Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng Nhà nước và pháp q...

Tài liệu Vai trò tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa - qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế

.PDF
138
285
149

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Tính mới và những đóng góp của Luận văn ................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 5. Bố cục luận văn ............................................................................................. 6 Chương 1: VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA MẶT TRẬN TQVN THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA .............................................................. 7 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ MẶT TRẬN TQVN THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN ... 7 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN TRONG THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM .............................................................................................. 14 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 17 Chương 2: VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN THAM GIA XÂY DỰNG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC, CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ............ 18 2.1. VAI TRÒ THAM GIA, PHỐI HỢP CỦA MẶT TRẬN TQVN VỚI CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ ..................................................................... 18 2.1.1. Vai trò của Mặt trận TQVN trong tham gia công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.................................................... 18 2.1.2. Vai trò của Mặt trận TQVN trong tham gia phối hợp tổ chức các hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp .......................................... 22 2.1.3. Vai trò của Mặt trận TQVN trong tham gia xây dựng pháp luật và thực hiện phản biện xã hội .................................................................... 33 2.2. VAI TRÒ THAM GIA, PHỐI HỢP CỦA MẶT TRẬN TQVN VỚI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ..................................... 43 2.2.1. Vai trò tham gia phối hợp của Mặt trận TQVN trong việc phát huy quyền làm chủ và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân ........................ 43 2.2.2. Thực trạng công tác tham gia phối hợp của Mặt trận TQVN với các cơ quan Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế ......... 49 2.2.3. Vai trò tham gia phối hợp của Mặt trận trong công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, đôn đốc và giám sát việc giải quyết........ 58 2.3. VAI TRÒ THAM GIA, PHỐI HỢP CỦA MẶT TRẬN TQVN ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP ........................................................... 65 2.3.1. Vai trò tham gia phối hợp của Mặt trận TQVN với Toà án nhân dân góp phần bảo vệ pháp chế XHCN ........................................................ 65 2.3.2. Vai trò tham gia phối hợp của Mặt trận TQVN với Viện kiểm sát nhân dân ................................................................................................ 73 2.4. VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN TẬP HỢP XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN THAM GIA THỰC HIỆN CÁC PHONG TRÀO, CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG, XÂY DỰNG SỰ ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI NHẰM THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN............................... 77 2.4.1. Mặt trận TQVN tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ............................................ 77 2.4.2. Mặt trận TQVN vận động nhân dân tham gia thực hiện các phong trào, các cuộc vận động xây dựng sự đồng thuận xã hội nhằm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ......................................... 80 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 88 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN TRONG THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.................................. 89 3.1. NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC MẶT TRẬN VÀ ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TQVN TRONG THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN ............ 89 3.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận ............................. 89 3.1.2. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận TQVN trong tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ...................... 90 3.2. NHÓM GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN TRONG THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN ............................................................... 96 3.2.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh nâng cao vai trò của Mặt trận tham gia đối với cơ quan dân cử (gồm Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp) ...... 96 3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ và bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân ........................................ 107 3.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Mặt trận TQVN với các cơ quan tư pháp ............................................................................ 112 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 115 KẾT LUẬN .................................................................................................. 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 118 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH : Ban chấp hành BTT : Ban Thường trực ĐCT : Đoàn Chủ tịch HĐND : Hội Đồng nhân dân TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TQVN : Tổ quốc Việt Nam TTND : Thanh tra nhân dân UBMT TQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội UBTWMT : Ủy ban Trung ương Mặt trận XHCN : Xã hội chủ nghĩa VKSND : Viện kiểm sát nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những điều kiện và môi trường tiên quyết của một quốc gia tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và một xã hội phát triển. Nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực nhà nước là ở nhân dân. Để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân chứ không phải nhân dân là của nhà nước; nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép, còn nhân dân được làm tất cả những điều pháp luật không cấm, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tối đa của nhân dân. Vai trò của pháp luật trong việc xây dựng và duy trì một xã hội trật tự ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng và thực hiện pháp luật đã được quy định. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của "Nhà nước pháp quyền" trong lịch sử nhân loại. Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội. Mỗi thành phần trong hệ thống chính trị có mỗi vai trò riêng của mình trong sự nghiệp cách mạng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp 1 thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Với nền dân chủ ngày càng phát triển thì Mặt trận Tổ quốc càng cần được mở rộng, vai trò của Mặt trận TQVN cần được đề cao như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Dân tộc Thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng nước ta"[41, T10, tr 605]. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay, việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân vừa là cơ bản, vừa cấp bách, nhằm đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đảm bảo xây dựng thành công CNXH ở nước ta. Với nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đó là chế độ hiệp thương dân chủ (khác căn bản với dân chủ trong Đảng) đặc biệt quan trọng trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức rộng rãi của tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội, với mục tiêu đoàn kết phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội - một thể chế dân chủ thực chất mà không cần nhiều đảng chính trị. Vì vậy, việc phát huy tối đa vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia trong xây dựng và quản lý Nhà nước, trong vai trò phản biện và giám sát hoạt động 2 của các tổ chức trong hệ thống chính trị là điều kiện quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tại Thừa Thiên Huế, nhiều năm qua hệ thống Mặt trận TQVN từ Tỉnh đến các xã, phường, thị trấn đã có rất nhiều hoạt động nhằm phát huy dân chủ trong các tầng lớp nhân dân, tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật, xây dựng và cụ thể hóa chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc... Tuy vậy, để đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy dân chủ, thực hiện tốt hơn nữa các chức năng giám sát, phản biện, xây dựng sự đồng thuận xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân vẫn đang là vấn đề cần thiết đặt ra. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp lý về Mặt trận TQVN tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là vấn đề cần thiết. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đã chọn đề tài: "Vai trò tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa qua thực tiễn tại Tỉnh Thừa Thiên Huế" làm luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Làm rõ cơ sở chính trị và pháp lý quy định vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Đề xuất các giải pháp góp phần phát huy vai trò của Mặt trận trong xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng chính quyền cơ sở; phát huy chức năng giám sát, thực hiện phản biện xã hội, tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện pháp luật, xây dựng sự đồng thuận xã hội góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức năng của Mặt trận đối với vấn đề dân chủ, đoàn kết trong thời kỳ mới; cơ sở chính trị và pháp lý quy định. 3 - Đánh giá vai trò của Mặt trận TQVN nói chung và của Tỉnh Thừa Thiên Huế trong tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, chính quyền cơ sở; những khó khăn, hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn. - Đề xuất chủ trương, giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 3. Tính mới và những đóng góp của Luận văn Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của Mặt trận trong đời sống xã hội hiện nay, Luận văn còn: - Trình bày một cách có hệ thống dưới giác độ khoa học pháp lý vấn đề Mặt trận Tổ quốc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. - Đánh giá thực trạng về vai trò của Mặt trận trong tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. - Đưa ra những giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận TQVN tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu vai trò tham gia, phối hợp của Mặt trận TQVN đối với bộ máy Nhà nước, chính quyền cơ sở trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN qua thực tiễn hoạt động tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những quy định vị trí vai trò của Mặt trận TQVN trong tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước, Luận văn nghiên cứu cụ thể về vai trò, chức năng của Mặt trận trong tham gia phối hợp với các cơ quan dân cử, cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tư pháp; thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội; phát huy vai trò tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện các phong trào, các cuộc vận động nhằm góp phần xây dựng sự đồng thuận xã hội và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. 4 * Tổng quan tài liệu: Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu nhiều góc độ về tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN như: Các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước như: Đề tài khoa học cấp bộ của Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN – Ban dân chủ - pháp luật, về “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân nguyện của Mặt trận TQVN” do PGS-TS Bùi Xuân Đức làm chủ nhiệm đề tài, năm 2010. Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ của Ban dân chủ pháp luật Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN về “Phát huy vai trò của Mặt trận TQVN trong việc thực hiện chức năng giám sát nhân dân đối với chính quyền cơ sở” do ông Đỗ Duy Thường – PCT Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN - năm 2005 Đề tài khoa học cấp bộ của Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN – Trung tâm công tác lý luận (2004) về “Một số vấn đề đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Kỷ yếu khoa học của Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN – Trung tâm công tác lý luận (2004), về “Phát huy vai trò của Mặt trận TQVN trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”. Kỷ yếu hội thảo khoa học của Ủy ban Trung ương Mặt trận TQVN – Trung tâm công tác lý luận – Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN Tỉnh Thừa Thiên Huế (2012), về “Sự phối hợp hoạt động giữa Mặt trận TQVN với các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực dân chủ pháp luật những vấn đề đặt ra và kiến nghị”. Cùng với các công trình nghiên cứu, các đề tài khoa học, các luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ còn có nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhiều tác giả khác đăng trên các báo, tạp chí v.v. đã làm phong phú thêm những luận cứ khoa học và thực tiễn về công tác xây dựng Nhà 5 nước pháp quyền XHCN nói chung và vai trò của Mặt trận tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền nói riêng. Tuy nhiên để nghiên cứu vai trò tham gia của Mặt trận TQVN xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN qua thực tiễn tại Tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp phần phát huy vai trò của Mặt trận TQVN tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN – qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế là việc làm cần thiết. 5. Bố cục luận văn Kết cấu luận văn gồm có: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. 6 Chương 1 VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA MẶT TRẬN TQVN THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ MẶT TRẬN TQVN THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của các đoàn viên, hội viên, thực hiện dân chủ và đổi mới, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân". "Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận".[15,tr 31]. Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII tháng 11/1999) khẳng định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với việc xây dựng Nhà nước: Cải cách bộ máy Nhà nước còn bao hàm một nội dung quan trọng là tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhà nước với Mặt trận TQVN và các đoàn thể nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể tham gia xây dựng quản lý, giám sát và bảo vệ Nhà nước. Nhà nước dựa vào Mặt trận và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân. Đó là sức mạnh của bản thân Nhà nước. Ngày 17/11/1993 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) ban hành Nghị quyết số 07/TW về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, đã nhấn mạnh vai trò của Mặt trận TQVN trong việc tham gia xây dựng chính quyền: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần được củng cố và mở rộng về tổ chức và hoạt động để thực sự là một tổ chức 7 tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, nơi thể hiện nguyện vọng và ý chí của các tầng lớp nhân dân... tham gia cùng với chính quyền trong việc thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền"[47, tr 165]. Đến Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 7/1996), Đảng ta đã nhấn mạnh vai trò của mặt trận TQVN trong việc tham gia xây dựng chính quyền. Văn kiện Đại hội nêu rõ: "Củng cố, mở rộng tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các đoàn thể chính trị - xã hội và các cá nhân tiêu biểu. Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tham gia với Đảng và Nhà nước thực hiện giám sát việc thực hiện dân chủ, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân; góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước". "Tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên thực sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”[16,tr 44]. Như vậy, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận TQVN về xây dựng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc nói chung và về nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác tham gia xây dựng, củng cố chính quyền nói riêng đã được thể hiện ngày càng rõ hơn qua hai kỳ Đại hội (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII). Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng mới xác định vai trò rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, bảo vệ Tổ quốc, chăm lo lợi ích của đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức mình; thực hiện dân chủ và đổi mới xã hội. Nghị quyết Đại hội lần này Đảng ta chưa đặt vấn đề Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền nhân 8 dân, nhất là nhiệm vụ giám sát và động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức Nhà nước. Đến Đại hội VIII Đảng ta đã xác định: Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; tham gia với Nhà nước thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Cần đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, làm cho Mặt trận và các tổ chức thành viên thực sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Bởi lẽ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nhà nước ta là trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phấn công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo đối với Nhà nước”[16, tr 44, 45]. Để xây dựng Nhà nước - Trụ cột của hệ thống chính trị, là công cụ thực hiện quyền lực của nhân dân thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định "Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân”[16, tr.71]. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay. Để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên, giành những thành tựu to lớn, cần thực hiện tốt hơn nữa việc mở rộng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, cả trong nước và nước ngoài, phát huy dân chủ, động viên tối đa sức mạnh của toàn thể dân tộc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng, tập hợp khối đại 9 đoàn kết toàn dân tộc, do đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận phải đảm nhiệm trọng trách là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tham gia và phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền nhân dân. Đó là một tất yếu lịch sử của cách mạng và sứ mệnh cao cả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội IX của Đảng là mốc son lịch sử đánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". [17, tr 129]. Đồng thời Đảng ta còn nêu rõ hơn, cụ thể hơn về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới, đó là "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, góp sức xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân đối với công tác và đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, đại biểu dân cử và các cơ quan Nhà nước”[17, tr 130]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong thời điểm mà sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã trải qua 20 năm. Hai mươi năm đổi mới chúng ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đã đưa lại cho đất nước ta một sự thay đổi cơ bản và toàn diện, làm cho thế và lực, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước. Chúng ta nhất 10 định làm hết sức mình để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Để đạt được mục tiêu cao cả đó cần đưa ra và triển khai thực hiện có đồng bộ các giải pháp; trong đó có việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc. Về vấn đề này Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội" [18, tr 124]. Tuy nhiên, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần này đã có bước phát triển mới về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đó là “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân” và “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội” [18, tr.124]. Đảng “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ”[18, tr.135]. Về vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức Nhà nước đã được Đảng ta nêu ra từ Nghị quyết lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) năm 1991 và đã được thể chế hóa tại điều 9 Hiến pháp 1992 và nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước. Còn vai trò phản biện xã hội của Mặt trận được Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta nêu ra; đây là vấn đề rất khó và 11 nhạy cảm, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong thời kỳ mới. Tuy nhiên để quan điểm này của Đảng đi vào đời sống xã hội thì cần được Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, có cơ chế cụ thể thì Mặt trận, các đoàn thể nhân dân thực hiện mới có hiệu quả. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tăng cường tổ chức, đội mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại”[19, tr 86,87, 246]. Tóm lại, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia xây dựng, giám sát, bảo vệ Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân ngày càng được khẳng định rõ hơn, cụ thể hơn qua các kỳ đại hội của Đảng. Đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã dạy: "Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng. Các cán bộ và đảng viên ta 12 cần nắm vững và chấp hành đúng Nghị quyết của Đại hội Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề Mặt trận dân tộc thống nhất. Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam" [40, T9, trg 401]. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Đảng ta nêu ra là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật, quản lý Nhà nước bằng pháp luật, "pháp luật là tối thượng". Đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền quyền Nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về cơ chế kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan công quyền. Tóm lại Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, được xác lập trên cơ sở pháp luật, đảm bảo mọi công dân đều được làm những việc mà pháp luật không cấm; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; có vai trò quan trọng trong việc thực hiện giám sát và phản biện xã hội góp phần xây dựng, bảo vệ Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. 13 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TQVN TRONG THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VIỆT NAM Thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, tiếp tục phấn đấu giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 1992, Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng Việt Nam. Trong đó, điều 9 Hiến pháp năm 1992, Quốc hội quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước”. Năm 2001, Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Trong đó có bổ sung điều 9 quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Điều 9 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 vẫn tiếp tục khẳng định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước. Đồng thời bổ sung một khái niệm về Mặt trận Tổ quốc Việt 14 Nam, đó là: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt nam định cư ở nước ngoài”. Có thể nói đây là một nội dung hết sức quan trọng, lần đầu tiên được đưa vào Hiến pháp nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức trong cán bộ, công chức, đảng viên và trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đó là vấn đề có ý nghĩa chính trị to lớn cả trong nước và quốc tế. Để nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước, góp phần thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc – một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một đạo luật ít chương, điều nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chỉ có 4 chương và 18 điều, nhưng đã quy định khá rõ về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị; là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có chức năng, nhiệm vụ bao trùm nhất, cơ bản nhất là tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc “tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động”; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức Nhà nước, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp 15 hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định năm nhiệm vụ quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong các cuộc bầu cử, đó là: Tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp tổ chức các hội nghị cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử; các cuộc tiếp xúc cử tri với những người ứng cử để vận động bầu cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử và tham gia giám sát việc bầu cử. Trong năm nhiệm vụ trên, nhiệm vụ tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là nhiệm vụ then chốt nhất, là vấn đề cốt lõi trong tất cả các cuộc bầu cử. Ngoài ra, các văn bản pháp luật của Nhà nước quy định có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; đến tổ chức bộ máy Nhà nước; đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều có nội dung về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát việc tổ chức, thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện văn bản pháp luật đó. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan