Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn ngữ văn và các môn giáo dục công dân, lịch ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức tích hợp giữa môn ngữ văn và các môn giáo dục công dân, lịch sử, giáo dục quốc phòng tiết 60 – 61 bài “ đại cáo bình ngô” ( ngữ văn 10 )

.DOCX
37
1286
101

Mô tả:

Sản phẩm dự thi 1. Tiến trình dạy học 1.1Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số. 1.2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Em hãy nêu những nét chính về con người và tác phẩm của Nguyễn Trãi? Câu 2: Cảm hứng chủ đạo chính trong thơ Nguyễn Trãi là gì? Hãy chứng minh? 1.3. Bài mới (giới thiệu bài mới). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Lòng yêu nước và yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta là giá trị tinh thần, là tài sản vô giá luôn được phát huy ở mọi thời đại. Vậy lòng yêu nước và yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm văn học? Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài học “Đại Cáo Bình Ngô” để thấy điều đó. ( trình chiếu ảnh 1, ảnh 2 và ảnh 3) Hoạt động của Thầy và Trò Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung văn bản GV chia học sinh thành bốn nhóm Làm việc trong 3 phút - Nhóm 1: Tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời - Nhóm 2: Tìm hiểu nhan đề bài cáo - Nhóm 3: Tìm hiểu về thể loại cáo - Nhóm 4: Tìm hiểu bố cục của bài cáo Sau 3 phút Nhóm 1 cử đại diện trình bày những kiến thức cơ bản về hoàn cảnh ra đời bài cáo GV gọi HS nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm 1. Nội dung chính của bài học I. Tìm hiểu chung 1. Hoàn cảnh ra đời - Viết năm 1428, sau khi quân ta đại thắng tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc Minh, Vương Thông buộc phải giảng hòa chấp nhận rút quân về GV chuẩn kiến thức? Nhóm 2 cử đại diện trình bày những kiến thức cơ bản về nhan đề bài cáo GV gọi HS nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm 2 GV thuyết trình và chuẩn kiến thức: - Năm 1364, Chu Nguyên Chương sau khi đánh tan quân Nguyên do Trần Hữu Lượng chỉ huy đã xưng là Ngô Vương. - Năm 1368, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng Đế, đổi Quốc hiệu Minh – đặt niên hiệu là Hồng Vũ (Trích sách sử “Các triều đại phong kiến Trung Quốc”). Nhóm 3 cử đại diện trình bày những kiến thức cơ bản về thể cáo GV gọi HS nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm 3 GV chuẩn kiến thức nước - Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô” 2. Nhan đề - Bình : nghĩa là dẹp yên - Ngô: chỉ quân Minh - Đại: trọng đại - Cáo: Thể văn cổ, dung để tổng kết chiến tranh, tuyên bố những vấn đề quan trọng => Vậy: “Bình Ngô đại cáo”là bài cáo tuyên bố rộng khắp cho toàn dân biết về việc đã dẹp yên giặc Minh. 3 Thể loại: cáo - Là thể loại văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa sử dụng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp quan trọng có liên quan đến chính trị, xã hội (văn chính luận) - Đặc điểm: + Là thể văn biền ngẫu viết bằng chữ Hán gồm 74 liên + Ngôn ngữ hùng biện nên lời lẽ đanh thép, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực + Kết cấu chặt chẽ mạch lạc gồm 4 phần + Nhịp điệu mạnh mẽ, dồn dập, gấp gáp, hào hùng + Nội dung: Đề cập tới sự thật lịch sử Nhóm 4 cử đại diện chia bố cục 4.Bố cục: gồm 4 phần. bài cáo + Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa GV gọi HS nhóm khác nhận + Phần 2: Vạch rõ tội ác của kẻ thù xét phần trình bày của nhóm 4 GV chuẩn kiến thức? + Phần 3:Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa + Phần 4: Tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa Hoạt động 2: Hướng dẫn học II. Đọc hiểu văn bản sinh đọc hiểu chi tiết văn bản GV phát vấn: Mở đầu bài cáo, tư 1. Đoạn 1: Tác giả khẳng định tư tưởng nhân nghĩa được tác giả tưởng nhân nghĩa và chủ quyền độc đặt ra như thế nào? lập dân tộc. HS trình bày ý kiến a. Tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với HS khác nhận xét chủ nghĩa yêu nước, chống ngoại GV định hướng: xâm. - Nhân nghĩa: + Yên dân + Trừ bạo - Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. - Nguyễn Trãi đã xác định được mục đích nội dung của việc nhân nghĩa là yên dân trước hết phải chống ngoại xâm. - Vấn đề cốt lõi đó của tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở cả hai mặt thống nhất : quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của nhân dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược. => Vậy: Lý tưởng nhân nghĩa của nhân dân ta là điểm cốt lõi đã được Nguyễn Trãi khẳng định một cách mạnh mẽ ngay từ hai câu đầu tiên của tác phẩm Muốn theo đuổi và thi hành tư tưởng nhân nghĩa không có cách nào hơn là hướng tới cuộc sống nhân dân và lo cho nhân dân ấm no hạnh phúc. b. Khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc. GV phát vấn: Tác giả khẳng - Chân lý về sự tồn tại độc lập chủ định chân lí về sự tồn tại độc lập quyền của nước Đại Việt cơ sở từ thực chủ quyền của nước Đại Việt tiễn của lịch sử dân tộc nó hiển nhiên trên cơ sở nào? vốn có từ lâu đời: HS trình bày ý kiến ‘…đã lâu, đã chia, cũng khác, cũng HS khác nhận xét có...” GV định hướng: GV phát vấn: Độc lập chủ quyền của dân tộc được khẳng định trên những phương diện nào? HS trình bày ý kiến HS khác nhận xét GV định hướng và đọc bài thơ: Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên phân định tại Thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. - GV phát vấn: Nhận xét về luận cứ trong phần mở đầu bài cáo. Vai trò và tác dụng của chúng? HS trình bày ý kiến HS khác nhận xét - GV định hướng: - Yếu tố xác định độc lập chủ quyền của dân tộc được khẳng định trên các phương diện: + Cương vực lãnh thổ. + Phong tục tập quán. + Nền văn hiến lâu đời. + Lịch sử riêng, chế độ (triều đại) riêng. => Phát biểu hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc. - Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất là hạt nhân để xác định chủ quyến của dân tộc. - So sánh Đại Việt với Trung Quốc ngang hàng: “mỗi bên xưng đế một phương”. =>Vậy: Nguyên lí chính nghĩa, chân lí tồn tại độc lập và chủ quyền của dân tộc ta là không gì có thể thay đổi được. Truyền thống dân tộc, chân lí tồn tại sẽ là tiền đề tất yếu để chúng ta chiến thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa. c. Những luận cứ cụ thể thuyết phục nhằm khẳng định chân lí - Lưu Cung – tham công – thất bại - Triệu Tiết – thích lớn – tiêu vong - Toa Đô - bị bắt sống - Ô Mã Nhi – bị giết tươi => Những kẻ bạo tàn phi nghĩa đi ngược lại tư tưởng chính nghĩa sẽ rước họa bại - GV phát vấn: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật ở đoạn 1 và nêu giá trị của chúng? HS trình bày ý kiến HS khác nhận xét - GV định hướng: - GV phát vấn: Có ý kiến cho rằng “đoạn đầu của bài cáo thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi.” Theo em tinh thần yêu nước được biểu hiện cụ thể như thế nào? HS trình bày ý kiến HS khác nhận xét - GV tích hợp với kiến thức môn Giáo dục công dân Tiết - Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để định hướng: vong => Hai câu cuối đoạn thơ như một lời khẳng định và cũng là lời răn đe, cảnh tỉnh những kẻ xâm lược phi nghĩa sẽ rước họa diệt vong. d. Nghệ thuật - Từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu hình ảnh, gợi cảm, thể hiện tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt. - Nghệ thuật so sánh : Việt Nam – Trung Quốc đặt ngang hàng nhau về trình độ chính trị, tổ chức quản lí quốc gia, thể hiện niềm tự hào dân tộc - Liệt kê: Nhằm khắc sâu về nền độc lập tự chủ, chiến thắng của ta, thất bại của địch - Sử dụng câu văn biền ngẫu dài ngắn, cân đối, nhịp nhàng =>Vậy: Yêu nước là một trong những truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt nam, con người Việt Nam. Lòng yêu nước được biểu hiện rất phong phú và đa dạng. Trong đoạn đầu bài cáo, tầm lòng yêu của Nguyễn Trãi được bày tỏ một cách sâu sắc bằng tình yêu thương giữa con người với con người, tình yêu thương đối với đông bào, giống nòi, dân tộc . Ngoài ra tấm lòng yêu nước còn được bộc lộ sâu sắc bởi lòng tự hào, tự tôn dân tộc chính đáng - GV hướng dẫn HS đọc 2. Đoạn 2: Vạch tội kẻ thù - GV phát vấn: Mở đầu đoạn thơ,  Mở đầu tác giả: dùng lời kể để tái tác giả đã sử dụng lời kể về sự hiện sự việc xảy ra trong lịch sử . kiện nào xẩy ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam vào năm 1940? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Hậu quả ra sao? - HS trả lời câu hỏi qua lời gợi mở của GV. - GV phát vấn: Bản cáo trạng tội ác kẻ thù được viết theo trình tự nào và có nội dung cụ thể gì? Hậu quả? HS: thảo luận trả lời. - GV khẳng định lại vấn đề. - GV phát vấn: Tâm trạng của tác giả trong tác phẩm và nỗi - Nhà Hồ → cướp ngôi nhà Trần→mất lòng dân→khiến nhân dân căm giận dù Hồ Quý Ly thực hiện một số cải cách tiến bộ ( Tiền giấy - chữ Nôm - thuốc súng - xây thành nhà Hồ…). - Giặc Minh lợi dụng cơ hội đó sang xâm lược để thực hiện tham vọng bành trướng đô hộ của mình.  Tiếp theo tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh mang tính hình tượng để tố cáo tội ác của giặc. - Gọi tên: khinh bỉ, coi thường “quân cuồng Minh” (cuồng loạn, mất hết tính người). - Hành động: dã man, tàn bạo, mất tính người. + Giết người bằng những hình thức tàn độc: Thiêu sống – chôn sống →tội ác tày trời bằng những hành động “nướng”, “vùi”. + Cướp của, bóc lột nhân dân bằng thuế má, cống nạp, khai thác phu phen tạp dịch (xây nhà, đắp đất, phục dịch…). - Thủ đoạn nham hiểm và xảo quyệt khi xâm lược: + Lừa lọc, mị dân bằng luận điểm giả nhân giả nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. + Mua chuộc quan lại, kết bè đảng để tạo vây cánh nội ứng trong nước ta. → chia rẽ tính đoàn kết dân tộc. - Hậu quả: + Hủy diệt sự sống con người bằng hành động áp bức, chém giết. + Hủy diệt nền văn hóa, môi trường tự nhiên. + Tội ác chồng chất khiến “ Trời không dung, đất không tha”.  Tâm trạng tác giả: Căm hận, đau đớn xen lẫn với lời lẽ tha thiết yêu lòng của Trần Quốc Tuấn ở ”Hịch Tướng Sĩ” có gì giống nhau? - HS trả lời, GV định hướng và chốt lại. - GV hướng dẫn HS đọc và trình chiếu ảnh 6 và ảnh 5 - GV phát vấn: Nhân vật trung tâm trong cuộc khởi nghĩa là ai? Con người đó thế nào? Em hãy nêu tính chất của cuộc khởi nghĩa? HS trả lời - GV định hướng và chốt lại. - GV trình chiếu ảnh Lê Lợi và Nguyễn Trãi bàn kế sách đánh giặc - GV phát vấn: Theo em, giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có những khó khăn và thuận lợi gì? Từ đó em thấy nghệ thuật quân sự nào được Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã sử dụng trong cuộc khởi nghĩa ?Những thắng lợi đã đạt được? Bài học về đường lối đánh giặc thương, nghẹn ngào, lúc rắn rỏi đanh thép. 3. Đoạn 3: Quá trình thực hiện tư tưởng nhân nghĩa và lòng yêu chuộng hòa bình bằng việc khởi nghĩa chống ngoại xâm. a) Lược thuật cuộc khởi nghĩa ban đầu.  Nhân vật trung tâm là hình tượng Lê Lợi→ được khắc họa bằng lời văn tự sự và trữ tình (tâm lí) để tái hiện tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa. - Xưng hô “Ta” (danh từ chỉ mình và mọi người) →khiêm nhường, quần chúng. - Địa điểm: “núi Lam Sơn”→ nơi hẻo lánh, bí mật, rất phù hợp. - Tư tưởng: yêu nước và căm thù giặc sâu sắc nó được thể hiện qua hàng loạt những động từ “căm, đau, giận, hằn học”.  Những khó khăn, thuận lợi của cuộc khởi nghĩa (chiến tranh nhân dân). - Khó khăn: + Ta lực lượng yếu, mỏng; quân thù đông, mạnh. + Nhân tài bàn bạc, gánh vác ít nên phải tự lực cánh sinh. +Lương hết, quân thiếu bị hao tổn do sự truy sát của địch. - Thuận lợi: + Khởi nghĩa hợp lòng người, ý trời (mệnh trời). + Có ý chí, kiên trì vượt qua khó khăn, gian khổ. HS nhìn tranh và trả lời. + Có lòng quyết tâm đánh giặc. + Tinh thần đoàn kết. + Có đường lối, chiến lược phù hợp: đánh du khích. + Lòng yêu nước sâu sắc.  Vậy: Đây là cuộc chiến tranh nhân dân. Nguyễn Trãi đã tuyên ngôn về vai trò và sức mạnh của nhân dân với truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, toàn diện đánh giặc. Bởi lẽ, để chiến thắng giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần, nhân dân phải đoàn kết, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của cả dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thời Trần, vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức chiến đấu, nên ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông. Truyền thống đó được phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.” Kết quả ban đầu: Thắng lợi giòn giã→ Liệt kê, cường điệu với động từ mạnh; giọng văn tự do. - GV tích hợp kiến thức liên môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh Tiết 36 - Bài 1 Truyền thống b) Diễn biến cuộc phản công thắng lợi đánh giặc giữ nước của dân tộc sau này Việt Nam định hướng - Giai đoạn phản công: đánh nhanh thắng nhanh, chủ yếu là trên vùng núi và trung du: - GV trình chiếu ảnh 7, ảnh 8, ảnh “Ngày 18, trận Chi Lăng, Liễu Thăng 9, ảnh 10 thất thế - GV phát vấn: Khi tái hiện cuộc Ngày 20, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt phản công, tác giả nêu nên mấy đầu giai đoạn và những loại chiến Ngày 25, bá tước Lương Minh bại trận trận nào được sử dụng? Em hãy tử vong tái hiện bằng lời văn của mình? Ngày 28, thượng thư Lí Khánh cùng kế Lấy dẫn chứng? HS trả lời - GV nhận xét, sửa chữa. - GV phát vấn: Lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam được thể hiện như thế nào sau khi đánh bại quân xâm lược? Em hãy làm sáng tỏ? HS trả lời - GV khẳng định lại vấn đề. tự vẫn…” - Giai đoạn tổng phản công đánh tan viện binh xâm lược: đánh mạnh đánh toàn diện trên mọi mặt trận, mọi địa hình, đánh liên tục không để kẻ thù gượng dậy: “ Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật! Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân. Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen. ” c. Lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam. - Nhân dân Việt Nam mở lượng khoan hồng, hiếu sinh cho giặc: “ Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc, Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng GV phát vấn: Em hãy nêunhững nét đặc sắc về bút pháp và những thành công nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn? HS trả lời, GV gợi mở và định hướng. - GV hướng dẫn và gọi học sinh đọc - GV phát vấn: Trong đoạn kết bài cáo, tác giả đã nêu nên những nội dung và đưa ra bài học lịch sử gì trong việc bảo vệ đất nước? HS trả lời - GV chốt lại. Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức. Chẳng những mưu kế kì diệu Cũng là chưa thấy xưa nay” - Đây là lòng nhân ái thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam với tư tưởng yêu chuộng hòa bình. d. Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn.  Bút pháp: anh hùng ca ngợi để tái hiện bức tranh toàn cảnh chiến thắng của cuộc khởi nghĩa.  Nghệ thuật: - Sử dụng những câu văn ngắn, dài, những động từ, tính từ liên tiếp, kết hợp với những danh từ cụ thể để tái hiện chiến thắng vang dội của Ta và sự thất bại thảm hại của địch. - Hình ảnh ước lệ, cường điệu hóa những hình ảnh được đo bằng sự rộng lớn kì vĩ của thiên nhiên. - Biện pháp liệt kê, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, đối… để tái hiện không khí dồn dập, căng thẳng của trận chiến đấu và chiến thắng. - Giọng văn: Sảng khoái, hào hùng, sung sướng. 4. Đoạn 4: Tuyên bố hòa bình độc lập. - Kết thúc, tác giả khẳng định: Sự bền vững, phát triển lâu dài của dân tộc. Đó là một chân lí chủ quyền, độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc. “ Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Càn khôn bĩ rồi lại thái Nhật nguyệt hối rồi lại minh Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu” - Đưa ra bài học lịch sử: Muốn làm nên chiến thắng thì phải hội tụ 3 yếu tố “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa” kết hợp Hoạt động 3: GV hướng dẫn Hs tổng kết bài học qua câu hỏi - GV phát vấn: Qua bài cáo, em thấy tác giả muốn khẳng định điều gì? Nêu thành công nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm? HS thảo luận nhóm. - Nhóm 1 và 2 trả lời. - GV định hướng: và yêu cầu xem cả phần ghi nhớ GV tích hợp môn Lịch sử Tiết 36 - Bài 28 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến định hướng cho học sinh tự rút ra bài học đối với bản than qua bài học - Nhóm 3 và 4 trả lời. Hoạt động 4: GV củng cố bài học GV nhấn mạnh phần kết luận toàn với chủ nghĩa yêu nước. - Khẳng định tương lai tươi sáng huy hoàng của đất nước trong tương lai: “ Bốn phương biển cả thanh bình, Ban chiếu duy tân khắp chốn. Xa gần bá cáo, Ai nấy đều hay.” III. Tổng kết 1. Giá trị nội dung và nghệ thuật qua tác phẩm: Qua bài cáo, tác giả khẳng định a. Nội dung - Một tư tưởng lớn của dân tộc: nhân nghĩa vì dân. - Một đường lối chính trị: chiến tranh nhân dân; lấy dân làm gốc. - Một đường lối quân sự: nghệ thuật đánh vào lòng người. - Một đường lối ngoại giao: giao thiệp b. Nghệ thuật: Đây là một áng văn chính luận mẫu mực trên các phương diện: - Kết cấu: chặt chẽ, logic, rõ ràng. - Giọng điệu: linh hoạt. - Biện pháp tu từ: điêu luyện. 2. Bài học thực tiễn rút ra qua tác phẩm trong thời đại ngày nay. - Bài học lấy dân làm gốc, lấy tư tưởng yêu nước, và yêu chuộng hòa bình làm nền tảng hành động, là một tiền đề quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước. - Mọi sự phát triển của dân tộc và đất nước đều là sự tiếp thu phát triển các giá trị của quá khứ. IV. Củng cố - dặn dò bài - Dặn dò về nhà học bài và soạn bài mới GV kết luận toàn bài: Chủ nghĩa yêu nước và yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta đã được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước với vị trí là chuẩn mực đạo đức cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong bậc thang giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Chủ nhĩa yêu nước tạo năng lực nội sinh to lớn của cộng đồng dân tộc, tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trong xây dựng đất nước. Đúng như Bác đã nói "Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn. Lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam đã ghi những trang oanh liệt của nhân dân đấu tranh để xây dựng nước nhà và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc mình”. Qua bài học hôm nay, chúng ta hãy luôn phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và lòng yêu chuộng hòa bình của dân tộc. 2.Thiết bị dạy học và học liệu 5. Thiết bị dạy học, học liệu 5.1 Thiết bị dạy học - Bảng, phấn, tranh ảnh, phiếu bài tập, máy chiếu … - Sử dụng máy chiếu để trình bày bài giảng Microsoft office PowerPoint với các hình ảnh về nội dung của chuyên đề. 5.2 Thiết bị học liệu 5.2.1 Kiến thức các môn tích hợp 5.2.1.1 Môn Giáo dục công dân - Tiết - Bài 14 Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc + Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc + Lòng yêu nước cua dân tộc Việt nam thể hiện ở những điểm sau: . Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước . Tình yêu thương đối với đông bào, giống nòi, dân tộc . Lòng tự hào dân tộc chính đáng . Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm . Cần cù, sáng tạo trong lao động 5.2.1.2 Môn Lịch sử Tiết 36 - Bài 28 Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến + Yêu nước là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Người Việt Nam yêu đất nước của mình, tình yêu đó được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục, gian khổ và kiên cường chống giặc ngoại xâm và lao động xây dựng đất nước + Trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, oanh liệt, dân tộc Việt Nam đã làm nên những truyền thống tốt đẹp, trong đó nổi lên truyền thống yêu nước – một truyền thống cao quý vừa được hun đúc và phát huy qua hàng nghìn năm lịch sử, vừa thấm đượm sâu sắc vào cuộc sống ngày càng vươn cao của dân tộc. + Sự hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Nhân dân các dân tộc đều có lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm của từng con người đối với mẹ, cha, những người anh em ruột thịt và mở rộng ra, với nơi chôn nhau cắt rốn, với những con người và không gian nhỏ hẹp của cộng đồng, nơi mình sinh sống, với mảnh đất mà mình đã đổ mồ hôi lấy bát cơm đầy. Từ nhiều năm trước đây con người nguyên thủy trên đất Việt Nam đã trải qua những chặng đường lao động gian khổ, nâng cao dần cuộc sống và cùng nhau giao lưu trao đổi thường xuyên diễn ra trên đất nước đã phát huy những tình cảm yêu thương, gắn bó mang tính địa phương, làng chạ trước đây thành một tình cảm rộng lớn hơn, bao quát hơn – lòng yêu nước. Nhưng những mối quan hệ sơ khai về kinh tế - chính trị của quốc gia Văn Lang cùng những yếu tố văn hóa chung chỉ mới là hạt nhân, là cơ sở của lòng yêu nước. Thách thức lớn lao được đặt ra khi quân Tần xâm lược và trong cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ, những tình cảm yêu nước của người Lạc Việt và Âu Việt thực sự được thử thách và gắn kết lại. Đánh bại quân xâm lược, nhà nước Âu Lạc ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của lòng yêu nước. Tiếp theo, cuộc đấu tranh đầy gian lao, quyết liệt của người dân Việt cổ trong hơn 1000 năm Bắc thuộc vừa chống chế độ đô hộ, giành lại quyền tự chủ, vừa bảo vệ những di sản văn hóa của tổ tiên đã nâng cao và phát triển hơn nữa lòng yêu nước. Những huyền thoại Con Rồng cháu Tiên, Quả bầu mẹ, Sơn Tinh – Thủy Tinh… được lan truyền rộng khắp cùng với việc xây dựng miếu thờ các vị anh hùng chống đô hộ đã thực sự gắn kết, khắc sâu vào lòng yêu nước của người dân Việt để từ đó hình thành truyền thống yêu nước Việt Nam. Truyền thống yêu nước Việt nam hơn 9 thế kỷ tiếp sau đã được tôi luyện và phát triển trong bối cảnh nói trên Những cuộc kháng chiến thắng lợi không chỉ làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc với hàng loạt chiến công oanh liệt mà còn khắc sâu thêm tình yêu tổ quốc trong lòng người dân Việt nam ở miền xuôi cũng như miền núi. Sự nghiệp xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ và một nền văn hóa vừa gắn liền với truyền thống của tổ tiên thời xa xưa, vừa đổi mới ngang tầm thời đại, đòi hỏi con người không chỉ lao động và trí tuệ, tài năng và thông thường mà còn thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm vươn lên, góp phần vào sự nghiệp giữ nước. Truyền thống yêu nước được tôi luyện và phát huy ngày càng cao. Nhưng Việt nam là một nước đa dân tộc. Sự nghiệp dựng nước và giữ nước không chỉ giành riêng cho một tộc người, một địa phương hay một nhóm người, một giai cấp nào mà là sự nghiệp của tất cả các tộc người sống trên đât Việt Nam. . Nhân dân ngày càng hiểu rằng nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc luôn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của họ. Truyền thống yêu nước dần dần mang thêm yếu tố nhân dân, vì dân và thương dân. Nếu như Trần Hưng Đạo khẳng đinh “ Khoan thư sức dân để làm kế sâu rẽ bền gốc” là “ thượng sách giữ nước ” và Nguyễn Trãi : “ Nhớ thuở Lam Sơn đọc võ kinh”; Bấy giờ chí đã ở dân lành thì người dân lao động cũng hiểu “ Mến người có nhân là dân; chở, lật thuyền cũng là dân” Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Nhưng chiến tranh dù có dai dẳng đến đâu cũng chỉ là nhất thời , kháng chiến thắng lợi, đất nước trở lại yên bình. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, truyền thống yêu nước tiếp tục được gìn giữ. 5.2.1.3 Môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh Tiết 36 - Bài 1 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Truyền thống lấy nhỏ chống lớn lấy ít địch nhiều: Trong lịch sử, những cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta đều diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng chênh lệch. Kẻ thù thường là những nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần. Về binh lực, bao giờ quân xâm lược cũng có ưu thế hơn hẳn quân ta. Thế kỉ XI, trong chiến tranh chống Tống, nhà Lí có 10 vạn quân, địch có 30 vạn quân. Trong kháng chiến chống Nguyên – Mông, ở thế kỷ XIII, lúc cao nhất nhà Trần có khoảng 15 vạn quân, quân địch có tới 50 – 60 vạn quân. Thời Quang Trung có 10 vạn quân, quân xâm lược Thanh có tới 29 vạn quân. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tiềm lực kinh tế và quân sự thì Pháp và Mỹ mạnh hơn ta nhiều lần. Vì thế, lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc đã trở thành truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, toàn diện đánh giặc Để chiến thắng giặc ngoại xâm có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta nhiều lần, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân tạo thành nguồn sức mạnh to lớn của cả dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Thời Trần, vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu, nên ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông. Thời chống Minh, nghĩa quân Lam Sơn, tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Thời chống Pháp, chống Mỹ, quân và dân một ý chí, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Cả nước là một chiến trường diệt giặc…. Nhân dân ta đã sớm nhận thức, non sông đất nước ta là do bàn tay lao động của biết bao thế hệ xây đắp, là tài sản chung của mọi người, ai cũng hiểu nước mất thì nhà tan. Vì thế, lớp lớp các thế hệ người dân đã không sợ hy sinh gian khổ, liên tục đứng lên đánh giặc giữ nước. Với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do” sớm đã trở thành tư tưởng và tình cảm lớn nhất, là lẽ sống thiêng liêng của mỗi người dân Việt nam. Truyền thống đánh giặc bằng trí thông minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Dân ta chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm không chỉ bằng tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh vì tổ quốc, mà còn bằng trí thông minh sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc đáo. Mưu trí sáng tạo được thể hiện trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của cuộc đấu tranh giữ nước, tài thao lược kiệt xuât của dân tộc ta. Chúng ta biết lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tự tạo vũ khí, cướp súng giặc để giết giặc, biết kết hợp nhiều cách đánh tích hợp. Nghệ thuật quân sự Việt nam là nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự toàn dân đánh giặc. Lịch sử cha ông đã có nhiều cách đánh địch độc đáo, Lí Thường Kiệt biết “tiên phát chế nhân” rồi lui về phòng ngự vững chắc và phản công đúng lúc… thời Lê Lợi, biết đánh lâu dài, từng bước tạo thế và lực, tạo thời cơ giành thắng lợi… 5.2.2 Tranh ảnh, bản đồ minh họa Ảnh 1 Đền thờ Nguyễn Trãi ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh 2 Bình Ngô đại cáo Ảnh 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan