Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 7 Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống-Nhân dịp kỉ niệm 60 năm...

Tài liệu Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống-Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ Đô, trường em được đón các bạn học sinh tiêu biểu từ Lâm Đồng đến thăm, các bạn ấy muốn tìm hiểu về ẩm thực chốn kinh kì. Em được nhà trường phân công viết một bài văn giới thiệu về “Cốm Vòng” - một đặc sản của Hà Thành.

.DOC
11
519
108

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HAI BÀ TRƯNG BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN Họ và tên học sinh: Phạm Vũ Thủy Nguyên Ngày sinh: 07/12/2000 Lớp: 9A5 Trường: Trung học cơ sở Nguyễn Phong Sắc Địa chỉ: Số 44 - Đại La - Phường Trương Định - Quận Hai Bà Trưng - Thành phố Hà Nội Điện thoại: 043.9766179 Email: [email protected] Hµ Néi, th¸ng 11 n¨m 2014 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 THUYẾT MINH VỀ MỘT MÓN ĂN DÂN TỘC 1. Tình huống cần giải quyết là: Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ Đô, trường em được đón các bạn học sinh tiêu biểu từ Lâm Đồng đến thăm, các bạn ấy muốn tìm hiểu về ẩm thực chốn kinh kì. Em được nhà trường phân công viết một bài văn giới thiệu về “Cốm Vòng” - một đặc sản của Hà Thành. 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Nguồn gốc + Nguyên liệu làm cốm + Cách làm cốm + Cách thưởng thức cốm + Cốm gắn với những nét đẹp trong thơ, ca, nhạc, họa 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức khách quan về cốm: - Nguồn gốc của cốm - Quy trình làm cốm. - Cách thưởng thức cốm. - Cốm gắn với nét văn hóa của người Hà Thành 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử - nguồn gốc hình thành và phát triển Cốm qua các thời đại; 2 - Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn; những câu thơ, ca dao viết về Cốm Vòng. - Địa lí: Vị trí của làng Vòng - Âm nhạc: Những bài hát về hồ Cốm Vòng - Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu mến, tự hào và gìn giữ một nét đẹp trong ẩm thực của Hà Nội. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính  Tìm hiểu  Trao đổi  Viết thành bài văn. * Tư liệu sử dụng: Những cuốn sách viết về Cốm, bài văn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam. * Ứng dụng công nghệ thông tin: tìm kiếm tư liệu, tranh ảnh, trên mạng In-tơ-nét. Từ các kiến thức có được, em triển khai viết thành bài văn thuyết minh như sau: Trên khắp nẻo đường đát Việt, đâu đâu cũng có những sản vật đặc trưng làm níu chân du khách. Là người Hà Nội, từ nhỏ tôi đã được bà, được mẹ dạy cho rất nhiều điều về ẩm thực Hà Thành nhưng có một món mà không dễ gì học được đó là Cốm làng Vòng. Đặc sản Cốm Vòng 3 Cứ mỗi độ thu về Hà Nội lại nồng nàn hương cốm. Từ lâu cốm là loại quà đặc trưng của Hà Nội và được đông đảo người dân thủ đô yêu thích. Cốm mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, nên để thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế. “Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió. Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ. Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua…”, những câu hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã thay cho lời chào sâu lắng, đặc trưng của mùa thu Hà Nội! Những câu hát du dương ấy như xoáy vào lòng ta nỗi nhớ bâng khuâng về mùa thu Hà Nội, về hoa sữa, về cơm nguội vàng, về cây bàng lá đỏ và không thể thiếu đó là hương cốm nồng nàn. Làng Vòng nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm: Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn! Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến. Cứ mỗi lần làm là một lần rút kinh nghiệm, sáng tạo thêm nên hạt cốm ngày càng xanh, càng mỏng, càng dẻo, càng thơm. Và cốm làng Vòng vượt qua khỏi lũy tre làng, theo những gói quà, những gánh hàng rong đến với người thân, đến với người ăn chơi sành điệu, rồi trở thành đặc sản quý tiến vua các triều Lý (1009-1225), trở thành món ăn tao nhã nổi tiếng của người Tràng An. Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần 3 tháng, bắt đầu từ mồng 1 tháng 7 âm lịch trở đi. Cốm được làm từ lúa nếp non, ngon nhất là cốm làm từ nếp cái hoa vàng trong cả hai mùa lúa chiêm và lúa mùa. Và người làm cốm thường dùng lúa mùa vào khoảng cuối hè đầu thu (khoảng rằm tháng 7 đến hết tháng 9 âm lịch). Vào 4 tháng 4, tháng 5 âm lịch có nơi như ở cánh đồng Gôi (Dịch vọng, Từ Liêm, Hà Nội) đã gặt lúa sớm nên đã có cốm bán gọi là cốm chiêm. Thu hoạch lúa nếp non làm cốm Từ bao đời nay cốm làng Vòng đã nức tiếng khắp cả nước. Nói đến cốm Vòng phải là thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng qua kỳ đổ sữa. Để làm nên những hạt cốm thơm ngon phải qua rất nhiều công đoạn. Khi cây lúa hoe hoe vàng, chỉ mười ngày nữa là gặt rộ cũng là lúc người làng Vòng đi chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy về chế biến. Muốn cốm ngon thì phải cắt lúa đúng lúc. Lúc già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Lúa non quá, hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhão mất ngon. Thường lúa gặt hôm nào đem rang và giã luôn hôm đó. Rang lúa sao cho vừa lửa. Để giữ được nhiệt, bếp lò rang cốm phải đắp bằng xỉ than có bề dày 15cm trên miệng, 40cm dưới chân, nhưng không đốt bằng than (nhiệt lượng quá cao) mà phải dùng củi (dễ điều chỉnh lửa), hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu là công đoạn khó nhất trong nghề làm cốm. Lúc đầu rang vừa lửa, khi hạt thóc tái trắng thì bớt lửa. Hạt thóc rang phải đảo liên tục, sao cho nóng đều. Rang 30 phút thì xem thử, mỗi lần thử bốc lấy 5 hạt đặt lên một miếng gỗ, lấy ngón tay cái miết mạnh lên từng hạt thóc, nếu thấy "2 quằn 3 róc" - tức 2 hạt chưa róc vỏ nhưng quằn lại, 3 hạt róc vỏ nhưng không quằn - là được. 5 Hạt lúa đã được tuốt Rang cốm Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5 kg. Giã mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra, sảy trấu đi, lại giã, tới 7 lần, mỗi lần phải tùy theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã thứ 5 phải phân cốm ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp chày nhè nhẹ, nhịp nhàng, đều đều và khoan thai như vậy cốm mới mịn và dẻo. 6 Gĩa cốm Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá; Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng, thanh cao. Cốm phải được gói trong lá sen để giữ hương thơm nguyên thủy của cốm Mang trong mình hương vị riêng của Hà Nội, nên để thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế. Cốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương hoa sen tinh khiết hoặc lá khoai ráy xanh non, bóng nõn mỡ màng và buộc bằng sợi rơm vàng óng. Các bà, các mẹ bán cốm thường ăn mặc theo lối xưa với khăn xếp, áo cánh cổ lá sen, gánh đôi thúng với một bó lạt bằng rơm nếp nhuộm mạ xanh ngắt gắn trên đầu quang gánh. Chiếc mẹt đặt úp trên một bên thúng xếp vài chiếc lá sen để gói cốm. Hình ảnh ấy dù đã trở thành quá vãng nhưng vẫn mãi là hình ảnh đẹp, thơ và trong lành của nghề cốm nói riêng và người Hà Nội nói chung. 7 Cô hàng cốm xinh xắn Giờ đi qua các con phố của Hà Nội, đâu đó thoảng trong hơi gió cái hương thơm nhè nhẹ của Cốm. Hà Nội vào thu thật đẹp, cảnh sắc khí trời đều khiến con người ta muốn đắm chìm, muốn yêu thương và muốn hòa mình cùng thiên nhiên huyền ảo. Thu Hà Nội với cảnh sắc vàng của lá, sắc trắng của hoa và sắc xanh non của cốm đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, gieo rắc trong lòng người nhiều nỗi niềm bâng khuâng! Ngày nay, cốm còn được chế biến thành bánh cốm và chè cốm...những món ăn không kém phần thi vị bởi cái dẻo thơm của cốm, bùi đậm của đậu xanh, sần sật của sợi dừa xắt mỏng. Bánh cốm đi chung với bánh su sê trở thành cặp bánh không thể thiếu trong lễ ăn hỏi từ lâu nay của người Hà Nội. 8 Xôi cốm Cốm xào Nem cốm Bánh cốm Hà Nội có nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất là bánh cốm ở phố Hàng Than. Còn chè cốm, khi ăn thường múc ra bát sứ nhỏ màu trắng. Chè nấu loãng bằng đường trắng và bột lọc trong suốt, thấp thoáng những hạt cốm xanh, thoảng mùi nếp và tinh dầu hoa bưởi, quyến rũ đến lạ lùng. 9 Bánh cốm Chả cốm là món ăn rất khác so với chè cốm, xôi cốm ở hương vị và cách chế biến. Nguyên liệu để làm món ăn này có cốm, thịt, giò sống. Cốm thô (cốm sống) gồm 3 loại: cốm đầu mùa (cốm lá me), hạt mỏng, mềm, dẻo thích hợp cho ăn chay hoặc ăn kèm chuối. Cốm giữa mùa dùng để làm chả cốm và cốm cuối nia hạt thường to, dầy, ăn hơi cứng, chỉ phù hợp cho việc nấu chè. Chọn cốm để làm món ăn là thao tác quan trọng, vì nếu chọn loại cốm không thích hợp sẽ làm chả cốm trở nên quá nát hoặc quá cứng. Thịt trộn cốm nên dùng nạc vai vì trong loại thịt này có mỡ giắt đảm bảo cho chả không bị khô hay bị hao khi rán. Nhiều bà nội trợ còn cẩn thận để 10 phút cho gia vị ngấm. Làm như vậy cũng được song nếu để quá lâu sẽ làm cốm nát, mất ngon. Nặn chả thành những miếng to bằng miệng chén uống nước. Ðem miếng chả vừa nặn, hấp cách thủy 15- 20 phút. Sau khi hấp cách thủy cho chả vào chảo mỡ nóng già, vừa rán vừa lật đến khi vàng đều 2 mặt gắp, bỏ vào lá sen non, không bỏ vào đĩa. Ðể giữ nguyên hương vị cốm, món chả không cho gia vị hành tỏi... Nhiều gia đình cho thêm phẩm hoa hiên để có màu sắc. Như vậy cũng được, nhưng để màu xanh của cốm vẫn hấp dẫn hơn. lúc nóng sẽ cảm nhận được cái giòn tan của vỏ bên ngoài, cái dẻo đến dính răng của nhân bên trong, đậm đà của gia vị. Người ăn không chỉ ăn chả mà 10 còn thưởng thức cả hương vị cốm, thoang thoảng hương vị sen. Ăn chả cốm nóng trong thời tiết se lạnh thật là thú vị. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Từ thực tế tìm hiểu em thấy, việc kết hợp các kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn là rất quan trọng, nó giúp cho giúp cho việc trình bày các vấn đề được bao quát và đầy đủ hơn. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn thì việc kết hợp kiến thức Lịch sử, địa lí, âm nhạc trong bài văn thuyết minh góp phần làm cho đối tượng thuyết minh thêm rõ nét và sinh động, từ đó người đọc người nghe hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn về đối tượng. Việc vận dụng kiến thức liên môn cũng góp phần làm cho học sinh chúng em có ý thức rèn luyện kĩ năng thực hành để từ đó nâng cao những hiểu biết về các bộ môn khoa học và vận dụng có hiệu quả vào việc giải quyết tình huống trong thực tiễn. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan