Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng đa dạng các phương tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo...

Tài liệu Vận dụng đa dạng các phương tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non phúc thắng phúc yên vĩnh phúc

.PDF
82
159
113

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ------------------------------ BÙI THỊ THÚY NGÂN VẬN DỤNG ĐA DẠNG CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. VŨ LONG GIANG HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non, các giáo viên trƣờng Mầm non Phúc Thắng, đặc biệt là thầy giáo Vũ Long Giang – ngƣời đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Thúy Ngân LỜI CAM ĐOAN Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc” không trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác và chƣa đƣợc công bố trên bất kì công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Bùi Thị Thúy Ngân MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 4 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5 PHẦN 2: NỘI DUNG ...................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐA DẠNG CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC ........................................................................... 6 1.1.KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI .......................... 6 1.1.1. Sơ lƣợc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi ...................................... 6 1.1.1.1. Đặc điểm sinh lý ................................................................................... 6 1.1.1.2. Các đặc điểm về tâm lý ........................................................................ 7 1.1.2. Hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi ............................................................... 10 1.1.2.1. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi ............................................ 10 1.1.2.2.Vai trò hoạt động vẽ cho trẻ 5-6 tuổi .................................................. 12 1.1.2.3. Nội dung hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi ........................................... 17 1.2. VẬT LIỆU, PHƢƠNG TIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI .............................................................................................. 19 1.2.1. Phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ nói chung ......................... 19 1.2.1.1. Phương tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ nói chung ...................... 19 1.2.1.2. Phương tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ ở trường mầm non Phúc Thắng. .................................................................................................... 20 1.2.2. Vai trò của vật liệu và phƣơng tiện trong tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ 5 – 6 tuổi .................................................................................................... 20 1.2.3. Yêu cầu đối với việc vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ ........................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC.............................................................................................................. 23 2.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG ............... 23 2.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất của trƣờng Mầm non Phúc Thắng ............... 23 2.1.2. Nội dung hoạt động vẽ của trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non Phúc Thắng hiện tại .................................................................................................. 24 2.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG ........................................................ 25 2.2.1 Thực trạng nhận thức của các giáo viên trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc về vai trò của việc vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn. ................. 25 2.2.2. Thực trạng việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ trong vấn đề đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ. ........................... 39 CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM SỬ DỤNG ĐA DẠNG CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC ......................................................................... 41 3.1. ĐA DẠNG CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ................................................................. 41 3.1.1. Đa dạng phƣơng tiện và vật liệu trong vẽ theo mẫu ............................. 41 3.1.2. Đa dạng phƣơng tiện và vật liệu trong vẽ trang trí ............................... 41 3.1.3. Đa dạng phƣơng tiện và vật liệu trong vẽ tranh theo đề tài .................. 42 3.2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẼ CÓ VẬN DỤNG ĐA DẠNG CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU CỦA GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG ..................................................................................... 43 3.2.1.Các bƣớc tổ chức hoạt động vẽ có sử dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn ................................................................. 43 3.2.2. Tổ chức thực nghiệm dạy hoạt động vẽ có sử dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu cho trẻ mẫu giáo lớn.................................................. 43 3.2.2.1.Giáo án thực nghiệm ........................................................................... 44 3.2.2.2. Kết quả khảo sát thực nghiệm ............................................................ 51 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 56 I. KẾT LUẬN .................................................................................................. 57 II. KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ............................................................................. 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 59 PHỤ LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con ngƣời.Trong điều 21, 22, Luật Giáo dục (2005) đã xác định nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục mầm non: “Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”. Trong giai đoạn này trẻ phát triển rất nhanh chóng.Vì vậy trẻ cần đƣợc lĩnh hội các kiến thức cơ bản, quan trọng để đặt nền móng vững chắc cho việc lĩnh hội kiến thức sau này. Để việc tiếp thu kiến thức của trẻ có hiệu quả và dễ dàng hơn thì chƣơng trình giáo dục mầm non đƣợc chia thành 5 lĩnh vực: nhận thức, tình cảm - xã hội, ngôn ngữ, thẩm mĩ và thể chất. Trong mỗi lĩnh vực có hoạt động và phƣơng pháp dạy học khác nhau và đều góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.Tạo hình là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phát triển thẩm mĩ nhằm hƣớng đến cho trẻ cái đẹp, giúp trẻ biết yêu cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Có một nhà văn đã từng nói: “Phải giáo dục cho trẻ biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con ngƣời”. Hoạt động tạo hình ra đời từ rất sớm, từ xa xƣa con ngƣời đã biết mô tả lại cuộc sống của mình qua những bức tranh, những hình vẽ trên vách đá với rất nhiều hình ảnh sống động: cỏ cây, hoa lá, những con vật nghộ nghĩnh… Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những tƣợng đá, tƣợng đồng có hình trạm trổ nằm trong lòng đất – đó là kết quả tạo hình của loài ngƣời từ hàng nghìn năm về trƣớc. Nó gắn liền với nền văn minh, văn hóa, tồn tại và phát triển cùng xã hội loài ngƣời. 1 Chính vì vậy hoạt động tạo hình có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con ngƣời, đặc biệt có ý nghĩa trong việc giáo dục trẻ. Hoạt động tạo hình trong chƣơng trình giáo dục mầm non gồm: vẽ, nặn, xé dán, cắt trong đó hoạt động vẽ là một trong những hoạt động thu hút mọi lứa tuổi, nhất là lứa tuổi mẫu giáo lớn. Hoạt động vẽ gồm: vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh. Khi trẻ tham gia vào tiết học vẽ là trẻ đƣợc sử dụng các phƣơng tiện, vật liệu vẽ.Các phƣơng tiện, vật liệu trong hoạt động vẽ đƣợc hiểu là những đồ dung cần thiết trong quá trình dạy và học, giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm mĩ đạt hiệu quả, ví dụ nhƣ: bút vẽ, sáp màu, giấy, bảng vẽ, các mô hình,… Nhƣ vậy khi tham gia vào hoạt động vẽ trẻ đƣợc tiếp xúc, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh làm cho trẻ hứng thú, say mê muốn tạo ra cái đẹp. Để làm đƣợc điều này giáo viên cần lựa chọn đa dạng các phƣơng tiện, vật liệu và phải phù hợp nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ, hơn nữa còn phát triển các mặt khác nhƣ đạo đức, trí tuệ và thể chất, và gây đƣợc hứng thú đối với trẻ trong quá trình học. Thực tiễn các trƣờng Mầm non hiện nay nói chung và trƣờng Mầm non Phúc Thắng nói riêng thƣờng tập trung tới vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ chƣa chú ý đến phát triển nghệ thuật tạo hình ở trẻ đặc biệt là trong hoạt động vẽ, giáo viên chỉ chú ý tới kết quả của sản phẩm mà chƣa chú ý đến dạy kĩ năng để phát triển toàn diện cho trẻ. Hơn nữa, việc vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non Phúc Thắng đã đạt đƣợc những thành công nhất định song còn gặp không ít khó khăn, hạn chế nhƣ các vật liệu, đồ dùng phục vụ hoạt động vẽ còn thiếu và không đa dạng dẫn đến việc phát triển toàn diện ở trẻ chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. 2 Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non PhúcThắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc” nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo lớn, tạo một nền tảng vững chắc, thuận lợi cho trẻ bƣớc vào học lớp một. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lĩnh vự nghiên cứu về hoạt động tạo hình của trẻ mầm non đã có nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu và nhiều các công trình khoa học đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực này: Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về các lĩnh vực hoạt động tạo hình và khả năng sáng tạo của trẻ mầm non. Tác giả Kazakova.T.C, (1995), Hãy phát triển tính sáng tạo ở trẻ mẫu giáo, NXB Giáo dục; Vƣgotxki (1985), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, NXB phụ nữ. Ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu: Nguyễn Quốc Toản, (2006), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB giáo dục. Thành Văn, (biên dịch) (1992), Phương pháp dạy hoạt động tạo hình, NXB Giáo dục Hà Nội. Lê Thanh Thủy, (2006), Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non, NXB Đại học sƣ phạm.Và nhiều công trình nghiên cứu khác, tuy nhiên chƣa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu về sự đa dạng hóa vật liệu và phƣơng tiện trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn ở trƣờng mầm non . Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ tìm ra những đề xuất, giải pháp hợp lý để vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu đạt hiệu quả cao nhằm phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 3. Mục đích nghiên cứu Đa dạng các phƣơng tiện, vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 3 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Việc vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động vẽ của trẻ mầm non mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện thành công đề tài này chúng tôi sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Khảo sát thực trạng vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Khảo sát thực trạng tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học vẽ ở lớp mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. (Thực nghiệm) Khảo sát thực trạng việc việc phối hợp giữa giáo viên và gia đình trẻ trong việc sử dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập tài liệu Thông qua các giáo trình, tạp chí giáo dục và mạng internet chúng tôi tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu. 4 - Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn Chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn giáo viên và phụ huynh lớp 5B trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc những vấn đề liên quan tới đề tài nghiên cứu. - Phƣơng pháp quan sát Chúng tôi quan sát lớp học trong tiết dạy học vẽ của giáo viên đứng lớp hay của chính mình khi đi thực tập tại trƣờng mầm non Phúc Thắng. - Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm Soạn các giáo án và trực tiếp giảng dạy tiết dạy trẻ học vẽ. -Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Sau khi thu thập các thông tin cũng nhƣ số liệu liên quan chúng tôi tiến hành xử lí các số liệu liên quan tới đề tài nghiên cứu. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phàn mở đầu, kết luận và kiến nghị nội dung chính của kháo luận bao gồm : Chƣơng 1: Cơ sở lí luận của việc đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng Mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Chƣơng 2 : Thực trạng sử dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. Chƣơng 3: Thực nghiệm vận dụng đa dạng các phƣơng tiện và vật liệu trong hoạt động vẽ cho trẻ mẫu giáo lớn trƣờng mầm non Phúc Thắng – Phúc Yên – Vĩnh Phúc. 5 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC ĐA DẠNG CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU TRONG HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƢỜNG MẦM NON PHÚC THẮNG – PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC 1.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG VẼ CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI 1.1.1. Sơ lƣợc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi 1.1.1.1. Đặc điểm sinh lý Ở trẻ mẫu giáo lớn, sự phát triển chậm hơn so với giai đoạn trƣớc. Về số lƣợng: chiều cao trung bình tăng từ 4-6 cm, đạt từ 103,5-125,2 cm. Về cân nặng tăng khoảng 1-2,5kg, đạt khoảng 25,7 kg. Có sự thay đổi rõ rệt về chất lƣợng. Ở trẻ mẫu giáo lớn, sự phát triển chậm hơn so với giai đoạn trƣớc về chiều cao và cân nặng.Tuy nhiên lại có sự thay đổi rõ rệt về hệ vận động, trẻ mẫu giáo lớn có sự phối hợp vận động của nhiều nhóm cơ nhƣ ngƣời lớn. Trẻ có thể đi trên một đƣờng thẳng, bƣớc xuống cầu thang bằng cả hai chân luân phiên nhau và chạy đƣợc nhƣ ngƣời lớn.Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận động toàn thân hoặc làm các động tác phức tạp hơn nhƣ đá cầu, leo trèo, có thể vừa chạy vừa đá bóng hay nhảy dây và có khả năng chơi những trò chơi vận động liên tục trong vòng 30 phút. Các ngón tay của trẻ không những có thể hoạt động tự do mà động tác còn nhanh nhẹn và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm bút để vẽ, đồng thời có thể làm nhiều động tác mới và tinh tế hơn. Ở giai đoạn này, các cơ bắp của trẻ tiếp tục phát triển, và việc phối hợp các hoạt động của tay – mắt là rất tốt, ở độ tuổi này trẻ có thể dành thời gian để vẽ, tô màu đơn giản. 6 Về hệ thần kinh, ở trẻ mẫu giáo lớn cƣờng độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên rõ rệt.Trẻ có thể tập trung chú ý vào một đối tƣợng nhất định trong khoảng 15-20 phút.Ở lứa tuổi này, vai trò của hệ thống tín hiệu ngày càng tăng. Tƣ duy bằng từ ngữ đã tăng lên, ngôn ngữ bên trong xuất hiện. Chức năng khái quát hóa của từ đã có bƣớc nhảy vọt gần nhƣ ở ngƣời lớn, thể hiện ở hoạt động với đồ vật.Vì thế tƣ duy hành động vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thần kinh cấp cao của trẻ.Trẻ mẫu giáo lớn đang học đọc và viết.Số lần ngủ của trẻ giảm xuống chỉ còn 11 giờ trong ngày. Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ mẫu giáo lớn cũng tăng lên và biến đổi về chất: huyết sắc tố: 80-90%, hồng cầu 4,5-5 triệu đơn vị, bạch cầu 7-10 nghìn, tiểu cầu 200-300 nghìn. Ngoài ra, tần số co bóp tim cũng tăng lên 80-110 lần/phút. Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũng phát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển. Ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ thể hiện những kỹ năng vận động khác nhau, vì vậy cần phải quan tâm và chăm sóc trẻ để tránh ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển của trẻ. 1.1.1.2. Các đặc điểm về tâm lý Trẻ mẫu giáo lớn đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ mẫu giáo lớn theo các hƣớng sau: nắm vững ngữ âm và ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung của câu chuyện mà trẻ kể. Trẻ thƣờng dùng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thƣơng trìu mến. Ngƣợc lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này đƣợc thể hiện khá rõ khi trẻ kể những câu chuyện mà mình thích cho ngƣời khác nghe. Vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn tích lũy đƣợc khá phong phú không những chỉ về danh từ mà cả về động từ, tính từ, liên từ,… Ngoài ra trẻ có thể sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo, hiểu đƣợc các thuật ngữ đơn giản trong tạo hình. 7 Sự xác định ý thức bản ngã và tính chủ định của hoạt động tâm lý. Tiền đề của ý thức bản ngã là việc tách mình ra khỏi ngƣời khác, đã đƣợc hình thành ở cuối tuổi ấu nhi. Tuy nhiên phải trải qua một quá trình phát triển, ý thức bản ngã của trẻ mới đƣợc xác định rõ ràng. Khi mới bƣớc vào lứa tuổi mẫu giáo, đứa trẻ chƣa hiểu biết gì mấy về bản thân mình và những phẩm chất của mình. Nhƣng đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ mới hiểu đƣợc mình là ngƣời nhƣ thế nào, có những phẩm chất gì, những ngƣời xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình lại có hành động này hay hành động khác. Ý thức bản ngã đƣợc xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội. Ở tuổi mẫu giáo lớn, sự chú ý đã tập trung hơn, bền vững hơn. Điều đó đƣợc thể hiện ở thời gian chơi, “tiết học” đƣợc kéo dài hơn và đặc biệt là khi trẻ xem tranh.Trẻ 5-6 tuổi đã hiểu tranh vẽ hơn, tách biệt đƣợc trong tranh vẽ nhiều mặt và chi tiết lý thú với mình hơn. Ngôn ngữ phát triển cũng giúp trẻ biết điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hƣớng chú ý của mình vào những đối tƣợng nhất định. Cuối tuổi mẫu giáo lớn trẻ có những biểu hiện ý chí tƣơng đối lâu. Trong sự phát triển các hành động ý chí của trẻ mẫu giáo lớn có thể thấy đƣợc sự liên kết giữa ba mặt: thứ nhất là sự phát triển tính mục đích của hành động, thứ hai là sự xác lập quan hệ giữa mục đích của hành động với động cơ và thứ ba là tăng vai trò điều chỉnh của ngôn ngữ trong việc thực hiện các hành động. Xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới – tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic.Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có kết quả những sơ đồ đó để tìm hiểu sự vật.Tƣ duy trực quan - sơ đồ phát triển cao sẽ dẫn đứa trẻ đến ngƣỡng cửa của tƣ duy trừu tƣợng, sẽ cho trẻ em hiểu những biểu diễn sơ đồ khái quát mà sau này sự hình thành khái niệm sẽ đƣợc tiến 8 hành chủ yếu dựa trên đó. Trong thời gian này trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thị một sự vật hay một hiện tƣợng nào đó bằng từ ngữ hay các ký hiệu khác khi phải giải những bài toán tƣ duy độc lập. Cả tƣ duy trực quan – hành động lẫn tƣ duy trực quan – hình tƣợng đều liên hệ mật thiết với ngôn ngữ. Vai trò của ngôn ngữ ở đây rất lớn, nó giúp trẻ nhận ra bài toán cần phải giải quyết và nghe những lời giải thích, hƣớng dẫn của ngƣời lớn. Tuổi mẫu giáo lớn là thời kỳ trẻ đang phát tiến vào bƣớc ngoặt 6 tuổi với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo.Hoạt động vui chơi vốn giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kỳ mẫu giáo, nay những yếu tố của hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giai đoạn sau bƣớc ngoặt 6 tuổi. Do đó, bƣớc ngoặt 6 tuổi là một sự kiện quan trọng, khiến các nhà giáo dục phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác là tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trƣờng phổ thông. Việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý trẻ đến học tập ở trƣờng phổ thông là nhiệm vụ quan trọng vào bậc nhất của giáo dục mẫu giáo, đặc biệt là ở độ tuổi mẫu giáo lớn là chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho việc học tập là làm sao cho trình độ phát triển ý chí của trẻ đủ sức có thể điều chỉnh hành vi của mình tuân theo nội quy của nhà trƣờng và thực hiện những yêu cầu của giáo viên hay của tập thể lớp đƣa ra, tự giác tuân theo quy định nơi công cộng. Đứa trẻ bƣớc vào trƣờng học cần có một vốn tri thức nhất định về thế giới xung quanh, về giới hữu sinh, giới vô sinh, về con ngƣời và lao động của họ, về nhiều mặt của đời sống xã hội, về các chuẩn mực đạo đức hành vi. Nhƣng quan trọng không phải là số lƣợng tri thức mà là chất lƣợng của nó. Cần làm cho tri thức của trẻ đƣợc chính xác hóa, rõ ràng và hệ thống hóa các biểu tƣợng đã 9 đƣợc hình thành trƣớc đây. Đặc biệt cần khơi dậy lòng ham hiểu biết, muốn khám phá những điều mới lạ của thế giới tự nhiên và cuộc sống xã hội. Cuối cùng, chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho việc học tập ở trƣờng phổ thông bao gồm những phẩm chất của nhân cách giúp trẻ nhanh chóng gia nhập vào tập thể lớp, tìm đƣợc vị trí của mình trong tập thể đó và có trách nhiệm khi tham gia vào các hoạt động chung. Đó là những động cơ xã hội của hành vi, là cách ứng xử với ngƣời xung quanh, là kỹ năng xác lập và duy trì những mối quan hệ qua lại lẫn nhau với các bạn cùng lứa tuổi. 1.1.2. Hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi 1.1.2.1. Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ 5- 6 tuổi Đặc điểm hoạt động vẽ của trẻ mẫu giáo lớn nhƣ sau: Tính sáng tạo trong tranh: đã đƣợc bộc lộ khã ró nét và đây là lứa tuổi tràn ngập cảm xúc, phát triển trí tò mò, trí tƣởng tƣợng bay bổng, khả năng liên tƣởng mạnh. Vì vậy đây là giai đoạn tối ƣu để trẻ sáng tạo. Mọi trẻ đều tiềm ẩn khả năng sáng tạo, sự sáng tạo của trẻ không giống với ngƣời lớn, nó là sự tái tạo, bắt chƣớc mô phỏng, thƣờng không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, và tình huống và thƣờng kém bền vững. Do đó, tranh vẽ của trẻ nhỏ chƣa phải là một tác phẩm nghệ thuật thực thụ. Một đặc điểm rõ nét của tranh vẽ của trẻ là tính duy kỷ. Tính duy kỉ làm cho trẻ đến với tranh vẽ một cách dễ dàng: trẻ sẵn sàng vẽ bất cứ cái gì, không biết sợ, không biết tới khó khăn trong miêu tả. Càng nhỏ tuổi càng dễ lựa chọn đối tƣợng miêu tả, bởi lẽ đó là cái trẻ thích, trẻ muốn chứ không phải là cái dễ vẽ. Cảm xúc bộc lộ trong tranh vẽ: Mối quan tâm chính trong tranh vẽ của trẻ là sự tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ chƣa phải là hình tƣợng nghệ thuật. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá thẩm mĩ của ngƣời xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp ngƣời xem hiểu đƣợc suy nghĩ, tình cảm, thái độ của mình qua tranh vẽ. 10 Về thể hiện đƣờng nét, hình dạng: Đƣờng nét hình dạng là những dấu hiệu đầu tiên của hình vẽ, giúp trẻ nhận ra và thể hiện đƣợc mối liên hệ giữ sự vật thật với hình ảnh biểu đạt sự vật đó. Tính chất của các dấu vết khác nhau do vận động của tay với bút để lại giúp trẻ hiểu đƣợc khả năng thông báo và khả năng biểu cảm rất dồi dào của đƣờng nét và hình dạng. Trẻ 5 – 6 tuổi, với sự phát triển nhanh về thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận động, trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tạo nên các đƣờng nét với tính chất khác nhau khá phức tạp cùng với sự tăng lên của các kinh nghiệm nhận thức, các ấn tƣợng xúc cảm, tình cảm, trẻ mẫu giáo lớn bắt đầu nhận ra đƣợc sự hạn chế và sự thiếu hấp dẫn của các hình vẽ khái quát với đƣờng nét đơn điệu, sơ lƣợc... Với sự tăng lên phong phú của kinh nghiệm và sự ham hiểu biết mà trẻ đã có những sản phẩm độc đáo, mới lạ. tính thích cực chủ động quan sát là điều kiện để trẻ sử dụng màu sắc một cách sinh động, thể hiện sáng tạo nội dung vẽ qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình qua tranh. Với trình độ phát triển chung của năng lực nhận thức, thẩm mĩ và kĩ năng vận động, trẻ ở tuổi này đã có thể cảm nhận đƣợc tính nguyên thể các hình ảnh đối tƣợng miêu tả và biết dùng các đƣờng nét liền mạch, mềm mại, uyển chuyển đề truyền đạt hình dáng trọn vẹn của mọi vật trong cấu trúc hợp lý, đồng thời thể hiện tƣ thế vận động, hành động phù hợp với nội dung sáng tạo. Đặc biệt trẻ 5 – 6 tuổi đã khá linh hoạt trong việc biến đổi, phối hợp tính chất của đƣờng nét và thể hiện để thể hiện vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của mỗi hình tƣợng và sự vật cụ thể. Về thể hiện màu sắc: Trong tranh vẽ của trẻ em, hình ảnh là dấu hiệu hàng đầu tạo nên hình ảnh của đối tƣợng, nhƣng màu sắc mới là yếu tố mang lại hiệu quả thẩm mĩ cho hình ảnh và gây tác động thẩm mĩ mạnh nhất tới trẻ cũng nhƣ mọi ngƣời xem tranh. So với hình dạng thì dấu hiệu màu sắc trong các đối tƣợng đƣợc trẻ mẫu giáo nhận biết, phân biệt nhanh hơn, song khi vẽ chúng lại thƣờng ít quan tâm tới sự thể hiện màu sắc. 11 Khả năng miêu tả, biểu cảm qua phƣơng tiện màu sắc phát triển ở các độ tƣổi mức độ khác nhau: Trẻ mẫu giáo lớn tiếp tục sử dụng đồng thời cả 2 cách vẽ màu: “màu không bắt chƣớc” và “màu bắt chƣớc”. Tình trạng vẽ màu chƣa suy nghĩ vẫn còn là khá phổ biến. Điều này có nghĩa là, trẻ có thể vẽ “màu bắt chƣớc” kiểu thuộc lòng các màu quy định theo mẫu hoặc theo kiểu tự do, ngẫu nhiên, hoàn toàn không liên hệ với nội dung, ý đồ miêu tả. Hiện tƣợng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng tới chất lƣợng vẽ tranh, làm giảm sức truyền tải của hình tƣợng đã đƣợc trẻ tạo nên và làm giảm hứng thú và niềm say mê của trẻ. Ở độ tuổi mẫu giáo lớn trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc, đã có khả năng độc lập quan sát để thấy đƣợc vẻ linh hoạt trong sự thay đổi màu sắc của các sự vật, hiện tƣợng trong hiện thực và làm cho quá trình tri giác với một số cách phối hợp màu sắc. Tính tích cực trong quan sát, nhận thức là điều kiện giúp trẻ thể hiện một cách sáng tạo nội dung tranh vẽ, qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, mơ ƣớc của mình. Về khả năng xây dựng bố cục: Trẻ mẫu giáo lớn tạo nên bố cục với tƣ thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng. Để tạo nên mối liên hệ giữa nội dung và hình thức của tranh, nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp và thể hiện sự vận động, hành động và các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tƣợng để tạo ra một không gian có chiều sâu với nhiều tầng cảnh. Tính nhịp điệu trong bố cục tranh đƣợc thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi lặp lại các hình ảnh cùng loại, bằng sự sắp xếp đan xen các hình ảnh không cùng loại, bằng sự phân biệt, thể hiện quan hệ chính phụ. Về sử dụng các phƣơng tiện, vật liệu vẽ: Trẻ 5-6 tuổi đã biết cầm bút, sáp, màu,… gọn, nhẹ nhàng, thoải mái hơn; biết điều khiển các khớp ngón tay, cổ tay linh hoạt, do đó khi vẽ trẻ thực hiện dễ dàng hơn. 1.1.2.2.Vai trò hoạt động vẽ cho trẻ 5-6 tuổi * Hoạt động vẽ với sự phát triển nhận thức trí tuệ: Hoạt động vẽ là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình tƣợng. Qua hoạt động vẽ phát 12 triển ở trẻ khả năng quan sát, nhận xét thế giới xung quanh; kỹ năng thể hiện đối tƣợng về hình dáng, tỷ lệ, đƣờng nét. Khi tham gia vào hoạt động vẽ trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tƣợng miêu tả để có đƣợc hiểu biết, sự hình dung về đối tƣợng đó, khám phá tìm tòi những đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tƣợng, phát triển khả năng hoạt động của trí óc nhƣ: óc quan sát, trí nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng. Hoạt động vẽ còn giúp trẻ tiếp thu, mở rộng và hệ thống hóa các chuẩn mực cảm giác về hình, màu sắc, tỉ lệ, kích thƣớc,… Thông qua quá trình quan sát đối tƣợng miêu tả mà trẻ tích lũy đƣợc một số lƣợng lớn các thông tin hình ảnh cùng những hiểu biết về các sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống xung quanh, từ đó trẻ nắm đƣợc mối quan hệ có tính chất qui luật của mọi vật trong thế giới xung quanh. Quá trình vẽ đòi hỏi trẻ phải luôn tìm hiểu, khám phá, tìm ra các đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tƣợng. trong quá trình này trẻ lĩnh hội đƣợc các kí năng sử dụng các lại dụng cụ nhƣ bút sáp, màu, que,… Khi trẻ tham gia vào hoạt động vẽ, với khả năng quan sát, phân tích và thể hiện bài vẽ trẻ sẽ dần dần học hỏi, nắm bắt đƣợc các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, sẽ đƣợc rèn luyện khả năng độc lập tổ chức, điều khiển, điều chỉnh quá trình nhận thức của mình. * Hoạt động vẽ với giáo dục tình cảm, đạo đức, kĩ năng giao tiếp xã hội. Hoạt động vẽ có một vai trò rất lớn với việc giáo dục đạo đức cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Hoạt động này không đơn thuần chỉ là trẻ quan sát, tri giác các sự vật, hiện tƣợng và mô tả lại mà trong quá trình mô tả lai trẻ còn thể hiện thái dộ, tình cảm của mình với những gì mà chúng thể hiện. Tham gia vào hoạt động vẽ, trẻ có nhiều điều kiện để tiếp xúc các chuẩn mực thẩm mĩ - đạo đức trong xã hội, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp học hỏi kĩ năng xã hội và đánh giá các hành vi văn hóa xã hội qua các hình tƣợng, các sự kiện đƣợc miêu tả trong bài vẽ. 13 Hoạt động vẽ góp phần hình thành nhân cách sớm cho trẻ. Từ việc trẻ hiêu biết cái đẹp trẻ biết yêu quý cái đẹp, trân trọng và bảo vệ cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày, hình thành tình cảm đạo đức – hành động theo cái đẹp và tỏ thái đô không hài lòng, bất bình với những hành vi trái với cái đẹp. Quá trình vẽ của trẻ mầm non thƣờng và có thể đƣợc tổ chức nhƣ một hoạt động cùng nhau tạo nên sản phẩm chung. Sự tƣơng tác, hợp tác trong các hoạt động tập thể có ảnh hƣởng tích cực tới sự hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức nhƣ: tính kiên trì, thói quen làm việc đến nơi đến chốn, khả năng vƣợt khó để đạt mục đích, thói quen biết nhƣờng nhịn, giúp đỡ bạn, biết cùng nhau làm việc và điều hòa giữa lợi ích chung với lợi ích cá nhân. Hoạt động vẽ là một hoạt động có nguồn gốc xã hội và là hoạt động xuất hiện ở trẻ sớm nhất trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động tạo hình. Từ đó, thể hiện sự định hƣớng xã hội cho sự phát triển nhân cách cho trẻ em. Các hoạt động “thiết kế”, “chế tạo” các sản phẩm vẽ chính là hình thức tổ chức hoạt động tạo nên điều kiện tối ƣu giúp giáo viên tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động cho trẻ. Đây là môi trƣờng lí tƣởng để hình thành ở trẻ ý thức lao động (lao động tạo ra sản phẩm không chỉ cho bản thân mình mà còn để phục vụ ngƣời khác), hình thành hứng thú, lòng yêu lao động và thái độ trân trọng đối với sản phẩm lao động, ngƣời lao động. * Hoạt động vẽ với sự phát triển thẩm mĩ: Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẽ nói riêng đều mang lại những điều kiện thuận lơi cho sự phát triển cảm giác, tri giác thẩm mĩ: việc quan sát, tìm hiểu các sự vật hiện tƣợng giúp trẻ nhận ra đặc điểm thẩm mĩ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỉ lệ, sự sắp xếp không gian,…) nhận ra nét độc đáo, tạo nên sức hấp dẫn của đối tƣợng miêu tả. Các đặc điểm thẩm mĩ phong phú và đa dạng của đối tƣợng miêu tả là những yếu tố kích thích sự xuất hiện của những rung động, những xúc cảm thẩm mĩ (cảm xúc về vẻ đẹp của hình, màu, nhịp điệu,…). Từ các xúc cảm 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan