Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái ...

Tài liệu Vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp việt nam

.PDF
118
83
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- BÙI THỊ THU THẢO VẬN DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ĐỂ XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM -----o0o----- BÙI THỊ THU THẢO VẬN DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ĐỂ XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học là PGS. TS. Nguyễn Xuân Hưng. Đây là đề tài luận văn Thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Kế toán. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013 Bùi Thị Thu Thảo     MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP ............................................................................ 9 1.1. Tổng quan về CCTC PS .......................................................................................... 9 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến CCTC PS ....................................................... 9 1.1.2. Các CCTC PS phổ biến .................................................................................. 10 1.1.2.1. Hợp đồng tương lai (Future Contract)...................................................... 10 1.1.2.2. Hợp đồng quyền chọn (Option Contract) ................................................. 11 1.1.2.3. Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) ...................................................... 12 1.1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract)........................................................ 12 1.2. Kế toán CCTC PS.................................................................................................. 13 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển chuẩn mực quốc tế về kế toán CCTC PS.... 13 1.2.1.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 32 – Trình bày CCTC (IAS 32) .............. 13 1.2.1.2. Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế số 07 – Thuyết minh CCTC (IFRS 07)............................................................................................................. 13 1.2.1.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 – Ghi nhận và đo lường CCTC (IAS 39)............................................................................................................. 13 1.2.1.4. Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế số 09 – Công cụ tài chính (IFRS 09)............................................................................................................. 14 1.2.2. Nội dung kế toán CCTC PS theo chuẩn mực quốc tế..................................... 14 1.2.2.1. Phân loại CCTC PS theo IFRS 09............................................................ 14   1.2.2.1.1. Phân loại khi CCTC PS là tài sản tài chính ..................................... 15 1.2.2.1.2. Phân loại khi CCTC PS là nợ phải trả tài chính .............................. 16 1.2.2.1.3. Phân loại CCPS chìm ...................................................................... 17 1.2.2.2. Ghi nhận và dừng ghi nhận CCTC PS theo IFRS 09 ............................... 18 1.2.2.3. Đo lường CCTC PS theo IFRS 09 ........................................................... 19 1.2.2.4. Kế toán phòng ngừa rủi ro theo IAS 39 ................................................... 19 1.2.2.5. Trình bày và thuyết minh CCTC PS theo IAS 32 và IFRS 07................. 20 1.2.2.5.1. Trình bày CCTC PS theo IAS 32 .................................................... 20 1.2.2.5.2. Thuyết minh CCTC PS theo IFRS 07 ............................................. 20 1.2.3. Đặc điểm kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp ......................................... 21 1.2.3.1. Đặc điểm CCTC PS tại các doanh nghiệp ............................................... 21 1.2.3.2. Những vấn đề kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp............................ 22 1.3. Những kinh nghiệm vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng kế toán CCTC (PS) của các nước trên thế giới ............................................................................. 23 1.3.1. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu .............................................................. 24 1.3.2. Kinh nghiệm của các nước Châu Á ................................................................ 25 1.3.2.1. Bangladesh ............................................................................................... 25 1.3.2.2. Phillipinnes ............................................................................................... 28 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .......................................................... 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................... 30 Chương 2: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ĐỂ XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..................................................................................................... 31 2.1. Những quy định liên quan đến kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................................................................... 31 2.1.1. Quy định về ghi nhận và đo lường các CCTC PS .......................................... 31 2.1.2. Quy định về trình bày và thuyết minh CCTC PS trên Báo cáo tài chính ....... 32 2.2. So sánh những quy định về kế toán các CCTC PS theo chuẩn mực quốc tế và các quy định kế toán Việt Nam.................................................................................... 32   2.2.1. So sánh những quy định về kế toán các CCTC PS ......................................... 32 2.2.2. Minh họa sự khác biệt về kế toán các CCTC PS theo chuẩn mực quốc tế và các quy định kế toán Việt Nam....................................................................... 35 2.3. Sự cần thiết và lợi ích việc vận dụng các chuẩn mực quốc tế cho kế toán các CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................ 39 2.3.1. Sự cần thiết vận dụng các chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................. 39 2.3.2. Lợi ích của việc vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại Việt Nam ................................................................................................................. 40 2.3.2.1. Cung cấp quy định chi tiết cho kế toán CCTC PS tại Việt Nam ............. 41 2.3.2.2. Nâng cao tính minh bạch thông tin về các CCTC PS trên Báo cáo tài chính ......................................................................................................... 41 2.3.2.3. Kế toán CCTC PS ở Việt Nam sẽ tương đồng với nhiều nước trên thế giới............................................................................................................ 42 2.3.2.4. Giảm chi phí và thời gian để tự xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS 43 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong việc vận dụng chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................ 44 2.4.1. Những điều kiện thuận lợi trong việc vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại Việt Nam ........................................................................... 44 2.4.1.1. Nhu cầu về quy định kế toán CCTC PS ................................................... 44 2.4.1.2. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đều được xây dựng dựa trên vận dụng các chuẩn mực quốc tế ............................................................................. 45 2.4.1.3. Vận dụng các nghiên cứu và kinh nghiệm của nhiều nước khác trên thế giới............................................................................................................ 47 2.4.1.4. Vận dụng các chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp là xu hướng tất yếu ....................................................................... 47 2.4.2. Những khó khăn trong việc vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại Việt Nam .............................................................................................. 48 2.4.2.1. Các chuẩn mực quốc tế IFRS 09/IAS 39 rất phức tạp và khó áp dụng.... 48   2.4.2.2. Các quy định của chuẩn mực quốc tế IFRS 09/IAS 39 có thể trái với các quy định hiện tại của kế toán Việt Nam ................................................... 50 2.4.2.3. Chi phí phát sinh khi vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................ 50 2.4.2.4. Những khó khăn khác khi vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................... 51 2.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn trong việc vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại Việt Nam ............................................................... 52 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan của những khó khăn trong việc vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại Việt Nam......................... 52 2.4.3.1.1. Thị trường tài chính Việt Nam phát triển chưa cao ......................... 52 2.4.3.1.2. Hệ thống quy định pháp lý kế toán Việt Nam chưa được cập nhật. 52 2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan của những khó khăn trong việc vận dụng Chuẩn mực quốc tế cho kế toán CCTC PS tại Việt Nam .................................... 54 2.4.3.2.1. Nguồn nhân lực trong ngành kế toán chưa bằng các nước phát triển ......................................................................................................... 54 2.4.3.2.2. Những nguyên nhân khác ................................................................ 56 2.5. Khảo sát việc vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................ 57 2.5.1. Mục đích của khảo sát .................................................................................... 57 2.5.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện khảo sát ............................................................... 58 2.5.3. Phương pháp thực hiện ................................................................................... 58 2.5.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu .......................................................................... 58 2.5.3.2. Thành phần được khảo sát........................................................................ 59 2.5.3.3. Dạng phỏng vấn ....................................................................................... 59 2.5.4. Kết quả khảo sát .............................................................................................. 59 2.5.4.1. Việc áp dụng Thông tư 210 trên Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................................. 59   2.5.4.2. Khả năng xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS theo IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam .............................................................. 61 2.5.4.2.1. Ý kiến của các chuyên gia ............................................................... 61 2.5.4.2.2. Kết quả khảo sát về khả năng xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS dựa trên IFRS 09/IAS39 cho các doanh nghiệp Việt Nam ........ 63 2.5.4.2.3. Đánh giá kết quả khảo sát về khả năng xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS dựa trên IFRS 09/IAS 39 cho các doanh nghiệp Việt Nam ......................................................................................................... 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 69 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC CHUẨN MỰC QUỐC TẾ ĐẾ XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................ 70 3.1. Quan điểm thực hiện vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam .................................................... 70 3.1.1. Kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt Nam cần được xây dựng trên cơ sở hài hoà với chuẩn mực quốc tế .............................................................. 70 3.1.2. Kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt Nam cần được xây dựng trên cơ sở phù hợp các quy định của Việt Nam ..................................................... 70 3.1.3. Kế toán CCTC PS đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam .................................................................................. 71 3.2. Một số giải pháp vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán CCTC PS tại các doanh nghiệp Việt Nam ............................................................ 71 3.2.1. Giải pháp chung .............................................................................................. 71 3.2.2. Giải pháp cụ thể .............................................................................................. 74 3.2.2.1. Ban hành cơ sở pháp lý cho kế toán CCTC PS cho các doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các chuẩn mực quốc tế ...................................................... 74 3.2.2.1.1. Ban hành chuẩn mực về ghi nhận và đo lường CCTC PS .............. 74 3.2.2.1.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về trình bày và thuyết minh CCTC PS (Thông tư 210) ................................................................................. 74 3.2.2.1.3. Sửa đổi bổ sung các quy định kế toán khác..................................... 75 3.2.2.1.4. Điều kiện để ban hành chuẩn mực kế toán CCTC PS ..................... 75   3.2.2.1.5. Các bước xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán CCTC PS ..... 76 3.2.2.1.6. Kết quả chuẩn mực kế toán CCTC PS được ban hành .................... 78 3.2.2.2. Thực hiện áp dụng chuẩn mực kế toán CCTC PS được ban hành tại Việt Nam .......................................................................................................... 78 3.2.2.2.1. Các đối tượng thực hiện chuẩn mực kế toán CCTC PS tại Việt Nam ......................................................................................................... 78 3.2.2.2.2. Điều kiện thực hiện chuẩn mực kế toán CCTC PS ......................... 80 3.2.2.2.3. Các bước thực hiện chuẩn mực kế toán CCTC PS.......................... 81 3.2.2.2.4. Kết quả thực hiện chuẩn mực kế toán CCTC PS được ban hành .... 82 3.2.2.3. Nghiên cứu và cập nhật các Chuẩn mực quốc tế để vận dụng cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam ................................................................... 84 3.2.2.3.1. Nội dung cần nghiên cứu và cập nhật ............................................. 84 3.2.2.3.2. Điều kiện để nghiên cứu và cập nhật các Chuẩn mực quốc tế để vận dụng cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam .................................... 85 3.2.2.3.3. Các bước thực hiện để nghiên cứu và cập nhật các Chuẩn mực quốc tế để vận dụng cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam..................... 85 3.2.2.3.4. Kết quả việc nghiên cứu và cập nhật các Chuẩn mực quốc tế để vận dụng cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam .................................... 86 3.2.2.4. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực trong ngành kế toán ....................... 86 3.2.2.5. Nâng cấp hệ thống phần mềm .................................................................. 87 3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý và hội nghề nghiệp kế toán .......... 87 3.3.1. Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính ..................................................................... 87 3.3.2. Kiến nghị đối với các hội nghề nghiệp kế toán .............................................. 88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................... 90 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2   DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CCTC Công cụ tài chính CCTC PS Công cụ tài chính phái sinh EU European Union Liên minh Châu Âu FVA Fair Value Accounting Kế toán theo giá trị hợp lý IAS International Accounting Standards Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB International Accounting Standard Board Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế ICAB The Institute of Chartered Accountants of Bangladesh Hội Kế toán Công chứng của Bangladesh IFRS International Financial Reporting Standards Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế FASB Financial Accounting Standard Board Ủy ban Chuẩn mực kế toán tài chính (Mỹ) SEC Securities and Exchange Commission Ủy ban Chứng khoán VAS Vietnam Accounting Standard Chuẩn mực kế toán Việt Nam   DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tóm tắt nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong hợp đồng quyền chọn............................................................................................................... 11  Bảng 2.1. So sánh kế toán CCTC PS theo IAS/IFRS và VAS ...................................... 32  Bảng 2.2. So sánh Thông tin về CCTC PS trên Báo cáo tài chính của Tập đoàn Vingroup theo VAS và IFRS trong năm 2010, 2011 và 2012...................... 35  Bảng 2.3. Bảng tóm tắt mức độ hài hòa giữa VAS và IAS/IFRS .................................. 45  Bảng 2.4. Bảng tóm tắt thời gian ban hành/điều chỉnh của VAS và các IAS/IFRS ...... 53  Bảng 2.5. Bảng kết quả khảo sát về những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam ................... 63  Bảng 1.2. Quá trình xây dựng và điều chỉnh IAS 32 ....................................................... 9  Bảng 1.3. Quá trình xây dựng và điều chỉnh IFRS 07 ................................................... 10  Bảng 1.4. Quá trình xây dựng và điều chỉnh IAS 39 ..................................................... 11  Bảng 1.5. Bảng tóm tắt một số nghiên cứu về việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế ......... 13  Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát việc áp dụng Thông tư 210 tại các doanh nghiệp Việt Nam .......................................................................................................... 60  Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá những khó khăn khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam............................................................................ 64  Biểu đồ 2.3. Kết quả đánh giá nguyên nhân của những khó khăn khi áp dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam............................................... 65 1   LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cụ tài chính phái sinh là công cụ tài chính được sử dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. Trong những năm gần đây, thị trường các sản phẩm phái sinh ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp. Theo thống kê của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, đến cuối năm 2012, giá trị thị trường công cụ tài chính phái sinh toàn cầu qua OTC đạt mức 639.366 tỷ USD, giảm 1,3% so với giá trị thị trường năm 2011. Tuy nhiên, giá trị thị trường năm 2012 tăng 6,35% so với năm 2010, và tăng 52,89% so với năm 2006. Tại Việt Nam, công cụ tài chính phái sinh vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường tài chính bất ổn hiện nay, công cụ tài chính phái sinh sẽ là một công cụ hữu ích cho mục đích kinh doanh và phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp. Do đó, công cụ tài chính phái sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển theo xu hướng của thế giới. Về phương diện kế toán, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành các chuẩn mực kế toán áp dụng cho công cụ tài chính, cụ thể là Chuẩn mực kế toán quốc tế số 32 – Trình bày công cụ tài chính (IAS 32), Chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 – Ghi nhận và đo lường công cụ tài chính (IAS 39), Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 07 – Thuyết minh công cụ tài chính (IFRS 07), và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 09 – Công cụ tài chính (IFRS09, áp dụng từ 01/01/2013). Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa ban hành Chuẩn mực kế toán áp dụng cho công cụ tài chính nói chung, và công cụ tài chính phái sinh nói riêng. Về mặt trình bày và thuyết minh công cụ tài chính phái sinh, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009, hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính (IAS 32) và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính (IFRS 07), áp dụng trên báo cáo tài chính từ năm 2011 trở đi. 2   Về mặt ghi nhận và đo lường, hiện nay vẫn chưa có chuẩn mực hoặc quy định cụ thể áp dụng cho việc kế toán công cụ tài chính phái sinh. Bộ Tài Chính đã đưa ra bản dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán các công cụ tài chính phái sinh vào năm 2010, tuy nhiên bản dự thảo này vẫn chưa được thông qua và ban hành. Như đã đề cập ở trên, công cụ tài chính phái sinh ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và sử dụng, trong khi các quy định kế toán tương ứng chưa được ban hành. Trong khi đó, Chuẩn mực quốc tế đã ban hành các chuẩn mực riêng hướng dẫn kế toán công cụ tài chính (bao gồm công cụ tài chính phái sinh). Hiện nay, vận dụng các chuẩn mực quốc tế đang là xu hướng chung và được các nước trong Cộng đồng Châu Âu, Trung Quốc, và các nước trong khu vực Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Phillippines, Thái Lan, ...) áp dụng. Việt Nam có thể noi xem xét tham khảo kinh nghiệm của các nước để vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam. Từ những nguyên nhân trên, tôi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ là “Vận dụng Chuẩn mực quốc tế để xây dựng Chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các Doanh nghiệp Việt Nam” để củng cố về cơ sở lý luận, xem xét thực trạng vận dụng các Chuẩn mực quốc tế cho kế toán các công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, từ đó có những nhận xét, đánh giá và đề xuất một số kiến nghị. 2. Tổng kết các nghiên cứu Liên quan đến kế toán công cụ tài chính, Dani Rose C. Salazar (2006) đã nghiên cứu về việc vận dụng IAS 39 ở Philippines với đề tài “Lần đầu áp dụng IAS 39: Ảnh hưởng đối với một số ngân hàng Philippines” (First-time Adoption of IAS 39: Impact on Selected Philippinese Universal Bank). Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc xem xét các báo cáo tài chính của các ngân hàng được chọn, và xem xét các khoản mục có liên quan đến công cụ tài chính (Khoản vay và khoản phải trả; Tài khoản chứng khoán thương mại/tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính 3   đo lường theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Khoản đầu tư để bán; Khoản đầu tư đến hạn; và Công cụ tài chính phái sinh). Việc vận dụng IAS 39 dẫn đến kết quả có 03 khoản điều chỉnh trọng yếu trên báo cáo hoạt động của các ngân hàng là (1) Ghi nhận các tài sản và nợ phải trả chưa ghi nhận trước đó (chủ yếu là các công cụ tài chính phái sinh); (2) Đánh giá lại các tài sản và các khoản nợ phải trả hiện có; và (2) Phân loại lại các tài sản trên bảng cân đối kế toán. Các khoản điều chỉnh giảm tài sản và vốn chủ sở hữu chủ yếu do việc ghi nhận các khoản lỗ đối với các khoản vay và các khoản phải thu của ngân hàng theo quy định đo lường của IAS 39. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc vận dụng IAS 39 giúp thể hiện tình hình tài chính thực tế của các ngân hàng trên báo cáo tài chính. Nghiên cứu này của tác giả tập trung vào việc áp dụng IAS 39 đối với các ngân hàng lớn ở Philippines. Tác giả không đề cập đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về công cụ tài chính phái sinh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Việt Nam cũng có một số nghiên cứu về đề tài kế toán công cụ tài chính nói chung, và kế toán công cụ tài chính phái sinh nói riêng. Năm 2009, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán công cụ tài chính trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” khi thực hiện luận án tiến sĩ tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án được thực hiện trên cơ sở phân tích thực tiễn theo quan điểm lịch sử, toàn diện, gắn sự phát triển của công cụ tài chính và kế toán công cụ tài chính với những điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia trong từng thời kỳ, đồng thời không tách rời xu hướng chung của thế giới. Luận án sử dụng một số công cụ phân tích định lượng như thống kê mô tả, so sánh nhằm đánh giá thực trạng về cơ cấu các ngân hàng thương mại theo hình thức sở hữu cũng như cơ cấu và xu hướng công cụ tài chính trong ngân hàng. Nguồn dữ liệu sử dụng cho phân tích, mô tả thông kê là từ báo cáo tài chính của 21 ngân hàng có quy mô, hình thức sở hữu khác nhau trong giai đoạn 2004 – 2009 cùng các dữ liệu của các nghiên cứu trước và dữ liệu từ các Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, để đánh giá mức độ tuân thủ các quy 4   định kế toán về công cụ tài chính của các ngân hàng thương mại, mẫu khảo sát bao gồm 12 ngân hàng: 5 ngân hàng thương mại cổ phần đã niêm yết, 5 ngân hàng thương mại cổ phần giao dịch trên thị trường OTC, 1 ngân hàng thương mại nhà nước và 1 ngân hàng liên doanh. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu các nguyên tắc kế toán ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính với mục đích đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính trên báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tác giả không nghiên cứu về vấn đề kế toán công cụ tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng không đi sâu vào kế toán công cụ tài chính phái sinh. Cũng trong năm 2009, tác giả Võ Thị Như Nguyệt nghiên cứu đề tài “Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thiện chế độ Kế toán Việt Nam” khi thực hiện luận văn Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là phương pháp hệ thống, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, tiếp cận mục tiêu, thống kê để tìm hiểu và nghiên cứu lý luận, nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra các giải pháp có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu các vấn đề lý thuyết liên quan đến các công cụ tài chính hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, kế toán về công cụ tài chính hiện đang được áp dụng tại Việt Nam và theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế. Đồng thời tác giả nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định về kế toán của Việt Nam và trong chuẩn mực quốc tế áp dụng cho công cụ tài chính ở Việt Nam. Dựa vào đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, bao gồm các vấn đề cần lưu ý khi ban hành các quy định về ghi nhận, đo lường và trình bày các công cụ tài chính. Trong đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu chung về kế toán công cụ tài chính mà không đi sâu vào khía cạnh kế toán công cụ tài chính phái sinh. 5   Gần đây, vào tháng 07/2013, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng có đăng bài nghiên cứu của Thạc sĩ Vũ Thị Khánh Minh, Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên về đề tài “Áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cho nguyên tắc kế toán phân loại công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Trong bài nghiên cứu này, tác giả trình bày nội dung nguyên tắc kế toán phân loại công cụ tài chính phái sinh, thực trạng áp dụng nguyên tắc kế toán ghi nhận công cụ tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và kiến nghị giải pháp kế toán cho nội dung này. Dữ liệu được chọn khảo sát là báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán của 09 ngân hàng thương mại trong năm 2011 để phản ánh được nguyên tắc kế toán sau khi áp dụng Thông tư 210. Dựa trên dữ liệu khảo sát, tác giả phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp xử lý nguyên tắc kế toán phân loại công cụ tài chính phái sinh cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong bài báo này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu nguyên tắc kế toán phân loại công cụ tài chính phái sinh, chứ không đề cập đến những nguyên tắc kế toán công cụ tài chính phái sinh khác như ghi nhận, đo lường, trình bày và thuyết minh. Bên cạnh đó, tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi các ngân hàng thương mại mà không nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đề cập đến việc vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính nói chung, và kế toán công cụ tài chính phái sinh nói riêng, áp dụng cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đi sâu vào vấn đề kế toán công cụ tài chính phái sinh cho phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu về việc vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các quốc gia đang phái triển như Việt Nam sẽ góp phần nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đồng thời góp phần đánh giá tiến trình hài hòa giữa kế toán Việt Nam và các chuẩn mực quốc tế. 6   3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó về vấn đề vận dụng các chuẩn mực quốc tế và vấn đề xây dựng kế toán công cụ tài chính tại Việt Nam. Từ đó, luận văn phát triển đến vấn đề vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là nhằm xây dựng các đề xuất về giải pháp vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới, dựa trên cơ sở lý luận về kế toán công cụ tài chính phái sinh theo chuẩn mực quốc tế cũng như đánh giá thực trạng kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Một là, vận dụng các chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Hai là, giải pháp nào để vận dụng các Chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các nguyên tắc kế toán ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố thông tin công cụ tài chính phái sinh với mục đích đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin tài chính trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: nội dung các quy định kế toán công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam và các Chuẩn mực quốc tế có liên quan (IFRS 09, IAS 39, IAS 32, IFRS 07) để áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. 7   Phạm vi nghiên cứu: khả năng vận dụng các chuẩn mực quốc tế (IFRS 09, IAS 39, IAS 32, IFRS 07) để xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được viết trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh để tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về kế toán công cụ tài chính phái sinh và các nghiên cứu về vấn đề vận dụng Chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh. Phương pháp phân tích so sánh và phương pháp định lượng, cụ thể là khảo sát, thống kê mô tả, nhằm đánh giá thực trạng vận dụng Thông tư 210 cho công cụ tài chính phái sinh và khả năng vận dụng IFRS 09/IAS 39 tại các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như những thuận lợi và khó khăn, và nguyên nhân của những khó khăn trong việc vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam. 7. Những đóng góp chính của luận văn Tổng hợp các nghiên cứu về nguyên tắc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố công cụ tài chính phái sinh cũng như các yêu cầu của IAS/IFRS nhằm rút ra bản chất kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp. Đồng thời tổng hợp các kinh nghiệm vận dụng chuẩn mực quốc tế của các nước trên thế giới. Đánh giá kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên cả hai phương diện: các quy định pháp lý áp dụng để xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam và khả năng vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam. 8   Kết quả khảo sát những khó khăn và nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình vận dụng chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đề xuất các giải pháp xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng các chuẩn mực quốc tế, nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu thông tin tài chính của các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu như sau:  Chương 1: Tổng quan về kế toán công cụ tài chính phái sinh áp dụng cho các doanh nghiệp  Chương 2: Thực trạng việc vận dụng Chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán cho công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam  Chương 3: Một số kiến nghị về việc vận dụng các Chuẩn mực quốc tế để xây dựng chuẩn mực kế toán công cụ tài chính phái sinh tại các doanh nghiệp Việt Nam  Kết luận  Tài liệu tham khảo  Phụ lục 9   Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về CCTC PS 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến CCTC PS CCTC là hợp đồng làm tăng tài sản tài chính của đơn vị và nợ phải trả tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị khác. CCTC PS là một CCTC hoặc một hợp đồng thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm sau: (1) Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của lãi suất, giá CCTC, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá cả hoặc lãi suất, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng, hoặc các chỉ số khác với điều kiện trong trường hợp các chỉ số khác này là các biến số phi tài chính thì biến số đó không liên quan đến các bên tham gia hợp đồng (còn được gọi là các biến số cơ sở); (2) Không yêu cầu đầu tư thuần ban đầu hoặc yêu cầu đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; và (3) Được thanh toán vào một ngày trong tương lai. Đặc điểm chung của CCTC PS là không yêu cầu doanh nghiệp phải có khoản đầu tư ban đầu, ngoại trừ trường hợp giao dịch hợp đồng quyền chọn thì bên mua phí quyền chọn phải trả phí cho bên bán quyền chọn. Thông thường, việc thanh toán giữa các bên sử dụng CCTC PS được thực hiện trên cơ sở thuần, theo đó các bên chỉ thanh toán cho nhau phần chênh lệch về giá trị hợp lý của tài sản cơ sở trong hợp đồng phái sinh, như: chênh lệch giữa giá cả hàng hoá, giá chứng khoán tại thời điểm khởi đầu hợp dồng và thời điểm báo cáo hoặc thời điểm đáo hạn hợp đồng; chênh lệch giữa lãi suất thả nổi hoặc lãi suất cố định của khoản vay trong từng kỳ; chênh lệch giữa tỷ giá hối
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan