoá chất, các kim loại nặng, đến chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây nên sự ô nhiễm môi trường. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Môi trường không khí: Chất lượng không khí ở Việt Nam nói chung còn khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi. Thế nhưng vấn đề bụi lại đang trở thành vấn đề cấp bách ở các khu đô thị và các khu công nghiệp. Việc gia tăng các phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở Đỗ Thị Nhung 7 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhiều nơi. Nồng độ chì, khí CO khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những người tham gia giao thông. Nhiều vụ cháy rừng gần đây làm suy giảm chất lượng không khí và gây ra một số hiện tượng thiên nhiên không bình thường khác.  Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu không khí. Ví dụ về các khí độc là cacbon mônôxít, điôxít lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxít nitơ là chất thải của công nghiệp và xe cộ. Ôzôn quang hóa và khói lẫn sương (smog) được tạo ra khi các ôxít nitơ phản ứng với nước trong không khí (chính là sương) xúc tác là ánh sáng mặt trời. Môi trường nước: Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng. Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước ngầm ở một số vùng, đặc biệt là một số khu công nghiệp và đô thị có nguy cơ cạn kiệt vào mùa khô và ở một số nơi đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do khai thác bừa bãi và không đúng kỹ thuật. Đỗ Thị Nhung 8 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp  Trường ĐHSP Hà Nội 2 Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Môi trường đất: Có xu thế thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn, sa mạc hoá, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá... dẫn đến nhiều vùng đất bị cắn cỗi, không còn khả năng canh tác và tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.  Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,... hoặc do bị rò rỉ từ các thùng chứa Đỗ Thị Nhung 9 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 ngầm. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng, MTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, và các hydrocacbon clo hóa. Rừng và độ che phủ thảm thực vật: Độ che phủ rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa được cải thiện, vẫn tiếp tục bị suy giảm. Rừng tự nhiên đầu nguồn và rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng. Đỗ Thị Nhung 10 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Môi trường biển ven bờ: Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200km nhưng trong vòng 20 năm qua, diện tích rừng ngập mặn nước ta giảm hơn một nửa. Lũ quét, triều cường, sóng biển dẫn tới sạt lở bờ biển làm cho các loài sinh vật bị mất nơi cư trú, suy giảm mạnh về chủng loại và số lượng. Đa dạng sinh học: Việt Nam là một trong mười quốc gia có đa dạng sinh học thuộc dạng cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây, đa dạng sinh học nước ta bị suy giảm mạnh do cháy rừng, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, làm thu hẹp nơi cư trú của các giống loài. Đỗ Thị Nhung 11 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Nạn khai thác và đánh bắt quá mức, buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm vẫn tiếp diễn... Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm hoạ đối với đời sống của sinh giới và cả đối với con người ở bất kì phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Ô nhiễm môi trường là sản phẩm của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra hơn 200 năm nay. Ô nhiễm hiện nay đã lan tràn vào mọi nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến các lớp sâu của đất và của đại dương. Việt nam chúng ta đang trong quá trình hiện đại hoá, công nhiệp hoá đất nước, hơn nữa sự đô thị hoá cũng như giao thông vận tải chưa phát triển vì thế sự ô nhiễm môi trường nói chung chưa xảy ra trên diện rộng, nhưng ô nhiễm môi trường đã xảy ra cục bộ, từng lúc, từng nơi. 1.2.2. Khái niệm GDMT Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái. Giáo dục môi trường cũng được quan niệm là: “Một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động giúp họ giải quyết các vấn đề môi trường hiện tại và tương lai, để đáp ứng các yêu cầu của các thế hệ hiện nay mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai” (Dự án VIE/95/041, 1997). 1.2.3. Mục tiêu GDMT - Quan tâm: Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân biết cảm thụ và quan tâm đến môi trường nói chung và vấn đề môi trường nói riêng. Đỗ Thị Nhung 12 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Tri thức : Giúp các tổ chức xã hội và cá nhân có được nhiều trải nghiệm về môi trường và các vấn đề của nó, có tri thức cơ bản về môi trường và các vấn đề của nó. - Thái độ: Giúp các tổ chức và cá nhân có được động cơ tham gia tích cực cải thiện và bảo vệ môi trường, có tình cảm và giá trị quan đối với môi trường. - Kỹ năng : Giúp các tổ chức và cá nhân có kỹ năng xác định và giải quyết các vấn đề môi trường. - Tham gia: Cung cấp cho mọi người cơ hội được tham dự tích cực vào mọi hoạt động có mục tiêu giải quyết vấn đề môi trường. 1.2.4. Nguyên tắc GDMT - Giáo dục về môi trường: Xem môi trường là một đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về môi trường, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó. - Giáo dục trong môi trường: Xem môi trường thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, môi trường sẽ trở thành “phòng thí nghiệm thực tế” đa dạng, sinh động cho người dạy và người học. Xét về hiệu quả học tập kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu có thể hiệu quả rất cao. - Giáo dục vì môi trường: Truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của môi trường hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về môi trường, cung cấp tri thức kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định, hành động BVMT và phát triển bền vững. 1.2.5. Nội dung GDMT - Huy động kinh nghiệm của đối tượng giáo dục, tức là khai thác những kinh nghiệm thực tế sống phong phú và làm việc của bản thân. Không Đỗ Thị Nhung 13 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 ngừng nâng cao nhận thức về MT của đối tượng giáo dục, làm cho người học hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của các vấn đề MT và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề này. - Xem xét thái độ và quan niệm về giá trị, tức là xem xét tính đúng đắn và sự phù hợp của thái độ và quan niệm của người học về các vấn đề môi trường. - Xây dựng ý thức trách nhiệm, nghĩa là thái độ và quan niệm về giá trị phải được thể hiện thành ý thức trách nhiệm, cam kết của người học đối với các vấn đề MT cụ thể mà họ gặp. - Tăng cường hiểu biết về các vấn đề MT cần xử lý cũng như cần phòng ngừa và khả năng khoa học, công nghệ, quản lý để thực hiện các việc này. - Cung cấp kỹ năng: Đó là những kỹ năng cụ thể để quan sát, phân tích, quyết định, hành động, và tổ chức hành động. - Khuyến khích hành động: Các nội dung nêu trên cần được thể hiện trong thực tế thành hành động cụ thể của người học. 1.2.6. Phương pháp GDMT Thường chú ý sử dụng 7 phương pháp sau: - Giáo dục qua kinh nghiệm thực tế của người học, người học được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng học tập nghiên cứu. - Tham quan, khảo sát thực địa. - Phương pháp giải quyết vấn đề. - Nghiên cứu những vấn đề môi trường thực tế,những trường hợp cụ thể của địa phương hoặc cơ sở nơi người học ở hoặc làm việc. - Học tập theo thực tiễn dự án. - Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đỗ Thị Nhung 14 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 - Phát triển thái độ, cách ứng sử, đạo đức cần có về MT cụ thể thông qua lồng ghép các vấn đề giá trị trong bài giảng, giảng giải ý nghĩa trong và ngoài bài giảng. 1.3.Nhiệm vụ của chương trình Công Nghệ 10-THPT 1.3.1. Nhiệm vụ trí dục phổ thông - Chương trình Công nghệ Nông nghiệp ở phổ thông có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức kĩ thuật nông nghiệp phổ thông, cơ bản hiện đại và phù hợp với thực tiễn sản xuất Nông nghiệp ở nước ta. - Kiến thức phổ thông: Là những kiến thức cần thiết tối thiểu cho thanh thiếu niên đủ điều kiện tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội. - Kiến thức cơ bản hiện đại: Là kiến thức được lựa chọn dựa trên các học thuyết quy luật cơ bản và phù hợp với sự phát triển khoa học hiện đại. Trong chương trình Công nghệ 10 – THPT, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các kiến thức các khái niệm, các quy luật được phát triển theo một trình tự logic chặt chẽ. Các kiến thức này đặt nền móng cho việc tiếp tục học lên hoặc vào các trường trung học chuyên nghiệp – dạy nghề có liên quan hoặc ra đời, hòa nhập với cộng đồng, tham gia lao động sản xuất và các công việc trong ngành nghề khác. Khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại, lượng thông tin ngày một tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, những kiến thức phổ thông cũng cần phải cập nhật, đổi mới. Ngoài việc cải cách thay SGK theo chu kì từng giai đoạn, thì người giáo viên cũng cần phải thường xuyên cập nhật tri thức, tìm kiếm tích lũy thông tin khoa học Công nghệ. Qua quá trình dạy học HS phải hiểu, nhớ và vận dụng được, theo nguyên lí giáo dục đi đôi với thực hành, lí luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, việc giảng dạy môn Công nghệ phải quán triệt tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Thông qua môn Công nghệ giúp HS nắm vững cơ Đỗ Thị Nhung 15 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 sở khoa học của những công cụ kĩ thuật, quy trình sản xuất cơ bản có liên quan đến các đối tượng sống. Nguồn tri thức cung cấp cho HS thông qua con đường giáo dục là nguồn tri thức có mục đích, đã được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, quy định trong chương trình SGK và được GV thể hiện trong quá trình hướng dẫn HS theo kế hoạch hợp lí. 1.3.2. Nhiệm vụ phát triển tư duy Trong quá trình dạy học, GV phải tạo cơ hội thuận lợi để HS tập dượt, phát triển các kĩ năng và phẩm chất trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức, để HS rèn luyện các thao tác, kĩ năng, kĩ xảo, xây dựng thói quen vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nhiệm vụ phát triển tư duy bao gồm hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau là: Phát triển năng lực nhận thức và phát triển năng lực hành động. - Năng lực nhận thức: Bao gồm hệ thống các kĩ năng giúp cho quá trình nhận thức thuận lợi và có hiệu quả hơn như: kĩ năng quan sát, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng suy luận, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,... - Năng lực hành động: Đó là phẩm chất tư duy, biểu hiện ở tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập như: tự học, tự nghiên cứu, năng lực phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tế.  Trong quá trình dạy học Công nghệ ở trường THPT, GV cần chú ý phát triển các kĩ năng nhận thức sau: a. Kĩ năng quan sát Biết quan sát không phải chỉ là sự tinh tường của các giác quan mà điều quan trọng hơn còn là biết định hướng quan sát sao cho tư liệu tri giác được vừa phong phú, lại vừa phù hợp với mục đích nhận thức đối tượng và hiện tượng sống. Đỗ Thị Nhung 16 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Trong dạy học, để hình thành năng lực quan sát, GV phải tập cho HS biết xác định mục đích, nội dung, phương pháp và phương tiện quan sát. Đó là những kĩ năng giúp HS quan sát thu được các tài liệu tri giác về đối tượng. Những gì thu được từ hoạt động quan sát trong tự nhiên, trong thực tiễn sản xuất và đời sống, trong thực nghiệm khoa học cần phải được tiếp tục gia công, xử lý để có thể trở thành các biểu tượng rồi từ đó khái quát thành các khái niệm, quy luật sinh học. Hoạt động gia công, xử lí này đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp logic như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, rút ra kết luận. b. Kĩ năng làm thí nghiệm Thông qua việc thực hiện các thí nghiệm trên lớp, GV rèn luyện, giúp HS biết cách xác định mục đích thí nghiệm, xây dựng kế hoạch tiến hành. Kĩ năng thí nghiệm bao gồm: Lựa chọn, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm, bố trí thí nghiệm. Giúp HS biết ghi chép diễn biến kết quả của thí nghiệm, giải thích các hiện tượng và biết tường trình tổng kết rút ra kết luận. c. Phát triển các biện pháp, phương pháp tư duy lôgic Mọi hoạt động đều cần tới tư duy. Tư duy là đặc trưng của hoạt động nhận thức. Nói tư duy, chủ yếu muốn đề cập tới hai con đường logic là quy nạp, diễn dịch và các thao tác tư duy bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Mỗi con đường đều sử dụng các thao tác tư duy đó. Quy nạp: Là quá trình tư duy đi từ các sự kiện riêng rẽ đến các quy luật, quy trình, nguyên lý chung. Quy nạp bắt đầu từ việc tích lũy những hiểu biết của nhiều sự kiện và hiện tượng cùng loại. Nhờ so sánh, phân tích các nhóm đối tượng cùng loại mà người ta phát hiện được các dấu hiệu và thuộc tính chung của chúng. Quy nạp chỉ có kết quả khi đã tích lũy được đầy đủ những sự kiện quan sát, thực nghiệm. Đỗ Thị Nhung 17 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 Diễn dịch: Là con đường tư duy đi từ những quy luật khái niệm đến nhận thức các sự vật hiện tượng cụ thể. Suy lí diễn dịch thường dùng khi vận dụng khái niệm đã biết vào các trường hợp cụ thể, qua đó mà nắm vững thêm khái niệm. Nhờ có diễn dịch mà trong dạy học hình thành những tri thức cụ thể, cùng loại được nhanh chóng, đầy đủ và chính xác. Quy nạp và diễn dịch là hai mặt của quá trình tư duy thống nhất, luôn bổ sung hỗ trợ cho nhau và thường được sử dụng đồng thời trong quá trình dạy học. Cả hai con đường quy nạp và diễn dịch mục đích cuối cùng là làm sao cho HS nắm chắc các khái niệm. 1.3.3. Nhiệm vụ giáo dục Trong quá trình dạy học, môn Công nghệ cũng góp phần vào nhiệm vụ giáo dục cho HS, bao gồm các nội dung sau: - Giáo dục thế giới quan khoa học - Giáo dục đạo đức - Giáo dục lao động - Gáo dục hướng nghiệp - Giáo dục môi trường  Cung cấp cho HS những nhận thức đúng đắn về vị trí của việc BVMT thiên nhiên.  Cung cấp cho HS những kiến thức hiểu biết về môi trường.  Phải biến những nhận thức và kiến thức hiểu biết đó thành những hành động thiết thực để tham gia bảo vệ môi trường. Hiện nay vẫn còn nặng giáo dục về MT, nhưng chưa chuyển được thành giáo dục vì MT. Chính vì thế mà ý thức của mọi người đối với MT còn chưa cao. Đỗ Thị Nhung 18 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2  Ba nhiệm vụ dạy học có mối quan hệ khăng khít với nhau, không tách rời nhau và phải thực hiện đồng thời trong từng tiết học, từng chương và cả quá trình dạy học. Trong đó, nhiệm vụ trí dục là nhiệm vụ hàng đầu bởi phải có một vốn tri thức nhất định mới hình thành và phát triển được thao tác tư duy và mới có thể biến kiến thức thành niềm tin, thành hành vi đạo đức. Nhiệm vụ phát triển tư duy chỉ có thể thực hiện được thông qua quá trình nhận thức, nhưng khi đạt đến trình độ tư duy nhất định sẽ giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức thuận lợi hơn. Nhiệm vụ giáo dục là kết quả tất yếu và cũng là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học khi HS đã có những nhận thức đúng đắn nhiệm vụ học tập của mình, có ý thức tự giác học tập thì kết quả học tập sẽ tốt hơn. Chương 2 TÍCH HỢP GDMT TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 1, CÔNG NGHỆ 10 - THPT 2.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp (integration) có nghĩa là sự hợp nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp  Trong lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống, ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của bộ môn thành một nội dung thống Đỗ Thị Nhung 19 Khoa Sinh - KTNN Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của bộ môn đó. Tích hợp trong phạm vi GDBVMT là một khái niệm chung, nói về một phương thức, một cách tiến hành giảng dạy về môi trường cho HS. Cách này không đòi hỏi phải có một môn học riêng, bởi vì các kiến thức GDMT được đưa xen vào nội dung các môn học đã có ở trường phổ thông. Tích hợp là một cách có hệ thống các kiến thức GDBVMT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức GDBVMT không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào. Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, là tính liên kết và tính toàn vẹn. Liên kết phải tạo thành một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần kết hợp. Tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết, chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng chỉ được thụ đắc, tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống. 2.2. Phương pháp tích hợp GDMT trong dạy học Dạy học Công nghệ theo định hướng tích hợp vẫn theo đuổi quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học; tìm mọi cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của HS. Do vậy, việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý bảo đảm các yêu cầu sau: Đỗ Thị Nhung 20 Khoa Sinh - KTNN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng