Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (lịch sử 8) chủ đề biển đảo trong ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề (lịch sử 8) chủ đề biển đảo trong tim tôi

.DOC
13
1334
64

Mô tả:

CHỦ ĐỀ: BIỂN ĐẢO TRONG TIM TÔI (phần thiết kế nội dung bài viết) 1. Tên tình huống: Hiện nay, Đất nước chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề hết sức căng thẳng là "tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa các quốc gia láng giềng với nhau trong đó có Việt Nam, một số nước đã và đang vi phạm nghiêm trọng về Luật chủ quyền biển đảo tại công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982". Là những học sinh cấp II của đất nước Việt Nam chúng ta phải góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bạn học sinh và cộng đồng "con cháu Lạc Hồng", khích lệ tinh thần yêu nước, không thờ ơ, bàng quan trước mọi sự việc xảy ra xunh quanh mình. Hiểu biết nắm bắt các thông tin thời sự kịp thời, tổng hợp các kiến thức đã được học trong nhà trường và kiến thức xã hội để góp phần nhỏ bé vào công cuộc giữ vững hòa bình, tình hữu nghị, an ninh và sự ổn định trong khu vực tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước bền vững. 3. Tổng quan về các nghiên cứu, môn học liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Lịch sử về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước (môn lịch sử) - Chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông.(môn lịch sử, địa lý) - Thực trạng tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.(lịch sử, hiểu biết xã hội) - Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội Biển Đông, kinh tế biển (môn khoa học công nghệ, địa lý) 1 - Một số khái niệm cơ bản như Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982, các tiêu chuẩn để xác định vùng biển, thềm lục địa, .....(địa lý, lịch sử, kiến thức hiểu biết xã hội) - Một số kỹ năng như: thuyết trình, nhận thức, xử sử, ....(hoạt động ngoại khóa,kỹ năng giao tiếp, xử sự tình huống) 4. Phương pháp giải quyết tình huống. - Tuyên truyền về lợi ích, tầm quan trọng, giá trị của kinh tế biển, đảo với cuộc sống của xã hội Việt Nam trong thời đại hiện nay. - Nêu một số vấn đề liên quan như xác định vùng biển, thềm lục địa, theo Công ước liên hiệp quốc về Luật Biển 1982. - Khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các chứng cứ lịch sử được thừa nhận phù hợp với các công ước Quốc tế - Các hình thức tuyên truyền: + Băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền vận động trong nhà trường, Hội trường, sân trường, khu thể dục, ... + Tổ chức các buổi tọa đàm tìm hiểu về lịch sử, địa lý, hoạt động ngoại khóa,… + Liên hệ thực tế trong các tiết học của các môn Lịch Sử, Địa Lý, Khoa học công nghệ, Sinh hoạt tập thể, Đại hội Đoàn TNCS HCM, cắm trại, ..... + Các chương trình hành động vì biển, đảo quê hương . 5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. - Nhằm mục đích thông hóa rộng rãi cho mỗi người dân Việt Nam những thông tin nhanh và chính xác nhất về chủ quyền về biển đảo và tình hình thực tiễn. Từ 2 đó, mỗi người dân Việt Nam có thể trở thành một nhà đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. - Hiểu biết đầy đủ về chủ quyền lãnh thổ và tình hình biển đảo sẽ giúp cho chúng ta có những hành động đúng đắn. - Là học sinh THCS, qua các hoạt động tuyên truyền này, chúng ta sẽ có những kiến thức chính xác và đầy dủ về chủ quyền, tầm quan trọng của chủ quyền về việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đói với tình hình chính trị- kinh tế và xã hội của nước ta. Và cũng từ đó chúng ta có thể giải thích(thông báo/hướng dẫn) cho ban bè, người thân và cả những người bạn quốc tế về chủ quyền lãnh thổ và tình hình đấu tranh vì hòa bình của đất nước Việt Nam. Thực hiện bởi các học sinh: Lê Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Minh Đức – Lớp 8A7 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An BÀI VIẾT HOÀNG SA, TRƯỜNG SA – DÒNG MÁU CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM Việt Nam – một đất nước nhỏ bé với hình thể hình chữ S, là một quốc gia nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc. Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh 3 Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía Bắc, Lào và Campuchia phía Tây. Khoảng cách từ Bắc tới Nam là khoảng 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây là 50 km. Nhắc đến Việt Nam cả thế giới nghĩ ngay một đất nước nhỏ bé mến khách với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Đất nước ta từ buổi đầu dựng nước và giữ nước đã trải qua 4000 năm lịch sử với biết bao cuộc kháng chiến vĩ đại, hào hùng của dân tộc. Nhưng trong đó, phải nói đến lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, chính đó là nguồn động lực to lớn để chúng ta đánh thắng mọi kẻ thù. Chúng ta tự hào là con rồng cháu tiên, tự hào là người dân đất Việt, tự hào về lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam chúng ta. Đặc biệt chúng ta luôn luôn ghi nhớ công lao vô cùng to lớn của các anh hùng dân tộc, vì họ là tiêu biểu của dân tộc anh hùng qua các thời đại. Không những thế Việt Nam còn rất tự hào vì có hai quần đảo Trường-Hoàng sa nằm ở biển Đông. Nói đến biển Đông người ta không thể không nói đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông. Nói đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng không thể không nói đến việc Việt Nam, đã từ rất lâu trong lịch sử, khám phá và liên tục thực hiện quyền chiếm hữu đối với hai quần đảo này. Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là những phần đất thiêng liêng của Tổ quốc do ông cha chúng ta đã khám phá và thực thi chủ quyền từ xa xưa, mà trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam sau này phải quyết tâm gìn giữ và bảo vệ. Quần đảo Hoàng Sa từ xưa là quần đảo mang tên Bãi Cát Vàng hay Cồn Vàng. Vì có vô số hòn đảo, hòn đá, cồn đảo, bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo mực nước thủy triền lên xuống nên số lượng đảo tùy theo cách đếm mà kể là nhiều hay ít. Quần đảo gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn, cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 hải lý. Diện tích toàn bộ quần đảo chiếm gần 15.000 Km 2 diện tích 4 mặt nước, trong đó diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2 và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng sa – Việt Nam Quần đảo Trường Sa là một tập hợp thực thể địa lí được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei,Trung Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân Hoa dân Dân Trung Quốc Hoa (Đài (Trung Quốc) và Việt Nam. Đảo gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cách Cam Ranh khoảng 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 595 hải lý. Diện tích toàn bộ quần đảo Trường Sa chiếm gần 160.000 Km 2 diện tích mặt nước, trong đó phần đất nổi của quần đảo cũng khoảng 10 km 2, trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km2. 5 Quần đảo Trường Sa – Việt Nam Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm khoảng 1.000.000 km² biển Đông, điều đó cho thấy vai trò, tầm quan trọng của nền kinh tế biển của Việt Nam. Biển đảo là một vùng địa lý đem lại cho mỗi quốc gia rất nhiều nguồn lợi, đặc biệt vùng biển có nhiều khoáng sản lại càng có giá trị hơn nữa. Không phải quốc gia nào cũng có biển, không phải biển của đất nước nào cũng có nguồn tài nguyên vô hạn. Trong đó, Việt Nam là một quốc gia được thiên nhiên ưu đãi dành tặng cho một vùng biển nhiều tài nguyên, khoáng sản mà nhiều quốc gia khác ao ước, mong muốn. Hiện nay, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp luật được công bố hiện nay đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Các bản đồ địa lý cổ Việt Nam ghi chép bãi Cát Vàng để chỉ Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục - là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn - ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng trong. Trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến thời kỳ ông 6 làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê-Trịnh, vào khoảng năm 1776. Cuốn sách đó viết về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Trong Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ - là bản đồ Việt Nam thống nhất đời Nguyễn vẽ vào năm 1838 - địa danh của bản đồ này được ghi bằng Hán văn và Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát, điều đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt Nam được xuất bản kể từ thế kỷ 17. Hơn nữa, sau một hiệp ước ký kết với triều đại Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam. Ngày 7 tháng 7 năm 1951, Trần Văn Hữu, chủ tịch phái đoàn chính phủ Bảo Đại tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của 51 nước có mặt tại hội nghị. Sau khi Pháp rút di, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã thi hành chủ quyền trên biển đảo. Thế giới tuân thủ theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Nó là một văn kiện quốc tế tổng hợp toàn diện bao quát được tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia (có biển cũng như không có biển, phát triển hay đang phát triển) về nhiều mặt như: an ninh, bảo vệ, nuôi trồng, khai thác tài nguyên, giao thông liên lạc, nghiên cứu khoa học, công nghệ…đối với các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia cũng như đối với vùng biển nằm ngoài phạm vi thuộc quyền tài phán quốc gia. Công ước cũng đặt ra trình tự và thủ tục giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình. Công ước đã thể hiện sự cố gắng lớn của cộng đồng quốc tế để điều chỉnh tất cả các khía cạnh liên quan đến biển, tài nguyên biển và việc sử dụng biển, tạo nên một trật tự thế giới mới cho việc quản lý và sử dụng biển của nhân loại. 7 Một số hình ảnh về chủ quyền biển đảo của Việt Nam Tuy nhiên từ 01/5/2014, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam như: bắt ngư dân Việt Nam, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa và đưa dàn khoan Hải dương 981 vào sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời đưa hàng trăm tàu cá, tàu quân sự và cả máy bay quân sự vào sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam; đặc biệt là tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng phun nước vào tàu cảnh sát biển Việt Nam, đâm vào tàu ngư dân Việt Nam làm hư hỏng và thiệt hại nhiều tàu của Việt Nam …Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển được 107 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có Việt Nam đã ký kết tại Montego Bay (Jamaica) ngày 10/12/1982 và tới nay có 162 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ 8 bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Thế giới phản đối và tỏ thái độ bất bình với Trung Quốc đồng thời ủng hộ chủ trương của Việt Nam về tranh chấp trên biển đông. Chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền là nghĩa vụ của mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chúng ta tiến hành việc này bằng sức mạnh tổng hợp. Hiện nay chúng ta bảo vệ chủ quyền trong thời kỳ hòa bình, cần phải giữ ổn định môi trường cho sự phát triển, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là những con em của đất nước Việt Nam, là hậu phương, chỗ dựa tình cảm vững chắc đối cho những người lính biển đêm bám biển để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của đất nước, chúng ta cần tự ý thức được việc mình có thể làm để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương. Cụ thể như: - Tham mưu xây dựng trang web của Nhà trường về biển đảo để mọi người có thể vào tìm hiểu, tham gia, đóng góp ý kiến. - Làm mô hình bản đồ địa lý để minh họa và dễ nhận biết. Bản đồ này được treo ở những vị trí gây sự chú ý cho các bạn học sinh như trước cổng trường, phòng sinh hoạt tập thể, trong lớp học, thư viện, ... Thể hiện rõ trên bản đồ khu vực mà dàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đưa vào thăm dò, khai thác là khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế, vùng chủ quyền của Việt Nam. - Làm và treo các băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền vận động trong nhà trường, Hội trường, sân trường, khu thể dục, ...về tình yêu biển đảo, trách nhiệm của học sinh chúng ta. 9 - Tổ chức các buổi thảo luận về chủ quyền biển đảo để tăng thêm nhận thức và hiểu biết về biển đảo quê hương. - Lồng ghép các nội dung về tình hình biển đảo trong các tiết học của các môn Lịch Sử, Địa Lý, Khoa học công nghệ, Sinh hoạt tập thể, Đại hội Đoàn TNCS HCM, cắm trại, ..... - Tham gia tích cực các chương trình hành động ủng hộ vì biển đảo quê hương, nghĩa tình biên giới, hải đảo, Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa, Tấm lưới nghĩa tình... - Điều quan trọng nữa là không ngừng cố gắng học tập, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức của bản thân để có thể tích cực tham gia xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ quê hương, đất nước thân yêu của chúng ta. - Bên cạnh đó trong tương lai sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể. Theo chúng em, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều phải hiểu rõ tầm quan trọng của biển đảo đối với chủ quyền lãnh thổ cũng như những tác động đối với chính trị, kinh tế và xã hội. Là những học sinh cấp II, qua các hoạt động tuyên truyền này, chúng ta sẽ có những hiểu biết chính xác về tầm quan trọng của biển đảo đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước. Qua đó, chúng ta sẽ giải thích cho gia đình, bạn bè và xã hội, nhất là những người bạn quốc tế về chủ quyền lãnh thổ và tình hình đấu tranh vì hòa bình của đất nước Việt Nam. Tóm lại, biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm 10 xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Một số hình ảnh thể hiện tinh thần đoàn kết : cả nước vì biển đảo thân yêu 11 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan