Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn chính luận của ngô thì nhậm...

Tài liệu Văn chính luận của ngô thì nhậm

.PDF
86
136
125

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN THỊ TUYẾT MAI VĂN CHÍNH LUẬN CỦA NGÔ THÌ NHẬM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2003 Lời cảm tạ Chúng tôi chân thành cảm tạ sự hướng dẫn khoa học tận tình chu đáo của thầy Mai Quốc Liên, người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi hoàn thành luận văn khoa học này. Chúng tôi chân thành cảm tạ Ban Giám Hiệu tập thể thầy cô khoa Ngữ văn và phòng khoa học công nghệ sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ những đóng góp quý báu của quý thầy cô trong hội đồng chấm luận án đã giúp chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn khoa học. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ quý đồng nghiệp bạn bè đã động viên khích lệ chúng tôi trong thời gian học tập và viết luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả. MỤC LỤC Lời cảm tạ ..................................................................................................3 T 4 T 4 MỤC LỤC..................................................................................................4 T 4 T 4 I. Phần dẫn nhập. ......................................................................................6 T 4 T 4 1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................... 6 T 4 T 4 2. Giới hạn của đề tài. ..................................................................................... 8 T 4 T 4 3. Lịch sử vấn đề. ............................................................................................ 8 T 4 T 4 4. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................... 12 T 4 T 4 5. Đóng góp của luận văn. ............................................................................ 14 T 4 T 4 6. Kết cấu của luận văn. ................................................................................ 14 T 4 T 4 Chương 1: Ngô Thì Nhậm là một trí thức chân chính. .......................15 T 4 T 4 1.1. Thời đại. ................................................................................................. 15 T 4 T 4 1.2. Con người. ............................................................................................. 16 T 4 T 4 1.3. Ngô Thì Nhậm là một trí thức chân chính. ............................................ 16 T 4 T 4 Chương 2 : Văn chính luận thời Tây Sơn.............................................25 T 4 T 4 2 .1. Khái niệm về văn chính luận. ............................................................... 25 T 4 T 4 2.2. Văn chính luận thời Tây Sơn. ................................................................ 27 T 4 T 4 2.2.1.Văn chính luận với công việc ngoại giao dưới triều Tây Sơn......... 27 T 4 T 4 2.2.2.Văn chính luận là một thành tựu tiêu biểu của văn học Tây Sơn. .. 28 T 4 T 4 Chương 3: Vấn chính luận của Ngô Thì Nhậm. ..................................41 T 4 T 4 3.1. Khái quát về sự nghiệp sáng tác của Ngô Thì nhậm. ............................ 41 T 4 T 4 3.2. Ngô Thì Nhậm là một nhà văn chính luận xuất sắc của văn học Tây Sơn. T 4 ...................................................................................................................... 46 3.2.1. Khái quát về văn chính luận của Ngô Thì Nhậm. .......................... 46 T 4 T 4 T 4 3.2.2. Văn chính luận về vấn đề nội trị. ................................................... 48 T 4 T 4 3.2.2.1. Nội trị dưới thời Lê - Trịnh. .................................................... 48 T 4 T 4 3.2.2.2. Nội trị dưới thời Tây Sơn ....................................................... 57 T 4 T 4 3.2.3. Văn chính luận về ngoại giao ......................................................... 64 T 4 T 4 3.3. Nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thì Nhậm. .................................... 67 T 4 T 4 3.3.1. Khái quát. ....................................................................................... 67 T 4 T 4 3.3.2. Nghệ thuật văn chính luận về nội trị. ............................................. 69 T 4 T 4 3.3.3. Nghệ thuật văn chính luận về ngoại giao. ...................................... 70 T 4 T 4 3.3.4. Sơ kết về nghệ thuật văn chính luận của Ngô Thì nhậm. .............. 72 T 4 T 4 III. Phần kết luận. ...................................................................................74 T 4 T 4 IV. Phần phụ lục : ...................................................................................77 T 4 T 4 1. Bài " Chiếu cầu hiền ". ............................................................................. 77 T 4 T 4 2. Giới thiệu về thể văn................................................................................. 78 T 4 T 4 3. Phân tích bài " Chiếu cầu hiền " của Ngô Thì Nhậm. .............................. 79 T 4 T 4 Tài liệu tham khảo ..................................................................................83 T 4 T 4 I. Phần dẫn nhập. 1. Lý do chọn đề tài. Đến những năm cuối thế kỷ XX, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác, nhiều nhà nghiên cứu, phê binh đều nhất trí với nhau trong việc đánh giá vị trí Ngô Thì Nhậm : ông là một cây bút tiêu biểu, xuất sắc nhất của dòng văn học tiến bộ Tây Sơn, một trí thức lỗi lạc vào nửa cuối thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, vinh dự lớn lao đó không đến với ông khi ông còn sống. Sinh thời, cũng như từ trước đến nay, người ta hiêu vê ông rát ít, nhưng đánh giá sai lệch vê ông thì nhiêu. Ong phải mang bao điều oan ức khi còn sống, ông lại tiếp tục chịu mãi những lời vu khống, xuyên tạc, hiểu lầm suốt bao nhiêu năm qua. Nhưng, ngọc kia dù có bị đập nát vẫn không tiêu diệt được sắc trắng của nó; trúc kia dẫu bị đốt cháy vẫn không sao hủy diệt được dáng thẳng của nó! Vượt qua sự sàng lọc, thử thách khắc nghiệt của thời gian trong bao nhiêu thế kỷ trôi qua, tấm lòng của ông đối với đất nước, đạo đức của ông, tài năng cũng như sự cống hiến của ông ngày càng tỏa sáng. Sự nghiệp văn chương cao cả của ông cũng như cuộc đời đầy bi phẫn của ông ngày càns thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Tính đến nay, mặc dù chưa nhiều nhưng đã có một số lượng đáng kể các bài báo, chương sách, chuyên luận, luận án viết về cuộc đời, về sự nghiệp sáng tác của ông, tìm hiểu về vận trình tư tưởng của ông và đánh giá lại sự cống hiến của ông ... Xét riêng về văn nghiệp Ngô Thì Nhậm, cũng có nhiều bài viết, nhiều chương sách và chuyên luận đã tiếp cận, xem xét, đánh giá một cách có hệ thống thế giới nghệ thuật của ông. ơ bình diện nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật, sáng tác của ông, đặc biệt là văn chính luận, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong một giai đoan lịch sử rất đặc biệt của dân tộc. Từ trong di sản văn học dân tộc, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội đã phát hiện ra Ngô Thì Nhậm, nhà văn hóa lớn của dân tộc vào cuối thế kỷ XVIII. Với một di sản gồm hàng chục tác phẩm và 500 bài thơ ông để lại cho đời mà như Vũ Khiêu đã nhận định : "di sản vĩ đại này được phát hiện đã trả lại cho Ngô Thì Nhậm vị trí xứng đáng của ông trong lịch sử văn học Việt Nam và một lần nữa chứng minh giá trị văn học của Ngô gia văn phái". Từ bấy đến nay có rất nhiều bài viết về ông, đặc biệt là những bài viết nhân dịp kỷ niệm 170 năm ngày mất của ông vào năm 1973 ... đã đề cập một cách toàn diện về Ngô Thi Nhậm, góp phần xua tan những đám mây mờ của sự hoài nghi dai dẳng từ trước đến nay về Ngô Thì Nhậm, trả lại vị trí xứng đáng cho Ngô Thì Nhậm. Tuy nhiên, việc tìm hiểu Ngô Thì Nhậm ở góc độ văn chính luận của ông thì chưa nhiều. Trong tất cả những công trinh nghiên cứu về Ngô Thì Nhậm hầu như chưa có chuyên luận nào nghiên cứu riêng về văn chính luận của Ngô Thì Nhậm. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước từ xửa đến nay, văn chính luận đã đóng một vai trò quan trọng, nó gắn liền với thời tích cực của nhà nước phong kiến Việt Nam. Trong công cuộc ngoại giao với "thiên triều" phương Bắc, với ý thức ''dùng ngòi bút thay giáp binh", thì văn chính luận lại có điều kiện phát huy tác dụng tích cực của minh. Đối với văn học Tây Sơn, văn chính luận không phải là sản phẩm riêng của triều Tây Sơn, mà các tác giả triều Tây Sơn đã biết khai thác và vận dụng một cách thành công nhất thể văn này để phục vụ cho công cuộc giữ nước và dựng nước của mình, nhất là trong việc bang giao với nhà Thanh. Vì thế, văn chính luận thời Tây Sơn đã kế thừa và phát huy được truyền thống và kinh nghiệm ưu tú của văn chính luận các thế kỷ trước và nó đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ do thời đại giao phó cho mình. Chiến công hàng đầu đó phải kể đến tên tuổi của Ngô Thì Nhậm. Chính ông đã làm sống lại một thể văn đã mất đi hàng bao nhiêu thế kỷ, từ sau Nguyễn Trãi - Lê Lợi với "Quân trung từ mệnh tập" "có sức mạnh như mười vạn quân". Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi mong muốn tìm tòi những đóng góp về nội dung, những cái hay, cái đặc sắc về nghệ thuật của ngòi bút chính luận Ngô Thi Nhậm trong đề tài : "Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm". 2. Giới hạn của đề tài. Với lý do trên, ở luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung xem xét, làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản chung quanh Gác tập văn chính luận của Ngô Thì Nhậm như "Kim mã hành dư", "Hàn các anh hoa'", "Hào mân ai lục" và "Bang giao hảo thoại". Và để hiểu hơn về văn chính luận của Ngô Thì Nhậm, chúng tôi có thể mở rộng thêm một vài khía cạnh về con người, cuộc đời, tư tưởng của Ngô Thì Nhậm, một vài khía cạnh về các sáng tác khác của Ngô Thì Nhậm như thơ, phú, văn tế... để thấy rõ trong sự nghiệp đồ sộ của Ngô Thì Nhậm, văn chính luận là phần đặc sắc nhất, lỗi lạc nhất, thể hiện tài năng và tâm huyết của Ngô Thì Nhậm. Để đạt được mục đích tim hiểu về văn chính luận của Ngô Thì Nhậm, chúng tôi có tiếp cận, xem xét, tiếp thu các công trình nghiên cứu, phê bình về Ngô Thì Nhậm được đăng trên các tạp chí văn nghệ, đặc biệt là từ công trình nghiên cứu có tính chất công phu và vĩ đại: "Ngô Thì Nhậm tác phẩm" của GS. Mai Quốc Liên . Với khả năng hạn hẹp của mình, chúng tôi chỉ nêu ra những nhận xét ban đầu, bổ sung những gì đã có, sắp xếp, chỉnh trang lại thành quả nghiên cứu của những người đi trước theo một hệ thống mới. 3. Lịch sử vấn đề. Mặc dù từ trong di sản văn học dân tộc, giới nghiên cứu khoa học xã hội đã phát hiện ra Ngô Thì Nhậm, một nhà văn hóa Việt Nam thế kỷ XVIII, nhưng cho tới những năm 60, Ngô Thì Nhậm vẫn chưa được đánh giá tương xứng với nhưng cống hiến của ông cho lịch sử. Tên tuổi cũng như sự nghiệp thơ văn của ông chưa được mấy ai để ý. Nhắc đến Ngô Thì Nhậm, hầu như người ta chỉ nhắc đến mẫu giai thoại chung quanh câu đối của ông với Đặng Trần Thường mà thôi. Tuy nhiên, từ việc bước đầu tìm kiếm tư liệu, phát hiện văn bản cho đến việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá ... những cống hiến của Ngô Thì Nhậm đến nay mặc dù chưa nhiều nhưng cũng đã có những bước tiến đáng kể. Sau đây chúng tôi sẽ cố gắng trình bày phần lược sử vấn đề nghiên cứu về văn nghiệp Ngô Thì Nhậm. Năm 1942, Ngô Tất Tố, trong bài viết in ở đầu bản dịch "Hoàng Lê nhất thống chí" của ông, có nhắc đến giả thuyết Ngô Thì Nhậm là tác giả của bảy hồi đầu cuốn sách này, nhưng sau đó, ông lại bác ngay thuyết ấy. Năm 1962, trong cuốn lược truyện các tác giả Việt Nam, Trần Văn Giáp đã ghi một tiểu sử sơ lược về Ngô Thì Nhậm. Ông cùng đã liệt kê 12 tác phẩm của Ngô Thì Nhậm; trong việc liệt kê và dẫn giải này, đã có những chi tiết chính xác do tác giả chưa có điều kiện đọc kỹ văn bản. Mặc dù vậy, sự giới thiệu sơ lược này cũng là một sự chỉ dẫn tốt cho những ai muốn tìm vào kho tàng tác phẩm đồ sộ của Ngô Thì Nhậm. Năm 1963, khi cuốn "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ X/X" được xuất bản, thì người đọc, lần đầu tiên được tiếp xúc với tác phẩm Ngô Thì Nhậm. Mặc dù việc trích dịch và giới thiệu một số bài thơ, bài văn của Ngô Thi Nhậm còn sơ lược và những bài được giới thiệu cũng chưa phải là tiêu biểu cho tinh hoa tác phẩm ông, nhưng chỉ một bài "Chiếu lên ngôi" được in trong Hợp tuyển, người đọc cũng có thể hình dung được chất lượng tác phẩm của ông. Trong những năm 60, ở các Viện Triết học, Viện Sử học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, với sự cộng tác của các nhà Hán học lão thành Trần Lê Ngân, Nguyễn Văn Tú, Võ Khắc Triển, Ngô Lập Chi, Đỗ Mộng Khương ... đã tiến hành việc phiên dịch một số tác phẩm của Ngô Thì Nhậm và Ngô gia văn phái, đặt cơ sở bước đầu cho việc nghiên cứu toàn diện về Ngô Thì Nhậm. Tập "Trích tuyển tư liệu tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVIII" tập 1 của viện Triết học, 1972 đã công bố một số tác phẩm có tính nghị luận của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm và một số tác giả thế kỷ XVIII khác, đẩy tới một bước việc nghiên cứu tác phẩm Ngô Thì Nhậm. Xét về các văn bản Hán Nôm, năm 1969, Ban Hán Nôm Viện Khoa học xã hội được thành lập đã tiến hành việc phiên dịch các văn kiện ngoại giao thời phong kiến và tuyển dịch thơ đi sứ của các đời. Ngô Thì Nhậm là một nhà ngoại giao, một tác giả văn học bang giao hàng đầu, cho nên tác phẩm của ông đã được giám định và phiên dịch khá nhiều. Trên cơ sở đó, "Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm" hai tập với 1000 trang ra đời, đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu về Ngô Thì Nhậm. Cùng thời gian này, cuốn "'Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh", một tác phẩm triết học lớn và sâu sắc của Ngô Thi Nhậm, đã được giáo sư Cao Xuân Huy phiên dịch và xuất bản. Thơ văn Phan Huy ích, người anh em, người cộng sự gần gũi của Ngô Thì Nhậm được xuất bản cũng góp phần soi sáng thêm về văn học thời Tây Sơn, trong đó có Ngô Thì Nhậm. Trong một số tạp chí văn học, rải rác cũng đã giới thiệu một số tác phẩm của Ngô Thì Nhậm. Đặc biệt, năm 1980, Ty văn hóa thông tin Hà Sơn Bình, với sự cộng tác của nhà thơ Trần Lê Văn và một số nhà nghiên cứu khác, đã xuất bản cuồn "Một số tác giả và tác phẩm trong Ngô gia văn phái". Tuyển tập tuy còn dè dặt chọn lựa, nhưng cũng đã góp phần tích cực vào việc nghiên cứu Ngô Thì Nhậm và Ngô gia văn phái. Song song với các văn bản Hán Nôm là các công trình nghiên cứu. Năm 1973, nhân dịp kỷ niệm 170 năm ngày mất của Ngô Thì Nhậm, đã có một đớt nghiên cứu về ông khá sôi nổi. Tạp chí văn học số 4 và 5/ 1973 đã đăng các bài viết của các nhà nghiên cứu Vũ Khiêu, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Văn Hoan, Trần Nghĩa, Tảo Trang, Trần Lê Sáng, Phạm Thị Tú ... đề cập một cách toàn diện về Ngô Thì Nhậm. Bài viết của Vũ Khiêu "Vấn đề đánh giá Ngô Thì Nhậm" đăng trên tạp chí Văn học số 4/1973 đã vận dụng một cách nhuần nhị quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề căn bản trong việc đánh giá Ngô Thì Nhậm, góp phần xua tan những sự hoài nghi dai dẳng về Ngô Thì Nhậm, làm sáng lại gương mặt đẹp của lịch sử và văn hóa dân tộc. Trong bài "Từ Ngô Thì Nhậm đến trào lưu văn học Tây Sơn", tác giả Vũ Đức Phúc tuy vẫn giữ một thái độ hoài nghi, nhưnơ, ở một đôi chỗ, dựa trên sự phân tích khá độc đáo, thì sự hoài nghi lại có tính chất khẳng định mạnh mẽ về Ngô Thì Nhậm. Đồng thời, ông cũng đề xuất một số hướng nghiên cứu hết sức "nhọc nhằn và lý thú" về Ngô Thì Nhậm và Ngô gia văn phái. Trần Nghĩa, trong bài "Tim hiểu thái độ chính trị của Ngô Thì Nhậm", với tư liệu phong phú và sự phân tích thấu đáo, đã phân tích thái độ chính trị, những chuyển biến tư tưởng, những cống hiến tích cực và những hạn chế, những mâu thuẫn trong thái độ chính trị và tư tưởng của Ngô Thì Nhậm. Tảo Trang, trên cơ sở khảo cứu thực địa, gia phả và các tài liệu gốc, trong "Bước đầu tìm hiểu về một số nhà văn trong Ngô gia văn phác đã công bố những tư liệu có giá trị nhiều mặt về các tác giả trong Ngô gia văn phái. Trần Lê Sáng và Phạm Thị Tú, trên tạp chí Văn học số 4/ 1973, qua bài viết "Về một số tập văn của Ngô Thì Nhậm", đã giới thiệu và phân tích một số tập văn xuôi của Ngô Thi Nhậm, qua đó đà khẳng định được những mặt tích cực trong con người và thơ văn Ngô Thì Nhậm dưới thời Lê - Trịnh. Phần thơ văn dưới thời Tây Sơn chỉ giới thiệu lướt qua. Bài viết còn giới thiệu, phân tích một số quan điểm văn học của Ngô Thì Nhậm. Sớm hơn các bài tham gia vào dịp kỷ niệm này, trên tạp chí văn học số 6/1971 là bài nghiên cứu của Lê Thước và Trương Chính : "Tìm hiểu dòng văn học tiến bộ thời Tây Sơn". Bài viết, bên cạnh việc nêu lên những mặt tiến bộ của dòng văn học tiên bộ Tây Sơn, cũng đã nêu lên những đóng góp tích cực về nội trị và ngoại giao dưới thời Tây Sơn của Phan Huy ích, Ngô Thì Nhậm. Theo tác giả, đó là "những người thật sự có cảm tình với Tây Sơn, thật lòng phục vụ Tây Sơn, được Tây Sơn tri ngộ, tính mệnh gắn liền với Tây Sơn ..." Năm 1974, Ty văn hóa thông tin Hà Tây xuất bản cuốn "Ngô Thì Nhậm, con người và sự nghiệp" do Văn Tân chủ biên, có sự tham gia của nhiều tác giả như Văn Lang, Lê Sĩ Thắng, Chương Thâu, Ngọc Liễn. Đây là công trình lần đầu tiên đánh giá toàn diện về Ngô Thì Nhậm. Chúng ta cũng có thể kể đến các bài nghiên cứu khác về Ngô Thì Nhậm như : "Ngô Thì Nhậm, một người trí thức chăn chính" của GS. Cao Xuân Huy; "Thơ văn Ngô Thì Nhậm trong cuộc đấu tranh chống xâm lược" của GS. Vũ Khiêu; ''Văn chính luận và cuộc đấu tranh ngoại giao thời Tây Sơn"; "Các xu hướng trong văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVỈH - nửa đầu thế kỷ XỈX" của Nguyễn Lộc; "Cảm nghĩ về một dòng văn" của Trần Lê Văn; "Vài nét về văn bản Ngô gia văn phái" của Tạ Ngọc Liễn; một số bản báo cáo khoa học, các bài khảo luận đăng trên các báo chí ở trung ương và địa phương ... Đặc biệt, công trình nghiên cứu quốc học bổ ích do GS. Mai Quốc Liên chủ biên và khảo luận: "Ngô Thì Nhậm tác phẩm" ( tập 1 ), gần 900 trang sách khổ lớn (16cm X 24cm ), đã công bố hai mảng tư liệu lớn về thời đại Tây Sơn : "Hàn các anh hòa" và "Bang giao hảo thoại" gồm những chiếu, biểu, dụ cùng những văn thư ngoại giao do Ngô Thì Nhậm thay mặt Quang Trung viết. Tập sách đã khái quát bức tranh toàn diện về lịch sử văn hoa của thời kỳ Tây Sơn. Tác giả cũng so sánh, đối chiếu văn bản học để xác định trước tác của Ngô Thì Nhậm và đính chính một số sai sót cua các bản dịch trước. Ngoài ra, tác giả còn đưa ra ý kiến về một thời kỳ phục hưng trong văn hoa Việt Nam, là một đề xuất mang tính phát hiện. Nhìn lại, việc nghiên cứu, đánh giá Ngô Thì Nhậm nhờ đi đúng hướng nên chỉ trong một thời gian dài, đã tiến một bước đáng kể. Qua các công trình nghiên cứu, ta thấy, sự nghiệp và di sản văn hoa của Ngô Thì Nhậm cũng như sự cống hiến và vị trí của ông trong lịch sử dân tộc ngày càng được khẳng định. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng, những vấn đề về văn chính luận của Ngô Thì Nhậm vẫn là những vấn đề còn đang bỏ ngỏ. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối, chúng tôi mạnh dạn hướng sự nghiên cứu của mình vào việc tìm hiểu về văn chính luận của Ngô Thì Nhậm, nhằm góp một phần nhỏ vào việc làm sống lại di sản đồ sộ của một con người lỗi lạc mà suốt bao thế kỷ qua đã bị hàm oan. 4. Phương pháp nghiên cứu. Thực hiện đề tài này, ngoài việc lấy phương pháp luận mác - xít làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng tôi cồn sử dụng các phương pháp cụ thể sau - Phương pháp lịch sử - xã hội. Văn chương là lĩnh vực đặc thù, song, nó cũng là một hiện tượng lịch sử xã hội nhân văn, là "con đẻ" của lịch sử xã hội. Vì vậy, phải thấy được mối quan hệ gắn bó giữa văn chương và hoàn cảnh lịch sử xà hội. Trong nghiên cứu, phải đặt các hiện tượng văn chương vào thời điểm lịch sử xã hội mà nó ra đời và phát triển. Có như vậy, mới bảo đảm được tính khách quan khoa học. Vì thế, để hiểu văn chương Ngô Thì Nhậm, chúng tôi không thể bỏ qua phần tìm hiểu thân thế, con người, thời đại của ông. - Phương pháp hệ thống. Hệ thống tức là một chỉnh thể gồm các yếu tố và tự thân các mối quan hệ giữa các yêu tô ây với nhau. Áp dụng phương pháp này vào việc tìm hiêu văn chính luận của Ngô Thì Nhậm, chúng tôi đã tìm hiểu Ngô Thì Nhậm ở nhiều góc độ khác nhau trong cùng một hệ thống chung là lịch sử xã hội và tư tưởng, nhằm góp phần xác định giá trị và vị trí của-Ngô Thì Nhậm trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XVIII. - Phương pháp phân tích - tổng hợp. Song song với phương pháp hệ thống là phương pháp phân tích tổng hợp, một phương pháp không thể thiếu đối với mọi công trình nghiên cứu khoa học. Trong quá trình phân tích, tổng hợp, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những tiêu điểm cần thiết có tác dụng làm sáng tỏ nội dung. Trong một chừng mực nhất định, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp so sánh, được xem như là một phương pháp hỗ trợ. Phương pháp này được sử dụng kết hợp trong quá trình xem xét, phân tích từng mặt, khi liên hệ đến một số tác giả khác cùng thời hoặc những tác giả, những hiện tượng văn học của các thời đại trước để thấy được những mặt mạnh và hạn chế của Ngô Thì Nhậm trong lĩnh vực chính luận ... Ngoài ra, phương pháp thống kê cũng được dùng trong những trường hợp cần thiết, nhằm rút ra những nhận định vững chắc về những vấn đề vốn có nhiều ý kiến khác nhau. 5. Đóng góp của luận văn. Với phạm vi của đề tài và trong khuôn khổ của một luận văn cao học, chúng tôi cố gắng và hy vọng mong có được những đóng góp nhỏ sau _ Luận văn hoàn thành, có thể góp phần xác định lại giá trị, vị trí của Ngô Thì Nhậm trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. _ Góp phần xác định lại thể văn chính luận vốn có một thời gian bị bỏ quên trong quá khứ văn học dân tộc, đặc biệt là khơi dậy những đóng góp tích cực của thể văn này trong công cuộc giữ nước và dựng nước của dân tộc. 6 6. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần dẫn nhập, phần kết luận và phần phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm ba chương : Chương 1 : Ngô Thì Nhậm là một trí thức chân chính. Chương 2 : Văn chính luận thời Tây Sơn. Chương 3 : Văn chính luận của Ngô Thì Nhậm. II. Phần nội dung. Chương 1: Ngô Thì Nhậm là một trí thức chân chính. 1.1. Thời đại. Ngô Thì Nhậm là một nhà văn hoa lớn bậc nhất của thế kỷ XVIII, thế kỷ của những rung chuyển xã hội và lịch sử, thế kỷ tạo ra những con người khổng lồ của lịch sử văn hoa. Ông là nhà chính trị, nhà văn hoa, nhà quân sự, nhà văn học đã có những đóng góp lớn lao trong một thời điểm bi thương và hào hùng của lịch sử. Ông đã để lại một di sản văn hoa, văn học lớn. Cùng với các tác phẩm khác của dòng họ Ngô Thì, các tác phẩm ấy tạo nên một đỉnh cao hùng vĩ của văn học Việt Nam trong quá khứ. Ngô Thì Nhậm sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn mà đạo Nho, cái xương sống của chủ nghĩa phong kiến, suy thoái, rối loạn đến cực-độ. Danh giáo, cương thường Khổng, Mạnh đảo lộn lung tung. Hai trăm năm liền " đã có vua lại có chúa", cũng là hai trăm năm đất nước bị chia cắt, chiến tranh "nồi da nấu thịt" liên miên, đưa đến chỗ kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ không ngừng ... Tình trạng xã hội vốn đã đảo điên thối nát, giới sĩ phu, trí thức thời Lê Trịnh cũng mất phương hướng sống và hành động, phân hóa sâu sắc. Bọn chúa Trịnh cố tung ra đạo bùa Tống Nho để cứu vãn tình thế, duy trì uy tín và địa vị thống trị của chúng. Quan trường là một cái chợ mua quan, bán tước. Bọn vua chúa chỉ lo ăn tiêu xa xỉ, chinh chiến liên miên, kinh tế Bắc hà mỗi ngày một thêm khốn quẫn. Trong hàng ngũ các nhà nho cũng rối loạn và phân hóa sâu sắc . Người thì cúi đầu thờ Trịnh, lo địa vị và làm giàu. Người thì chán chường thế sự, lui về ở ẩn. Một số ít người còn trung với nhà Lê, đã lẻ tẻ theo con cháu các vua Lê chống lại họ Trịnh. Cái khái niệm "hành, tàng, xuất, xử", về cơ bản, không còn gì là nguyên chất Khổng, Mạnh nữa. 1.2. Con người. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cả truyền thống khoa hoạn lẫn văn chương, Ngô Thì Nhậm sẽ phải đi theo con đường giữ nghiệp nho, con đường đi học, đi thi, làm quan, dựng nên nghiệp vương hầu. Và đến lượt mình, Ngô Thì Nhậm sẽ là người kế tục và làm lớn thêm ngọn sóng. Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, đạo hiệu là Hải Lượng, sinh ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần, tức ngày 25 tháng Mười năm 1746, người làng Tả Thanh Oai, còn gọi là làng Tó, nằm ven bờ sông Nhuệ, một làng có truyền thống lịch sử, văn học nổi tiếng . Ngô Thì Nhậm vốn có tư chất thông minh, học giỏi và bước vào con đường trước thuật rất sớm và sớm có những công trình về lịch sử. Năm 16 tuổi, ông đã viết công trình sử học đầu tiên . Năm 21 tuổi , ông soạn cuốn " Tứ gia thuyết phổ". Cùng năm này ông đậu đầu kỳ thi Hương. Năm 1769, ông đỗ khoa Sĩ vọng, được bổ chức quan và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động chính trị, mong muốn thực hiện hoài bão làm một hiền thần như Y Doãn ! Trong thời gian làm quan với Tây Sơn, được Nguyễn Huệ tin dùng, Ngô Thì Nhậm đã đem hết tài năng và tâm huyết của mình phục vụ cho triều đại mới. Ông có những đóng góp xuất sắc trên lĩnh vực ngoại giao dưới triều Tây Sơn . 1.3. Ngô Thì Nhậm là một trí thức chân chính. Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, dù là dưới triều đình Lê - Trịnh hay hay với Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm luôn luôn khao khát đem tài đức ra để thực hiện lý tưởng " loạn diệc tiến, trị diệc tiến". Và từ khi ra làm quan với chúa Trịnh, Ngô Thì Nhậm luôn luôn nghĩ cách làm cho dân đỡ khổ, đưa nước nhà ra khỏi tình trạng bê bối trước mắt. Ngô Thì Nhậm đã từ chỗ tin tưởng nhà Trịnh, muốn dựa vào đó để thực hiện hoài bão kinh bang tế thế của mình, đi tới chỗ phủ định dần nó để chỉ đề cao nhà Lê. Và việc ông đến với phong trào Tây Sơn là một tất yếu trong thái độ chính trị của ông. Sau khi đến với Tây Sơn, ông cũng một lòng một dạ phục vụ cho triều Tây Sơn. Ông có những đóng góp rất lớn trên mặt trận ngoại giao dưới triều Tây Sơn. Sau khi Quang Trung chết, ông như "bóng nhạn cô đơn", tìm lối thoát trong triết học, thiền học. Ngày bảy tháng tư năm 1803, ông qua đời trong trận đòn thù Văn Miếu. Ngô Thì Nhậm là một nhà nho, một trí thức trong xã hội cũ. Trong xã hội phong kiến, Nho giáo vừa đóng vai trò thống trị trong thượng tầng kiến trúc, vừa là phương tiện duy nhất để các nhà trí thức vận dụng trong sự suy nghĩ của mình. Cho nên, đối với các nhà nho, kiến thức của họ không thể tìm ở nơi nào khác ngoài sách vở của thánh hiền. Không thể có một trí thức nào lại không dựa vào sách vở và câu chữ của Nho giáo mà có thể suy nghĩ, trình bày ý kiến và làm văn, viết sách được. Nhưng nếu tiếp thu sách vở một cách cứng nhắc, họ dễ bảo thủ và mù quáng. Nhưng trong hàng ngũ đông đảo của những nhà nho đã từng xuất hiện những nhà trí thức rất lỗi lạc, họ có những cống hiến vĩ đại cho nhân dân, làm vẻ vang cho đất nước tạo nên truyền thống cao đẹp của những người trí thức chân chính. Nói chung, những nhà nho chân chính, họ phải thoát khỏi những ràng buộc của nhà nho thì mới thật sự có những cống hiến cho lịch sử. Những người ấy phải có những suy nghĩ sáng tạo để vượt ra khỏi được những công thức cứng nhắc trong sách vở. Trong cuộc đấu tranh giai cấp của xã hội đương thời, những người ấy phải xác định được con đường chính nghĩa của mình là đứng về quyền lợi của nhân dân lao động. Những người ấy phải khắc phục được trạng thái bấp bênh của tầng lớp trung gian, đấu tranh đến cùng vì lợi ích của nhân dân và tổ quốc. Các nhà trí thức chân chính của Việt Nam đã sống như thế và Ngô Thì Nhậm đã sống như thế. Suốt cuộc đời ông đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự thay đổi từ Nam chí Bắc. Hàng chục vua, chúa được dựng lên rồi bị đánh đổ. Cuộc đấu tranh giành giật quyền vị và đất đai, diễn ra liên tiếp trong hàng ngũ phong kiến. Phong trào nông dân mà đỉnh cao nhất là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã tràn ngập khắp nơi như vũ bão. Sự vùng dậy của cả dân tộc đã đánh tan 20 vạn quân xâm lược. Tất cả những sự kiện to lớn ấy đã thu gọn trong cuộc đời 57 năm của Ngô Thì Nhậm. Do thời thế luôn thay đổi, người trí thức Ngô Thì Nhậm phải bám sát lấy những diễn biến cụ thể của cuộc sống mà có những xử lý đúng đắn. Nên dù ở với Lê, Trịnh hay với Tây Sơn, dù trong lúc giữ những trọng trách lớn của lịch sử hay lúc sa cơ trước mặt quân thù, có một điều không thay đổi ở Ngô Thi Nhậm, đó là nhưng phẩm chất cao quí của người trí thức chân chính. Đó là lòng yêu nước, yêu dân, là đầu óc suy nghĩ sáng tạo, là sự đấu tranh đến cùng cho chính nghĩa. Cho nên, thời thế dù Xuân Thu hay Chiến Quốc, dù hưng thịnh hay suy vong, trong thành công hay thất bại, Ngô Thì Nhậm đã sống như thế và chỉ có thể sống như thế. Dân tộc Việt Nam luôn luôn ghi nhớ những cống hiến quí báu của những người con xứng đáng của minh. Cùng như toàn bộ phong trào Tây Sơn, tên tuổi của Ngô Thì Nhậm luôn luôn gắn bó trong lòng nhân dân ta, đi đôi với tên tuổi rạng rỡ của Quang Trung - Nguyễn Huệ, người lãnh tụ vĩ đại của ông, cũng như của toàn thể nhân dân tiến bộ thời ông. Tầm vóc cao của Ngô Thì Nhậm, trước hết, là con mắt nhìn đúng chỗ đứng và hướng đi của người trí thức trong một bối cảnh lịch sử vô cùng rối ren, phức tạp. Cùng thời với ông, không thiếu gì người tài cao học rộng như ông, cũng ưu thơi mẫn thế như ông, nhưng không cùng đi một đường với ông, con đường tất yếu đi theo phong trào Tây Sơn mà lịch sử đã vạch ra. Có thể đơn cử ngay trường hợp của những người trí thức hướng theo Lê Chiêu Thống, tán thành rước voi về giày mồ, trong đó có Ngô Tưởng Đạo, chú ruột ông, và Ngô Thì Chí, em ruột ông. Do ảnh hưởng của gia đình, dòng tộc, Ngô Thì Nhậm vốn thông minh, học rộng, thích nghiên cứu và trước tác. Nhưng đối với ông, học không phải để học, mà học để chuẩn bị tài năng thực hiện chí lớn của mình. Cái tên Hy Doãn của ông là nói lên ý chí muốn noi theo Y Doãn, một đại công thần của nhà Thương, một tấm gương mẫu mực cho những hiền tài phò vua giúp nước, đảm nhận những việc lớn lao trong thiên hạ. Sách Mạnh Tử gọi Y Doãn là "thánh chi nhậm", nghĩa là bậc thánh về gánh vác việc đời, với phương châm "trị diệc tiến, loạn diệc tiến", tức là thời trị hay thời loạn cùng đều gắng sức ra tay. Thời của Ngô Thì Nhậm là thời loạn. Vậy, phương hướng "loạn diệc tiến" của ông sẽ như thế nào? Đó là điều ông suy nghĩ rất nhiều. Muốn "thảnh chi nhậm" lại phải "thánh chỉ thời", nghĩa là phải nắm cho đúng thời cơ nữa. Thời cơ đó đã đến với Ngô Thì Nhậm. Đó là cảm tình mến trọng của Trịnh Sâm đối với gia đình ông và với bản thân ông. Mặc dù biết rất rõ họ Trịnh từ bao đời qua là một tập đoàn thống trị cực kỳ phản động và hết sức gian hùng; mặc dù biết Trịnh Sâm là một chúa có tài học, có bản Lĩnh chính trị xảo quyệt hơn nhiều đời chúa trước và cũng gian hùng không kém, thêm vào đó, Trịnh Sâm cũng là một con người có thói quen dâm dật, xa xỉ không kém gì cha của y trước kia, nhưng Ngô Thì Nhậm vẫn tin rằng Trịnh Sâm vốn trọng tài năng của ông, nên trong tình hình chính trị, kinh tế Bắc hà ngày thêm khốn quẫn, uy tín nhà Trịnh ngày càng sa sút, Sâm sẽ có thể chấp nhận sự giúp đờ của ông về nhiều mặt. Qua đó, ông sẽ có dịp trổ hết tài Y Doãn ra mà sửa sang chính sự, đưa nước nhà ra khỏi cảnh lầm than. Phương hướng "loạn diệc tiến" của Ngô Thì Nhậm là như vậy. Nhưng ông đã hoàn toàn thất vọng. Trịnh Sâm ngày càng kiêu căng, xa xỉ, ngày đêm ăn chơi hành lạc. Triều chính ngày thêm mục nát, nhân dân ngày thêm đói khổ. Trịnh Sâm từng tuyên bố khen ngợi Ngô Thì Nhậm là "con tuấn mã ngày đi ngàn dặm", và chỉ trong vòng năm năm sau khi ồng ra iàm quan, Trịnh Sâm đã mau chóng đưa ông vào hàng ngũ các gia thần thân tín, làm thê tử tuy giảng và Đốc đồng Kinh Bắc. Nhưng dần dần, Sâm không chịu nghe những lời điều trần, kiến nghị của Ngô Thì Nhậm nữa. Sâm càng ngày càng mê mệt Đặng Thị Huệ, truy lạc, hoang dâm vô độ. Đến khi Đặng Thị Huệ sinh ra Trịnh Cán, Sâm có ý định bỏ con trưởng (Trịnh Tông), lập con thứ (Trịnh Cán) lên làm thế tử. Ngô Thì Nhậm hoàn toàn không tán thành việc này. Ông rất lo ngại cho thảm hoa của đất nước từ việc "phếtrưởng, lập thứ". Ông khuyên Trịnh Sâm: "Ôi! Việc phế trưởng lập ấu chưa bao giờ không là thềm của hoa loạn, thánh thượng là người nhìn xa trông rộng, tính trước việc đời, lẽ nào lại không nghĩ đến điều đó!" Và ông cũng không tán thành cuộc đảo chính của Trịnh Tông: "... lập con trưởng mà gây ra cái nhục anh em giết lẫn nhau trước linh cữu cha, đó không phải là điềm thịnh của một triều đình có đạo trị!..." Sau vụ án Canh Tý, Ngô Thì Nhậm bị nghi oan là đứng về phe Đặng Thị Huệ, tố cáo âm mưu của Trịnh Tông. Nhưng theo "Hoàng Lê nhất thống chí" thì người tố cáo chính là Nguyễn Huy Bá chứ không phải Ngô Thi Nhậm . Người ta cũng nói rằng chính trong dịp này, Ngô Thì Sĩ đã tự tử chết vì không đồng tình với hành động của con. Không có sử liệu nào chứng minh điều đó cả. Sư thật là Ngô Thì Sĩ chết ở Lạng Sơn vì bị cảm lạnh sau khi đi kinh lý về, vào nghỉ ở hang Nhị Thanh. Trong gia phả họ Ngô không hề nói Nhậm "giết cha". Ngược lại, qua bài thơ dài của Ngô Thì Sĩ gửi cho con trước ngày chết, lời lẽ của ông rất thắm thiết và đẩy lòng tự hào về tài năng và phẩm hạnh của con, khen con đã hết lòng vì nước vì dân như thế là chí hiếu. Hơn nữa, trong các bài văn, thơ của Ngô Thì Nhậm, không lúc nào ông nói đến chữ hiếu đối với cha mẹ mà có vẻ ngượng ngùng, hối hận. Trong "Trần tình văn cáo Tĩnh vương", ông nói đến hiếu một cách rất đường hoàng : " Những kẻ mua chữ oán, làm hại đến chừ hiếu, đã gây tổn thất không nhỏ cho nước nhà". Sau loạn kiêu binh, trật tự xã hội hết sức rối ren. Khi lật đổ "được phe Đặng Thị Huệ, cướp ngôi chúa, Trịnh Tông trả thù tàn bạo đối với những người đã chống lại hắn. Trước tình hình này, Ngô Thì Nhậm rời bỏ kinh thành, về quê vợ ở Sơn Nam lánh nạn, chuyển sang cuộc sống của một ẩn sĩ, viết sách, làm thơ. Suốt năm năm trời, ông không tham gia bất cứ một hoạt động chính trị nào, đứng ngoài mọi sự kiện lịch sử phức tạp, đang diễn ra dồn dập và đảo lộn mọi trật tự. Đó cũng là năm năm mà tư tưởng " hành, tàng, xuất, xử" của ông chuyển hướng dần dần từng bước. Những ngày đầu tiên, ông không thể không nhớ tới Trịnh Sâm, với cái thời cơ nhập thê vì dân, vì nước của ông vừa châm dứt. Ong suy nghiệm về cái cơ nghiệp suy tàn của nhà Trịnh không thể còn đứng vững nổi trước ''ngọn gió Nam", tức cơn bão lốc Tây Sơn. Rồi chính vị anh hùng Quang Trung đã cứu ông ra khỏi đoạn đường bế tắc mờ mịt ấy. Người anh hùng áo vải trẻ tuổi ruổi quân một mạch từ Nam ra Bắc, chỉ mấy trận, xoa sạch phăng cơ đồ hai trăm năm của họ Trịnh, dựng lại chiếc ngai vàng han ri từ bao đời của vua Lê. Loáng một cái, vị thiên thần trẻ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan