Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Van_de_ren_luyen_ki_nang_tinh_va_nhung_ton_tai_trong_truong_pho_thong...

Tài liệu Van_de_ren_luyen_ki_nang_tinh_va_nhung_ton_tai_trong_truong_pho_thong

.PDF
10
197
87

Mô tả:

Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH VAI TRÒ VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1. Tại sao lại có bài viết này? Mặc dù đang hết sức bận rộn với công tác nghiên cứu cũng như những công việc cá nhân, nhưng trong suốt thời gian qua, kể từ khi 2 bài giải chi tiết của tôi cho đề thi ĐH khối A môn Hóa năm 2007 và 2008 được đưa lên mạng, tôi đã thường xuyên “được làm phiền” bởi rất nhiều bạn học sinh cũng như giáo viên trên cả nước. Trong số rất nhiều điện thoại, tin nhắn, email gửi đến cho tôi, có một ý kiến mà đa số các bạn đều đặt ra là “mốc thời gian làm bài mà tôi đặt ra trong đáp án dựa trên căn cứ nào”, “không thể tính nhẩm nhanh trong một thời gian ngắn như thế”, .... thậm chí, đã có bạn học sinh không tiếc lời lăng mạ tôi qua điện thoại, vì cho rằng tôi đã “phô diễn” quá mức, rằng chỉ có “thần thánh” mới có thể làm bài nhanh như thế, rằng tôi “bốc phét”, .... một bạn giáo viên khác thì cho rằng đáp án mà tôi đưa ra đã gây ra sự ức chế tâm lý rất lớn đối với các bạn đã không thi tốt đợt thi vừa qua và tạo ra cả sức ép cho các học sinh chuẩn bị tham gia đợt thi sắp tới. Về ý kiến của bạn giáo viên nọ, tôi hoàn toàn có thể chia sẻ, mặc dù mục đích của tôi là đặt ra mục tiêu cho các em phấn đấu, cũng như một sự động viên đối với các em rằng đề thi không hề khó, cũng không hề dài, để các em có thêm tự tin bước vào kỳ thi. Có thể xem lại phân tích mà tôi đã dùng cả trong 2 đáp án: “Để giải nhanh được một bài toán mà rộng hơn là một đề thi Hóa học, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả 4 yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp (chú ý là tôi xếp phương pháp ở hàng thứ yếu, cuối cùng), mà mỗi một yếu tố đều đòi hỏi một quá trình rèn luyện tích cực và đúng hướng (nên cần phải được hướng dẫn). Những mốc thời gian làm bài tôi đặt ra trong đáp án là trong điều kiện lý tưởng, với một học sinh đã hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên và trong điều kiện như vậy thì một đề thi ĐH (dù từng được đánh giá là khó) cũng có thể giải quyết được trong vòng 15-20 phút. Tất nhiên, tâm lý thực tế ở trong phòng thi sẽ khác và không có nhiều học sinh hội tụ đủ cả 4 yếu tố trên, song, phải nói như vậy để các em thấy và tự tin rằng “việc giải trọn vẹn đề thi ĐH trong vòng 30 phút không phải là điều không thể và trong 60-90 phút thì là điều hoàn toàn có thể” Khi một thông tin đưa ra, có thể có nhiều cách tiếp nhận khác nhau, đối với người này là một lời động viên, đối người khác, đó lại là một áp lực. Điều đó hoàn toàn có thể hiểu, có thể thông cảm được và tôi một lần nữa khẳng định với các em rằng: “hãy tự tin vào những gì mình đã có, 90 phút để vượt qua một đề thi trắc nghiệm như vậy không phải là điều không thể”. Còn đối với những ai cho rằng tôi đang “phô diễn”, tôi đang “thể hiện”. Xin hỏi, các bạn đã đọc được bao nhiêu bài giảng của tôi trên mạng, dự được bao nhiêu buổi học Online mà tôi đứng lớp. Thật thà mà nói, nếu để “khoe khoang, thể hiện”, tôi còn không ít thứ có thể phô diễn chứ không phải với 2 cái đáp án đã có. Hơn nữa, tôi cũng không rảnh rỗi để khoe khoang những thứ vô nghĩa đối với tôi, tôi còn nhiều công việc ý nghĩa với bản thân mình hơn để làm. Nếu việc cặm cụi giải đề thi, viết bài giảng đến tận sáng sớm để các em có thêm học liệu là khoe khoang, thể hiện thì có lẽ tôi nên đóng cửa Blog và delete các bài viết trên các 4rum là hơn. [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Dù sao thì cũng phải trở lại vấn đề của ngày hôm nay, đó là sự yếu kém trong Kỹ năng của các học sinh của chúng ta. Mặc dù sự yếu kém này không hoàn toàn thuộc về lỗi của các em mà là của cả hệ thống giáo dục. Bài viết phân tích về kỹ năng và vai trò của việc rèn luyện kỹ năng tôi đã từng post lên Blog cách đây nửa tháng, nhưng vì trong đó không trình bày phương pháp rèn luyện kỹ năng nên tôi không phổ biến trên các 4rum. Phần mở đầu của bài giảng như sau: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍNH NHANH ĐỂ GIẢI NHANH BÀI THI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC Các em không thể đòi hỏi việc giải nhanh một bài toán Hóa học nếu như chính các em không thể tính nhanh được từ những phép tính đơn giản nhất! I. Đặt vấn đề: 1. Kỹ năng là gì? Hiểu theo nghĩa đơn giản, kỹ năng là biết cách làm. Khái niệm Kỹ năng rất rộng và bao hàm nhiều khía cạnh, trong thực tế chúng ta vẫn thường nghe đến “kỹ năng học”, “kỹ năng sống”, “kỹ năng mềm”, “kỹ năng làm việc theo nhóm”, … Có rất nhiều định nghĩa về kỹ năng, tuy nhiên chúng ta có thể tổng hợp được định nghĩa đơn giản về kỹ năng như sau: Kỹ năng (Skill) là khả năng hoàn thành một công việc một cách thành thạo, dễ dàng, khéo léo – khả năng này có thể học được, hoặc phát triển được thông qua đào tạo hoặc tự trải nghiệm. 2. Tại sao phải học và rèn luyện kỹ năng? Người bình thường ai cũng biết nói, nhưng những người nói giỏi không nhiều; ai cũng biết đọc nhưng không phải ai cũng đọc nhanh, nắm hết những điều quan trọng... Sơ qua vài ví dụ như vậy ta có thể thấy làm một công việc và làm được một công việc là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Não ta làm việc dựa trên 98% là thói quen (Routine). Rèn luyện kỹ năng làm việc tức là rèn luyện cho não thói quen làm việc tốt. Khi ta học cách làm một công việc – dù nhỏ hay lớn – cũng đều là ta đang dạy cho não chúng ta biết cách tư duy, xử lý vấn đề. Quan trọng hơn, đó là dạy cho não thói quen làm việc gì cũng yêu cầu hiệu quả. Thay vì cắm đầu vào làm việc thì ta tập làm nó một cách nhanh nhất, thu được kết quả cao nhất. Một người khi luôn tìm cách làm việc hiệu quả nhất sẽ luôn thu được kết quả tốt nhất, đó chính là thói quen/kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. 3. Phân loại kỹ năng Có 3 nhóm kỹ năng chính: − Biết cách tư duy − Biết cách diễn đạt − Biết cách thao tác Cả 3 nhóm kỹ năng này đều cần phải được quan tâm rèn luyện đúng mức trong quá trình học. Trong khóa học này, với mục tiêu hướng tới là kỳ thi trắc nghiệm nên các kỹ năng về tư duy và tính toán (thuộc nhóm kỹ năng thao tác) sẽ được tôi tập trung phát triển cho các em (nếu thi tự luận sẽ phải phát triển cả kỹ [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 năng diễn đạt). Và trong khuôn khổ bài học đầu tiên, tôi sẽ trình bày một số kỹ năng tính nhanh, cũng là những yêu cầu đầu tiên dành cho các em để có thể tham gia khóa học một cách có hiệu quả. II. Những điểm yếu trong kỹ năng tính của học sinh Kỹ năng tính, trong đó có kỹ năng tính nhanh là một nội dung quan trọng được quan tâm đào tạo trong bất cứ chương trình giáo dục nào. Ở cấp tiểu học, các em đã được học các quy tắc tính đó, từ “bảng cửu chương”, cho đến “các dấu hiệu chia hết”, “cách nhân nhẩm một số với 9, với 11 hoặc với 5”, …. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy ở nhiều môn học, trên nhiều đối tượng học sinh với các mặt bằng trình độ khác nhau, tôi đều nhận thấy có một điểm chung, đó là kỹ năng tính của các em còn khá yếu, mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thụ động, lười nhác trong suy nghĩ, dẫn đến phụ thuộc quá nhiều vào các công cụ hỗ trợ học tập. Một học sinh sẽ không thể học và nhớ từ mới tốt nếu mỗi lần gặp từ mới lại mở từ điển ra xem, một học sinh không thể giải phương trình lượng giác tốt nếu các giá trị đặc biệt của sin30o, cos120o vẫn thường xuyên phải tính bằng máy tính, …. tất cả những biểu hiện đó phản ánh một sự yếu kém về mặt kỹ năng (chứ không phải yếu về kiến thức). Trong môn Hóa cũng vậy, tôi đã gặp rất nhiều học sinh phải tính số mol của 2,24 lít khí (ở đktc), hay tính số mol của 3,6 gam H2O bằng máy tính, …. Nếu để tìm khối lượng của NaNO3 bằng cách bấm 23 + 14 + 16 × 3 = 85 thì mãi mãi các em sẽ không thể nhớ, và không thể biết làm thế nào để tính cho nhanh giá trị đó. (đấy là chưa kể rất nhiều em còn chưa thuộc nổi các giá trị về vị trí, khối lượng mol nguyên tử, …. trong bảng tuần hoàn) III. Một số kinh nghiệm và phương pháp rèn luyện kỹ năng tính Kỹ năng tính nhanh như đã nói ở trên, thuộc nhóm “kỹ năng thao tác” do đó nó đòi hỏi một sự thực hành, rèn luyện thường xuyên để đạt đến hiệu quả cao nhất. Trong các kỳ thi trắc nghiệm với các môn có đòi hỏi tính toán như môn Hóa thì việc nâng cao kỹ năng tính đến mức trở thành một phản xạ có thể giúp giảm bớt đến 1/3 thời gian làm bài. Trong Hóa học có rất nhiều kỹ năng tính cần phải rèn luyện, nhưng có 2 nhóm giá trị dễ rèn luyện nhất, thường xuyên gặp nhất và dễ đạt được hiệu quả cao nhất là: tính khối lượng mol (nguyên tử, phân tử, ion, nhóm chức, ...), và tính số mol. Có nhiều phương pháp rèn luyện kỹ năng tính nhanh, nhưng với kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân mình, tôi xin chia sẻ một số phương pháp rèn luyện kỹ năng tính như sau .............. 4, Đối với việc tính số mol khí dựa vào thể tích trong các trường hợp không phải điều kiện tiêu chuẩn, ta dựa vào công thức: nRT = PV , tuy nhiên, việc áp dụng công thức này phải vô cùng linh hoạt thì mới đạt hiệu quả cao nhất, một trong những sai lầm của các em là chỉ biết thay số vào công thức một cách máy móc. Công thức trên chỉ ra cho ta thấy số mol khí tỷ lệ thuận với áp suất và tỷ lệ nghịch với nhiệt độ (vì đề bài thường cho thể tích và yêu cầu tính số mol khí), vì khối lượng hoặc % khối lượng thường là số lẻ, nhưng số mol thì hầu hết là số chẵn, nên đa số các bài tập không cho điều kiện tiêu chuẩn đều rơi vào những trường hợp có thể tính nhẩm được (xem thêm phần bài tập về nhà) Ví dụ: Tính số mol của 8,96l khí (0,4 mol khí trong đktc, cái này có thể nhẩm ra ngay nhờ luyện tập ở bước 3) trong các điều kiện: - 0oC; 2,5 atm: n = 0,4 × 2,5 = 1mol [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc - 273oC; 3atm: n = 0,4 × 3 : 2 = 0,6 mol - 136,5oC; 1,2atm: n = 0,4 × 1,2 : 1,5 = 0,36 mol - 27,3oC; 2,2atm: n = 0,4 × 2,2 : 1,1 = 0,8mol - 0985052510 54,6oC; 2,4 atm: n = 0,4 × 2,4 : 1,2 = 0,8mol ........................... (273 C = 2 × 273K ,136,5 C = 1,5 × 273K ,27,3 C = 1,1× 273K ,54,6 o o o o C = 1,2 × 273K ) ^^ nếu mà thay vào công thức nRT = PV thì chắc là phát ốm, ví dụ: 8,96l khí ở 54,6oC; 2,4 atm sẽ có số mol là: n= 2,4 × 8,96 PV = = 0,8mol RT 22,4 (273 + 54,6) 273 ..................... Tôi xin nhắc lại: Không thể giải nhanh bài toán Hóa học nếu như từng số liệu, từng phép tính nhỏ trong bài toán không được xử lý và tính toán nhanh chóng! Đại loại là như vậy. 2. Nguyên nhân nào dẫn đến những yếu kém về Kỹ năng của học sinh Trước hết, phải kể đến những thiếu sót, sai lầm trong phương pháp Giáo dục của chúng ta. Từ bấy lâu nay, chúng ta đã nhồi nhét cho học sinh một khối lượng kiến thức khổng lồ mà bỏ quên đi một công việc rất quan trọng là rèn luyện Kỹ năng cho học sinh, đồng thời cũng giết chết luôn khả năng sáng tạo của học sinh. Chính những yếu kém này đã đẩy nền giáo dục của chúng ta đến chỗ không có hiệu quả, kiến thức thì không nắm được, không vận dụng được, Sinh viên đào tạo xong không có kỹ năng làm việc , ... Tôi đã khá ngạc nhiên khi có một học sinh chia sẻ: “em chỉ biết quy tắc nhân nhanh với 11 thôi ạ, còn quy tắc nhân 9 và nhân 5 thì chưa bao h đc học. Em nhớ ko nhầm thi chỉ đc học dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 thôi ạ. Hơn nữa ko phải là tất cả những gì đã đc học bọn em có thể nhớ đc tất tần tật, chưa nói gì đến cái chưa đc học. Là 1 thầy giáo em nghĩ thầy hiểu rằng học sinh VN chúng ta đã và đang học quá tải quá nhiều ” Như vậy là chính các em còn không phân biệt được, cái nào là kiến thức, cái nào kỹ năng, cái nào cần học, cái nào không cần học, cái nào đã được học, cái nào chưa được học, cái nào không được học. Đối với các em, có vẻ như tất cả những gì có được ở trường phổ thông chỉ là “kiến thức” và “kiến thức”, là sự quá tải. Thiết nghĩ, câu chuyện này đáng để những người có trách nhiệm của Bộ GD lắng nghe và tiếp thu. [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Thứ hai, sự yếu kém về mặt kỹ năng cũng có một phần lỗi quan trọng là ở chính các em. Như đã nói ở trên, sự lười nhác trong thói quen suy nghĩ và làm việc, cùng với sự phụ thuộc quá nhiều vào việc sử dụng không đúng cách các công cụ hỗ trợ học tập. Thói quen tra bảng tuần hoàn khiến các em không nhớ được các giá trị M, p, vị trí, độ âm điện, ... dãy điện hóa, tính tan, ... ; thói quen tra từ điển khiến các em không thể thuộc được từ mới, .... và thói quen dùng máy tính làm các em mất đi kỹ năng tính. Theo giai thoại lịch sử: trong một đêm mất ngủ hồi mới 7 tuổi, Leonhard Euler đã tính nhẩm trong óc lũy thừa bậc 6 của 100 số đầu tiên (^^ ai có óc tưởng tượng thử tính 476 chẳng hạn) mà các kết quả của nó còn được ông khai thác, sử dụng đến hết đời. Cũng theo giai thoại, “vua toán học” Carl Friedrich Gauss đã từng đoạt một giải thưởng về thiên văn nhờ tính toán được rất chính xác quỹ đạo của thiên thể Ceres sau gần 3 tháng tính toán, mà trung bình mỗi ngày ông phải làm việc với 50.000 con số - không sai một phép tính nào. Hoặc một câu chuyện khác của Paul Dirac, khi còn nhỏ, ông đã tham gia một kỳ thi HSG Toán của nước Anh đã tìm ra kết quả “một người câu được -2 con cá”, dù là kết quả sai, nhưng chính nó đã tạo cảm hứng giúp ông tìm ra position – phản hạt của electron. Tất nhiên, so sánh nào cũng có sự khập khiễng, nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân khiến cho thiên tài toán học với khả năng tính nhẩm siêu việt của các vị ý có được là nhờ ..... thời đó chưa có những chiếc máy tính hiện đại như bây giờ. Có một nhà khoa học đã từng tiên đoán: “Sự thông minh của máy móc sẽ giết chết sức sáng tạo của con người”, thật đáng buồn, trong trường hợp này, điều đó có vẻ đúng. Thật ngu ngốc nếu chúng ta có máy móc mà không dùng hoặc không biết dùng, nhưng sẽ còn nguy hiểm và ngu ngốc hơn nếu chúng ta hoàn toàn bất lực với công việc khi không có những máy móc đó. Sự thông minh của máy móc phải phụ thuộc sức sáng tạo của con người chứ không phải ngược lại. Các em rất sai lầm khi nghĩ rằng máy tính lúc nào cũng đúng và tính bằng máy tính an toàn hơn so với tính nhẩm. Nên nhớ rằng, máy tính chỉ đúng, khi người sử dụng nó thao tác đúng, mà điều đó không phải bao giờ cũng làm được (^^ mặc dù nó đúng trong đa số trường hợp đấy, hihi). Khi thao tác với máy tính, càng thao tác với nhiều con số, thực hiện càng nhiều phép tính liên hợp, rườm rà thì kết quả càng có khả năng sai lệch. Chẳng hạn với phép tính đã nêu ở trên: n= 2,4 × 8,96 PV = = 0,8mol RT 22,4 (273 + 54,6) 273 nếu không cẩn thận trong thao tác, thì nhầm lẫn cũng là chuyện bình thường. Cũng dĩ nhiên, Hóa khác với Lý ở chỗ là kết quả thường rất tròn trĩnh, do đó mà ta dễ phát hiện ra lỗi sai do thao tác hơn và cũng vì thế mà học Hóa, ta dễ thực hành kỹ năng tính hơn học Lý. Khi trao đổi về vấn đề này, nhiều giáo viên tâm sự “thú thật là tôi cũng rất ít khi tính nhẩm, chỉ là mình đi dạy nhiều thì “quen mặt, nhớ số” thôi”. Tôi mới có 22 tuổi đời, thâm niên dạy học của tôi không đủ để “quen mặt, nhớ số” và tôi chắc là các em học sinh cũng vậy, nên tôi chọn giải pháp tính nhẩm. Không thể so sánh với những thiên tài ở trên về việc tính, nhưng [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 tôi tin là với những gì mà các em đã được học ở trường phổ thông thì chỉ cần chịu khó luyện tập đúng phương pháp, những phép tính đơn giản chẳng có gì là khó cho các em nhẩm cả: - 17,92 lít là 0,8 mol khí ở đktc, có gì là khó nhẩm ??? (17,92 : 22,4 là phép tính quá đơn giản để nhẩm: 17:2 = 8 có dư, 4*8 = 32 có đuôi là 2; càng dễ hơn nếu ai đó đã nhớ 8,96 lít là 0,4 mol) - 12,6 gam H2O là 0,7 mol, có gì là khó nhẩm ??? (12,6 = 9 + 3,6 với 9 là 0,5 mol và 3,6 là 0,2 mol) - 17,6g CO2 là 0,4 mol, có gì là khó nhẩm ??? ( 17:4 = 4, 4*4 = 16 có đuôi là 6) - CO2 có M = 44, chắc ai cũng biết, vậy tại sao lại không nhớ được –COOH là 45 để tính cho nhanh C2H5COOH là 29 + 45 = 74??? (hoặc tính là 60 + 14 = 74 với 60 là M của CH3COOH – quá quen thuộc và 14 là M của –CH2- tính cho các đồng đẳng liên tiếp) - CaCO3 có M = 100, chắc ai cũng biết, vậy tại sao không nhớ được CO32- là 60 để có ngay BaCO3 là 197, Na2CO3 là 23*2 + 60 = 106 ??? - .................. - đại loại là như vậy Các phép tính nhẩm trên là bước xử lý ban đầu, cho ta những số liệu mà nếu từ đó ta nhập vào máy tính sẽ đỡ nhầm lẫn và ít phức tạp hơn rất nhiều nếu cứ dồn cục 1 phép tính dài dằng dặc. Ví dụ, để tính %m của hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe2(SO4)3 và 0,25 mol CuSO4: %m Fe2 ( SO4 )3 = (56 × 2 + 32 × 3 + 16 × 12) × 0,2 × 100% (56 × 2 + 32 × 3 + 16 × 12) × 0,2 + (64 + 32 + 16 × 4) × 0,25 thì sẽ dễ tính sai hơn rất nhiều nếu là: %mFe2 ( SO4 )3 = (56 × 2 + 96 × 3) × 0,2 × 100% (56 × 2 + 96 × 3) × 0,2 + (64 + 96) × 0,25 hoặc đơn giản hơn nữa là: %m Fe2 ( SO4 )3 = 80 × 100% 400 × 0,2 × 100% hoặc %m Fe2 ( SO4 )3 = 80 + 160 × 0,25 400 × 0,2 + 160 × 0,25 mà có các giá trị SO42- là 96 hay CuSO4 là 160, cũng chẳng có gì là khó để nhẩm, Fe2(SO4)3 có M = 400, cũng như CaCO3 có M = 100 là những con số chẳng khó để nhớ, để ấn tượng. 3. Tôi đã tính nhẩm trong đáp án đề thi ĐH như thế nào? [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 Đây là một trong những câu hỏi mà khá nhiều bạn hỏi về cách tính nhẩm. Xin nhắc lại là tôi đã ghi rất rõ ràng: nOH- = 0,25 mol (nhẩm: (1+2*2)/2 = 2,5 → 0,25), cách nhẩm là gì: NaOH 0,1M – xem là 1, Ba(OH)2 0,2M – xem là 2, vì (OH)2 nên ta *2, thể tích là 500ml nên ta /2 → (1+2*2)/2 = 2,5 sau đó chia cho 10 vì 0,1M và 0,2M đã bị xem là 1 và 2. Xin hỏi: có khó nhẩm không ạ??? Khi làm câu này, tôi chỉ việc vừa đọc đề bài, vừa nhập phép tính nhẩm trong đầu, đến khi đọc dứt đề bài là các số liệu về số mol đã có sẵn. Đấy cũng có thể xem là một “kỹ năng Đọc đề bài khi thi trắc nghiệm” mà tôi hy vọng sẽ còn có dịp để viết và chia sẻ về vấn đề này. 0,05 mol CO32- và 0,15 mol HCO3- (nhẩm – bảo toàn C + bảo toàn điện tích âm), tôi cũng ghi rất rõ ràng, cách nhẩm là gì: bảo toàn C → số mol CO32- và HCO3- phải có tổng bằng 0,2 mol, CO32- mang 2 điện tích âm trong khi HCO3- mang 1 điện tích âm, mà tổng điện tích âm là 0,25 mol, thế thì CO32- sẽ có số mol là 0,25 – 0,2 = 0,05 mol và còn lại 0,15 mol là của HCO3(công việc này thay cho giải hệ phương trình) Xin hỏi, có khó nhẩm không ạ ??? Tuy diễn đạt ra ngôn ngữ viết thì dài như vậy, nhưng khi làm bài, nếu đã quen và có kỹ năng tính tốt, thì tôi tin là tất cả chỉ diễn ra trong 3s. Xin hỏi, trong số các con số ở đây: 0,1 hay 0,6 hay 0,55 có con số nào là khó nhẩm ??? Ngay cả phép tính: m = 0,55*108 cũng chẳng có gì là khó nhẩm nếu biết kết hợp 2 quy tắc nhân nhẩm với 5 và với 11: 108*0,5 = 108:2 = 54, 108*0,55 = 54 + 5,4 = 59,4 Chỉ 5-8s là có tất cả những con số này. Nói thật, tôi ghi 15-20s là rất chân thực, đã bao gồm cả thời gian đọc đề và phân tích. [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 3,6 : 0,5 = 36*2 = 72 Có gì là khó nhẩm ??? Tôi nghĩ rằng, với những bài tập thế này, hầu hết các em sẽ viết phương trình phản ứng thì mới có tỷ lệ Na:Al = 1:1. Nhưng nếu đọc toàn bộ đáp án, các em sẽ thấy tôi hầu như không hề viết phương trình phản ứng mà tìm cách khai thác triệt để thông tin từ nó – không thừa, không thiếu. (đấy cũng là một “kỹ năng”). Ta chỉ cần hình dung về phản ứng, để biết rằng Na và Al chỉ đi vào hợp chất NaAlO2 thì CTPT của NaAlO2 cũng đã tự cho ta biết cái tỷ lệ 1:1 đó rồi. Khi đã có Na – 0,1mol và Al – 0,1 mol và tổng số e mà 2 kim loại này cho là 0,8 mol. Tôi tin rằng các em sẽ lại viết thêm phương trình phản ứng của Na với H2O rồi giải hệ, trong khi chẳng khó khăn gì để tính nhẩm. Na cho 1 e – là 1 phần, Al cho 3 e – là 3 phần, với tổng là 0,8 mol → mỗi phần là 0,2 mol. Xin hỏi có gì là khó nhẩm ??? (nếu cần thiết, mời các bạn và các em giở lại SGK toán lớp 4, phần “Bài toán biết tổng và tỷ số”) ........................... Ở đây, tôi chỉ xin trích lại một số câu trong đáp án năm 2008 như vậy, nếu có bạn hay em nào thắc mắc về các câu hỏi khác trong đáp án này, hoặc đáp án năm 2007, tôi sẵn sàng giải đáp. 4. Cần rút được bài học gì sau bài viết này? a, Đối với các bạn giáo viên Tôi hy vọng bài viết này sẽ là một gợi mở, vừa để chúng ta phải xem xét và đánh giá lại vai trò của việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong trường phổ thông (chú ý rằng khái niệm [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 kỹ năng là rất rộng chứ không chỉ bao gồm kỹ năng tính) cũng đồng thời là một gợi ý nho nhỏ về mặt phương pháp rèn luyện kỹ năng tính. Chúng ta đào tạo nên những con người có kỹ năng và biết làm việc, chứ không phải là những quyển sách vô tri, những con vẹt hay những cái máy chỉ biết làm lặp lại công việc của người khác. Ở trên tôi đã nói: trong 4 yếu tố (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp), tôi xếp phương pháp ở hàng thứ yếu nhất. Chính tôi cũng có một lớp học “Kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp giải nhanh bài thi trắc nghiệm Hóa học”, mà trong đó Kỹ năng tính được đặt ngay vào bài đầu tiên. Là một thầy giáo, tôi sẽ rất buồn nếu có em nào đó nói rằng “chỉ có thầy mới làm được như thế”, vì một người thầy chân chính, bao giờ cũng mong mỏi “rồi các em cũng sẽ làm được như thế, thậm chí là tốt hơn thế”, cũng vì thế mà tôi mới bỏ công sức ra truyền đạt cho các em những gì mình có thông qua các bài giảng free trên mạng. Bài viết này, tuy có đưa vào những ví dụ về Hóa học, nhưng tôi tin là nó có ích cho cả các giáo viên của các môn học khác, vì những kỹ năng tính đưa ra trong bài, là những kỹ năng tối thiểu và cần thiết cho tất cả các môn học (ít nhất là ở khối các môn học tự nhiên). Chúng ta không nên có một quan niệm sai lầm rằng, những kỹ năng tính mà tôi trình bày trong bài viết này thuộc về Toán học, rằng tôi còn dạy cả Toán nữa nên mới biết được những kỹ năng như thế. Đúng, tôi đã từng dạy cả Toán, Lý, Hóa, Sinh từ thời sinh viên, trong đó Toán và Hóa là hai môn tôi dạy tốt nhất, nhưng đừng vì thế mà kết luận rằng những gì tôi đã viết ở trên là “toán”, tôi tin rằng những em đã và đang học cấp 3 cũng như thi ĐH đều biết rằng những kỹ năng tính ở trên, không có ai, không có thầy cô luyện thi nào đưa vào lớp học cả, đấy không phải là vấn đề trọng tâm của Toán cấp 3. Những kỹ năng tính ở trên chỉ là một phần trong hệ thống các kỹ năng phải rèn luyện cho học sinh mà môn học nào cũng cần, nghề nghiệp nào cũng cần và công việc nào cũng cần. Nó tạo thành một phản xạ tư duy nhạy bén giúp các em sáng tạo và thành công trong tất cả các lĩnh vực. b, Đối với các em học sinh Việc rèn luyện kỹ năng ở trường phổ thông hiện nay còn rất nhiều hạn chế và kìm hãm sự sáng tạo, trong đó có một phần lỗi của các thầy các cô, nhưng không thể vì thế mà các em đổ lỗi và trốn tránh. Chính các em, chứ không phải ai khác, phải chủ động tìm tòi, chủ động rèn luyện, mài giũa để làm mạnh hơn những kỹ năng cần thiết vì nó mang lại hiệu quả cho chính các em. Hãy tích cực suy nghĩ và tự tìm ra cho mình một phương pháp rèn luyện phù hợp nhất. Sự chăm chỉ vốn mang nhiều ý nghĩa, từ bỏ máy tính và tập tính nhẩm trong đầu cũng là một sự chăm chỉ cần thiết, vì đó là những bài tập thể dục rất tốt cho trí tuệ và sự sáng tạo của các em. Một ngày nào đó, khi các em ra trường, các em đi làm việc, có thể những kiến thức về đạo hàm, tích phân, giải phương trình, hidrocacbon, quang hình, điện từ, .... sẽ không còn cần thiết [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc 0985052510 cho công việc cụ thể của các em nữa. Nhưng những nguyên tắc tư duy của những môn học đó và những kỹ năng mà các em thu nhận được từ trường phổ thông sẽ còn theo các em đến suốt cuộc đời. Một bà bán hàng rong vẫn có thể sống tốt trong xã hội, không phải nhờ kiến thức, mà là nhờ những kỹ năng tính toán mà có lẽ không ít em học sinh cấp 3 cũng còn phải chào thua. Tôi không lấy gì làm tự hào khi giải được đề thi ĐH Hóa trong vòng 15 phút, với tôi điều đó chẳng có gì to tát cả, nhưng tôi sẽ thực sự xấu hổ nếu không làm được hoặc làm được mà phải giấu giếm. Và tôi thực sự thấy buồn, khi nhiều bạn thấy đó là một điều đáng ngạc nhiên. Tôi có một kỷ niệm đáng nhớ với chiếc máy tính và việc tính nhanh, đó là vào kỳ thi HSG Hóa học vòng 1 lớp 12 năm 2003, khi đó tôi cũng bước vào phòng thi với một chiếc máy tính ... hết pin, và kết quả là tôi vẫn hoàn thành bài thi với 17,75/20 điểm và giành giải Nhì, sau đó tiếp tục vượt qua vòng 2 để được tham dự kỳ thi HSG Quốc gia. Mặc dù, sau đó, trong mỗi kỳ thi quan trọng tôi đều luôn mang theo mình 2 chiếc máy tính (^^) nhưng đó cũng có thể xem là thành quả từ việc rèn luyện các kỹ năng và phương pháp giải nhanh mà tôi đã khám phá và mài giũa từ lớp 11. Tôi tin rằng, với một đề thi ĐH như năm nay, tôi có thể giải không cần đến máy tính mà cũng không vượt quá 30 phút là bao. Nên nhớ rằng trong đáp án chi tiết dành cho các bạn, tôi mới chỉ dùng đến kiến thức, kỹ năng và phương pháp mà chưa triển khai những kinh nghiệm mà “Chiến thuật chọn ngẫu nhiên” chỉ là một phần nhỏ trong số đó! Chúc các bạn và các em ngày càng dạy tốt và học tốt !!! ********************** Các bài giảng của Sao băng lạnh giá – Vũ Khắc Ngọc có thể được sử dụng, sao chép, in ấn, phục vụ cho mục đích học tập và giảng dạy, nhưng cần phải được chú thích rõ ràng về tác giả. Tôn trọng sự sáng tạo của người khác cũng là một cách để phát triển, nâng cao khả năng sáng tạo của bản thân mình ^^ Liên hệ tác giả: Vũ Khắc Ngọc – Phòng Hóa sinh Protein – Viện Công nghệ Sinh học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Điện thoại: 098.50.52.510 Địa chỉ lớp học: p107, K4, Tập thể Bách Khoa, Hà Nội (phụ trách lớp học: 0942.792.710 – chị Hạnh) [email protected] http://my.opera.com/saobanglanhgia
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan