Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (vật lý 11) “ráng mỡ gà...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống (vật lý 11) “ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

.PDF
21
1847
108

Mô tả:

Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ - Địa chỉ: 560B Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội - Thông tin về học sinh: Lớp 11- lý 2 Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 1 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” A. TÊN TÌNH HUỐNG: “RÁNG MỠ GÀ, CÓ NHÀ THÌ GIỮ” B. MỤC ĐÍCH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng kiến thức liên môn để dự báo và phòng chống bão từ đó giảm thiểu những hậu quả do bão gây ra. C. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG : Qua đề tài, em đã áp dụng những kiến thức của những môn học như văn học, địa lý, lịch sử, vật lý, công nghệ… để dự báo và phòng chống bão. Cụ thể: - Về văn học: vận dụng tục ngữ ca dao nói về những hiện tượng xảy ra trước khi có bão. - Về địa lý: Vận dụng kiến thức địa lý như địa hình, hướng gió, vị trí địa lý,… có thể gây ra bão. - Về lịch sử: Điểm lại những cơn bão lớn trong lịch sử đã gây thiệt hại lớn. - Về vật lý và công nghệ: Các biện pháp phòng chống bão. D. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: I, Bão - kẻ thù của loài người 1, Bão được hình thành như thế nào? Bão là một xoáy thuận nhiệt đới được cấu trúc bởi khối khí nóng ẩm với dòng thăng rất mạnh xung quanh mắt bão, tạo hệ thống mây, mưa xoáy vào vùng trung tâm bão. Vùng gió xoáy thuận này có đường kính hàng trăm km và hình thành trên vùng biển nhiệt đới ở bắc bán cầu. Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.Nhà khí tượng Erik palmen đã tìm ra rằng bão chỉ có thể hình thành trên biển trong dải vĩ độ 5 - 20 độ vĩ hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26 – 27 độ C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh từ mặt biển để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành và lực coriolis dủ lớn để tạo xoáy, tạo điều kiện thuận lợi cho bão hình thành. Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 2 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Tại sao trước khi dông bão, chúng ta lại thấy trời quang mây tạnh và thậm chí là tuyệt đẹp? có một thực tế là trước mỗi trận bão, thời tiết có sự biến chuyển đặc biệt, vô tình tạo ra những khoảnh khắc thiên nhiên tuyệt đẹp và hiếm có. Ráng mỡ gà- nhìn màu sắc rất đẹp - nhưng lại là tín hiệu báo sắp có bão! Bão được hình thành từ dòng vận động đi lên của khí. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi cơn bão trong thời gian định hình, chúng sẽ bắt đầu hút không khí nóng ẩm từ môi trường xung quanh. Không khí sẽ đi qua mây, được “bắn” trả lại lên tầng cao nhất rồi đi xuống mặt đất. Trong hành trình đi xuống, không khí trở nên khô và ấm hơn vì đã bị hút hết độ ẩm trước đó. Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 3 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Vì không khí khô, nóng có tính chất ổn định hơn nóng ẩm nên kết quả chúng trở thành một lá chắn tạm thời cho cơn bão, ngăn chặn những phần khí không cần thiết “đột nhập” quá trình bão hình thành. Điều này lý giải cho tình trạng lặng gió khi không khí không được lưu thông một cách bình thường và bầu trời trở nên tuyệt đẹp trước khi có bão. 2, Những hậu quả nặng nề mà bão để lại: Bão có thể nói là một kẻ thù truyền kiếp của loài người, nó đi đến đâu thì đều gây ra ảnh hưởng vô cùng nặng nề tới đó. Ta sẽ làm sang tỏ điều này thông qua một số ví dụ cụ thể sau đây Số liệu về hậu quả bão Haiyan ở Philippines Theo số liệu mới nhất do Hội đồng quốc gia xử lý và giảm thiểu nguy cơ thiên tai của Philippines (NDRRMC) công bố ngày 19/11, bão Haiyan đã cướp đi sinh mạng của 3.892 người và làm 18.267 người bị thương. Một tuần sau khi cơn bão đi qua, hiện 1.602 người vẫn mất tích. Theo ước tính ban đầu của chính phủ Philippines, tổng thiệt hại trong khu vực bị ảnh hưởng của cơn bão Haiyan lên tới hơn 761 triệu peso (khoảng 17,7 triệu USD), trong đó khu vực nông nghiệp thiệt hại hơn 560 triệu peso Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 4 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” (13 triệu USD). Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ngày 19/11 cho biết bão Haiyan đã phá hủy 1/3 khu vực trồng lúa của Philippines và kêu gọi hỗtrợ khẩn cấp hạt giống mới cho nông dân nước này. 80 tỷ USD là tổn thất mà Mỹ phải gánh chịu sau khi siêu bão Sandy tràn qua các bang miền Đông Bắc nước này hồi cuối tháng 10 đầu tháng 11 vừa qua, trong đó New York và New Jersey là hai địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất. Đây là con số thiệt hại do thiên tai lớn nhất kể từ trước đến nay, cao hơn cả mức tàn phá của cơn bão Katrina hoành hành nước Mỹ hồi năm 2005. Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 5 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Phát biểu trước báo giới ngày 29/11, Thống đốc bang New Jersey Chris Christie cho biết cơn bão Sandy đã gây thiệt hại lên đến 37 tỷ USD cho nền kinh tế bang này. Theo thống kê, tại New Jersey, hơn 30.000 ngôi nhà và cửa hiệu bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hại do trận siêu bão, trong khi hàng triệu hộ gia đình bị mất điện. Thiệt hại do bão Sandy gây ra Khoảng 233.000 người dân bang này phải nhận viện trợ liên bang thông qua Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang (FEMA). Trong khi đó, Thống đốc bang Connecticut Dannel Malloy cũng buộc phải xin trợ cấp liên bang 3,2 tỷ USD để thay mới hoặc sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng bị hư hại sau trận bão Sandy, vốn đã bị phá hủy nghiêm trọng khi cơn bão Irene càn quét qua đây hồi tháng 8/2011 và trận bão mùa Đông ngày 7/11 vừa qua. Trước đó, ngày 28/11, Thị trưởng thành phố New York đã tới thủ đô Washington họp bàn với giới lãnh đạo cấp cao để xin khoản trợ cấp liên bang ước tính lên tới hàng tỷ USD cho bang New York. Hồi đầu tuần, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đã nâng mức dự báo thiệt hại do bão Sandy gây ra tại bang này lên 42 tỷ USD so với Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 6 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” ước tính trước đó. Tại bang New York, hơn 305.000 ngôi nhà và 265.000 cửa hiệu đã bị phá hủy. Với sức gió 80km/giờ, ngày 29/10, bão Sandy đã trở thành siêu bão lớn nhất đổ bộ vào bờ biển miền Đông nước Mỹ trong nhiều năm qua. Đây cũng được xem là cơn bão gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước này. Tại các bang mà cơn bão quét qua, nước lũ làm ngập hệ thống tàu điện ngầm và gây ách tắc giao thông. Hàng nghìn ngôi nhà bị phá hủy, mất điện tại 15 bang của Mỹ và hơn 2/3 số trạm xăng phải đóng cửa. II, CÓ NHÀ THÌ GIỮ 1, Những dấu hiệu trước bão: * Quan sát các hiện tượng trên biển: Sóng: trước khi bão đến, sóng biển bị gió bão thổi dồn thành từng đợt sóng lừng truyền đi trước bão 1.500 - 2.000 km, nhưng rõ rệt nhất là khi tâm bão còn cách xa chừng 1.000 km, lúc đó chưa có dấu hiệu gì về áp suất và gió. Sóng lừng do bão gây ra có hướng trùng với hướng di chuyển của bão. Sóng được truyền đi dưới tác dụng của gió có hướng khá ổn định. Nước biển: khi bơi hay lặn xuống nước cảm thấy nước biển nóng hơn bình thường, đồng thời thấy cá chết nổi lềnh bềnh thì sắp có bão. Hoặc khi lặn xuống nghe có tiếng réo ầm ầm từ xa tới, tiếng réo phía nào thì bão ở phía đó. Bình thường trong những ngày trời yên biển lặng thì biển ít có tiếng động. Khi ngoài biển có bão, gió to sóng lớn làm cho biển động réo ầm ầm, bà con ngư dân còn gọi là “biển kêu”, do tiếng động truyền đi trong nước nhanh hơn trong không khí. Một dấu hiệu nữa là sóng bão dồn vào bờ làm cho nước biển có mùi hôi tanh (của các vật từ dưới đáy biển xông lên), điều này rất dễ nhận thấy và là một hiện tượng báo hiệu là sắp có bão. Hoặc những giống tôm cua nhỏ thường sống ở những hòn đá ẩm ướt trên bãi biển, trước khi bão đến chúng thường rúc vào những đám cỏ gần bờ biển, những con sứa trắng trong lập lờ gần mặt nước biển cũng từ từ bơi ngược ra ngoài khơi, các loài chim biển như hải âu, hải yến chuyên sinh sống ngoài biển, rất ít khi bay vào bờ, chỉ Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 7 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” khi nào có bão chúng mới kéo nhau từng đàn, từng lũ bay vào sâu trong đất liền lánh nạn, đó cũng là dấu hiệu ngoài khơi đang có bão. * Quan sát mây và các hiện tượng quang học: Trước khi có bão bầu trời quang đãng, trong xanh và nắng nóng, oi bức ngột ngạt, sau đó có xuất hiện mây ti, thường xuất hiện khi tâm bão còn cách xa 1.000 km. Mây ti ở rìa bão thường quan sát thấy từng chùm, sợi trắng như lông tơ hoặc như đuôi ngựa, tức hình chữ V, hoặc như một dải lụa mỏng, thường có màu vàng mỡ gà, buổi sớm hay chiều có màu vàng hồng chói hồng hay đỏ thẫm (ngày có dông cũng có mây này nhưng người quan sát lão luyện có thể phân biệt được chỗ khác nhau về bề dày và về rìa mây) Mây này tiến dần vào đất liền theo gần đúng hướng đi của cơn bão. Bão vào gần thì trời sẽ bị một lớp mây che lấp như một tấm màn màu sữa (mây ti tầng). Trên lớp mây này thường có quầng xuất hiện, mây cứ thấp dần, dày dần, đen dần, có khi nổi lên những hình cục. Sau đó khi có mây thấp xuất hiện, màu xám, rải rác, xơ xác, bay rất nhanh và ngày càng nhiều. Lúc đó đã có mưa và gió thổi mạnh. Kinh nghiệm những người đi biển và quan sát trên đảo cho biết nếu mây có màu nhạt, xung quanh tơi như bông thì báo hiệu một cơn bão lớn và đã hình thành từ lâu; nếu mây rất trắng và từng khối rõ rệt thì báo hiệu cơn bão vừa mới phát sinh, phạm vi nhỏ nhưng mãnh liệt. Hướng di chuyển của mây ti (Ci) là hướng di chuyển của bão. Nếu ta thấy mây ti và Cs không thay đổi suốt một thời gian thì bão đang đi thẳng đến chỗ tàu. Khi đó thấy áp triều bị phá vỡ. Khi bão tới gần hơn thì thấy mây ti tầng (Cs) gây nên hiện tượng quầng sáng xung quanh mặt trời và mặt trăng. Lúc mặt trời mọc hay lặn, ngoài màu đỏ thẫm thường thấy hàng ngày, còn có màu vàng nhạt làm phản chiếu rõ bóng mây trên nền trời, thậm chí các tia sáng rẽ quạt lúc bình minh, hoặc hoàng hôn có màu xanh lục nhạt, đó là dấu hiệu báo bão cách nơi ta quan sát 80 - 100 km. Khi bão đến gần hơn, thấy có mây trung tích (Ac) bầu trời bị bao phủ một lớp mây như bức màn màu trắng sữa. Sau đó mây thấp dần, sẫm màu và biến thành màu xám xơ xác, rải rác từng cục bay rất nhanh và ngày càng nhiều, đó là khối mây vũ tầng khổng lồ, rồi mưa và gió ập đến, giật từng hồi ngày càng tăng, bầu trời thấp đen nghịt, sóng nổi lên và bão ập đến. * Cách dự báo thời tiết của dân gian: (tục ngữ Việt Nam): Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 8 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” “Đông Nam có chớp chéo nhau Thấp sát mặt biển hôm sau bão về” Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, gây nhiễu âm, cản trở hoạt động của máy thu thanh. Hướng có chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven biển nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chớp ở hướng Đông - Nam. Kinh nghiệm này đã được đúc kết thành ca dao nói trên. Sấm chớp Một kinh nghiệm khác của những người đi biển, hoặc trong cả thành phố: Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ba ngày, sau đó xuất hiện mây ti tích (một loại mây tầng cao ở độ cao khoảng 7km trở lên, gồm các đám, màn hoặc lớp mây mỏng không có bóng, cấu thành từ những phần tử rất nhỏ có hình dạng trông như những hạt hay nếp nhăn) hội tụ về một hướng chân trời. Đây là dấu hiệu cho thấy bão hoặc mưa lớn có thể đang di chuyển từ hướng đó tới. Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 9 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Giải thích về mặt khoa học, mưa lớn thường xảy ra khi xuất hiện 2 điều kiện. Một là nhiệt độ mặt đất cao, hai là không khí phải có độ ẩm cao. Không khí đã nóng lại ẩm, khiến cho nước ở bề mặt trái đất không thể bốc hơi được. Mồ hôi trên cơ thể người cũng khó khô đi. Khi ấy ta cảm thấy oi bức ngột ngạt khó chịu. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta thấy oi bức là chuẩn bị có mưa bão đâu nhé. Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống.” “Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều. Thông thường, trước khi bão, bầu trời quang đãng, trong xanh và nắng nóng, oi bức ngột ngạt, sau đó có xuất hiện mây "ti" (thường xuất hiện khi tâm bão còn cách xa 1.000km). Mây ti ở rìa bão thường xuất hiện từng chùm, sợi trắng như lông tơ hoặc như đuôi ngựa, hình chữ V, hoặc như một dải lụa mỏng, thường có mầu vàng mỡ gà. Ráng mỡ gà thế này là sắp bão Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 10 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” 2, Cách phòng tránh bão: Một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới: * Biện pháp 1: Các băng rôn hoặc khẩu hiệu rất gây ấn tượng như: Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 11 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 12 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” * Biện pháp 2: Kỹ thuật chằng chống tốc mái, đổ nhà *) Trước mùa mưa bão (trước tháng 6): a. Nhà ở: - Xây dựng các nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng bão, áp thấp nhiệt đới. Ở các cửa biển, ven biển, nơi trống trải, nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibro xi măng, ngói có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có bão, áp thấp nhiệt đới. - Một số biện pháp chằng chống nhà cửa: · Đối với nhà mái lá: dùng giằng chữ A và dây neo để chống tốc mái, đổ nhà. · Đối với nhà mái tôn, fibro xi măng: Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 13 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” + Chống tốc mái tôn, fibro xi măng bằng bao cát: + Đối với nhà mái ngói: - Kinh nghiệm ở một số vùng thường xuyên có bão, áp thấp nhiệt đới để bảo đảm an toàn tính mạng, người ta làm hầm trú ẩn như sau: tìm một vùng đất cao không bị ngập nước, xung quanh không có cột điện, cây cối lớn. Sau Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 14 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” đó đào sâu khu đất xuống khoảng 0,5m, dùng bao cát chắn xung quanh dày 2-3 lớp cao khoảng 1,5m, không nên chắn cao đề phòng gió cuốn, phía trên phủ bằng vật liệu nhẹ. Tùy theo độ rộng, mỗi hầm như vậy có thể cho vài chục người trú ẩn khá an toàn. b. Công trình xây dựng: sửa chữa những công trình xuống cấp không đảm bảo an toàn, nhất là chung cư cũ; khi xây dựng công trình mới cần tính toán đến khả năng chịu lực của công trình trước sự tác động của gió bão, áp thấp nhiệt đới. c. Cây xanh: chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện…; có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới. d. Điện, viễn thông: duy tu, sửa chữa đường dây điện, đường dây viễn thông không đảm bảo an toàn và từng bước ngầm hóa hệ thống đường dây điện, đường dây viễn thông, nhất là ở khu vực nội thành. đ. Phương tiện, tàu thuyền: kiểm tra số lượng tàu thuyền, kiểm tra đăng kiểm, ngư trường hoạt động của tàu thuyền. Đối với các tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng, sẽ không gia hạn hoạt động; đối với các tàu thuyền không trang bị đủ các phương tiện an toàn thì buộc chủ tàu thuyền phải trang bị đủ mới được gia hạn hoạt động. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển, đào tạo thuyền trưởng hạng nhỏ cho ngư dân. e. Công trình phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp: kiểm tra, gia cố bờ vùng, bờ thửa, sửa chữa các đập, cống bọng, trang bị lại các nắp cống bị hư hỏng, bổ sung nắp cống còn thiếu; kiểm tra và sửa chữa các máy bơm, trạm bơm tiêu, nạo vét kênh mương… nhằm bảo vệ sản xuất, bảo vệ ao hồ nuôi trồng thủy sản. g. Giao thông: - Kiểm tra hệ thống thoát nước, nạo vét các hố ga, cống rãnh bị bồi lắng, lắp đặt mới hệ thống cống… nhằm đảm bảo cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa bão; - Kiểm tra, nâng cấp, sửa chữa các cây cầu yếu, không đảm bảo an toàn; - Kiểm tra hoạt động của các bến đò ngang, đò dọc, nhất là việc trang bị các thiết bị an toàn và tải trọng cho phép của các đò… *) Ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới: a. Đang ở trong nhà kiên cố: - Bịt kín cửa và các khe cửa, cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới càng tốt, vì vậy phải đóng kín cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà. Nhà kiên cố vẫn có thể bị tàn phá, cho dù không bị sập. Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 15 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” - Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà. b. Đang ở trong nhà không kiên cố: - Nên chủ động sơ tán đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản; - Nếu có đào hầm trú ẩn thì phải nhanh chóng sơ tán xuống hầm. c. Đang đi trên đường: nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo… dễ gây tai nạn. d. Đang ở trên tàu thuyền: Thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết. Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới. - Tàu thuyền đang ở xa bờ biển: + Điều khiển tàu thuyền tránh xa vùng bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng đi tới: · Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên phải hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới thì phải cho tàu thuyền chạy ngược gió, gió thổi lệch mũi trước mạn phải, góc lệch lớn hay nhỏ tùy thộc vào sức đẩy của tàu thuyền, tức là chạy về hướng Bắc - Đông Bắc; Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 16 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” · Nếu tàu thuyền đang nằm ở phía bên trái hoặc ở ngay trên đường bão, áp thấp nhiệt đới đang di chuyển tới thì cho tàu thuyền chạy xuôi gió, gió thổi vào đuôi tàu thuyền từ mạn phải, tức là chạy về hướng Nam - Tây Nam. Cần chú ý rằng, điều khiển tàu thuyền tránh bão, áp thấp nhiệt đới trên biển phải luôn luôn giữ cho tàu thuyền cách tâm bão, áp thấp nhiệt đới một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400 km - khoảng 200 hải lý. + Điều khiển tàu thuyền thoát ra khỏi vùng bão, áp thấp nhiệt đới: Khi không thể tránh xa vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới mà lọt vào vùng gió bão, áp thấp nhiệt đới, người điều khiển phương tiện phải bình tĩnh, tập trung mọi khả năng đưa tàu thuyền nhanh chóng thoát ra khỏi vùng bão, áp thấp nhiệt đới bằng cách: · Khi tàu thuyền nằm ở nửa bão, áp thấp nhiệt đới bên phải thì điều khiển cho tàu thuyền chạy ngược gió, sao cho gió thực thổi vào mũi tàu thuyền lệch mạn phải một góc 30 - 45 độ (theo các vị trí 1, 2 sơ đồ), giữ cho tàu thuyền chạy theo hướng đó cho tới khi thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; · Khi tàu thuyền nằm ở nửa bão, áp thấp nhiệt đới bên trái thì phải điều khiển tàu thuyền chạy xuôi gió, sao cho gió thổi vào đuôi tàu thuyền lệch mạn phải một góc 30 - 45 độ (vị trí 3 sơ đồ). Tiếp tục điều khiển tàu thuyền chạy theo hướng đó cho đến khi thấy gió chuyển sang hướng Nam, tức tàu thuyền đã ở xa phần tư bão, áp thấp nhiệt đới bên trái phía sau, cường độ gió đã suy yếu là tàu thuyền đã gần ra khỏi vùng nguy hiểm (vị trí 4 sơ đồ). Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 17 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” + Điều khiển tàu thuyền chống đỡ với sóng cao, gió mạnh trong vùng gần tâm bão, áp thấp nhiệt đới: · Ở vùng gần tâm bão, áp thấp nhiệt đới có gió xoáy rất mạnh, cường độ mưa lớn, tầm nhìn hạn chế, sóng biển hỗn độn và có sức tàn phá lớn, biển động dữ dội. Để giảm bớt sức đập của sóng, có thể thực hiện một số biện pháp như: thả dầu nhờn xuống biển, vứt các hàng hóa, thiết bị nặng cồng kềnh trên boong tàu thuyền xuống biển để tăng độ cân bằng cho tàu thuyền; · Điều khiển tàu thuyền chạy ngược sóng hoặc chạy theo hướng sao cho gió thổi chếch mũi mạn phải một góc thích hợp hoặc điều khiển tàu thuyền chạy theo hướng sóng sao cho gió thổi chếch mũi đến chếch lái mạn phải. Không lái tàu thuyền đi theo rãnh sóng vì như vậy tàu thuyền sẽ bị lắc ngang mạnh rất dễ bị lật úp hoặc gãy bánh lái. Trong mọi trường hợp, điều tối kỵ là lái hoặc bỏ mặc cho tàu thuyền trôi xuôi theo gió, bởi vì gió bão, áp thấp nhiệt đới sẽ cuốn tàu thuyền ngày càng gần tâm bão hơn, tức là vào vùng nguy hiểm hơn; · Khi chạy xuôi theo hướng sóng, để cho tàu thuyền giảm bớt sức đập của sóng thì điều chỉnh hướng đi của tàu thuyền đối với hướng sóng ở góc mạn phải khoảng 150 - 160 độ (vị trí A sơ đồ). Trong trường hợp tàu chạy ngược sóng, góc lệch khoảng 20 - 30 độ (vị trí B sơ đồ); Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 18 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” · Khi muốn thay đổi hướng đi của tàu thuyền phải chọn thời điểm sóng nhỏ nhất. Nếu chuyển hướng ngược sóng thì phải tăng tốc để tàu thuyền lướt nhanh ngang sóng, rút ngắn thời gian chịu gió ngang. Nếu chuyển hướng xuôi sóng thì lúc đầu cho tàu thuyền chạy với tốc độ trung bình, sau từ từ tăng lên. Nếu góc chuyển hướng lớn thì chia làm nhiều lần, mỗi lần cho tàu thuyền quay một góc khoảng 20 - 30 độ để giữ cho tàu thuyền được cân bằng hơn trong sóng gió. - Tàu thuyền đang ở ven bờ, gần bờ biển và trên sông: phải di chuyển vào bờ, vào bến cảng tìm nơi trú ẩn an toàn, neo đậu tàu thuyền đúng kỹ thuật để không bị hư hỏng khi có sóng to, gió lớn. Tuyệt đối không để ngư dân, thuyền viên ở lại trên tàu thuyền trong thời gian có bão, áp thấp nhiệt đới. đ. Neo đậu tàu thuyền khi có bão, áp thấp nhiệt đới: Khi có bão, áp thấp nhiệt đới neo đậu tàu thuyền không đúng chỗ, không đúng cách thì vẫn bị thiệt hại do tàu thuyền va đập vào nhau và do sóng đánh lật úp tàu. Để hạn chế thiệt hại, khi neo đậu tàu thuyền cần chú ý: - Những lưu ý chung: + Ở những bến bãi không có cầu tàu thuyền thì neo đậu tàu thuyền theo hướng thẳng góc với bờ, giữ cho khoảng cách giữa các tàu thuyền đủ rộng để tránh va đập vào nhau. Tuyệt đối không neo đậu tàu thuyền theo hướng song song với bờ, vì như thế tàu thuyền rất dễ bị sóng đánh thẳng vào mạn làm lật úp tàu. Thả cả neo đáy và neo bờ để giữ cho tàu thuyền cố định; + Sử dụng các lốp (vỏ) xe hơi cũ treo ở thành tàu thuyền, mạn tàu thuyền và cả mũi tàu thuyền để hạn chế va đập vào nhau và va đập vào cầu tàu thuyền; + Không neo đậu tàu thuyền dưới hoặc bên cạnh các cầu giao thông, không lấy trụ cầu để buộc neo. Neo đậu trong các Khu neo đậu tránh trú bão: + Tốt nhất neo đậu tàu một mình riêng biệt, sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với bất cứ vật gì và không Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 19 Bài dự thi “cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” bị mắc cạn. Thả 01-02 neo trước mũi tàu, chiều dài dây neo bằng 5-7 lần độ sâu nơi thả neo; + Nếu trong Khu neo đậu có các phao bù, hoặc cọc neo buộc tàu, tàu buộc chặt dây neo mũi vào phao bù hoặc cọc neo và xông dây neo ra một khoảng độ dài 5-7 m, sau đó thả thêm neo đằng lái; + Nếu trong Khu neo đậu không có phao bù hoặc cọc neo và có nhiều tàu neo đậu, thì cần neo tàu theo hướng lái vào bờ, chằng buộc vào các vật sẵn có trên bờ và thả thêm 02 neo phía mũi tàu. Tối đa chỉ được neo 03 tàu liền nhau và giữa các tàu phải có đệm chống va và giây liên kết. - Neo đậu ở đầm phá, vụng, vịnh ven biển: + Chọn nơi khuất gió và đáy biển là cát, cát pha sét hoặc sét, neo một mình cách biệt với các tàu khác và cách xa các vách đá và các chướng ngại vật khác, thả 01- 02 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5-7 độ sâu nơi thả neo; + Đối với tàu thuyền nhỏ, có thể kéo lên bờ cách xa mép nước càng tốt, kê kích, chằng buộc chắc chắn hoặc tháo máy đưa lên bờ, đánh chìm tàu tại nơi neo đậu. - Yêu cầu kỹ thuật về neo và dây neo: + Có thể sử dụng các loại neo sau để neo tàu: · Neo Hall: dùng với tàu vỏ thép, hoặc tàu có kích thước lớn, có tời thu neo; · Neo Hải quân: dùng với các tàu vỏ gỗ có chiều dài dưới 20 m. + Mỗi tàu cá phải trang bị ít nhất 02 neo. e.Dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng, vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa to, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh… g. Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nuôi trồng thủy, hải sản trước khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ để giảm thiểu thiệt hại. Lớp 11 Lý 2 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan