Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học ...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học mô hình đa dạng hóa nông sản

.DOC
10
2038
145

Mô tả:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC  - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh: Long An - Trường: THPT Chuyên Long An - Địa chỉ: 213A, Nguyễn Thái Bình, Phường 3, Thành phố Tân An, Tỉnh Long An. - Điện thoại: 072 6251060 (Trường) - 01234534554 - Email: [email protected] - Họ và tên học sinh (hoặc nhóm học sinh): 1. Trương Minh Tuyến 2. Trương Thanh Tâm 3. Nguyễn Khánh Vy 0|Page BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN BÀI: MÔ HÌNH ĐA DẠNG HÓA NÔNG SẢN 1. Tên tình huống “MÔ HÌNH ĐA DẠNG HÓA NÔNG SẢN” 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Vận dụng kiến thức liên môn để áp dụng vào kết hợp chăn nuôi và trồng trọt, giúp người nông dân đồng thời tạo ra nhiều loại nông sản, lại có thể nâng cao hiệu suất kinh tế. 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống Hiện nay ở các vùng nông thôn, người nông dân chỉ chọn trồng lúa, cây ăn quả hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, với mô hình của chúng em có thể giúp người nông dân trong cùng một thời gian, diện tích có thể vừa trồng trọt, chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm, nuôi cá, tiết kiệm chi phí thức ăn, phân bón. 4. Giải pháp giải quyết tình huống Trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau, như là: 1|Page - Công nghệ: Một số kiến thức chăn nuôi (heo, gà), trồng trọt (chọn loại cây trồng phù hợp) - Vật lý: Thiết kế, xây dựng chuồng trại phù hợp - Toán học: đo đạc, tính toán diện tích trồng trọt từ đó cân đối được số lượng cây trồng và vật nuôi. - Sinh học: chăm bón cây trồng, kết hợp nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống a. Khu chăn nuôi kết hợp: - Diện tích: 40 m2 ( 5m x 8m) - Vật liệu xây dựng: xi măng, tôn, lá dừa nước - Hệ thống nước thải: sử dụng ống nhựa chuyên dụng. - Loại vật nuôi: Heo, gà - Số lượng vật nuôi: Gà: Trên 400 con. Heo: 50 con. Ở tầng dưới cùng, là ao nuôi cá phi. Đặt ao nuôi cá ở tầng cuối cùng, có thể tận dụng được phân gà làm thức ăn cho cá, đồng thời có thể dùng nước để tưới cây ở khu trồng trọt bên cạnh. Tầng thứ nhất, dùng để chăn nuôi heo thịt, với diện tích là 40m2 chúng ta sẽ nuôi được khoảng 50 con heo thịt, phân bố theo mật độ 0,8m2/con, phân heo khi thải ra được dẫn đến trực tiếp hầm biogas, 2|Page khi đó người nông dân có thể dùng máy phát điện chạy bằng khí biogas, để thắp sáng đèn, cung cấp điện cho toàn bộ khu chăn nuôi. Nhờ đó tiết kiệm được một lượng lớn kinh phí cho năng lượng điện. Tầng trên cùng, chúng em dùng để nuôi gà đẻ trứng. Với diện tích có thể nuôi được hơn 400 con gà đẻ trứng, phân bố theo mật độ 0,12m2/con. Người nông dân nên xây dựng, lắp đặt chuồng trại theo 6 dãy mỗi dãy gồm 3 tầng với chiều rộng 0.4m, chiều dài 7m (1m dành cho lối đi, khoảng cách giữa mỗi dãy là 0.8m) để nuôi được số lượng gà nhiều nhất. 3|Page Ở tầng này, sàn sẽ được thiết kế nghiêng, đủ để khi nước xả ra, phân gà sẽ theo đường ống, xuống ao nuôi cá bên dưới, làm nguồn thức ăn dồi dào cho cá, chúng ta sẽ tiếp kiệm được một khoản lớn chi phí thức ăn. 4|Page Đồng thời, chúng em muốn nói đến thiết kế đường đi lên của mô hình. Một khi đã nghĩ đến việc nuôi heo, gà trên cao, chúng em đã nghiên cứu về việc làm sao để đưa heo, gà lên mà ít tốn công sức nhất. Đường đi lên sẽ là một dốc lài, dẫn lên trên, hai bên được xây kín lên, nên việc dẫn heo, gà lên tầng trên sẽ dễ dàng hơn. Đường đi sẽ bắt đầu từ đất, bọc ra phía trước chuồng heo, vừa giúp chúng ta dễ dàng cho heo ăn vừa là lối đi dẫn lên tầng trên (chuồng gà). Như vậy, đường đi sẽ có chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc làm bậc thang, lại dễ dàng cho heo, gà di chuyển. Nuôi heo thịt trong vòng: 5 – 6 tháng. Nuôi gà đẻ trứng trong vòng: sau 6 tháng sẽ bắt đầu đẻ trứng Cho nên việc kết hợp hai loại gia súc và gia cầm là hoàn toàn phù hợp. 5|Page b. Khu trồng trọt: - Loại cây: tùy thuộc vào mục đích trồng trọt, người nông dân có thể tùy chọn loại rau, củ hợp lí nhất. - Hệ thống nước: nước được lấy trực tiếp từ ao nuôi cá, do nước trong ao đã chứa một lượng phân gà, nên chi phí phân bón cho cây trồng hầu như được cắt giảm. Khu trồng trọt được tách biệt với khu chăn nuôi bằng hệ thống phun nước. Hệ thống phun nước được thiết kế để lấy nước từ ao nuôi cá để tưới cây. Vừa giúp tiết kiệm được một phần chi phí phân bón, do trong nước đã chứa phân gà, đồng thời còn tiết kiệm công sức cho người nông dân. Thay vì phải xách nước tưới từng cây thì khi lắp đặt hệ thống này, nước sẽ được trực tiếp tưới lên cây qua việc sử 6|Page dụng vòi nước tự động. Việc sử dụng phân bón là phân từ khu chăn nuôi, góp phần hạn chế sử dụng phân bón hóa học trong trồng trọt. c. Lợi ích từ mô hình trên: - Tiết kiệm diện tích: trên cùng một diện tích mà trước kia người nông dân chỉ có thể hoặc là trồng trọt, hoặc là chăn nuôi thì giờ đây có thể vừa trồng trọt lẫn chăn nuôi. - Sản phẩm và giá trị dinh dưỡng: đây là mô hình dựa trên sự phát triển bền vững, nên sản phẩm vừa đa dạng lại đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho con người. Mô hình này sẽ cung cấp cho chúng ta những loại rau, hoa quả sạch (do được bón phân trực tiếp là phân gà từ khu chăn nuôi), thịt gà, thịt heo và cả trứng gà sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. - Mô hình và việc bảo vệ môi trường: nhờ việc tận dụng tối đa cả những chất thải từ khu chăn nuôi, vấn đề nước thải chăn nuôi hoàn toàn được giải quyết triệt để, trong trồng trọt, do đã sử dụng phân bón là phân gà từ khu chăn nuôi, hạn chế sử dụng phân bón hóa học. - Mô hình và những lợi ích kinh tế hướng đến: đồng thời trong cùng một thời gian, vừa có thể chăn nuôi heo, gà, cá lại có thể trồng cây, sản phẩm vô cùng đa dạng, tất nhiên hiệu quả kinh tế cũng theo đó mà đi lên. Thêm vào đó việc thức ăn cho cá và phân bón cho cây trồng được cắt giảm, chi phí nuôi trồng cũng được giảm. Vì vậy, mô hình này hoàn toàn hứa hẹn giúp người 7|Page nông dân cải thiện thu nhập, đưa thu nhập đó dần đi vào ổn định, cải thiện đời sống. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Các nghiên cứu trên đều được lấy từ những kiến thức thực tế và những kiến thức đã được học trong các môn học. Ví dụ: khi ta ứng dụng được những kiến thức vật lí trong việc thiết kế và xây dựng chuồng trại, ta sẽ dễ dàng tìm ra được hướng xử lí cho sàn của tầng nuôi gà, cần nghiêng để có thể xả hết phân gà xuống dưới ao cá theo đường ống đã được thiết kế sẵn. Với những nghiên cứu trên, kết hợp với kinh nghiệm trồng trọt và chăn nuôi của người nông dân thì chắc chắn chúng ta sẽ thu được những sản phẩm chất lượng nhất, đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên đây là những nghiên cứu của chúng em về việc kết hợp trồng trọt và chăn nuôi dựa trên những kiến thức từ thực tế và những kiến thức đã học. Chúng em mong những nghiên cứu trên sẽ được đưa vào thực tế, phần nào cải thiện được cuộc sống của người nông dân. 8|Page Để thực hiện được đề tài này, chúng em đã tham khảo một số tài liệu về nông nghiệp, sinh lí vật nuôi, kĩ thuật xây dựng chuồng trại cơ bản từ các trang web:    http://www.wikipedia.org http://ccrd.com.vn http://idoc.vn Bên cạnh đó chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Quốc Phong đã cho chúng em những ý kiến bổ ích để hoàn thiện đề tài này. Cảm ơn bạn Phạm Thị Bạch Ngọc đã giúp đỡ chúng em trong công tác thiết kế. Cảm ơn trường THPT Chuyên Long An và Sở Giáo dục Đào tạo Long An đã tạo một sân chơi cho chúng em có thể vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường. 9|Page
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan