Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doan...

Tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở việt nam

.PDF
236
40
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- LÊ HOÀNG PHÚC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số : 62340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP.HCM, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội dung trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục Bảng Danh mục Hình PHẦN MỞ ĐẦU Chương 1 : 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 11 1.1. Bản chất của Báo cáo tài chính 11 1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính 11 1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính 12 1.1.2.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 12 1.1.2.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ 13 1.1.3. Vai trò của báo cáo tài chính 14 1.2. Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đến Báo cáo tài chính 16 1.2.1. Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính 16 1.2.1.1. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích 16 1.2.1.2. Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích 22 1.2.2. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 23 1.2.2.1. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 23 1.2.2.2. Nhận xét về các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 31 1.3. Nội dung Báo cáo tài chính 32 1.3.1. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính 32 1.3.1.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 32 1.3.1.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ 36 1.3.2. Nội dung báo cáo tài chính 37 1.3.2.1. Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế 37 1.3.2.2. Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Mỹ, Pháp và Trung Quốc 45 1.3.3. Báo cáo về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 49 1.3.3.1. Báo cáo về nguồn lực tri thức 1.3.3.2. Báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 49 51 1.3.4. Nhận xét về Nội dung báo cáo tài chính 53 1.4. Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với báo cáo tài chính tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam 55 1.4.1. Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế 1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế 1.4.1.2. Khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế 1.4.2. Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với báo cáo tài chính tại các quốc gia 55 55 56 58 1.4.2.1. Đối với Mỹ 60 1.4.2.2. Đối với Pháp và các nước Liên minh Châu Âu 62 1.4.2.3. Đối với Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á 63 1.4.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế 65 Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 69 2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 69 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995 69 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 70 2.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành 73 2.2.1. Đặc điểm của các nhân tố tác động đến hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam 73 2.2.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo báo cáo tài chính 80 2.2.3. Kết cấu, nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện hành 82 2.3. Đánh giá thực trạng và vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 87 2.3.1. Đối chiếu một số nội dung của hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Việt Nam với IASB 87 2.3.1.1. Các nội dung tương đồng 89 2.3.1.2. Các nội dung khác nhau 90 2.3.2. Một số ý kiến của doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệ thống báo cáo tài chính hiện hành 2.3.2.1. Ý kiến của một số doanh nghiệp, nhà đầu tư 2.3.2.2. Ý kiến của chuyên gia 2.3.3. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 97 97 102 105 2.3.3.1. Ưu điểm 106 2.3.3.2. Hạn chế 108 2.3.4. Nhận diện những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 119 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 123 3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 123 3.1.1. Quan điểm hoàn thiện 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện 124 127 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 130 3.2.1. Các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục hạn chế của hệ thống báo cáo tài chính hiện hành 130 3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về khung lý thuyết cho Báo cáo tài chính 130 3.2.1.2. Điều chỉnh, bổ sung kết cấu, nội dung hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành 3.2.1.3. Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính linh hoạt trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 133 142 3.2.2. Các giải pháp dài hạn phát triển, hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 146 3.2.2.1. Định hướng sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của báo cáo tài chính 147 3.2.2.2. Định hướng ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức doanh nghiệp trên báo cáo tài chính 3.2.2.3. Định hướng ghi nhận và báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên báo cáo tài chính 154 161 3.2.3. Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính 167 3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ cho việc hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 171 3.3.1. Đối với Nhà nước, cơ quan chức năng quản lý về kế toán kiểm toán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 171 3.3.2. Đối với các tổ chức nghề nghiệp và cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán 175 3.3.3. Đối với các doanh nghiệp 176 KẾT LUẬN 179 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh TTCK Thị trường chứng khoán TSCĐ Tài sản cố định VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam Tiếng Anh FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (Financial Accounting Standard Board) Framework Khuôn mẫu lý thuyết cho Báo cáo tài chính (The Conceptual Framework for Financial Reporting) GAAP Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi (Generally accepted accounting principles) IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Board ) IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard) IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standard) DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASB và FASB Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng IAS/IFRS tại các quốc gia đến tháng 12/2013 Bảng 2.1: Đối chiếu mục đích, đặc điểm chất lượng, ghi nhận các yếu tố và nguyên tắc soạn thảo, trình bày BCTC giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 2.2 : Đối chiếu hệ thống báo cáo, các BCTC cơ bản giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 2.3 : Đối chiếu nội dung một số khoản mục chủ yếu trên BCTC giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 2.4 : Thống kê mô tả kết quả khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư Bảng 2.5 : So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình của doanh nghiệp giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 3.1 : Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức Bảng 3.2 : Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.3 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.4 : Các yếu tố trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.5 : Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.6 : Lộ trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa Hình 3.1 : Mô hình về phạm vi của thông tin công bố trong hệ thống BCTC linh hoạt Hình 3.2 : Mô hình về mức độ chi tiết của thông tin công bố trong hệ thống BCTC linh hoạt Hình 3.3 : Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp Việt Nam. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp (IASB, 2010a). BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho các giao dịch về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Việc hoàn thiện BCTC không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu thông tin đa dạng trong quá trình phát triển không ngừng của các nền kinh tế. Trên phương diện lý thuyết, những kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB về việc xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC là sản phẩm của một vấn đề được tranh luận tích cực, từ việc xác định cách tiếp cận, mục đích, đặc điểm chất lượng, cho đến các nguyên tắc chi phối việc soạn thảo và trình bày BCTC (Choi and Meek, 2011). Trên phương diện thực tiễn, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang trong quá trình đổi mới để hướng đến một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, chất lượng cao (a high quality, global accounting standards), phục vụ cho thị trường vốn. Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, tính hữu ích của thông tin kế toán không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố thông tin về BCTC phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC -2- hiện nay đã bộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường, ghi nhận, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC. Cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng của BCTC chưa được quy định đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; hệ thống BCTC mang tính khuôn mẫu, thiếu sự linh hoạt; hệ thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; chưa đề cập hoặc quy định việc ghi nhận và báo cáo về nguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp… Những hạn chế này có nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu ích và quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống BCTC. Trong bối cảnh phát triển thị trường chứng khoán, hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán ngày càng sâu và rộng thì việc tiếp tục nâng cao tính hữu ích của BCTC trên cơ sở tiếp cận với chuẩn mực kế toán quốc tế đặt ra cho Việt Nam nhiều vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay ở Việt Nam. 2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu liên quan đến mục đích, đặc điểm chất lượng, các yếu tố và nội dung BCTC, cũng như việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia. Về mục đích, đặc điểm chất lượng, các yếu tố và nội dung BCTC Kết quả của dự án hội tụ kế toán giữa IASB và FASB (IASB - FASB Convergence Project), trong đó có dự án hội tụ về khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC, đã thống nhất về cơ bản các vấn đề liên quan đến mục tiêu, đặc điểm chất lượng của BCTC. Cũng theo đó, với việc lựa chọn quan điểm đơn vị (entity pespective) thay vì quan điểm chủ sở hữu (proprietary pespective), cả IASB và FASB đều khẳng định cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập trung của thông tin cho việc ra quyết định. -3- Về đặc điểm chất lượng của BCTC, gần đây, bên cạnh các nghiên cứu về đặc điểm chất lượng của BCTC là những nghiên cứu về phương pháp đo lường để đánh giá đặc điểm chất lượng của BCTC. Trong đó, nổi bật là nghiên cứu của Beest et al (2009), đã xây dựng một chỉ số 21 mục để đo lường chất lượng của BCTC, trên cơ sở 231 báo cáo thường niên của các công ty đã được niêm yết trên TTCK Mỹ, Anh, Hà Lan năm 2005 và 2007. Kết quả cho thấy, chất lượng của BCTC ngày càng tăng theo thời gian; có sự ảnh hưởng đáng kể của các biến quy mô công ty, quốc gia, ngành công nghiệp đến chất lượng BCTC... Về các yếu tố và nội dung của BCTC, nghiên cứu của Choi and Meek (2011) đã so sánh các yếu tố và nội dung BCTC theo quy định của IASB, Mỹ, các quốc gia châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…, đồng thời chỉ ra, “báo cáo trách nhiệm xã hội” và “báo cáo quản lý” đang trở thành “ chỉ tiêu” trong báo cáo của các công ty lớn. Báo cáo trách nhiệm xã hội (social responsibility reporting) và báo cáo nguồn lực tri thức (intellectual capital reporting) cũng là 2 vấn đề được đề cập nhiều trong các nghiên cứu gần đây. Báo cáo trách nhiệm xã hội (social responsibility reporting) đã được nghiên cứu bởi Quazi and O’Brien (2000), Stone (2005), UNCTAD (2008), Tilt (2010), KPMG (2011)… Theo đó, báo cáo trách nhiệm xã hội sẽ ngày càng quan trọng, để đạt được một sự hiểu biết tốt hơn về cách thức mà hoạt động xã hội tác động và mang lại lợi cho kinh doanh như tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội kinh doanh mới (KPMG, 2011). Báo cáo báo cáo nguồn lực tri thức được đề cập trong một loạt các nghiên cứu của Leif Edvinsson (2000), Abeysekera (2003), Ismail (2008), Moolman (2010), IASB (2010), Cronje et al (2012)… Theo đó, báo cáo nên bao gồm thông tin bổ sung cho các BCTC, về cách thức mà những nguồn tài nguyên chưa được trình bày trong BCTC có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của một doanh nghiệp (IASB, 2010b). -4- Về áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia Việc áp dụng IAS/IFRS đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia được nhiều ý kiến ủng hộ. Jones and Belkaoui (2010) cho rằng việc sử dụng IAS/IFRS mang lại nhiều lợi ích. Nghiên cứu của Ball (2006) chỉ ra rằng sử dụng IAS/IFRS có thể giúp cải thiện tính so sánh của thông tin BCTC và do đó giảm chi phí và rủi ro sử dụng thông tin của các nhà đầu tư. Francis et al (2012) thì cho rằng sự hòa hợp kế toán tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia, đặc biệt là sau quá trình áp dụng IAS/IFRS tại Liên minh châu Âu từ năm 2005. Song song đó, nghiên cứu của Prather-Kinsey (2006) cho rằng IAS/IFRS về cơ bản được xây dựng theo mô hình Anglo-America, vì vậy có thể không phù hợp với các nước đang phát triển vốn có sự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển. Carmona and Trombetta (2008) thì cho rằng IAS/IFRS dựa trên nguyên tắc (principle-based IAS/IFRS), có tính linh hoạt cao, nên có thể khó vận dụng vào các nước đang phát triển. Trong khi đó, nghiên cứu của Ramanna (2011) chỉ ra ảnh hưởng của vị thế chính trị đối với chiến lược hội tụ với IAS/IFRS… Như vậy, vấn đề vận dụng IAS/IFRS vào hệ thống BCTC tại một quốc gia, việc áp dụng báo cáo về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những vấn đề đã và đang được tiếp tục nghiên cứu và vận dụng. Ở Việt Nam, gần đây, có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và -5- trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến việc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân (2009)… đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán phục vụ việc ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) mô tả sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến thông tin trình bày trên BCTC và quyết định của nhà đầu tư... Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu của Le Thi Hoa (2011) đã đề cập đến nhận thức, lợi ích và các rào cản mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt đối với kế toán môi trường và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2009) đã đề nghị áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng, ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm. Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở những đặc điểm của Việt Nam. Nguyen &Tran (2012) đề cập đến những khó khăn của việc tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế… Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa làm rõ hạn chế trong luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, quy định nội dung và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế. Giải pháp dài hạn và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC doanh nghiệp -6- Việt Nam chưa được phác họa. Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, bao gồm, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, vấn đề trình bày thông tin về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Đây được xem là khe hổng nghiên cứu, là vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn mà luận án này kế thừa các nghiên cứu trước đây để tiếp tục giải quyết. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập quan điểm, phương hướng, đề xuất các giải pháp ngắn hạn, giải pháp dài hạn hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Các quan điểm, phương hướng và giải pháp được xây dựng trên cơ sở đã phân tích, tổng hợp, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cũng như trên cơ sở nhận diện các đặc điểm về môi trường kế toán tại Việt Nam, ưu điểm, hạn chế và các vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành. 4. Phạm vi, nội dung nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định trong khuôn khổ BCTC riêng của các loại hình doanh nghiệp, không bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự. Phạm vi chuẩn mực kế toán quốc tế được vận dụng để hoàn thiện hệ thống BCTC bao gồm các IAS/IFRS liên quan trực tiếp đến trình bày và công bố thông tin BCTC, không bao gồm toàn bộ các IAS/IFRS hiện có. Luận án tập trung vào các nội dung sau: -7- (1) Lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; (2) Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam; (3) Quá trình phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam qua các thời kì; (4) Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC Việt Nam hiện hành trên cơ sở đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quy định của IASB, ý kiến của một số doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệ thống BCTC doanh nghiệp, các nhân tố thuộc môi trường kế toán, cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam; (5) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam; (6) Các giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn mang tính khoa học và khả thi, trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Định hướng về nội dung và phương pháp đo lường giá trị hợp lý, báo cáo về nguồn lực tri thức, báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC. 5. Phương pháp nghiên cứu Về định tính, tác giả phân loại, đánh giá và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, khai thác các thông tin thứ cấp có liên quan đến BCTC để phân tích, lý giải, đánh giá các đối tượng nghiên cứu theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết kế. Tác giả đã thực hiện việc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về kế toán và BCTC doanh nghiệp, sử dụng kết hợp với các thông tin đáng tin cậy khác để lý giải, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp. Về định lượng, tác giả sử dụng phiếu câu hỏi điều tra, khảo sát ý kiến của một số doanh nghiệp và nhà đầu tư về hệ thống BCTC, kết hợp với sử dụng -8- các dữ liệu định lượng khác để diễn giải, so sánh, phân tích, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm, yêu cầu của quá trình phát triển. Về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra. Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy cũng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của luận án. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả phân loại, đánh giá, và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, các quy định, thông lệ quốc tế, kinh nghiệm của các quốc gia… và các thông tin thứ cấp có liên quan đến BCTC doanh nghiệp để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; mô tả, lý giải, làm rõ những vấn đề tồn tại của hệ thống BCTC hiện hành và xác định vấn đề cần phải giải quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện. - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy: đã được sử dụng kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp đã được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế và quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia, kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quy định của IASB, giữa thực trạng hệ thống BCTC với những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Phương pháp tư duy được sử dụng phối hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp để xác định vấn đề cần giải quyết, xây dựng phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn để thu thập -9- ý kiến một số chuyên gia về kế toán và BCTC doanh nghiệp. Các ý kiến trả lời được tổng hợp, lý giải, làm cơ sở hoặc củng cố cho nhận định về hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. - Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu điều tra đối với một số doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thang đo Likert được sử dụng để đo lường các mức độ đánh giá. Thực hiện thống kê mô tả kết quả điều tra và phân tích phương sai Anova một yếu tố để kiểm tra về sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa các nhóm đối tượng. Kết hợp kết quả với những dữ liệu thứ cấp khác để diễn giải, so sánh, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá. Như vậy, phương pháp định tính, với những tổng hợp, lý giải, đánh giá các thông tin, là phương pháp được sử dụng chủ yếu, nhằm diễn giải hoặc quy nạp theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu đã được thiết kế của luận án. Các phân tích và đánh giá được thực hiện bằng những lý luận khách quan, theo các chủ điểm đã được thiết kế. Ngoài các dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu và chọn lọc phù hợp, kết quả khảo sát cũng là nguồn dữ liệu bổ sung cần thiết cho các phân tích và đánh giá. Ở một góc độ khác, khi xác định phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên quan điểm lịch sử, cụ thể, luận án đã xuất phát từ sự vận động và phát triển của các điều kiện môi trường kế toán ở Việt Nam, gắn với các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán. Các biểu hiện cụ thể của các phương pháp nghiên cứu sẽ được thể hiện trong các nội dung của luận án. 6. Những đóng góp chính của luận án (1) Phân tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế. Đưa ra quan điểm mới về sự giao thoa giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. - 10 - (2) Phân tích thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam. (3) Làm rõ tính tất yếu của quá trình cải cách hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam hiện hành, nhận diện vấn đề tồn tại cần giải quyết. (4) Xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên cơ sở nhận diện những điều kiện và bối cảnh mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát triển. (5) Đề xuất các giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mang tính khoa học và khả thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận án đã định hướng về nội dung và phương pháp những vấn đề mới ở Việt Nam liên quan đến định giá và trình bày thông tin trên BCTC, bao gồm: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. 7. Kết cấu luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận án có 3 chương: - Chương 1 : Cơ sở lý luận về Báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Chương 2 : Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn có 17 Phụ lục để minh họa hoặc mô tả chi tiết một số nội dung của luận án.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan