Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc khmer ở đồng bằng sông cưu lon...

Tài liệu Vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc khmer ở đồng bằng sông cưu long trong quá trình phát triển bền vững

.PDF
170
272
120

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ THỊ KIM THU VẤN ĐỀ GIẢM NGHÈO CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNHPHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 62.31.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS, TS. Trần Hữu Quang 2. PGS, TS. Lê Cao Đoàn HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Võ Thị Kim Thu MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 1.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước 1.3. Nhận định tình hình nghiên cứu 1 8 8 11 19 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIẢM NGHÈO VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 22 2.1. Cơ sở lý luận của giảm nghèo 2.2. Lý thuyết về phát triển bền vững 2.3. Mối quan hệ giữa giảm nghèo với PTBV 2.4. Một số kinh nghiệm và mô hình giảm nghèo 22 39 42 47 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO GẮN VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long có ảnh hưởng đến vấn đề giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer 3.2. Tình hình nghèo và hoạt động giảm nghèo gắn với phát triển bền vững của đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCL 3.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình giảm nghèo gắn với phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long 56 56 68 103 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢM NGHÈO VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4.1. Phương hướng giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long 4.2. Giải pháp cơ bản giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 109 109 118 146 150 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Chữ viết tắt Ghi đầy đủ 1. CBXH Công bằng xã hội 2. CNXH Chủ nghĩa xã hội 3. DTTS Dân tộc thiểu số 4. ĐBDT Đồng bào dân tộc 5. ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 6. KTTT Kinh tế thị trường 7. KT-XH Kinh tế - xã hội 8. LHQ Liên Hiệp quốc 9. NHTG Ngân hàng Thế giới 10. PHGN Phân hóa giàu nghèo 11. PTBV Phát triển bền vững 12 TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu người 13 TLSX Tư liệu sản xuất 14 TTKT Tăng trưởng kinh tế DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG PHỤ LỤC STT Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng 3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Bảng 3.12 Bảng 3.13 Bảng 3.14 Bảng 3.15 Bảng 3.16 Bảng 3.17 Bảng 3.18 TÊN BẢNG Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng qua các năm Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng phân theo vùng năm 2012 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2013 phân theo vùng Dân số chung và dân số dân tộc Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012 Tỷ lệ hộ nghèo chung và tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer Bảng tổng hợp về Chùa và Phật tử ở 9 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long Số xã đặc biệt khó khăn ở 9 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tỷ lệ hộ nghèo một số tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer Tỷ lệ hộ nghèo huyện Trà Cú năm 3013 Cơ cấu nhân khẩu dân tộc Khmer phân theo độ tuổi Trình độ học vấn dân tộc Khmer phân theo độ tuổi và theo giới qua khảo sát Trình độ học vấn, chuyên môn của chủ hộ sản xuất là người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long Nghề nghiệp (việc làm chính) của các hộ nghèo dân tộc Khmer qua khảo sát Thu nhập theo ngành nghề của các hộ nghèo dân tộc Khmer qua khảo sát Cơ sở vật chất của các hộ nghèo dân tộc Khmer Thu nhập bình quân đầu người phân theo nhóm của các hộ nghèo dân tộc Khmer Tự đánh giá về sự thay đổi mức sống của các hộ nghèo Nguyên nhân nghèo của ĐBDT Khmer ở ĐBSCL Trang (Phụ lục) 6 7 8 9 10 10 11 11 12 14 15 16 17 18 19 19 20 21 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, so với người Kinh, mức độ nghèo của các DTTS trầm trọng và sâu sắc hơn. Theo số liệu thống kê, đồng bào các DTTS chỉ chiếm 15% dân số nhưng lại chiếm tới 47% số người nghèo của cả nước và chiếm 68% số nghèo cùng cực. Đặc biệt, mật độ DTTS trong nhóm hộ nghèo có xu hướng tăng: nếu như năm 1993, nghèo có tính rộng khắp và hộ nghèo DTTS chỉ chiếm 20% tổng số hộ nghèo thì năm 2010 hộ nghèo DTTS chiếm khoảng 47% tổng số hộ nghèo [151, tr.ii, 23]. Do đó, giảm nghèo đối với DTTS là mục tiêu hàng đầu trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. ĐBSCL là vùng đất rộng lớn ở miền Tây Nam bộ gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Thế nhưng, một nghịch lý là: đây lại là vùng có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu ở ĐBDT Khmer [1]. ĐBSCL cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Ngái, Mnông, Stiêng, Chơro, Châu mạ… nhưng DTTS đông nhất là người Khmer sống ở 9 tỉnh với 1.198.499 người, chiếm 10,64% dân số toàn vùng, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng với trên 30% dân số toàn tỉnh [3]. Đây cũng là dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. ĐBDT Khmer chỉ chiếm hơn 10% dân số toàn vùng nhưng trong tổng số hộ nghèo toàn vùng thì có đến hơn một nửa là ĐBDT Khmer [3]. Mặc dù qua nhiều năm đổi mới đã có rất nhiều chính sách, chương trình cụ thể giúp đồng bào thoát nghèo; bản thân ĐBDT Khmer sống hiền lành chất phác, cần cù, chịu khó làm ăn, thế nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao, khoảng cách giàu nghèo vẫn tăng, và đặc biệt, tỷ lệ tái nghèo ở ĐBDT Khmer rất cao. 1 Vấn đề đặt ra là: tại sao ĐBDT Khmer lại nghèo hơn các dân tộc khác? Nghèo hơn người Kinh? Và tình trạng nghèo của ĐBDT Khmer kéo dài có ảnh hưởng gì tới mục tiêu PTBV, nhất là đối với sự ổn định chính trị, xã hội ở ĐBSCL...? Việc phân tích nguyên nhân, đặc biệt là những đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội…, dẫn tới sự yếu kém trong năng lực sản xuất, năng lực tiếp cận thị trường… khiến cho ĐBDT Khmer ở đây khó khăn trong phát triển kinh tế nói chung, giảm nghèo nói riêng, từ đó đề xuất các phương hướng và tìm kiếm các giải pháp thiết thực, hiệu quả cho việc giảm nghèo, nhất là đưa ĐBDT Khmer hội nhập vào sự phát triển chung của cả vùng là cần thiết. Đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị, xã hội trong chính sách dân tộc của Đảng. Chính điều này làm cho “Vấn đề giảm nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình phát triển bền vững” trở nên cấp thiết và được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm ra nguyên nhân nghèo của ĐBDT Khmer ở ĐBSCL để đề xuất giải pháp giảm nghèo cho đồng bào, hướng tới PTBV ở vùng này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giảm nghèo trong quá trình phát triển; làm rõ mối quan hệ giữa giảm nghèo và PTBV. + Phân tích thực trạng và nguyên nhân của tình trạng nghèo trong ĐBDT Khmer ở ĐBSCL. + Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thực hiện giảm nghèo cho ĐBDT Khmer, hướng tới PTBV và đảm bảo sự ổn định chính trị ở khu vực Tây Nam bộ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL trong quá trình phát triển bền vững. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu ở 9 tỉnh vùng ĐBSCL có ĐBDT Khmer sinh sống và tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh đông nhất là Sóc Trăng và Trà Vinh vì đây cũng là nơi có số người Khmer nghèo nhiều nhất. - Thời gian khảo sát từ năm 2006 đến 2014 và đề xuất định hướng giải pháp đến năm 2020. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án sử dụng một số lý thuyết sau: - Lý thuyết về PTBV. Năm 1987, Ủy ban quốc tế về môi trường và phát triển công bố báo cáo “Tương lai của chúng ta” trong đó chính thức sử dụng thuật ngữ “PTBV” với nội dung gồm 3 trụ cột chính: TTKT; Giải quyết các vấn đề xã hội nâng cao đời sống; và cải thiện môi trường sinh thái. - Lý thuyết của Deumnger và Squire (1988) cho rằng tăng trưởng không làm tăng bất bình đẳng mà ngược lại, khi tăng trưởng đạt đến trình độ nhất định sẽ là điều kiện để thực hiện CBXH vì tăng trưởng làm tăng của cải cho nên sẽ mở rộng phạm vi lựa chọn của con người. - Lý thuyết về phân phối thu nhập. Bình đẳng trong phân phối thu nhập sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế và sẽ giúp giảm nghèo bền vững. - Lý luận của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nền KTTT có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta đề xướng và thực hiện đã mang lại những khởi sắc cho nền kinh tế Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Hướng tiếp cận + Kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Đặc biệt, về cơ sở lý luận và những định hướng, những giải pháp đã được thực hiện có thể mang lại hiệu quả, cũng có thể hiệu quả chưa cao. Phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân, từ đó chọn lọc để có thể vận dụng cho đề tài. 3 + Đề tài được tiếp cận ở góc độ kinh tế chính trị: xem đói nghèo là 1 hiện tượng xã hội và phân tích nguyên nhân ở góc độ quan hệ sản xuất. Cụ thể: quan hệ sở hữu ảnh hưởng gì tới đói nghèo và hoạt động giảm nghèo; quan hệ về tổ chức quản lý tác động gì tới đói nghèo và việc tổ chức thực hiện hoạt động giảm nghèo; quan hệ phân phối tác động trực tiếp hay gián tiếp đến phân hóa giàu nghèo cũng như việc thực hiện giảm nghèo… + Nghiên cứu các chính sách đối với ĐBDT nói chung và chính sách giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer nói riêng. Trong đó bao gồm cả chính sách của Trung ương, chính sách của địa phương và việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer cụ thể ở từng địa phương có những thuận lợi, khó khăn gì; chính sách nào phù hợp đã phát huy tác dụng, chính sách nào còn hạn chế. + Tiếp cận trực tiếp với ĐBDT Khmer, tìm hiểu các hoạt động kinh tế, đời sống, những sinh hoạt cộng đồng, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng… Toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần, thế giới quan, nhận thức của ĐBDT Khmer để tìm ra nguyên nhân tại sao ĐBDT Khmer nghèo hơn các dân tộc khác trong vùng, từ đó đề xuất cách khắc phục. 4.2.2. Các phương pháp cơ bản đã sử dụng trong luận án - Phương pháp quan sát tham dự kết hợp với phỏng vấn sâu: giúp hiểu rõ hơn tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bà con Khmer nghèo. Qua sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của bà con, biết được quan niệm của họ về hạnh phúc, niềm vui trong cuộc sống; những hoạt động Tôn giáo, tín ngưỡng, những phong tục tập quán, văn hóa sinh hoạt cộng đồng… mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bà con. Từ đó có cách tiếp cận, đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất giải pháp. - Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: Theo cách tiếp cận trên, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bổ sung cho nhau nhưng cơ bản nhất là phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu kết hợp với điều tra và tổng hợp số liệu để phân tích trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài… Đây là vấn đề tổng hợp mang tính liên ngành nên cách tiếp cận liên ngành được đặc biệt chú ý. - Chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên thuận tiện trên gần hết các địa phương có 4 ĐBDT Khmer sinh sống (6/9 tỉnh) trong đó có tỉnh tỷ lệ dân tộc Khmer cao như Trà Vinh (31,58%), Sóc Trăng (30,39%); có tỉnh tỷ lệ thấp như An Giang (4,23%), Vĩnh Long (2,34%) với mong muốn nghiên cứu tình hình nghèo đói của ĐBDT Khmer ở những địa phương khác nhau để làm rõ thực tế: dù ở đâu thì tỷ lệ nghèo của ĐBDT Khmer vẫn luôn cao hơn dân tộc Kinh. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng và nguyên nhân nghèo của đồng bào, rà soát các chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện để đề xuất thêm những giải pháp giảm nghèo cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL phù hợp thực tế hơn, nhằm đạt hiệu quả cao hơn. - Phương pháp điều tra theo bảng hỏi: Nhằm làm rõ thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc Khmer ở ĐBSCL, luận án đã sử dụng phương pháp lập phiếu điều tra, bảng hỏi đối với các hộ Khmer nghèo ở ĐBSCL, các cán bộ làm công tác giảm nghèo, kết hợp với phỏng vấn sâu chuyên gia. 4.2.3. Thông tin/dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu: Đối với dữ liệu thứ cấp: Luận án tham khảo số liệu từ các nguồn: Các báo cáo về thực trạng nghèo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, các huyện qua các năm; số liệu thống kê của Ban dân tộc các tỉnh; số liệu và báo cáo về công tác giảm nghèo của Vụ địa phương III, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ qua các năm; số liệu thống kê của Tổng cục thống kê đã ban hành. Đối với dữ liệu sơ cấp: Để đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân nghèo cùng việc thực hiện các chính sách giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL, đề tài tiến hành điều tra theo bảng hỏi đối với 1200 hộ gia đình thuộc 12 xã ở những địa phương có đồng bào Khmer sinh sống là Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long. 50 câu hỏi chính với nhiều câu hỏi thành phần được thiết kế để tìm thông tin về các nội dung: đời sống, kinh tế, việc làm, thu nhập, học vấn, nguyên nhân nghèo, mong muốn… của ĐBDT Khmer. - Điều tra được thực hiện hai lần, cụ thể như sau: 5 + Lần thứ nhất (Thời gian khảo sát: 12/2012), với định hướng xem xét nghèo theo hướng nghèo đa chiều nên tiến hành khảo sát không chỉ thu nhập, mức sống mà còn khảo sát một số yếu tố như: điều kiện sống, điều kiện làm việc, cơ hội việc làm, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… Chọn địa bàn khảo sát: ba địa phương thuộc hai tỉnh có đông ĐBDT Khmer trong đó 2 địa phương có tỷ lệ dân tộc Khmer cao nhất tỉnh và một địa phương có tỷ lệ dân tộc Khmer trung bình. Cụ thể: huyện Trà Cú và huyện Cầu Kè của tỉnh Trà Vinh; Thị xã Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng, mỗi huyện chọn hai xã gồm: Hàm Giang và Kim Sơn của Huyện Trà Cú; Phong Phú và Châu Điền của Huyện Cầu Kè; Lai Hòa và Lạc Hòa của Thị xã Vĩnh Châu. + Lần thứ hai (Thời gian khảo sát: 10/2014), khảo sát về nguyên nhân nghèo của ĐBDT Khmer. Địa bàn khảo sát là 6 xã khác với những xã ở lần khảo sát trước, gồm: Nhị Trường (Huyện Cầu Ngang-Trà Vinh), Liêu Tú (Huyện Trần Đề-Sóc Trăng), Ô Lâm (Huyện Tri Tôn-An Giang), Thủy Liễu (Huyện Gò Quao-Kiên Giang), Hưng Hội (Huyện Vĩnh Lợi-Bạc Liêu và Loan Mỹ (Huyện Tam Bình-Vĩnh Long). Mỗi địa phương chọn một xã có đông dân tộc Khmer với mục đích kết hợp với lần khảo sát thứ nhất để có cái nhìn rộng hơn, bao quát hơn. Từ đó, rút ra những nguyên nhân nghèo chung nhất. Trong tổng số 1200 phiếu phát ra, đã thu được kết quả trả lời bình quân cho mỗi câu hỏi đạt trên 80%. 4.2.4. Phương pháp phân tích thông tin/dữ liệu đã thu thập được + Phân tích số liệu, bảng biểu dựa trên phương pháp phân tích: Thống kê mô tả, So sánh tỷ lệ, nhằm đánh giá sự thay đổi của các số liệu trong quá khứ, từ đó đưa ra các nhận định và giải pháp phù hợp. + Sử dụng phần mềm Excel để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản, nhằm khẳng định lại các nhận định mà tác giả đưa ra trong Luận án. + Kết quả điều tra được tác giả sử dụng trong phần đánh giá thực trạng nghèo gắn với PTBV ở phần thành tựu và hạn chế của chương 3. 6 5. Những đóng góp của Luận án So với tình hình nghiên cứu hiện nay như đã nói ở trên thì Luận án có thể có một số đóng góp như sau: - Về lý luận: phân tích, chứng minh vai trò của giảm nghèo trong mối quan hệ với PTBV. - Về thực tiễn: với phương pháp quan sát tham dự, chỉ ra những nguyên nhân nghèo mang tính đặc thù của ĐBDT Khmer, những mâu thuẫn cơ bản trong vấn đề giảm nghèo hiện nay đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL: mâu thuẫn giữa sản xuất nhỏ tiểu nông chịu ảnh hưởng bởi giáo lý Phật giáo Tiểu thừa hướng nội với sự chuyển biến ngày càng mạnh mẽ của KTTT; mâu thuẫn giữa mặt bằng dân trí còn thấp với yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị; mâu thuẫn giữa yêu cầu PTBV với tác động ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu đến ĐBSCL. Việc phát hiện và phân tích những mâu thuẫn này là cơ sở để có giải pháp phát triển toàn diện vùng ĐBDT Khmer, góp phần đảm bảo PTBV vùng ĐBSCL. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về giảm nghèo trong mối quan hệ với phát triển bền vững cho trường hợp đặc thù của ĐBDT Khmer ở ĐBSCL. Đồng thời khái quát những mâu thuẫn chủ yếu trong quá trình thực hiện giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer ở ĐBSCL. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần làm rõ luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của các cấp ủy và chính quyền địa phương các tỉnh ở ĐBSCL về giảm nghèo trong quá trình phát triển bền vững ở vùng này. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài - David S. Landes (2001), 2 tập “Sự giàu và nghèo của các dân tộc Vì sao một số giàu đến thế mà một số lại nghèo đến thế”. Đây là bộ sách có tính lịch sử về các vấn đề liên quan đến nghèo. Những sử liệu và sự việc phong phú được chọn lọc cẩn thận, bao quát không gian toàn cầu và trong thời gian dài, cụ thể đến từng nước, từng thành phố, từng ngành kinh tế, từng loại doanh nghiệp, từng thời kỳ lịch sử ngắn, sự trình bày sử liệu đan xen với sự phân tích của tác giả. Điểm đặc biệt của cuốn sách là cách nhìn của tác giả về lịch sử kinh tế không chỉ đơn thuần kinh tế mà đặt trong tổng thể KT - XH, làm nổi bật những mối tương tác giữa kinh tế với các lĩnh vực khác, nhất là văn hóa. Về mỗi thời kỳ lịch sử, về mỗi quốc gia, dân tộc, cuốn sách đều nêu lên được những kinh nghiệm bổ ích, những điều đáng suy ngẫm, trong đó có những điều có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc đổi mới và phát triển đất nước ta hiện nay. Tuy nhiên, với phương pháp phân tích như tự sự của người dẫn truyện kể về những trải nghiệm của chính tác giả về những vùng đất mà tác giả đã từng đặt chân đến, từng có những công trình nghiên cứu thì góc nhìn và đánh giá của tác giả là rất rộng và trải đều đối với tất cả các dân tộc nên khía cạnh riêng, sâu sắc của từng dân tộc phần nào còn hạn chế. - Nhóm tác giả ở NHTG gồm Richarh M.Bird, Jennie I.Livack và M.Govinda Rao đã khảo sát đói nghèo trong “Quan hệ tài chính nhà nước các cấp và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam”. Với phương pháp khảo sát và phân tích định lượng đã chỉ ra rất rõ ràng, cụ thể mối quan hệ phân cấp tài chính giữa chính quyền Trung ương với chính quyền địa phương trong công tác xóa đói, giảm nghèo qua hệ thống phân phối ngân sách. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu chủ yếu dựa vào các chương trình phân tích số liệu cho nên các yếu tố khác ảnh hưởng nghèo và vấn đề giảm nghèo như yếu tố văn hóa, xã hội, phong tục tập quán không được đề cập. 8 - Philip Taylor “Những vấn đề của phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay: các cách tiếp cận” (Đặng Thế Truyền dịch), Tạp chí Xưa và Nay từ số 408 (7/2012) đến 413 (10/2012). Ở loạt bài này, tác giả phân tích những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông thôn vùng ĐBSCL qua nghiên cứu về đời sống, phong tục tập quán, tôn giáo, tâm lý dân tộc, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng… trong toàn bộ quá trình phát triển kinh tế xã hội và ảnh hưởng của KTTT cùng những chính sách của Chính phủ. Trong đó, đề cập đến những định kiến về nguyên nhân nghèo đói nơi người Khmer ở Nam bộ dưới góc nhìn của một nhà xã hội học người nước ngoài. Loạt bài viết này là tài liệu rất tốt cho nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, đây chỉ là những bài viết mang tính thực tiễn, không đề cập đến khung lý thuyết trong nghiên cứu. Và do nhìn vấn đề xã hội của Việt nam trong lăng kính của một người nước ngoài nên không tránh khỏi có những nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan không phải trên quan điểm dân tộc của Đảng. - Litchfeld, J và Justino, P. “Giảm đói nghèo ở Việt Nam: những con số nói lên điều gì?”, tài liệu nghiên cứu số 8, Đại học Sussex, Brighton (2002). Tài liệu tập hợp toàn bộ những số liệu điều tra, thống kê về tình trạng đói nghèo và công tác xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1992 đến 2002. Qua đó, chỉ ra những thành tích đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững hơn. Đây là một nghiên cứu khoa học được điều tra trên phạm vi cả nước với nhiều số liệu cụ thể của một giai đoạn lịch sử cho nên không đề cập đến những vấn đề riêng, đặc thù của ĐBDT, nhưng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để có cái nhìn toàn diện về vấn đề giảm nghèo chung của cả nước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề giảm nghèo riêng ở ĐBSCL. - Ngân hàng thế giới (4/2001) “Toàn cầu hóa và tình trạng đói nghèo ở Việt Nam”. Tài liệu phân tích và chứng minh những tác động của toàn cầu hóa đến tình trạng đói nghèo và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam. Qua đó đề cập đến một số cách tiếp cận để có thể giảm thiểu bộ phận dân cư dễ bị tổn 9 thương trong quá trình toàn cầu hóa. Tuy nhiên, do nghiên cứu ở tầm vĩ mô cho nên không đề cập đến một bộ phận dân cư hay một DTTS cụ thể nào. Đây là một nghiên cứu khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, do đó sẽ là tài liệu tham khảo rất tốt để cung cấp về phương pháp luận cho nghiên cứu vấn đề giảm nghèo mang tính đặc thù của đề tài là ĐBDT Khmer – bộ phận dân cư cũng rất dễ bị tổn thương. - Ngân hàng thế giới, “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012. Khởi đầu tốt nhƣng chƣa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tƣợng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới”. Với phương pháp nghiên cứu hiện đại đáng tin cậy kết hợp cả định lượng và định tính, số liệu khảo sát chi tiết kết hợp khảo sát của Tổng cục Thống kê trong thời gian dài từ 2004, 2006, 2008 đến 2010 để đánh giá về thành tựu giảm nghèo của Việt Nam và chỉ ra những thách thức mới đó là: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, đặc biệt là khoảng cách giữa dân tộc Kinh với các DTTS; bộ phận nghèo còn lại tập trung nhiều ở vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS và ngày càng khó tiếp cận hơn. Báo cáo cũng phân tích và chứng minh những nhân tố đặc trưng của người nghèo ở thập kỷ 90 vẫn tiếp tục đặc trưng cho người nghèo trong giai đoạn hiện nay, đó là: học vấn, kỹ năng làm việc, sản xuất còn nhiều yếu tố tự cung tự cấp, cô lập về địa lý, xã hội, chịu nhiều rủi ro thiên tai… Nghĩa là để có giải pháp đột phá cho những đối tượng nghèo còn lại là không hề dễ dàng, và đó cũng chính là thách thức lớn đối với cuộc chiến chống đói nghèo những năm tiếp theo. Đây là tài liệu thật sự bổ ích cho nghiên cứu của đề tài, giúp có cái nhìn toàn diện về công cuộc giảm nghèo và bộ phận nghèo dai dẳng mà chủ yếu là đồng bào DTTS, để từ đó có những gợi ý cho việc nghiên cứu đề xuất giải pháp mang tính đột phá cho ĐBDT Khmer. - Dự án “Phân tích hiện trạng nghèo, đói ở ĐBSCL” (MDPA) do tổ chức Tầm nhìn thế giới kết hợp với công ty Adam Ford thực hiện. Các hoạt động nghiên cứu được các chuyên gia thuộc Viện Khoa học xã hội và trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tiến hành năm 2004. Trong báo cáo 10 tổng hợp của dự án, các tác giả đã chỉ ra đặc điểm của người nghèo vùng ĐBSCL. Đặc biệt, trong chuyên đề 3: “Ngƣời Khmer vùng ĐBSCL” của dự án, các tác giả đã làm rõ các nguyên nhân của hiện tượng đói nghèo ở cộng đồng người Khmer, xác định những cơ hội cũng như rào cản đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của ĐBDT Khmer. Tài liệu này rất gần với nghiên cứu của đề tài, giúp có cái nhìn xuyên suốt, đánh giá được vấn đề giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer trong liên tục về mặt thời gian, để từ đó tiếp tục nghiên cứu vấn đề này trong giai đoạn mới với những điều kiện mới. Tuy nhiên, khi đánh giá các nguyên nhân nghèo hơi thiên về nguyên nhân kinh tế mà chưa phân tích những ảnh hưởng tác động khác như văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Ngoài ra, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận với một số tài liệu như: Bản tổng kết 10 tài liệu về “Chương trình nghiên cứu Toàn cầu hóa và tình trạng đói nghèo” của cơ quan Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh (DFID), do John Thoburn và Richard Jones thực hiện; “Báo cáo của UNDP về tốc độ xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam và các thành tựu trong mục tiêu Thiên niên kỷ” (tháng 9 năm 2003). Tất cả những tài liệu đã tiếp cận đều giúp cho tác giả có cái nhìn tổng thể trong quá trình nghiên cứu. Từ đó, là cơ sở để vận dụng vào địa bàn và lĩnh vực nghiên cứu đặc thù cụ thể của đề tài. 1.2. Tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc Ở trong nước, thời gian qua cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giảm nghèo ở Việt Nam nói chung và các vùng, địa phương nói riêng. - Những công trình nghiên cứu tình hình nghèo đói tiếp cận ở phạm vi rộng của cả nước hoặc của các vùng trong cả nước điển hình như: + Nguyễn Thị Hằng (Chủ biên): “Vấn đề xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong cuốn sách, tác giả đã nêu lên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề đói, nghèo; kinh nghiệm xóa đói, giảm nghèo của các nước trong khu 11 vực; thực trạng và nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam trong quá trình chuyển sang KTTT; phương hướng và biện pháp chủ yếu xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn nước ta. Tài liệu này tiếp cận ở địa bàn rất rộng trên phạm vi cả nước và tiếp cận ở góc độ xã hội nên chủ yếu phân tích, đánh giá những ảnh hưởng xã hội của tình trạng nghèo đói ở nông thôn, chưa đề cập đến đối tượng ĐBDT. + Nguyễn Thị Hoa (2010), Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Nghiên cứu này tiến hành đánh giá tác động của một số chính sách đến công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Trong đó tập trung vào 4 chính sách chủ yếu: Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo; Chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã nghèo; Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; Và chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo. Ngoài việc phân tích, đánh giá và phản ánh thực trạng thực hiện các chính sách, tác giả còn đưa ra những phương hướng nhằm hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015. Tuy nhiên, công trình tiếp cận ở góc độ đánh giá chính sách cho người nghèo nói chung, chưa đi vào đánh giá đối tượng người nghèo là đồng bào DTTS người Khmer. + Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), “Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức”, Hà Nội. Công trình đã đánh giá những thành tựu trong công cuộc giảm nghèo của Việt Nam trong hai thập kỷ qua (cụ thể là từ năm 1993 đến nay); phân tích công tác giảm nghèo đặt trong bối cảnh sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong đó đặc biệt chú ý đến cách ứng phó với các rủi ro mang tính hệ thống ở cấp độ nền kinh tế, cũng như với các rủi ro ở cấp độ hộ gia đình hoặc cấp cá nhân và cách tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người nghèo và người thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế mới. Cụ thể các vấn đề liên quan đến duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường hệ thống an sinh xã hội, mở rộng cơ hội và nâng cao năng lực cho người nghèo và người thu nhập thấp; và nhận định những thách thức ở phía trước. Công trình này mặc dù có phân tích tình trạng nghèo của đồng bào 12 DTTS, tuy nhiên chỉ là tiếp cận có tính khái quát theo hướng so sánh chênh lệch về khoảng cách nghèo, chi tiêu bình quân đầu người theo nhóm các dân tộc và vùng mà chưa phân tích cụ thể đối với trường hợp của ĐBDT Khmer. + Luận án Tiến sỹ “Vấn đề giảm nghèo trong nền KTTT ở nước ta hiện nay” của Trần Thị Hằng phân tích về sự tác động của KTTT đến phân hóa giàu nghèo ở nước ta và những giải pháp để giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách khi KTTT ngày càng tác động sâu rộng đến toàn bộ đời sống xã hội. Tuy nhiên, Luận án nghiên cứu vấn đề giảm nghèo nói chung nên không đề cập đến bộ phận dân cư yếu thế là đồng bào DTTS, đặc biệt trong điều kiện KTTT với những quy luật tất yếu và những thay đổi về thực tiễn diễn ra liên tục và nhanh chóng thì đồng bào DTTS nói chung và ĐBDT Khmer nói riêng sẽ càng gặp khó khăn hơn. + Luận án Tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp kinh tế-xã hội nhằm nâng cao thu nhập của nông dân nghèo vùng ĐBSCL” của Lê Thị Nghệ. Trong Luận án, tác giả đã nêu lên thực trạng mức thu nhập của nông dân vùng ĐBSCL và nguyên nhân. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những giải pháp cơ bản để nâng cao thu nhập cho những nông dân nghèo vùng này. Luận án đã thực hiện điều tra rất chi tiết về thu nhập của các bộ phận dân cư ở ĐBSCL, phân tích chỉ ra những nguyên nhân của bộ phận dân cư thu nhập thấp. Tuy nhiên, Luận án nghiên cứu trên toàn bộ dân cư thu nhập thấp trong đó có đồng bào các DTTS chứ không tách riêng ĐBDT Khmer với những đặc thù của bộ phận dân cư này. + Nguyễn Văn Hồi: “Tiếp tục thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn”, Tạp chí Cộng sản, số 61 (01/2012). Tác giả khẳng định xóa đói, giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân, phải được tiếp tục thực hiện đồng thời cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ở nghiên cứu này tác giả phân tích những điều kiện ảnh hưởng tác động đến đói nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn trong đó có ảnh hưởng tới đồng bào 13 DTTS. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận định dưới góc độ một bài viết cho nên chưa thể hiện được tính toàn diện và cũng chưa đề cập tới một đối tượng cụ thể mang tính đặc thù nào. + Tiến sỹ Phạm Bảo Dương: “Nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực ĐBSCL”. Đề tài nghiên cứu thuộc Dự án VIE/02/001 Hỗ trợ cải thiện và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, năm 2008. Trong đề tài, với phương pháp điều tra khảo sát thực tế kết hợp cả định lượng và định tính, tác giả làm rõ nguyên nhân đói nghèo, đánh giá thực trạng và biểu hiện đặc thù về đói nghèo của người dân trong vùng. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và các chính sách giảm nghèo phù hợp với tính đặc thù của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của một chương trình mục tiêu, những giải pháp chỉ được thực hiện trong kinh phí định trước và chỉ là hỗ trợ do đó chưa mang tính toàn diện. + Tiến sỹ Bùi Văn Trịnh: “Người DTTS vùng ĐBSCL”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2007. Trong đề tài tác giả đã khái quát những đặc điểm của các DTTS vùng ĐBSCL; thực trạng về đời sống và đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, do tiếp cận ở góc độ Dân tộc học nên việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu liên quan đến chính sách Dân tộc của Đảng. - Những nghiên cứu tập trung vào vấn đề nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo của ĐBDT Khmer ở ĐBSCL + Ngô Văn Lệ và Nguyễn Văn Tiệp (đồng chủ biên): “Thực trạng kinh tếxã hội và những giải pháp xóa đói, giảm nghèo ở người Khmer tỉnh Sóc Trăng”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Cuốn sách đã khái quát một bức tranh chung về thực trạng kinh tế - xã hội của ĐBDT Khmer ở tỉnh Sóc Trăng; chỉ ra nguyên nhân của nghèo đói. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao đời sống của ĐBDT Khmer tỉnh Sóc Trăng. 14 Đây là tài liệu tham khảo tốt cho nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ riêng địa bàn tỉnh Sóc Trăng nên sẽ là cơ sở để đề tài tiếp tục nghiên cứu rộng hơn cho cả vùng ĐBSCL. + Nguyễn Thị Ánh: “Thực trạng, giải pháp xóa đói, giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer, Chăm ở khu vực Tây Nam bộ”. Đề tài trọng điểm năm 2012, Học viện Chính trị khu vực IV. Đề tài nghiên cứu khảo sát khá toàn diện về cuộc sống của ĐBDT Khmer và dân tộc Chăm ở ĐBSCL, từ đó làm cơ sở để đề xuất những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào hai dân tộc ở vùng này. Tuy nhiên, tài liệu này nghiên cứu chung cho cả hai dân tộc nên chưa có sự đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện nguyên nhân nghèo của riêng ĐBDT Khmer. Do đó những giải pháp mà đề tài đưa ra cũng là những giải pháp được thực hiện chung cho cả hai dân tộc. Luận án có thể kế thừa những kết quả khảo sát và nghiên cứu của đề tài về riêng ĐBDT Khmer đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu trên toàn vùng ĐBSCL. + Huy Vũ: “Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng ĐBDT Khmer”, Tạp chí Cộng sản, số 61 (01/2012). Tác giả đánh giá một cách khái quát kết quả thực hiện các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo đối với ĐBDT Khmer vùng Tây Nam bộ trong thời gian qua. Ở bài viết này phân tích cụ thể điểm riêng biệt, đặc thù của ĐBDT Khmer. Tuy nhiên cũng chỉ dưới góc độ một bài viết nên chưa thể đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc. + Nguyễn Quốc Nghi: “Thực trạng và giải pháp định hướng sinh kế cho các DTTS vùng ĐBSCL: trường hợp người Chăm ở An Giang và người Khmer ở Trà Vinh”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010. Trong đề tài, tác giả đã phân tích thực trạng sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của ĐBDT Khmer và Chăm, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập dựa trên các nguồn lực sẵn có của người dân tộc ở ĐBSCL. Đây là đề tài có cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên những số liệu điều tra rất chi tiết bao gồm cả định tính và 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất