Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn công nghệ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn môn công nghệ 9 tên tình huống “ biện pháp trồng cây cảnh trong vườn trường đạt hiệu quả

.DOC
5
433
126

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO QUẬN NAM TỪ LIÊM TRƯỜNG THCS PHƯƠNG CANH  Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Đ/C: Tổ dân phố Hòe Thị 1-Phường Phương Canh Quận Nam Từ Liêm - Điện thoại: 04 3834 9155 - Email: [email protected] - Tên tình huống: “ BIỆN PHÁP TRỒNG CÂY CẢNH TRONG VƯỜN TRƯỜNG ĐẠT HIỆU QUẢ” - Môn học chính được HS vận dụng trong giải quyết tình huống: Công nghệ - Các môn học tích hợp: Toán, Vật lý, Sinh học Họ và tên học sinh: Bùi Thu Trà Lớp 9A 1.Tên tình huống “ BIỆN PHÁP TRỒNG CÂY CẢNH TRONG VƯỜN TRƯỜNG ĐẠT HIỆU QUẢ” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng cây cảnh, thiết kế vườn trường giúp cho khung cảnh sư phạm nhà trường thêm tươi đẹp. 3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau: - Về Toán học + Đo khoảng cách giữa các cây cảnh dâm bụt, hoa đơn đỏ, ngâu, thiết mộc lan (cách nhau từ khoảng 1m tới 1m20cm ) -Về Vật lý Thiết kế cây dâm bụt,hoa đơn đỏ, ngâu, thiết mộc lan trên một khu đất quang tạo vườn trường, thiết kế đất sao cho đất trồng cây dâm bụt, hoa đơn đỏ, ngâu, thiết mộc lan nằm trên một mặt phẳng, tránh để đất chỗ cao chỗ thấp. Khu đất trống -Về Sinh học Chăm bón cho cây trồng -Về Công nghệ + Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích. + Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Khu đất sau khi trồng cây 4+5. Giải giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống. -Trồng cây cảnh không nhất thiết phải trên các khu đất màu mỡ mà ta có thể trồng ở các vùng đất khô cằn, hay trên các khu đất bị bỏ hoang. Ta có thể chăm bón vun xới để làm tăng độ phì nhiêu cho đất, hay sử dụng những phế phẩm trong nông nghiệp để cải thiện đất trong cây trồng. Ví dụ như ta có thể sử dụng trấu là sản phẩm thừa ta thu được khi xay xát thóc, đem về ủ ở nơi ẩm ướt cho hoại mục, sau đó đem vun xới trực tiếp vào đất trồng cây cảnh ( chỉ vun xới vào những chỗ đất trồng cây cảnh). Hoặc sau khi đào hố trồng dâm bụt, hoa đơn đỏ sâu khoảng từ 2530cm, ta có thể trải một lớp trấu đã hoại mục vào vào hố rồi đặt cây giống vào hố cây trồng rồi trải thêm một lớp nữa để đảm bảo dinh dưỡng cho cây giống bắt đầu phát triển. - Khi chọn giống lưu ý chọn những cây giống to có mầm cây đã trồi lá tránh chọn những cây giống nhỏ, có màu vàng vì đây là những cây đã có bệnh khi trồng sẽ sinh trưởng chậm thậm chí còn bị ủng và lây lan sang giống khác. - Khi trồng dâm bụt, hoa đơn đỏ mỗi hố ta đặt 1 cây để đảm bảo mỗi hố cây đều có những cây có thể phát triển. - Khi trồng dâm bụt, hoa đơn đỏ, ngâu, thiết mộc lan ta nên để một lớp phân hoại mục dưới hố sau đó đặt cây giống vào rồi phủ một lớp đất lên trên, tránh đào hố quá sâu. -Cần thường xuyên kiểm tra cây và bắt sâu tránh để sâu ăn lá vì như vậy sẽ làm hỏng cây. -Nên thường xuyên tỉa lá và có thể dùng chính những lá đó làm phân bón cho cây. Cho lá hái được vào một số chiếc thùng to hoặc ta có thể đào 1 chiếc hố rồi lót vải bạt áo mưa vào trong lòng hố rồi cho lá vào. Đổ nước lã vào những chiếc thùng hoặc chiếc hố đó để lá cây tự phân hủy. Sau đó khoảng 2 tuần, khi lá cây đã phân hủy hết thì đem nước đó tưới cho các cây trồng. Biện pháp đó vừa tiết kiệm lại có hiệu quả rất tốt. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Các biện pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ như việc hái lá cây cảnh cho vào ngâm nước để làm phân bón cũng là dựa trên cơ sở môn công nghệ : Khi lá cây dụng xuống đất và tự phân hủy góp phần làm tăng nguồn dinh dưỡng cho đất. Đó có thể là một cách rất dễ để làm ra phân bón cho cây nhưng lại rất ít người tìm ra được cách vừa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm đó. Hầu như chúng ta chỉ biết sử dụng những thứ đã có sẵn như : phân lân, phân đạm, thuốc trừ sâu,.....mà không biết tận dụng những gì chính chúng ta đang có. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp dụng đúng cách và hợp lý với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng suất cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Dâm but,hoa đơn đỏ là loại cây rất dễ trồng trong nông nghiệp, mất rất ít thời gian chăm sóc. Trên đây là một số học hỏi của bản thân tôi về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Tôi mong rằng các biện pháp trên sẽ được áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả cao tạo cảnh đẹp thêm sinh động trong vườn cây cảnh của nhà trường. Chúc cho những người trồng cây cảnh có một mùa bội thu và năng suất đạt chất lượng cao. Hà Nội ngày 6/1/ 2015 Học sinh Bùi Thu Trà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan