Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 bài “ sử dụng an toàn và ti...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học vật lý 8 bài “ sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”

.DOC
25
1688
113

Mô tả:

Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY- HỌC BÀI “SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN” I/ Tên hồ sơ dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy - học bài: “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” II/ Mục tiêu dạy học: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều hiện tượng liên quan tới kiến thức Vật lí. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến các hoạt động của con người đó là “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”. Để góp phần vào việc Nhóm giáo viên Vật lý chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức liên môn Toán, Công nghệ lớp 8, Sinh, Hóa, Giáo dục công dân, Địa, Anh văn để giải quyết vấn đề về sự an toàn và tiết kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày. 1/ Kiến thức: Qua bài học HS: - Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. + Kiến thức về Vật lí 7, Vật lí 9, Công nghệ 8: Giải thích mức độ nguy hiểm dòng điện đi qua cơ thể người khi chạm vào vật mang điện. + Kiến thức về Sinh học: Giải thích hiện tượng điện giật làm cơ thể bị co giật, làm rối loạn hệ thần kinh, rối loạn hoạt động hô hấp... + Kiến thức về Giáo dục công dân : Có ý thức sử dụng và tiết kiệm điện để bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, xã hội văn minh. + Kiến thức Toán học : Tính toán điện năng, công suất tiêu thụ của vật tiêu thụ điện hoặc của mạch điện trong gia đình và cộng đồng. + Kiến thức Hóa học: Giải thích về sự cố: chập điện, rò điện, nổ sứ, đứt đường dây, cháy nổ trạm biến áp...thải khí độc ra môi trường . T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 1 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện + Kiến thức Địa lí: Xây dựng nhà máy: Nhiệt điện, thủy điện liên quan đến sói mòn đất, cạn kiệt tài nguyên, khoáng sản, thiếu nguồn nước.. ảnh hưởng môi trường sinh thái, động vật, thực vật…. + Kiến thức Anh văn: Sử dụng tiếng anh để tuyên truyền mọi người hãy tiết kiệm điện. + Kiến thức Văn học: HS viết khẩu hiệu “SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN” và tuyên truyền mọi người làm theo. + Kiến thức Mỹ thuật: HS vẽ tranh đề tài “SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN” 2/ Kỹ năng: - Giúp các em khả năng thu thập thông tin, xử lý thông tin, tư duy, thảo luận nhóm, phân tích tình hình kinh tế, liên hệ thực tế. - Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Vật lý và vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Có ý thức tự giác sử dụng an toàn và ý thức tiết kiệm điện để tiết kiệm tài chính cho mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Qua đó học sinh có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái. 3/ Thái độ: - Nghiêm túc, tìm hiểu, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. III/ Đối tượng dạy học của bài học * Đối tượng dạy học là học sinh lớp 9. * Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Vật lí lớp 9 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em nên có nhiều thuận lợi trong quá tình thực hiện. Thứ nhất: Vì các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lí nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ với những hình thức kiểm tra mà giáo viên đề ra. T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 2 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” có liên quan tới kiến thức các tác dụng của dòng điện mà các em đã học môn Vật lí lớp 7, an toàn khi sử dụng điện Vật lí 7, Công nghệ 8, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Toán học, Anh văn, ý thức phòng ngừa cháy nổ và các chất độc hại với môn Giáo dục công dân... Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Sinh học, môn Giáo dục Công dân, Hóa học, Toán học, Sinh học, Công nghệ... các em cũng được tìm hiểu tới kiến thức liên quan đến Vật lí trong đó có kiến thức về “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”. Vì vậy khi cần tích hợp các kiến thức của môn học nào đó vào bộ môn Vật lí để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ. IV/ Ý nghĩa của bài học: Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống thực tế, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đối với việc tích hợp kiến thức các môn Hóa, Toán, Công nghệ, Sinh học , Địa lí, Giáo dục công dân, Văn học, Anh văn, Mĩ thuật vào bài “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện” giúp các em hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện và những biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng nếu không thì hậu quả sẽ như thế nào? Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể của bản thân. Đồng thời tuyên truyền nhắc nhở mọi người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện góp phần xây dựng đất nước giàu và mạnh. Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt trong sách giáo khoa. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú học, được tìm tòi, được khám phá nhiều kiến thức và được sáng tạo hơn đồng thời vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn, hình thành kĩ năng sống ...để phát triển con người toàn diện trong thời đại mới. V/ Thiết bị day học, tài liệu: T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 3 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện + Sách giáo khoa Vật lí 9, SGV Vật lí 9,sách bài tập Vật lí 9, SGK Công nghệ 8, SGK Vật lí 7. + Tài liệu tham khảo về an toàn và tiết kiệm điện. + Máy chiếu. + Video, clip,... về “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện”. + Một số tranh, hình ảnh về một số nguyên nhân gây ra tai nạn về điện, hình ảnh hậu quả các tai nạn về điện đã xảy ra, hình ảnh xây dựng các nhà máy thủy điện và nhiệt điện hiện tại và tương lai. + Những thông số về số vụ tai nạn về điện, thông số tiết kiệm điện…. VI/ Hoạt động và tiến trình dạy học Môn Vật lý 9: Tiết 18- Bài 19 SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN ( SAVE AND SAFETY USE OF ELECTRICITY) A.Mục tiêu: Giúp HS nắm được: * Kiến thức: - Nêu và thực hiện được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. - Giải thích được cơ sở vật lý của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện - Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng. - HS vận dụng kiến thức của nhiều môn học: Hóa, Toán, Công nghệ, Sinh học , Địa lí, Giáo dục công dân, Văn học, Anh văn, Mĩ thuật để hiểu sau kiến thức từ đó vận dụng giải thích các hiện tượng về điện tứ đó có ý thức tiết kiệm điện và bảo về môi trường. * Kỹ năng: - Rèn sử dụng ngôn ngữ Vật lý giải thích các hiện tượng điện. - Tính toán công, công suất của các vật hoặc mạch điện trong gia đình. * Thái độ: - Đoàn kết, thảo luận, trao đổi nhóm. - Bản thân mỗi HS có trách nhiệm và nhắc nhở mọi người trong lớp học, cộng đồng …an toàn khi sử dụng điện và tiết kiệm điện. T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 4 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện B.Chuẩn bị: - GV: Máy tính, máy chiếu, một số hình ảnh về nguyên nhân gây ra tai nạn điện, hình ảnh hậu quả của tai nạn điện khi sử dụng điện, một số hình ảnh về sự cố về điện làm ô nhiễm môi trường, hình ảnh nhà máy điện, các phiếu học tập (phiếu số 1; 2 HS tự chuẩn bị trước ở nhà, phiếu số 3 khảo sát sau khi học) Phiếu học tập nhóm số 1 (Có thể vẽ hình hoặc hình ảnh minh họa cho câu trả lời) 1. Em hãy cho biết tại sao phải an toàn khi sử dụng điện? 2. Hãy nêu các biện pháp an toàn về điện mà em biết? Phiếu học tập nhóm số 2 (Có thể vẽ hình hoặc hình ảnh minh họa cho câu trả lời) 1. Tại sao sử dụng điện phải tiết kiệm điện năng? 2. Hãy nêu các biện pháp tiết kiệm điện năng? Phiếu học tập nhóm số 3 Qua bài học em nắm được kiến thức gì : 1. Về an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp an toàn về điện? 2. Tiết kiệm điện có lợi ích gì? Nêu các phương án tiết kiệm điện? 3. Tuyên truyền cho gia đình và cộng đông khẩu hiệu gì? - HS: Chuẩn bị trước và viết báo cáo phiếu học tập 1 và 2 (Có thể dùng lời hay vẽ tranh minh họa) C. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Jun –Len-Xơ? Đáp án: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. Công thức: Q = I2.R.t T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 5 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Trong đó: I: cường độ dòng điện (A) R: điện trở (  ) t: thời gian (s) D. Các hoạt động dạy học: * Mở bài: - Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Điện năng là nguồn động lực, nguồn năng lượng cho nhà máy, thiết bị ….trong khoa học kỹ thuật sản xuất và đời sống xã hội. Nhờ có điện năng , quá trình sản xuất được tự động hóa và chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao, xã hội văn minh hơn hiện đại hơn. Song con người sơ ý khi sử dụng điện cũng có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc xảy ra. - Một số hình ảnh minh họa nguyên nhân gây ra tai nạn về điện (tranh 1, 2, 3, 4, 5, 6 GV tích hợp môn Vật lí và Công nghệ) T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 6 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Tranh 1 Tranh 2 Tranh 3 Tranh 4 Tranh 5 Tranh 6 T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 7 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Bài học hôm nay giúp các em có kiến thức, ý thức và kỹ năng sử dụng điện. * Bài mới: Tiết 19 –Bài 18: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1:Tìm hiểu và thực hiện các qui tắc an toàn khi sử dụng điện Gv: Yêu cầu các nhóm báo cáo phiếu học Hoạt động nhóm tập 1, câu 1 - Đại diện nhóm báo cáo GV: -Nhận xét kết quả hoạt động nhóm - Nhóm khác nhận xét -Thống nhất kiến thức HS đã thảo luận GV: Tích hợp môn Vật lý, Sinh học, Hóa học và cập nhật thông tin: - Thông báo: Dòng điện đi qua các vật - Nghe, tư duy và nhận tức vấn đề tiêu thụ điện có 5 tác dụng: t/d nhiệt, t/d từ, t/d quang, t/d hóa học , t/d sinh lý. Trong t/d sinh lý: Nếu chúng ta vô tình chạm vào vật mang điên thì bị bỏng (nếu nhẹ) hoặc cơ thể bị co giật làm rối loạn hệ thần kinh, rối loạn hệ hô hấp…nặng dẫn đến tử vong. - Nếu sử dụng điện quá công suất hoặc không có ý thức … gây chập điện dẫn cháy nổ làm thiệt hại về kinh tế đồng thời thải các loại khí độc hại CO, SO 2, CO2, NO2… thải ra môi trường làm ô T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 8 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng (Thống kê 2013 cả nước có 195 vụ tai naị về điện dẫn tới 255 người bị chết và bị thương, hao hụt 8,6 tỷ KWh). - Quan sát các hình ảnh tai nạn về - Chứng minh qua hình ảnh hậu quả điện của các tai nạn về điện (tranh 7; 8; 9; 10; 11). Tranh 8 Tranh 7 Tranh 9 Tranh 10 T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 9 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Tranh 11 I. An toàn khi sử dụng điện Vì vậy chúng ta phải an toàn khi sử dụng điện. 1.Nhớ lại các qui tắc an toàn khi sử dụng điện: GV:+Yêu cầu cá nhân làm C1 – C4 Hoạt động cá nhân + Theo dõi h/s làm và yêu câu h/s - Dựa vào kiển thức thu lượm được khác bổ sung. cá nhân tự làm C1 đến C4 GV: Hoàn chỉnh câu trả lời cần có. C1: < 40V C2: Đúng tiêu chuẩn phù hợp với dòng điện định mức. C3: Mắc cầu chì, hay at tô mát C4: Phải cẩn thận khi tiếp xúc với mạng điện. GV: Tích hợp môn Vật lí và Công nghệ - Khi sử dụng các thiết bị điện với thông tin: Mức độ cường độ dòng với mạng điện gia đình phải đảm điện, đường đi và giới hạn nguy hiểm bảo cách điện đúng tiêu chuẩn. của dòng điện đi qua cơ thể người. Điện 2. Một số qui tắc an toàn khi sử trở con người luôn thay đổi. dụng điện - Đại diện nhóm trả lời và các nhóm khác nhận xét - HS tự làm C5 -Yêu cầu các nhóm báo cáo phiếu học tập C5:-Ngắt điện khi sửa chữa điện T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 10 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện nhóm số 1 câu 2 - Đảm bảo cách điện giữa GV : Nhận xét và thống nhất kiến thức người và nền nhà - Dùng dụng cụ điện chữa phải vật lót cách điện. - Cá nhân liên hệ thực tế C6: Dùng dây tiếp đất:(h.vẽ 19.1; 19.2/sgk) ? Nếu khi có người bị điện giật em phải Nối đất cho vỏ kim loại hay hợp làm gì? kimcủa các dụng cụ điện hay thiết bị điện - Quan sát hình ảnh: GV: Tranh 12 - Đưa hình ảnh dùng dây tiếp đất toàn khi sử dụng điện (tranh 12). ? Dây tiếp đất phải là dây như thế nào? - Phân tích tác dụng của dây tiếp. - Tiếp nhận kiến thức đồng thời áp dụng trong gia đình cho 1 số đồ dùng điện: tủ lạnh, máy giặt… Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa và các biện pháp tiết kiệm điện năng. GV: Yêu cầu nhóm báo cáo phiếu học tập Hoạt động nhóm nhóm số 2 câu 1 - Đại diện báo cáo kết quả tìm hiểu - Nhận xét các nhóm - Nhóm khác nhận xét -Tư duy và lĩnh hội kiến thức GV: Tích hợp môn Vật lí với Địa lí, Hóa T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 11 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện học - Thông tin: Hiện tại đất nước ta đã và đang sử dụng điện của các nhà máy nhiệt điện và thủy điện. Song chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sản suất, kinh doanh, đời sống của con người. - Phải xây dựng nhiều nhà máy điện Tranh 13 + Gây ô nhiễm môi trường. + Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái rừng, động vật, thực vật. + Tổn hao năng lượng hóa thạch. Để làm không ảnh hưởng môi trường và vẫn đủ cung cấp điện chúng ta phát triển nhà máy điện bằng năng lượng sạch: Năng lượng gió, năng lượng mặt Tranh 14 trời...bảo vệ cuộc sống xanh. -Thông tin bằng các hình ảnh nhà máy điện hiện tại (tranh 13, 14, 15, 16, 17, 18) và tương lai chúng ta đang và sẽ xây dựng các máy điện tranh 19, 20). Tranh 15 T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 12 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Tranh 16 Tranh 18 Tranh 17 Tranh 20 Tranh 19 T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 13 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện II. Sử dụng tiết kiệm điện Hiện tại điện năng chưa đủ đáp ứng nhu năng cầu trong sản xuất và đời sống sinh 1. Cần phải sử dụng tiết kiện điện hoạt . Nên chúng ta phải tiết kiện điện. năng vì: ? Tiết kiệm điện năng có tác dụng gì cho - Giảm chi tiêu cho gia đình gia đình và cho đất nước? - Các dụng cụ điện bền hơn - Giảm sự cố gây tổn hại cho hệ thống điện. - Dành phần tiết kiệm cho sản xuất C7: Cho hs liên hệ - Theo em để tiết kiệm điện nên sử dụng những thiết bị điện như thế nào? VD1: Sử dụng đèn compắc thay cho bóng đèn sợi đốt... - Sử dụng các thiết bị điện có công suất hợp lí. VD2: Khi đủ ánh sáng tự nhiên thì nên tắt bớt bóng đèn... - Ngắt điện khi không sử dụng - Dành phần điện năng tiết kiệm để xuất khẩu điện. -Thực hiện giờ trái đất Kết luận: Đó là những hành động cụ thể - Giảm bớt xây dựng nhà máy và thiết thực góp phần bảo vệ môi trường điện sống 2. Các biện pháp sử dụng và tiết GV:Yêu cầu các nhóm đưa kết quả hoạt kiệm điện năng. động nhóm phiếu 2 câu 2? - Đại diện nhóm trả lời và nhận xét GV :- Nhận xét các nhóm các nhóm - Thống nhất kiển thức - Tích hợp môn Vật lý với môn Giáo dục công dân T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 14 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện ? Bản thân em làm gì để góp phần tiết kiện điện năng? - Liên hệ bản thân em ở trường, lớp ? Dựa vào công thức A = p.t .Hãy cho biết nhà, khu dân cư - Y.cầu : Cá nhân làm C8,C9 tiết kiên điện bằng cách nào? C8: A = p.t C9: GV: Thông tin (tích hợp cập nhật thông - Cần lựa chọn sử dụng thiết bị có tin) công suất hợp lý Thực hiện và hưởng ứng giờ trái đất Việt - Sử dụng điện khi cần thiết Nam năm 2014 chúng ta tiết kiệm được 700 000KWh tương đương hơn 1 tỷ đồng. Hoạt động 3: Vận dụng III.Vận dụng GV: Đọc và tìm hiểu bài C12/sgk C10, C11 : tự làm ( tích hợp môn Toán học, Vật Lý) C12: Cá nhân tóm tắt và đưa ra phương án giải Đèn dây tóc: 3500đ/bóng. P1 = 75W = 0,075KW t (tối đa) = 1000 h. Đèn com păc: 60000đ/bóng. P2 = 15W = 0,015KW t (tối đa) = 8000 h. a) A1= ? A2= ?( t = 8000h) T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 15 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện b) Toàn bộ tiền chi phí? c) Sử dụng đèn nào có lợi hơn vì GV:- Nhận xét và thống nhất sao? - Hướng dẫn: +A ? mỗi bóng +Tiền? -Yêu cầu HS làm - Điện năng sử dụng của mỗi loại đèn bóng tròn và đèn compắc trong t = 8000h A1 = P1.t = 0,075. 8000 = 600 Kwh A2 = P2.t = 0,015. 8000 = 120 Kwh -Tiền điện phải trả từng loại bóng là: T1 = 3500đ . 8 (bóng) + 600 . 700đ = 448 000đ T2 = 60000đ . 1 (bóng) + 120 . 700đ =144 000đ ? Qua bài tập khẳng định dùng đèn nào có Dùng bóng đèn compắc có lợi hơn lợi hơn? vì: - Giảm tiền chi phí cho thời gian sử dụng điện - Sử dụng bóng đèn có công suất nhỏ tiết kiệm điện cho nơi chưa có ? Qua bài tập em có thông tin gì cho mọi điện. người trong cộng đồng? - Góp phần giảm sự cố do quá tải về điện nhất là vào giờ cao điểm. T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 16 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện GV: Tích hợp vật lý với môn Giáo dục - HS tự liên hệ công dân và cập nhật thông tin Từ năm 2010 EU quyết định sử dụng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang hoặc bóng đèn compăc sẽ giúp giảm 60% lượng tiêu thụ điện năng ở các hộ gia đình EU, tương đương giảm 30 triệu tấn khí thải CO2 / năm. (tranh 21) Tranh 21 GV:Thông tin bằng tiếng Anh. GV: Tích hợp môn vật lí với tiếng Anh: Một số khẩu hiệu tuyên truyền: 1.Today’s energy; saving for 1. Tiết kiệm năng lượng điện hôm nay future generation. cho thế hệ mai sau. 2. Sparing use of ordinary bulds. 2. Hạn chế dùng bóng đèn dây tóc trong chiếu sáng. 3. Electricity- saving for 3. Tiết kiệm điện bảo vệ môi trường. environment protection. 4. Electricity unit turning off after 4. Hãy tắt tất cả thiết bị điện khi không use. sử dụng. 5. Electricity- saving for the 5.Vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích của mỗi benefit of our nation and family. gia đình, mọi người hãy tiết kiệm điện. 6. Saving and safety use of 6. Sử dụng điện, an toàn và tiết kiệm . electricity. Hoạt động 4: Củng cố- hướng dẫn học bài- dặn dò ? Qua giờ học các em nắm được những kiến thức cơ bản gì? Tuyên truyền cho mọi người khẩu hiệu gì? T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 17 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện * Hướng dẫn học và làm bài - Đọc phần em chưa biết - Làm bài tập 19.1-19.10/SBT - Ôn tập phần điện: Các kết luận và các công thức tính các đại lượng vật lý * Kết thúc vấn đề. Điện năng rất quan trọng trong khoa học kỹ thuật và trong đời sống . Muốn phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật thì chúng ta phải công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước… Chừng nào loài người còn sử dụng đến điện thì phải nhớ công lao nhà bác học người Anh: M.Pha- ra- Đây. Chúng ta tìm hiểu công trình khoa học của bác học ở phần 2 : Điện từ học. Bài học kết thúc. * Khảo sát kiến thức sau khi học: Phiếu học tập nhóm số 3. VII/ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Sau bài học chúng tôi cho HS làm bài khảo sát với phiếu học tập số 3 Đối tượng kiểm tra : HS lớp 9A (30 hs) Phiếu học tập số 3 Qua bài học em nắm được kiến thức gì : 1.Về an toàn khi sử dụng điện và các biện pháp an toàn về điện? 2.Tiết kiệm điện có lợi ích gì? Nêu các phương án tiết kiệm điện: + Trong gia đình em + Trong trường học + Khu dân cư 3.Tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng khẩu hiệu gì? VIII/ Các sản phẩm đề tài: 1. Bài dạy T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 18 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Giờ học Vật lý lớp 9A - trường THCS Sài Sơn T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 19 Chủ đề: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện Sử dụng đèn tiết kiệm điện khi học bài - Qua giờ dạy bằng phương pháp tích hợp liên môn: 100% HS đạt trung bình trở lên đã nắm vững kiến thức và biết vận dụng kiến thức để làm bài. Trong đó có 30% đạt loại khá, 25% đạt loại giỏi. T¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Lan – NguyÔn ThÞ Kim H¬ng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan