Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp ...

Tài liệu Vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ lộc thành

.DOCX
104
1
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN MAI ĐẶNG TRƯỜNG SƠN VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ •• THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ •••• NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH •••• Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.03.01 Người hướng dẫn: TS. Văn Thị Thái Thu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ "Vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc thành" là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Văn Thị Thái Thu. Tôi xin cam kết kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu trước đây. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. rri r _ • ? 1 w Tác giả luận văn Mai Đặng Trường Sơn LỜI CẢM ƠN Qua 2 năm học tập tại trường Đại học Quy Nhơn, với sự giảng dạy nhiệt tình của quý Thầy, Cô giáo nhà trường nói chung và quý thầy, cô giáo khoa Kinh tế & Kế toán nói riêng, em đã tích lũy được những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Những kiến thức đó sẽ giúp ích cho em rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này. Lời đầu tiên em xin được cảm ơn quý Thầy, Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 2 năm học vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến cô Văn Thị Thái Thu là người đã quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốt 2 năm học và hoàn thành chương trình Cao học về chuyên ngành Kế toán tại trường Đại Học Quy Nhơn. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Mai Đặng Trường Sơn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ........................................................................1 2. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan .................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...............................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ........................................................4 5. Phương pháp thực hiện: .........................................................................4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.............................5 7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................5 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP............................................................................................................6 1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG.................................. 6 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của bảng điểm cân bằng ................... 6 1.1.2. Khái niệm bảng điểm cân bằng và các khái niệm liên quan.........8 1.1.3. Sự cần thiết của việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp ..................................................... 9 1.2. CÁC PHƯƠNG DIỆN CỦA BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG ................. 11 1.2.1. Phương diện tài chính .................................................................. 11 1.2.2. Phương diện khách hàng .............................................................. 13 1.2.3. Phương diện quy trình hoạt động nội bộ ...................................... 15 1.2.4. Phương diện đào tạo và phát triển ................................................ 17 1.2.5. Mối quan hệ nhân quả giữa các phương diện của bảng điểm cân bằng 19 1.3. QUY TRÌNH VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP ............. 20 1.3.1. Hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp .................... 20 1.3.2. Bản đồ chiến lược 20 1.3.3. Xác định các thước đo..................................................................21 1.3.4. Đánh giá kết quả triển khai chiến lược ....................................... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH.......................................................................................................... 23 2.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH ............................................................................... 23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp................. 23 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ..... 24 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................... 24 2.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH............ 31 2.2.1. Tầm nhìn...................................................................................... 31 2.2.2. Sứ mệnh........................................................................................32 2.2.3. Mục tiêu....................................................................................... 32 2.2.4. Chiến lược ................................................................................... 32 2.3. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH............ 33 2.3.1. Phương diện tài chính ................................................................. 33 2.3.2. Phương diện khách hàng ............................................................. 37 2.3.3. Phương diện quy trình hoạt động nội bộ ..................................... 38 2.3.4 . Phương diện đào tạo và phát triển................................................45 2.4. NHẬN XÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DNTN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH ............. 48 2.4.1. Phương diện tài chính ................................................................. 48 2.4.2. Phương diện khách hàng ............................................................. 49 2.4.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ................................... 49 2.4.4. Phương diện đào tạo và phát triển ............................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................... 51 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH .......................................... 52 3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DNTN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH ............................................................... 52 3.2. VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DNTN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH ................................................................................................ 54 3.2.1. Phương diện tài chính ................................................................. 54 3.2.2. Phương diện khách hàng ............................................................. 57 3.2.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ .................................. 61 3.2.4. Phương diện đào tạo và phát triển .............................................. 65 3.3. TRIỂN KHAI VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ LỘC THÀNH ................................. 71 3.3.1. Triển khai chiến lược .................................................................. 71 3.3.2. Xây dựng bản đồ chiến lược ....................................................... 72 3.3.3. Xác định trọng số cho các thước đo ............................................ 72 3.3.4. Đánh giá kết quả triển khai chiến lược ....................................... 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................... 77 KẾT LUẬN CHUNG..................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 80 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Chữ viết tắt Tiếng Việt ABC Activity -based cost Chi phí dựa trên cơ sở hoạt động BET Break - even time Thời gian hoàn vốn BSC Balanced Scorecard Bảng điểm cân bằng CBCNV - Cán bộ công nhân viên EPS Earning Per Share Thu nhập trên vốn mỗi cổ đông KPI Key Performance Indicator MCE Manfacturing Cycle Effectiveness Return On total Assets Chỉ số đo lường kết quả hoạt động Hiệu quả của chu kỳ sản xuất ROA ROE Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Return On Equity ROI Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Return On Investment Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ROS Return On Sales DNTN KQHĐKD - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu Doanh nghiệp tư nhân Kết quả hoạt động kinh doanh DANH MỤC CÁC BẢNG TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 1.1 2.1 Các mục tiêu của quy trình hoạt động nội bộ Chi tiết biến động doanh thu qua 2 năm 2015, 2016 Tỷ trọng của từng khoản mục chi phí trên doanh thu năm 2015, 2016 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời năm 2015, 2016 Quy trình tiếp nhận thông tin và lập kế hoạch bán hàng và bán hàng và cung cấp dịch vụ Quy trình triển khai kế hoạch và thực hiện kế hoạch Cơ cấu nhân sự của năm 2015 và 2016 Các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính năm 2017 của Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành Bảng triển khai kế hoạch chiến lược về Phương diện tài chính 2017 Các chỉ tiêu kế hoạch về khách hàng năm 2017 của Doanh nghiệp Bảng triển khai kế hoạch chiến lược về Phương diện khách hàng 2017 Các chỉ tiêu kế hoạch về quy trình hoạt động nội bộ năm 2017 của Doanh nghiệp Bảng triển khai chiến lược về Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ 2017 Các chỉ tiêu kế hoạch về đào tạo và phát triển năm 2017 Bảng triển khai chiến lược về Phương diện đào tạo và phát triển 2017 16 33 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 34 35 41 42 45 56 56 60 60 63 64 69 69 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu 1.1 2.1 2.2 Tên sơ đồ Mối quan hệ nhân quả trong bảng điểm cân bằng Cơ cấu tổ chức của DNTN thương mại và dịch vụ Lộc Thành Quy trình tính toán và thu phí Trang 20 25 44 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sự phát triển kinh tế của đất nước kéo theo sự hình thành và lớn mạnh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp đánh giá thành quả hoạt động một cách hiệu quả, mang lại lợi ích cho chính mình và đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước. Thành quả hoạt động của doanh nghiệp phải được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và kết quả đánh giá sẽ là cơ sở cho việc thiết lập các mục tiêu, hoạch định chiến lược và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay thời đại toàn cầu hoá và môi trường kinh doanh cạnh tranh gia tăng, việc lựa chọn chiến lược để tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp là một vấn đề khó. Nhưng làm thế nào để biến chiến lược thành hành động còn là vấn đề khó hơn và nhất là việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp để khẳng định con đường mà doanh nghiệp đang đi không bị chệch hướng. Những thước đo truyền thống sử dụng trong đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp, chủ yếu là các thông tin tài chính trong quá khứ đã trở nên lạc hậu không còn phù hợp khi mà hoạt động tạo ra giá trị của doanh nghiệp ngày càng chuyển từ sự phụ thuộc vào tài sản hữu hình, tài sản vật chất sang tài sản vô hình, tài sản phi vật chất. Hệ thống bảng cân bằng điểm (Balance Scorecard) được phát triển bởi Rober S.Kaplan và David P. Norton từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 giúp các tổ chức chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua 4 phương diện tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và đào tạo- phát triển để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Qua thực tế tìm hiểu nhận thấy Balanced Scorecard là một giải pháp tốt cho vấn đề trên, giúp Doanh nghiệp đánh giá thành quả hoạt động của Doanh 2 nghiệp được thực hiện tốt. Qua tìm hiểu thực trạng tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành, Doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống đánh giá thành quả hoạt động và giải pháp hữu hiệu nhất và Doanh nghiệp cũng cần đo lường thành tích hoạt động của từng bộ phận sẽ được nâng cao, đồng thời sự đo lường thành quả hoạt động xác đáng, công bằng sẽ khuyến khích không chỉ các bộ phận phát huy năng lực tăng cường sự hợp tác mà ngay cả từng cá nhân cũng tích cực, ra sức đóng góp để hoàn thành mục tiêu chung của Doanh nghiệp. Từ những lý do trên tác giả quyết định chọn đề tài “Vận dụng bảng cân bằng điểm để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành” để • ^7 • ^7 • > ^7 • • • • làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2 . Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu có liên quan Với đề tài “Vận dụng bảng cân bằng điểm để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ -1. • • ^7 • ^7 • 1 ^7 • • • Lộc Thành”, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu sau: Luận văn "Vận dụng Thẻ điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ Phần Dệt May 29/3 Đà Nẵng" của tác giả Đặng Thị Kim Nhung, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Đà Nẵng, được công bố năm 2013, dưới sự hướng dẫn của TS. Đường Nguyễn Hưng. Luận văn này đã tiến hành vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 Đà Nẵng từ việc xác định các mục tiêu và thước đo cụ thể cho từng phương diện của bảng điểm cân bằng dựa trên tầm nhìn và chiến lược của Công ty, từ đó đề xuất các biện pháp và hành động cụ thể để thực thi chiến lược phát triển mà Công ty đã đề ra. Luận văn "Vận dụng thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard) trong đánh 3 giá thành quả tại Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng" của tác giả Đặng Thị Ngọc Hiền, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Đà Nẵng, được công bố năm 2014, dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Ngọc Phi Anh. Luận văn này đã làm rõ được sự cần thiết của việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH MTV Cảng Đà Nẵng. Đồng thời tác giả cũng đã xác định được các mục tiêu và xây dựng các thước đo cụ thể cho 4 phương diện của bảng điểm cân bằng khi vận dụng tại Công ty. Ngoài ra, Luận văn cũng đã xây dựng được các bước triển khai vận dụng bảng điểm cân bằng tại đơn vị và đề xuất các hành động cụ thể cần thực hiện tương ứng với từng mục tiêu đã xác định trong mỗi phương diện. Luận văn "Vận dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) trong đánh giá kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM" của tác giả Huỳnh Thị Ly Ly, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học Đà Nẵng, được công bố năm 2015, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Trương Bá Thanh. Luận văn này cũng đã làm rõ được sự cần thiết của việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM. Đồng thời, Luận văn cũng đã xây dựng các bước triển khai vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá kết quả hoạt động tại Doanh nghiệp từ việc xác định mục tiêu và xây dựng thước đo cụ thể cho 4 phương diện của bảng điểm cân bằng đến việc đề xuất các hành động cụ thể cần thực hiện tương ứng với các mục tiêu đã xác định trong mỗi phương diện. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Vận dụng bảng cân bằng điểm để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về bảng cân bằng điểm 4 - Khảo sát thực trạng công tác đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành - Vận dụng bảng cân bằng điểm để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: vận dụng bảng cân bằng điểm để đo lường việc đánh giá thành quả hoạt động các chỉ tiêu tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, đào tạo và phát triển tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành Thời gian: Năm 2013 đến năm 2016 5. Phương pháp thực hiện: Để đạt được mục đích trên, tác giả sử dụng phương pháp định tính và kết hợp đồng bộ với các phương pháp như: Quan sát, chọn mẫu, phỏng vấn, thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá. Dựa trên những dữ liệu thu thập được tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành, tác giả nghiên cứu lý thuyết mô hình bảng cân bằng của tác giả Robert S.Kaplan & David P.Norton trên bốn phương diện của bảng cân bằng điểm: Tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động nội bộ, đào tạo và phát triển, tiến hành tổng hợp để xây dựng mô hình bảng cân bằng điểm tại Doanh nghiệp. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Tác giả tiến hành quan sát, phỏng vấn ghi nhận thực trạng đánh giá thành quả tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành, phân tích, đánh giá những ưu và nhược điểm làm cơ sở để vận dụng lý thuyết bảng cân bằng điểm vào đánh giá thành quả của 5 Doanh nghiệp. Phương pháp so sánh: So sánh giữa thực tiễn và lý thuyết bảng cân bằng điểm, tiến hành triển khai mục tiêu và thước đo cho từng khía cạnh của bảng cân bằng điểm. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Giới thiệu tiếp cận về lý thuyết bảng cân bằng điểm. Cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình năng lực của một doanh nghiệp, thông qua bốn khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, đào tạo và phát triển. BSC là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản trị doanh nghiệp vận dụng bảng cân bằng điểm để biến những chiến lược, mục tiêu thành những hành động cụ thể và mang lại hiệu quả nhanh nhất. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có giá trị tham khảo đối với lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Doanh nghiệp trong quá trình triển khai vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị hiểu và nắm bắt rõ hơn về phương pháp bảng điểm cân bằng, để có thể vạch rõ các chiến lược và biến chiến lược thành mục tiêu cụ thể, cũng như có thể đánh giá thành quả hoạt động của Doanh nghiệp một cách xác đáng hơn, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành Chương 3: Vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ Lộc Thành 6 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN DỤNG BẢNG ĐIỂM • •• CÂN BẰNG TRONG ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP ••• 1.1. TỔNG QUAN VỀ BẢNG ĐIỂM CÂN BẰNG 1.1.1. Nguồn gốc và sự phát triển của bảng điểm cân bằng Bảng điểm cân bằng là một hệ thống quản lý lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi Robert Kaplan - một giáo sư chuyên ngành kế toán thuộc Đại học Harvard và David Norton - một chuyên gia tư vấn thuộc vùng Boston, với mục đích nhằm góp phần hoàn thành tốt hơn chức năng kiểm soát, đo lường và đánh giá thành quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Trước thập niên 90, hệ thống quản trị của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên các chỉ số tài chính để đo lường hiệu quả hoạt động. Nhưng chúng ta thấy rằng không phải tất cả các quy trình kinh doanh hoặc tất cả các hoạt động đều tác động trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp cũng như các phương pháp đo lường tài chính khác như lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) hoặc thu nhập trên vốn cổ phiếu (EPS). Phương pháp đo lường này khiến các doanh nghiệp có xu hướng tập trung ngắn hạn vào các chỉ số tài chính - kết quả cuối cùng phản ánh quá khứ. Và nếu chỉ dựa trên các chỉ số tài chính này, các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối mục tiêu của các bộ phận, cá nhân với mục tiêu của toàn doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh, sẽ khó có thể cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Hơn nữa, vào những năm đầu thập niên 90, môi trường của hoạt động kinh tế trên thế giới đang ở giai đoạn chuyển hóa từ thời đại công nghiệp sang 7 thời đại công nghệ thông tin. Trong thời đại thông tin, các doanh nghiệp không còn khai thác được những lợi thế cạnh tranh bền vững nếu chỉ dựa vào việc áp dụng công nghệ mới trên các tài sản hữu hình. Điều đó kéo theo sự thay đổi trong cách nhìn nhận của các nhà quản lý về vai trò của các tài sản hữu hình và vô hình. Việc khai thác và huy động các tài sản vô hình ngày càng trở thành yếu tố có tính quyết định hơn so với việc đầu tư và quản lý các tài sản hữu hình. Do vậy, những thước đo truyền thống dựa trên các chỉ số tài chính không còn phù hợp để kiểm soát, đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời đại mới. Các doanh nghiệp cần một công cụ mới, có thể đưa ra một cái nhìn cân đối về tất cả các nhân tố trong một doanh nghiệp và đưa ra cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động phù hợp hơn. Bảng điểm cân bằng ra đời nhằm đo lường hoạt động của một tổ chức, một bộ phận thông qua một hệ cân bằng gồm 4 phương diện, đó là phương diện tài chính, phương diện khách hàng, phương diện quy trình hoạt động nội bộ và phương diện đào tạo và phát triển. Bảng điểm cân bằng giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, giúp các nhà quản lý có một cái nhìn cân bằng hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và có thể đánh giá một cách toàn diện mức độ hoàn thành và hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Sau khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992, bảng điểm cân bằng đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi không chỉ trong các tổ chức kinh doanh mà còn trong các tổ chức phi chính phủ và cơ quan chính phủ tại nhiều quốc gia tiên tiến ở châu Mỹ, châu Âu, và nhiều quốc gia phát triển ở châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia,... Ước tính có 60% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 1000 áp dụng bảng điểm cân bằng (Kaplan, 2004). Đặc biệt hơn, mô hình này được xem như là một công cụ 8 hoạch định chiến lược và quản lý hiệu quả trong các chương trình cải cách hành chính của nhiều cơ quan chính phủ giúp giải quyết và hạn chế đáng kể tình trạng quan liêu, tham nhũng và cải thiện hiệu quả quy trình làm việc cho khu vực công. Bảng điểm cân bằng được đánh giá là một trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 (Niven, 2009). Trong kết quả khảo sát toàn cầu về các công cụ quản lý năm 2011 do hãng tư vấn Bain công bố, bảng điểm cân bằng đã lọt vào top 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. 1 .1.2. Khái niệm bảng điểm cân bằng và các khái niệm liên quan 1.1.2.1. Khái niệm bảng điểm cân bằng "Bảng điểm cân bằng là một hệ thống nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống đo lường hiệu quả trong việc quản lý công việc." [7,tr.10] Nhờ công cụ đo lường đó, cho phép tạo ra sự cân bằng như sau: Cân bằng giữa mục tiêu ngắn hạn với mục tiêu dài hạn; Cân bằng giữa những đánh giá bên ngoài liên quan đến các cổ đông, khách hàng với những đánh giá nội bộ liên quan đến quy trình xử lý, đổi mới, đào tạo và phát triển; Cân bằng giữa kết quả mong muốn đạt được trong tương lai với những kết quả đã xảy ra trong quá khứ; Cân bằng giữa những đánh giá khách quan với chủ quan. 1.1.2.2. Các khái niệm liên quan Tầm nhìn Tầm nhìn như là một bản đồ chỉ ra lộ trình một doanh nghiệp dự định để phát triển và tăng cường các hoạt động kinh doanh của nó. Sứ mệnh Sứ mệnh nhằm xác định mục đích tồn tại của doanh nghiệp, đó là việc gia 9 tăng tài sản của cổ đông và phản ánh động lực của nhân viên doanh nghiệp. Mục tiêu Mục tiêu được cụ thể hóa từ chiến lược của tổ chức, các kết quả từ việc đo lường các mục tiêu cho biết tổ chức có đang làm tốt công việc hay không. Chiến lược Johnson và Scholes định nghĩa: "Chiến lược là định hướng và phạm vi dài hạn của một tổ chức nhằm giành lợi thế cạnh tranh thông qua việc định dạng các nguồn lực trong môi trường thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường, thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan".[9] Bản đồ chiến lược Bản đồ chiến lược là công cụ kết nối giữa chiến lược và bảng điểm cân bằng, kết nối giữa văn bản chiến lược và kế hoạch triển khai hoạt động thực tế. Bản đồ chiến lược trình bày bằng sơ đồ về điều phải làm trong các phương diện của bảng điểm cân bằng để thực thi thành công chiến lược của doanh nghiệp. Thước đo Các thước đo được diễn giải trực tiếp từ các mục tiêu trong bản đồ chiến lược nhằm xác định doanh nghiệp có đạt được mục tiêu và tiến tới thực thi thành công chiến lược hay không. 1.1.3. Sự cần thiết của việc vận dụng bảng điểm cân bằng trong đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp Theo Robert Kaplan và David Norton, những gì chúng ta không đo được thì chúng ta sẽ không quản trị được. Bảng điểm cân bằng là hệ thống đo lường thành quả hoạt động tối ưu nhất hiện nay, đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Để trả lời cho câu hỏi tại sao cần thiết phải vận dụng bảng điểm cân bằng thì chúng ta cần xem xét những lý do sau: Hạn chế của phương pháp đo lường truyền thống Phương pháp truyền thống sử dụng chủ yếu các thước đo tài chính để 10 đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp, nhưng ở thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì việc sử dụng phương pháp đo lường này đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế sau: Thứ nhất, thước đo tài chính không cung cấp đầy đủ các thông tin để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính cung cấp các thông tin tài chính mà không cung cấp đầy đủ các thông tin phi tài chính và không có giá trị tin cậy cao. Hơn nữa, các thước đo tài chính chỉ đánh giá các kết quả trong quá khứ chứ không dự báo tương lai và thường được sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản lý cấp cao, không thể sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên cấp thấp. Thứ hai, sử dụng thước đo tài chính dễ dẫn đến việc hy sinh lợi ích trong dài hạn chỉ để đạt được các mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp như tối thiểu hóa chi phí bằng việc cắt giảm lao động... Điều này, sẽ dẫn đến sự thu hẹp về quy mô của doanh nghiệp, làm phá hỏng giá trị của doanh nghiệp trong dài hạn. Thứ ba, phương pháp truyền thống đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua các chỉ số được thể hiện trên báo cáo tài chính, điều này dễ dẫn đến việc bóp méo các chỉ số tài chính để phục vụ những mục đích tài chính trong ngắn hạn của người đứng đầu doanh nghiệp như việc lợi dụng tài khoản chờ phân bổ chi phí để tăng lợi nhuận, khai khống doanh thu và gian lận trong các khoản phải thu để đạt mức tăng trưởng mong muốn thể hiện trên báo cáo tài chính. Sự gia tăng giá trị của tài sản vô hình Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, với sự trợ giúp đắc lực của máy vi tính và internet, những thế mạnh của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp đã không còn tạo ra lợi thế cạnh tranh mà thay vào đó lợi thế cạnh tranh hiện nay là khả năng huy động và triển khai tài sản vô hình. Khác với nguồn hình thành của tài sản hữu hình, tài sản vô hình được tạo ra từ việc:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan