Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống môn sinh học thực trạng ô nhi...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống môn sinh học thực trạng ô nhiễm môi trường ở đa tốn và biện pháp khắc phục

.DOC
6
223
142

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo Gia L âm BÀI VIẾT DỰ THI Tên tình huống Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Đa Tốn và biện pháp khắc phục. Trường : THCS Đa Tốn Địa chỉ: Thôn Đào Xuyên - Xã Đa Tốn - Huyện Gia LâmThành Phố Hà Nội Điện thoại: 04 38740037 Email: [email protected] Môn học chính : Sinh học Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Hoá học, công nghệ. Thông tin về học sinh: 1. Họ và tên: Đỗ Quốc Bình. Ngày sinh: 08.10.2001 Lớp: 8E 2. Họ và tên : Đặng Trung Hiếu Ngày sinh: 21.10.2001 Lớp: 8E Năm học 2014-2015 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐA TỐN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC I. Mục tiêu giải quyết tình huống: Với mong muốn xây dựng môi trường sống trong lành, mọi người dân được sống trong môi trường xanh, sạch, học sinh chúng em cũng được học tập, vui chơi trong không gian xanh, sạch để phát triển. Chúng em cũng mong các bác lãnh đạo quan tâm nhiều hơn nữa, có nhiều giải pháp hữu hiệu giúp cho môi trường sống của mọi người dân Việt Nam đảm bảo xanh, sạch và đẹp, không còn phải lo lắng về môi trường bị ô nhiễm vì khói bụi, vì khí thải độc hại và vì rác thải xả bừa bãi cũng như quá trình xử lý rác thải còn chưa đúng quy trình gây ô nhiễm. Chúng em mong muốn góp phần xây dựng môi trường sống tại quê hương để người dân quê em được sống trong môi trường an toàn. II. Tổng quan về các nghiên cứu. 1.Thực trạng: Tôi sống ở Đa Tốn, một vùng nông thôn nhỏ nằm ở ngoại thành Hà Nội. Theo lời kể của bố tôi, nơi đây đã từng là một miền quê rất xanh-sạch-đẹp. Nào là dòng sông trong vắt, nào là những cánh cò bay. Ở khắp mọi nơi trong xã đều có cây xanh, vừa che mát vừa cho dân cư nơi đây được hít thở bầu không khí trong lành. Tất cả mọi sự vật đều toát lên vẻ đẹp của một miền quê yên bình, ấm no. Tuy nhiên, hiện nay, vẻ đẹp đó đã phần nào bị mất đi bởi sự ô nhiễm. Dòng sông Nghĩa Trụ trong xanh, đẹp đẽ trong kí ức của bố tôi giờ đã biến mất. Thay vào đó là một dòng sông đen kịt vì bị ô nhiễm. Nước sông rất bẩn và độc hại đến mức chẳng còn sinh vật nào sống nổi. Từ lòng sông, một mùi hôi thối bốc lên gây ảnh hưởng tới những hộ dân cư sống ven sông và làm những người qua lại cảm thấy khó chịu. Sự ô nhiễm không dừng ở đó mà từ sông Nghĩa Trụ, nước chảy đến các mương nhỏ để rồi nông dân lấy nước đó để tưới tiêu cho cây trồng. Không chỉ vậy, nước sông Nghĩa Trụ còn ngấm xuống đất đai gây ô nhiễm. Và cứ thế, đất trong xã ngày một ô nhiễm nặng hơn và đất ở ven sông còn có thể bị xói mòn, gây nguy hiểm cho bao người dân. Ngoài đất và nước, không khí của xã cũng bị ô nhiễm nặng nề. Xã Đa Tốn nằm gần địa phận Bãi rác thải Kiêu Kỵ, vì vậy người dân trong xã, đặc biệt là người dân thôn Ngọc Động, nằm liền kề bị ảnh hưởng rất nhiều. Đồng thời vào một khoảng thời gian nhất định trong năm, khói do nông dân đốt rơm rạ có khắp nơi trong xã, cây cối to thì dần dần biến mất làm không khí ngày càng ô nhiễm. 2. Nguyên nhân Vậy sự ô nhiễm nặng nề nói trên, nguyên nhân là do đâu?Chủ yếu là do con người, cụ thể là các nhà máy xả nước thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa triệt để và người dân trong xã. Các nhà máy ở địa phận quận Long Biên thường xuyên thải các chất thải công nghiệp chưa qua xử lí trực tiếp vào sông Nghĩa Trụ. Trong các chất thải công nghiệp thường chứa kim loại nặng nguy hiểm như thủy ngân hay chì. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chì là một độc tố cực kì nguy hiểm đối với sức khoẻ con người. Vậy mà các nhà máy vẫn không ngần ngại thải các chất thải đó xuống sông rồi làm con sông bị như bây giờ, rồi các chất thải có cả chì,.. từ nước sông chảy vào các mương dùng để tưới tiêu cho cây hay nước chứa chì ngấm xuống lòng đất, tích tụ dần rồi làm hại cây trồng. Người dân ăn phải những rau, quả, thực vật đó có thể bị ngộ độc thực phẩm nặng, nguy hại tới sức khỏe. Không chỉ vậy, các nhà máy còn thải ra biết bao các loại khí thải độc hại có chứa các khí gây độc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người như lưu huỳnh dioxit, cácbon mono oxit,.. Các khí này không chỉ làm cho không khí trở nên ngột ngạt, bụi bặm mà còn gây ra các bệnh cực kì nguy hiểm. Ngoài các nhà máy, người dân trong xã cũng góp phần làm gia tăng sự ô nhiễm nói trên. Dòng sông Nghĩa Trụ bị ô nhiễm như bây giờ cũng có một phần rác thải của một số người dân đổ xuống sông. Không chỉ rác mà có những người vô ý thức còn vứt xác, vật dụng của người chết hay cả phế thải rắn. Những thứ đó đã làm con sông chết dần chết mòn, rồi mang trong nó biết bao dịch bệnh. Bãi rác thải Kiêu Kỵ cũng là một trong những nguyên nhân làm môi trường không khí của địa phương chúng em bị ô nhiễm nặng nề. Mỗi buổi chiều, gió thổi mùi hôi thối từ bãi rác thải về, toàn thể người dân trong xã đều phải hít loại khí thải độc hại đó. Hàng ngày, hàng tháng, hàng năm như thế thì bao người dân sẽ bị bệnh vì ô nhiễm. Ngoài ra, chỉ vì cái lợi trước mắt, những người nông dân đã sử dụng nhiều loại phân bón hóa học sẽ từ từ ngấm vào đất, làm đất đai bị bạc màu dẫn đến ô nhiễm đất, rồi tiếp tục ngấm xuống các mạch nước ngầm, gây độc hại cho nguồn nước sinh hoạt của người dân. Nguy hiểm nhất là việc đốt rơm, đốt rác và túi ni lông. Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khí oxi là thứ tất yếu duy trì sự sống. Vậy mà khi người dân đốt các các loại rác thải, một lượng khí độc lớn hơn sẽ được sinh ra và làm giảm lượng khí oxi trong không khí, rút ngắn sự sống của con người. Không những thế, khói bụi và các khí thải độc hại này có thể gây các bệnh rất nguy hiểm như bệnh bụi phổi, ung thư phổi có thể gây các bệnh rất nguy hiểm tới tính mạng của con người. Ngoài những nguyên nhân kể trên, những nguyên nhân khách quan như sự bùng nổ dân số hay sự biến đổi khí hậu cũng tác động xấu tới môi trường nơi quê em. Nhìn chung, tất cả những sự việc, hiện tượng trên đều làm ô nhiễm môi trường và cần được ngăn chặn. 3. Hậu quả Vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương ngày càng trầm trọng và nó sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước được. Hậu quả đáng kể đến nhất là môi trường sống của chúng ta sẽ bị ô nhiễm. Những người dân kém hiểu biết và có ý thức chưa tốt nên đã xả rác ra đường, ra môi trường dẫn đến môi trường sống bị ô nhiễm.Rác thải bị xả ra toàn là những chất thừa và khác nhau nên các chất đó sẽ kết hợp với nhau tạo thành những chất độc hại, dẫn đến cây trồng sẽ chết nhiều và nếu có sống được thì con người sẽ ăn phải và sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Không chỉ thế rác thải còn bốc mùi hòa với không khí và kết hợp tạo thành các chất khí độc hại như : sunfuro, axit sunfuric, cacbon đioxit,...Từ đó dẫn đến con người sẽ hít những khí đó vào và sẽ sinh ra bệnh về đường hô hấp. Những quán bán hàng rong bên đường hay gần những nơi có nhiều rác thải nên thức ăn sẽ bị chuyển thành chất có hại và con người ăn vào sẽ bị ngộ độc. Hậu quả tiếp theo là làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Rác thải đổ ra sông ngòi, ao, hồ, … sẽ làm cho nước bị chuyển đổi màu, đục và ô nhiễm. Ở dưới nước có rất nhiều loài thủy ngư sinh sống nên khi nước bị ô nhiễm thì chúng khó sống được và chết nổi lên trên mặt nước. Con người nhìn thấy nên đã lấy mang về ăn và bị ngộ độc. Con người hay ra sông tắm nên sẽ dẫn đến làn da của họ sẽ bị đổi màu và sẽ bị ung thư. Đặc biệt nhất là bao bì ni lông, khi chúng được thải bừa bãi ra môi trường sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng bởi đặc tính không phân hủy của plac-xtic. Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu, bao bì ni lông lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn đất. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống rãnh làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi trên nước làm chết động vật khi chúng nuốt phải. Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. III. Giải pháp 1. Để khắc phục những hậu quả trên, chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc môi trường bị ô nhiễm một phần lớn cũng do ý thức của người dân mà ra. Vì vậy, mọi người dân cần nâng cao ý thức của mình. Các cơ quan, các cấp lãnh đạo ở địa phương nên tuyên truyền cho mọi người biết tác hại, hậu quả và cách khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Mọi người dân không xả rác bừa bãi. Tích cực trồng cây để cải thiện môi trường. Nghiêm cấm chặt phá cây, không thải súc vật chết xuống sông. Hiện nay, các hộ gia đình ở Đa Tốn đã được phát 2 thùng chứa rác: một thùng chứa rác vô cơ và một thùng chứa rác hữu cơ giúp các nhà máy có thể tái chế dễ dàng và không gây ô nhiễm môi trường. 2. Các cơ quan, đoàn thể ở địa phương cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa để cải thiện môi trường. Tổ chức cho người dân sống ven sông, hồ,.. nên trồng bèo tây. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, khi sống bèo tây có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ môi trường : đó là việc thanh lọc ô nhiễm nguồn nước nhờ vào khả năng hấp thụ các kim loại như : chì, thủy ngân, … Khi trồng chúng ta chú ý chỉ tạo thành những dải bèo tây chiếm một phần nhỏ của dòng sông. Chúng ta hãy sử dụng nhiên liệu sạch thay cho những nhiên liệu độc hại. 3.Cơ quan chức năng ở các cấp nên thường xuyên kiểm tra định kỳ các nhà máy xem họ đã xử lý nước thải triệt để chưa trước khi xả ra môi trường? Đồng thời có biện pháp phù hợp với các nmhà máy nếu chưa thực hiện đúng quy trình. 4. Đoàn thanh niên, hội phụ nữ ở địa phương phát động chiến dịch thu gom giấy rác, khai thông dòng chảy, trồng cây xanh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. 5. Trường em tổ chức những phong trào thu gom giấy rác, giấy vụn, vệ sinh toàn trường vào thứ bảy hàng tuần. Và quan trọng là chúng ta phải hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông và chỉ sử dụng khi cần thiết. Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi gói thực phẩm. Nói ra những hiểu biết của mình cho mọi người xung quanh để cùng tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường. Chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường luôn luôn xanh-sạch-đẹp! Đa Tốn, ngày 12 tháng 12 năm 2014 Đồng tác giả 1) Đặng Trung Hiếu Kí tên 2) Đỗ Quốc Bình Kí tên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan