Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp

.DOCX
21
1
93

Mô tả:

MỤC LỤC......................................................................................................................... 2 A. MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................5 2.1 Mục đích nghiên cứu.............................................................................................5 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................5 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.............................................................5 3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................5 3.2 Khách thể nghiên cứu............................................................................................5 3.3 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................6 4. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................6 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.....................................................................................6 6. Các phương pháp nghiên cứu khoa học......................................................................7 7. Ý nghĩa nghiên cứu.....................................................................................................7 7.1 Ý nghĩa khoa học...................................................................................................7 7.2 Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................8 B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................8 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM TUỔI HIỆN NAY...........................................................................................................8 1.1. Một số khái niệm liên quan..................................................................................8 1.1.1 Trẻ em và quyền trẻ em....................................................................................8 1.1.2 Xâm hại tình dục ở trẻ em................................................................................9 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM HIỆN NAY............................................................................................................................... 9 2.1. Những hình thức xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay...........................................9 2.2. Thực trạng về xâm hại tình dục ở trẻ hiện nay....................................................10 2.3. Những nguyên nhân dẫn đến việc xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay...............12 2.4. Những hậu quả để lại từ vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em.................................14 1 2.4.1 Hậu quả đối với trẻ em...................................................................................14 2.4.2 Hậu quả đối với gia đình.................................................................................15 2.4.3 Hậu quả đối với xã hội....................................................................................15 CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM HIỆN NAY............................................................................................................15 3.1 Giải pháp về chính sách nhà nước.......................................................................16 3.2 Giải pháp từ phía nhà trường...............................................................................16 3.3 Giải pháp từ phía gia đình...................................................................................17 3.4 Giải pháp từ phía cộng đồng................................................................................17 3.5 Giải pháp từ chính bản thân các em.....................................................................18 C.KẾT LUẬN..................................................................................................................19 D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................19 F. PHỤ LỤC.................................................................................................................... 21 2 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trẻ em chính là những mầm non , thế hệ tương lai của đất nước. Trẻ em có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau này. Những đứa trẻ là những con người rất hồn nhiên, non yếu cần được chăm sóc và bảo vệ để chúng được sống, được học tập và vui chơi trong điều kiện tốt nhất. Chính vì vậy vấn đề bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ cần được đặt lên hàng đầu, đây là vừa mục tiêu vừa động lực cho việc phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Nhiệm vụ này cần phải phối hợp, kết hợp đồng bộ của hệ thống chính trị, gia đình , nhà trường và toàn xã hội. Chính quyền nhà nước cũng đã thể hiện rất rõ được vai trò của mình trong việc xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ em được học tập và phát triển. Điều này đã được thể hiện rõ trong nhiều các điều luật trong việc bảo vệ trẻ em và các chính sách hỗ trợ cho trẻ em nghèo hay những trẻ em vùng sâu vùng xa. Chính vì những chính sách hỗ trợ và những điều luật đó nên những điều kiện về thể và giáo dục của trẻ em Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao. Nhưng bên cạnh những kết quả tích cực đó thì vẫn còn những khó khăn thách thức trong tình trạng hiện nay , một trong những khó khăn vẫn còn chưa dược khắc phục thì tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em đang diễn ra hết sức phức tạp hơn bao giờ hết là đấy lên một hồi chuông báo động về một số phần tử biến chất, suy đồi đạo đức đã ảnh hưởng đển không những về sức, sự phát triển về thể chất , ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “ Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho bài tiểu luận cuối kì của em. Qua đó , em hi vọng có thêm được những hiểu biết đúng đắn về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ hiện nay và góp phần làm rõ hơn vai trò của gia đình , nhà trường và xã hội trong việc khắc phục tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ để giúp các em có môi trường phát triển lành mạnh. Đồng thời với đề tài này em cũng muốn mọi người nâng cao ý thức bảo vệ con em chúng ta đồng thời cũng chính là bảo vệ tương lai nước nhà. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu. Tìm hiều về những thực trạng về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay để từ đó chúng ta có những nhận thức đúng đắn về những hành vi cũng như những nguyên nhân xâm hại tình dục ở trẻ . Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ đưa ra được những biện pháp bảo vệ trẻ em giúp ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ hiện nay. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện một cách có hiệu quả các mục đích nghiên cứu trên, đề tài nghiên cứu cần phải giải quyết các nhiệm vụ như sau: - Tìm hiểu về thực trạng đáng báo động vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay. - Tìm hiểu các hình thức xâm hại tình dục phổ biến hiện nay mà trẻ đang gặp phải. - Tìm những nguyên nhân gây ra những hành vi xâm hại tình dục ở trẻ - Đưa ra những giải pháp khắc phục hạn chế tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em dựa trên những kêt quả phân tích thu được. 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay. 3.2 Khách thể nghiên cứu - Trẻ em và phụ huynh trên địa bàn Hà Nội. - Các cán bộ thuộc các ngành có liên quan: các chính quyền địa phương , công an , toàn án, y tế, ủy ban giáo dục giới tính cấp thành phố và cấp phường. 4 3.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên cả nước, nghiên cứu ở toàn bộ vùng miền lãnh thổ, các dân tộc khác nhau sẽ cho ta thấy được mức độ nghiêm trọng của thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ. Phạm vi nội dung nghiên cứu: - Thực trạng vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ hiện nay - Biện pháp khắc phục tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ hiện nay 4. Câu hỏi nghiên cứu. - Tình trạng về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay đang diễn ra như thế nào? - Những biện pháp nào nhằm ngăn chặn và giảm thiểu hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em ở Việt Nam được thể hiện dưới nhiều hình thức như sách , báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như : Trong nghiên cứu "Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em" , tác giả Lê Thị Linh Chi (2017) đã chỉ ra được nhóm đối tượng dễ bị tấn công xâm hại tình dục nhất. Đồng thời, tác giả còn cho thấy nhận thức của trẻ em đường phố về vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ, phản ứng của trẻ trước thực trạng này và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ của trẻ em đường phố trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Ngoài ra , tác giả còn chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của các em về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ. Và tiếp tục trong nghiên cứu "Nghiên cứu luận cứ đề xuất mô hình phối hợp liên ngành trong giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em" với chủ nhiệm đề tài Trần Minh Hưởng ( 2020) đã xây dựng những cơ sở khoa học của việc phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở độ tuổi mầm non và phổ thông ở trong và ngoài môi trường trường học. Bên 5 cạnh đó thì nghiên cứu còn đánh giá được thực trạng về công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ và thực trạng về việc phối hợp liên ngành trong việc giáo dục phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ. Đề tài còn nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về công tác giáo dục phòng chống vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em và mối quan hệ trong việc phối hợp liên ngành trong công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em để đề xuất các khuyến nghị, biện pháp cho Việt Nam. Ngoài ra còn đề xuất được những mô hình và các giải pháp về chính sách, cơ chế để thực hiện các mô hình phối hợp liên ngành trong công tác giáo dục phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ. Nhưng các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào một nhóm cá nhân hay một phạm vi thu hẹp cụ thể như trong một tỉnh . Với dung lượng của một bài tiểu luận, em xin làm sáng tỏ một số lý luận chung nhất về trẻ em, thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ, những nguyên nhân dẫn đến những hành vi xâm hại đó và từ đó đưa ra những biện pháp chung nhất nhằm ngăn chặn, hạn chế tối thiểu vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ. 6. Các phương pháp nghiên cứu khoa học. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, em đã sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp phân tích , tổng hợp và thống kê tài tiệu để tiến hành phân tích sắp xếp chọn lọc các nguồn tài liệu, dữ liệu thứ cấp và sơ cấp vào bài viết một cách thích hợp nhất làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. Từ đó tổng hợp thành các quan điểm, nhận xét để đưa ra cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp phòng vấn: thực hiện phỏng vấn với trẻ và bố mẹ, các cán bộ quản lý, người chăm sóc các em - Phương pháp đối chứng, chứng minh , so sánh - Phương pháp quan sát 6 7. Ý nghĩa nghiên cứu 7.1 Ý nghĩa khoa học - Tìm hiểu về vấn đề và làm sáng tỏ cho vấn đề từ đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận, các lý thuyết về vấn đề này. - Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể làm tư liệu tham khảo , thông tin học tập cho các bạn sinh viên , những người có quan tâm đến vấn đề này. - Đóng góp thêm thông tin , số liệu để làm rõ hơn thực trạng của vấn đề này. 7.2 Ý nghĩa thực tiễn. - Góp phần nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là trẻ vị thành niên về nguy cơ bị xâm hại tình dục, bị quấy rối để các em có thêm hiểu biết và kiến thức về phòng tránh vấn đề này. - Góp phần mô tả về thực trạng quấy rối, xâm hại tình dục ở trẻ để đưa ra những điều chỉnh về chế độ pháp lý , cơ chế bảo vệ giúp đỡ trẻ em. - Thu hút sự quan tâm, chú ý của các cơ quan , tổ chức pháp lý liên quan đến việc ban hành và áp dụng pháp lý liên quan đến vấn đề này. B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM TUỔI HIỆN NAY. 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1 Trẻ em và quyền trẻ em Trước hết chúng ta phải biết được trẻ em là gì? Theo (Công Ước Của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em, n.d.) thì trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp 7 luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Còn ở Việt Nam, theo Luật Trẻ Em (2016) thì trẻ em là những công dân dưới 16 tuổi. Đây là độ tuổi mà trẻ em còn đang phát triển về nhận thức vì vậy mà cần phải có sự chăm sóc được biệt từ gia đình, nhà trường và xã hội. Đi theo đó, quyền trẻ em là những quyền con người được áp dụng chỉ dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em sẽ được hưởng quyền những quyền lợi và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Việc xem xét quy định và thực hiện quyền trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em, vì vậy quyền trẻ em là những đặc quyền mà trẻ em được hưởng theo quy định của nhà nước và pháp luật. 1.1.2 Xâm hại tình dục ở trẻ em Cũng theo Luật Trẻ Em (2016) thì xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM HIỆN NAY. 2.1. Những hình thức xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay Hiện nay trong xã hội , tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em diễn ra hết sức phức tạp với vô vàn các hình thức khác nhau.Nó là những hành vi được thực hiện để thỏa mãn nhu cầu của người lớn. Đôi khi những hành vi này diễn ra trong thời gian dài thậm chí kéo dài cả nhiều năm. Theo Nguyễn Tuấn Anh, Đinh Duy Thịnh ( 2017) Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dưới nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến và chủ yếu là xâm hại bằng cách đụng chạm và không đụng chạm. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm được bộc lộ qua một số hành vi như hôn hít quá mức hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ, hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một 8 đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi buôn bán mại dâm… Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm là những hành vi như dùng lời nói của mình hoặc các tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc và làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn thấy những cảnh tình dục, bắt trẻ đứng ngồi theo các tư thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm), hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm… Và còn rất nhiều những hình thức khác, nhưng trên đây là những hình thức phổ biến nhất được sắp xếp từ mức độ nhẹ đến nặng. Có những hành vi nhìn qua thì rất bình thường nhưng lại là mầm mống cho những hành vi tiếp theo Thủ phạm xâm hại tình dục ở trẻ có thể là bất cứ ai bao gồm cả nam giới và nữ giới ở mọi lứa tuổi , nghề nghiệp. địa vị xã hội, điều kiện kinh tế,… à chúng thường không có những đặc trưng để nhận biết. Thủ phạm thường dùng nhiều những biện pháp khác nhau để dụ dỗ để tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với trẻ hay thậm chí cả với gia đình của trẻ để tiến tới hành vi xâm hại .. Những kẻ suy đồi đạo đức đó đã lợi dụng sự ngay thơ, lòng tin và sự tôn trọng của trẻ để thực hiện những hành vi tình dục vô đạo đức đó của mình. Hoặc để thực hiện những hành vi suy đồi đó chúng đã lợi dụng những điểm yếu của trẻ để ép buộc nghe theo lời chúng như: - Lợi dụng quyền lực đe dọa , ép buộc trẻ - Lợi dụng lòng tin để lôi kéo dụ dỗ trẻ - Lợi dụng thiếu hiểu biết, sự non nớt của trẻ - Lợi dụng tâm lý mới lớn hay tâm lý muốn làm người lớn của trẻ - Lợi dụng sự tò mò về giới tính, về tình dục của trẻ mới lớn - Dọa nạt công bố về những hình ảnh riêng tư, những lần mắc lỗi của trẻ cho bố mẹ, người thân. Các hình thức tuy có những hình thức khác nhau, có những mức độ các nhau nhưng vẫn để lại những hậu quả vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. 2.2. Thực trạng về xâm hại tình dục ở trẻ hiện nay. Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (2020) đánh giá, trong năm qua cùng sự quan tâm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và cả toàn xã hội, công tác bảo vệ 9 chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có rất chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em như các quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu, quyền bí mật đời sống riêng tư. Các đối tượng xâm hại trẻ em đều bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một thực trạng nhức nhối diễn ra nghiêm trọng đó là tình hình xâm hại trẻ em nói chung và tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em nói riêng . Tình trạng này đang là vấn nạn đáng báo động để lại vô vàn hậu quả nặng nề không chỉ bản thân người bị hại mà còn ảnh hưởng cả gia đình và xã hội, không những ở vùng nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa mà ngay cả địa bàn kinh tế, xã hội đang phát triển cũng xảy ra. Theo thống kê của Bộ lao động – Thương binh và xã hội cho thấy rằng số lượng trẻ bị xâm hại tình dục có xu hướng tăng lên nhanh chóng và độ tuổi bị xâm hại thì ngày càng thấp. Cụ thể vào năm 2005 cả nước có 200 trẻ bị xâm hại tình dục , nhưng đến năm 2018 con số này đã lên đến 1.427 em. Như vậy chúng ta có thể thấy được , trong trong vòng 3 mà con số này đã tăng lên gấp 7 lần. Đến năm 2009 con số này có xu hướng giảm xuống với 833 em nhưng đến năm 2010 lại tiếp tục tăng với số lượng ước tính đến 900 em. Còn theo báo cáo của Cục Thống kê tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong 5 năm (2007-2011), cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố hơn 6.500 vụ với gần 6.800 bị can phạm các tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Vậy trung bình 1 năm phải có đến hơn 1000 vụ với hơn 1000 đứa trẻ bị xâm hại. Và đỉnh điểm là vào năm 2018 có đến 1547 vụ xâm hại tình dục ở trẻ. Và gần đây nhất là năm 2020, theo số liệu thống kê của Bộ Công an, chỉ tính riêng năm 2020 cả nước phát hiện 1.945 vụ, xâm hại 2.008 trẻ em (trong đó xâm hại tình dục 1.349 vụ, 1.576 trẻ em bị xâm hại tình dục). Như vậy xâm hại tình dục chiếm tới 69,35% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Và trung bình một ngày có đến hơn hơn 4 trẻ em bị xâm hại tình dục. 10 Bên cạnh đó thì số tuổi bị xâm hại cũng ngày một thấp. Trước đây trẻ bị xâm hại thường là ở độ tuổi 13-18 tuổi thì nay đã xuất hiện nhiều vụ ở độ tuổi 5-13 tuổi. Xâm hại tình dục trẻ xem có thể xảy ra ở mọi nơi , mọi vùng lãnh thổ nhưng theo khảo sát cho thấy khu vực có số trẻ bị xâm hại tình dục nhiều nhất là ở 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long cụ thể như ở Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai,.. với số vụ xâm hại tình dục trẻ em lên đến 90% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, những vùng còn khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, mà trong thời gian gần đây còn xảy ra nhiều ở các địa bàn kinh tế - xã hội rất phát triển. TP.HCM và thành phố Hà Nội là 2 trong 10 địa phương có số trẻ em bị xâm hại tình dục nhiều nhất trong cả nước. Trong các vụ xâm hại tình dục ở trẻ thì khoảng 97% số vụ được phát hiện những kẻ xâm hại tình dục có quen biết với nạn nhân. Qua giám sát cho thấy, tại một số địa phương, đối tượng xâm hại trẻ em là người ruột thịt, người thân thích và người quen biết với trẻ chiếm phần lớn và có xu hướng gia tăng, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 97,3%; tỉnh Phú Thọ 97%; tỉnh Cà Mau 96,5%; Thành phố Hà Nội 88,8%… Đáng lo ngại hơn hơn, khi xâm hại tình dục trẻ em đã len lỏi và xuất hiện trong cơ sở giáo dục - một môi trường vốn được coi là an toàn, lành mạnh để cho các em rèn luyện và hoàn thiện nhân cách, người xâm hại lại chính là những người được quyền dạy dỗ nhân cách cho chính các em. Cụ thể, qua sách báo và các trang mạng xã hội ta có thể thấy được một số vụ xâm hại tình dục như: Vụ thầy giáo có hành động không đúng mực với nhiều học sinh nữ lớp 5 tại Trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; 4/1019 một thầy giáo đã xâm hại một nữ sinh lớp 8 có bầu và nữ sinh đó cho biết đã bị thầy giáo “ dọa ko được nói cho bất kì ai”; 11/4, bé N., 9 tuổi đang chơi đùa cùng hai bé gái L., 10 tuổi và D., 8 tuổi tại công viên phường 6, quận 5, thì Lương Tuấn Bửu 28 tuổi đến kéo bé N. đi và thực hiện hành vi hiếp dâm tại công viên;… Và còn rất nhiều những vụ nghiêm trọng hơn nữa gây ảnh hưởng rất nặng nề đến trẻ, gia đình và xã hội. 2.3. Những nguyên nhân dẫn đến việc xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay. 11 Theo Trương Hà tổng hợp ( 2019 ) nguyên nhân của hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em có thể xuất phát từ chính gia đình hoặc cộng đồng xã hội trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các em: Nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng của những văn hóa phẩm không lành mạnh, kích động , khiêu dâm lan tràn trên internet, trên những website khiêu dâm… đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ thục, tha hóa một số bộ phận, khiến người ta dễ bị kích thích, mất kiểm soát với những hành vi của bản thân. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là từ nhân tố chủ quan từ gia đình nhà trường và xã hội: Thứ nhất xuất phát từ gia đình: nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn thiếu hiểu biết nên thường né tránh những vấn đề nhạy cảm, những gia đình cha mẹ ly hôn ly thân làm sao nhãng đến việc chăm sóc con cái , thiếu sự quan tâm đến trẻ nhỏ, hay một số gia đình cha mẹ vướng phải các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật cũ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của trẻ thậm chí phải bỏ học hay đi lang thang , từ đó dễ dàng tiếp tay cho những kẻ xâm hại trẻ. Nhiều các bậc cha mẹ vẫn còn e ngại khi nói đến vấn đề sinh duc ở trẻ, họ cho rằng những vấn đề này hết sức nhạy cảm khi lớn lên trẻ sẽ tự biết. Từ đó sẽ khiến trẻ thiếu các kĩ năng phòng tránh , kĩ năng phản khảng để chống lại khi bị quấy rối hay xâm hại. Thứ hai xuất phát từ nhà trường: Một bộ phận lớn trường học hiện nay vẫn còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề xâm hại tình dục ở học sinh, nếu có quan tâm thì vẫn còn làm chưa thực sự rõ ràng và có hiệu quả . Nhiều thầy cô còn có tâm lý e ngại khi nói đến những vấn đề này nên việc tuyên truyền về ý thức pháp luật, giới tính thường chỉ đề cập một cách qua loa hay chỉ để cho học sinh tự tìm hiểu mà không có sự hướng dẫn của giáo viên. Các chương trình giáo dục giới tính ngoài giờ chính quá còn còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề truyền tải với học sinh. Thứ ba đó chính là từ xã hội: - Một số các công tác quản lý các văn hóa phẩm thiếu lành mạnh vẫn còn chưa chặt chẽ , vẫn để các văn hóa phẩm đó tràn lan trên mạng xã hội , thông qua các ấn phẩm sách 12 báo, thông qua các trò chơi điện tử mang tính chất khiêu dâm bạo lực, kích thích, tuyên truyền về lối sống buông thả. - Một số bộ phận xã hội có lối sống lệch lạc thiếu chuẩn mực đạo đức sẽ dẫn đến những hành vi bạo lực, xâm hại tình dục ở trẻ,.. - Công tác tuyên truyền, vận động xã hội về bảo vệ và chăm sóc trẻ em vẫn còn chưa thực sự hiệu quả khiến cho trẻ em còn thiếu những kiến thức về việc phòng tránh , khĩ năng cần thiết khi bị xâm hại khiến cho trẻ có tâm lý sợ hãi, rụt rè lo sợ không dám chia sẻ , tố giác tội phạm. - Ngoài ra thì vẫn còn những khoảng trống trong hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em và sự hạn chế cả về năng lực và số lượng quyền hạn pháp lý của hệ thống cán bộ và mạng lưới công tác viên làm công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em cũng là cơ sở nguyên nhân cho việc xâm hại tình dục ở trẻ em diễn ra. Và còn nguyên nhân nữa đó chính là chính từ đặc điểm tâm lý , trình độ nhận thức của trẻ. Theo Vân Anh và Văn Trương( 2018) đa phần nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục là phụ nữ và trẻ em gái - những đối tượng có khả năng chống cự, phòng vệ và tự vệ còn hạn chế. Bên cạnh đó, nạn nhân vẫn chưa nhận thức đầy đủ về những nguy hiểm tiềm ẩn từ những mối quan hệ ngòa xã hội, đặc biệt là những mối quan hệ quen biết, tình yêu qua mạng Internet. Từ đó, những đối tượng phạm tội lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ, lôi kéo và thực hiện hành vi phạm tội đối với nạn nhân. Những đứa trẻ vẫn còn bồng bột thiếu suy nghĩ , non nớt về mặt trí tuệ , thiếu nhận thức về những mối nguy hiểm từ việc bị xâm hại tình dục. Và ngay cả sự tác động của những văn hóa phẩm khi các bé được tiếp xúc với mạng xã hội từ sớm đã làm kích thích sự tò mò của trẻ mà tâm lý muốn tìm hiểu về tình dục. Những điều đó sẽ tạo điều kiện cho những kẻ sẽ lợi dụng những điểm đó để thực hiện những hành vi quấy rồi, xâm hại tình dục của mình. 2.4. Những hậu quả để lại từ vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em. 2.4.1 Hậu quả đối với trẻ em 13 Hậu quả lớn nhất đối với những đứa trẻ là nạn nhân của những vị xâm hại tình dục đó chính là việc bị tổn thương nặng nề về mặt tinh thần. Những việc xảy ra đối với trẻ nó như một “bóng ma tâm lý” khiến trẻ dễ bị mặc cảm, tách biệt với xã hội, sợ giao tiếp với những người khác. Những điều đó sẽ khiến cho trẻ phát triển một cách không bình thường và khó hòa nhập với xã hội , ảnh hưởng đến tương lai của những đứa trẻ đó sau này. Đi cùng với những tổn thương về tinh thần đó là những tổn thương nặng nề về sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Trước hết , những sự tác động của những tên đồi bại lên cơ thể trẻ sẽ gây tổn thương về mặt thể chất trong đó có gây ra tổn thương nặng nề ở cơ quan sinh dục dễ sinh ra một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, chảy máu kéo dài ở bộ phận sinh dục, thậm chí cả vô sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình của những đứa trẻ đó và còn một số tổn thương ở một số bộ phận khác dẫn đến đau bụng, đau đầu , đau khắp người,… Các em cũng có thể bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục thậm chí cả HIV/AIDS. Với các em nữ việc bị xâm hại tình dục có thể sẽ khiến các em mang thai ngoài ý muốn, khi cơ thể các em vẫn chưa được phát triển hoàn chỉnh sẽ gây nguy hiếm đển bản thân các em và thai nhi. Và nặng nhất đó chính là việc xâm hại tình dục đi kèm với những hành động bạo lực đẫn đến tử vong làm mất đi cả tương lai tuổi trẻ của những đưa trẻ đó. 2.4.2 Hậu quả đối với gia đình Những vụ việc xâm hại tình dục đã khiến gia đình của những nạn nhân bị mặc cảm, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của những thành viên trong gia đình. Những sự việc như vậy sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình nạn nhân. Nhiều trường hợp nạn nhân tử vong hay nạn nhân quyết định tự tử sẽ gây mất mát rất lớn đối với gia đình của họ. 2.4.3 Hậu quả đối với xã hội Đối với xã hội gây suy đồi đạo đức xã hội , đi ngược lại với những giá trị văn hóa tốt đẹp trong đời sống con người làm ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến một bộ phận trong 14 xã hội. Bên cạnh đó gây ra những tiềm thức xấu trong suy nghĩ của mọi người về một nhỉ những người thiếu ý thức. Và hơn nữa làm tăng tỉ lệ phạm tội trong xã hội , gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội , làm suy giảm môi trường sống của con người. CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC Ở TRẺ EM HIỆN NAY. Có thể thấy rằng hậu quả từ những vụ xâm hại tình dục ở trẻ để lại hết sức nặng nề đối với cả bản thân nạn nhân, gia đình và cả xã hội. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ( 2004) thì việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu. Vì vậy nhằm phòng tránh vấn đề xâm hại tình dục một cách có hiệu quả , hạn chế đến mức thấp nhất thì cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ gia đình , nhà trường, nhà nước đến toàn xã hội. 3.1 Giải pháp về chính sách nhà nước. Cần có sự phối hợp của các ban ngành, tổ chức xã hội và cộng đồng, cần quan tâm đến công tác tổ chức bộ máy, bố trí nguồn nhân lực, kiện toàn lại ban chỉ đạo , điều hành liên quan đến ngành bảo vệ trẻ em ở các địa phương.Thực hiên các đề án nhằm nâng cao năng lực, ổn định đội ngũ công tác bảo vệ trẻ em ở các địa phương. Xây dựng các biện pháp như tuyên truyền , giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện từ sớm phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục và tư vấn pháp lý khi cần thiết. Xử lý Xử lý nghiêm ngặt các tường hợp xâm hại tình dục ở trẻ và xử lý cả những cá nhân, cơ quan, tổ chức che giấu , không thông báo, không tố cáo vụ việc hành vi xâm hại tình dục ở trẻ. 3.2 Giải pháp từ phía nhà trường Nhà trường cần cung cấp đầy đủ cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về giáo dục giới tính. Dạy cho trẻ những biện pháp để nhận ra, phòng chống những hành vi quấy rối 15 xâm hại tình dục. Dạy cho trẻ biết tự bảo vệ bản thân, cho trẻ nhận thức được những hành vi lạm dụng xâm hại là phạm pháp và phải dạy cho trẻ những quyền được bảo vệ của pháp luật. Các thầy cô giáo nên tạo dựng lòng tin giữ giáo viên và học sinh để từ đó học sinh có thể tấm sự với giáo viên khi cảm thấy mình đang dính phải những hành vi quấy rối, xâm hại tình dục. Theo trường Renaissance International School Saigon Giáo viên và nhân viên phải nhận thức được hành vi của mình khi giao tiếp với các học sinh. Những tương tác này phải thể hiện tôn chỉ của trường là lấy học sinh làm trung tâm. Nhân viên cần áp dụng các phương pháp tiếp cận tích cực, tôn trọng và khích lệ càng nhiều càng tốt, không chỉ trích và gây khó khăn cho học sinh. Khi phê bình phải mang tính xây dựng. Trong giao tiếp hàng ngày, nhân viên cần tránh những hàm ý mỉa mai, đổ lỗi, đe dọa, xúc phạm và bất kỳ thông điệp tương tự nào khác có nguy cơ hạ thấp phẩm giá của học sinh. Tương tác giữa đội ngũ giảng dạy với học sinh cần công khai và không được giấu diếm. Thực hiện những chương trình ngoài khóa về giáo dục giới tính một cách cụ thể và có hiệu quả nhất để truyền đạt được những thông điệp tự bảo vệ bản thân của trẻ. 3.3 Giải pháp từ phía gia đình Theo Đoàn giám sát Quốc hội (2020) Thảo luận về những nguyên nhân tiêu biểu cho tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, đó là do các bậc cha mẹ, gia đình, người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em. Từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục. Vì vậy, Cha mẹ, người thân không nên né tránh mà nên thường xuyên tâm sự, trò truyện một cách ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo với trẻ làm giảm khoảng cách giữa trẻ với gia đình, từ đó sẽ làm cho trẻ bớt e ngại, tạo không khí thoải mái và mạnh dạn chia sẻ khi nói về những vấn đề giới tính để đảm bảo cho trẻ không có những vướng mắc về vấn đề này , khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi về các vấn đề sâu kín. Cha mẹ phải vừa là người bạn vừa là người tư vấn tâm lý cho con nhỏ giúp con không bị bị động trong sự phát triển về tâm sinh lý của mình. Dạy cho con giá trị của bản thân mình , và nên bảo 16 vệ cái giá trị tốt đẹp đó. Tránh việc trốn tránh, la mắng , nghiêm khắc khiến cho trẻ cảm thấy sợ hãi và khi có những vướng mắc trẻ chỉ có thể tự mình tì hiểu, từ đó có thể gây ra những hậu quả không đáng có. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu về những người bạn của con từ đó sẽ có được những thông tin cần thiết về đứa con của mình Dạy con nên tránh xa những chỗ tối, vắng người một mình khi không có sự cho phép của bố mẹ, trang bị cho con những kĩ năng cần thiết để tự vệ trước những kẻ có hành vi quấy rồi , xâm hại, dạy cho con hạn chế ăn mặc hở hang nhằm khích thích sự ham muốn của kẻ xấu 3.4 Giải pháp từ phía cộng đồng. Tăng cường sự giám sát của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực internet. Với một trong những nguyên nhân chủ yếu của sự xâm hại tình dục ở trẻ chính là sự ảnh hưởng từ những hình ảnh khiêu dâm , đồi bại, không lành mạnh từ những trò chơi, phim ảnh,.. thông qua internet. Vì vậy cần phải kiếm xoát tối đa về việc truyền tải những văn hóa phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến hành vi, tâm lý của con người. Tăng cường truy quét, kiểm tra những có sở dịch vụ có găn với hình thức mại dâm đặc biệt những cơ sở có trẻ em làm việc. Tăng cường xử lý những kinh doanh trái phép những ấn phẩm đồi trụy, tiêu hủy những ấn phẩm , xử phạt nặng những cá nhân , cơ sở đó. 3.5 Giải pháp từ chính bản thân các em. Chính bản thân các em cần nhận thức được vai trò và nghĩa vụ của bản thân mình ngay từ khi còn là học sinh ,nghe lời cha mẹ, thầy cô dạy bảo. Cố gắng học tập chăm chỉ, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân tốt. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức để từ đó các em có những kiến thức cơ bản nhất trong việc phòng tránh và bảo vệ chính bản thân mình. 17 Tạo một thói quen sống lành mạnh , chăm chỉ tập thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt. Hạn chế tiếp xúc với những người xấu , thành phần xấu của xã hội, không nên sa đà vào những loại hình giải trí không lành mạnh, ăn mặc trong sáng đúng với lứa tuổi , không ăn mặc hở hang. Ngoài ra ở tuổi này các em sẽ đễ sa vào những mối quan hệ tình cảm, tuy nhiên các em phải nhận thức rõ được thế nào là tình yêu trong sáng, thế nào là những hành vi lệch lạc về giới tính và tình dục, không nên đánh đồng tình yêu với những ham muốn tình dục bồng bột của tuổi trẻ. C.KẾT LUẬN Tuy ở nước ta đã có nhiều những văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của trẻ em nhằm tạo điều kiện cho trẻ em được phát triển một cách toàn diện trong một môi trường tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, trên thực tế đã có rất nhiều những vụ xâm hại tình dục ở trẻ để lại rất nhiều những hậu quả nặng về về tâm sinh lý cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đề tài nghiên cứu này của em đã chỉ ra được thực trạng đáng báo động về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ , những nguyên nhân dẫn đến những hành đi đó từ đó em đã đưa ra được những giải pháp cụ thể để hạn chế tối thiểu vấn đề này, giúp bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên đề tài của em còn nhiều điểm hạn chế chưa có cơ hội tiếp cận được trường hợp thực tế để tìm hiểu rõ hơn được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ em hiện nay mà chỉ chủ yếu thông qua những tin tức , sách báo , đài truyền hình,.. để đưa ra được thực trạng và những giải pháp cụ thể giúp hạn chế được vấn ạn này. Em mong góp vào được phần nào đó trong công cuộc chống lại, hạn chế những tệ nạn xã hội nói chung và vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em nói riêng. Muốn giảm thực hiện được những giải pháp được đề ra chúng ta cần phải có sự phối hợp , đoàn kết chung tay từ nhiều phía ( từ gia đình, nhà trường và toàn xã hội ) để cùng nhau chống lại vấn nạn xâm hại tình dục ở trẻ từ đó tạo được môi trường lành mạnh cho trẻ được phát triển một cách toàn diện để trở thành những công dân có ích xây dựng cho 18 tương lai của nước nhà ngày một giàu đẹp. Hành động của chúng ta ở hiện tại chính tạo nên tương lai của chúng ta sau này. D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.ĐàoXuân Dũng(2002), Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2.Lê Hà (2008) Những Điều Cần Biết Về Tuổi Dậy Thì, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội 3.Lê Vân Hồng (2008), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 4. Phạm Thị Thúy (2017), Cẩm Nang Phòng Tránh Xâm Hại Cho Con, NXB Tổng hợp TPHCM 5.Trương Phúc Hưng ( 2005 ), Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội 6. Đinh Thị Nga( 2014) , Bảo vệ quyên trẻ em trong pháp luật Việt Nam hiện hành, Tạp chí khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 7.Lê Thị Linh Chi (2017) , Nhận thức, hành vi của trẻ em đường phố đối với những nguy cơ và hành vi xâm hại tình dục trẻ em 8. Liên hiệp quốc( 1990), Công ước quốc tế vè quyền trẻ em 9. Lưu Hải Yến (2014), Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội 10.Nguyễn Hải Hữu (2012) , Kinh nghiệm một số nước về bảo vệ trẻ em 11.Nguyễn Thị Đào (2014) Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác xã hội, Đại học Thăng Long, Hà Nội 12.Trần Minh Hưởng (2020) , Nghiên cứu luận cứ đề xuất mô hình phối hợp liên ngành trong giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em 13. Sổ tay và chính sách bảo vệ trẻ em, Trường Renaissance International School Saigon 14.Luật Trẻ Em (2016) 19 15.Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 2004 , NXB Chính trị Quốc gia 16 Nguyễn Tuấn Anh và Đinh Duy Thịnh ( 17/03/2017) , Xâm hại tình dục trẻ em và một số giải pháp phòng ngừa, Báo Cảnh sát Nhân dân online Link truy cập: http://csnd.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/2404/Xam-hai-tinh-duc-tre-emva-mot-so-giai-phap-phong-ngua < Truy cập ngày 5/8/2021> 17. Trương Hà tổng hợp ( 19/8/2019),Nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục ở trẻ, và những điều cha, mẹ cần biết! , Cổng thông tin điện tử Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang Link truy cập: https://stttt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tintuc/-/asset_publisher/RcQOwn9w7wOJ/content/nguyen-nhan-dan-en-xam-hai-tinh-duco-tre-va-nhung-ieu-cha-me-can-biet-?inheritRedirect=false < Truy cập ngày 7/8/2021> 18. Vân Anh và Văn Trương (17/122018),Tội phạm xâm hại tình dục thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Báo kiểm sát online Link truy cập: https://kiemsat.vn/toi-pham-xam-hai-tinh-duc-thuc-trang-nguyen-nhan-vagiai-phap-51382.html < Truy cập ngày 9/8/2021> F. PHỤ LỤC Biểu đồ 1: Số trẻ bị xâm hại tình dục từ năm 2014- 2018 ( Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng