Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố hà ...

Tài liệu Vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố hà nội

.DOC
175
159
66

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, số liệu, kết quả khảo sát được trình bày trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN THỊ HẢI HA MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TAI Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUÂÂN VỀ VAI TRÒ NHA NƯỚC ĐỐI VỚI 1.1. 1.2. 1.3. Chương 2 2.1. 2.2. Chương 3 3.1. 3.2. VỐN XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở THANH PHỐ HA NỘI VA KINH NGHIÊÂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Đường giao thông nông thôn, xây dựng đường giao thông nông thôn và vốn xây dựng đường giao thông nông thôn Quan niệm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội Kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn của một số địa phương trong nước và bài học cho thành phố Hà Nội THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHA NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở THANH PHỐ HA NỘI THỜI GIAN QUA Ưu điểm, hạn chế trong thực hiện vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội thời gian qua Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội QUAN ĐIỂM VA GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NHA NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN Ở THANH PHỐ HA NÔÂI THỜI GIAN TỚI Quan điểm cơ bản phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nô iô Giải pháp chủ yếu phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nô iô KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TAI LUẬN ÁN DANH MỤC TAI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 7 30 30 43 68 85 85 111 127 127 137 159 162 163 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 Chữ viết đầy đủ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giao thông nông thôn Hội đồng nhân dân Kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội Nghiên cứu sinh Ủy ban nhân dân Chữ viết tắt CNH, HĐH GTNT HĐND KCHT KT - XH NCS UBND DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Trang Các nguồn vốn huy đô nô g xây dựng đường giao thông nông 84 Bảng 2.2 thôn ở thành phố Hà Nô ôi giai đoạn 2011 - 2015 Vốn kế hoạch và vốn được huy đô nô g xây dựng đường giao 89 Bảng 2.3 thông nông thôn của thành phố Hà Nô iô giai đoạn 2011 - 2015 Vốn cho xây dựng đường giao thông nông thôn theo quy 91 định tại Quyết định 16/2012/QĐ-UBND của UBND thành Bảng 2.4 phố Hà Nô ôi giai đoạn 2011 - 2015 Vốn ngoài ngân sách nhà nước cho xây dựng đường giao 94 Bảng 2.5 thông nông thôn ở thành phố Hà Nô ôi giai đoạn 2011 - 2015 Nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới 104 Bảng 2.6 của thành phố Hà Nội và một số tỉnh tính đến năm 2016 Quy mô huy đô nô g vốn xây dựng đường giao thông nông 105 thôn của thành phố Hà Nô ôi giai đoạn 2011 - 2015 5 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Vấn đề Nhà nước với xây dựng giao thông nói chung, giao thông nông thôn (GTNT) nói riêng đã được nghiên cứu sinh (NCS) chuyên tâm nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường đại học, làm luận văn thạc sĩ, quá trình công tác và giảng dạy của mình. Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này, thông qua các nguồn tài liệu, trao đổi với các chuyên gia, với bạn bè đồng nghiệp về nội dung vai trò của Nhà nước, về đòi hỏi khách quan phát triển của vùng nông thôn thành phố Hà Nội, tác giả nhận thấy cần phải nghiên cứu một cách có hệ thống vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội để góp một phần công sức của mình vào giải quyết một số vấn đề lý luận, thực tiễn, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT. Đó là mong muốn của tác giả và cũng là nhiệm vụ chủ yếu của đề tài “Vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội”. Với ý tưởng đó, đề tài được trình bày bao gồm những nội dung chủ yếu sau: mở đầu, tổng quan các vấn đề nghiên cứu, 3 chương (7 tiết) và kết luận. Những vấn đề được luận giải trong đề tài, một mặt là sự kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, mặt khác là kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả dưới sự chỉ đạo, định hướng và giúp đỡ của thầy hướng dẫn, khoa chuyên ngành và các nhà khoa học. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT đang là một vấn đề nổi cộm hiện nay, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Với thành phố Hà Nội, để thực hiện nhiệm vụ này, Hội đồng nhân 6 dân (HĐND) thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020, định hướng 2030. Nghị quyết khẳng định rằng, Hà Nội có hơn 17.000 km đường GTNT phục vụ cho hơn 75% dân số hiện tại và khoảng gần 60% dân số ở vùng nông thôn trong những năm 2020. Hiện nay ở Hà Nội, phát triển đường GTNT được coi là khó thực hiện nhất do liên quan đến nguồn lực và càng khó hơn khi toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình được sáp nhập về Hà Nội; đặc biệt là đối với các xã vùng núi, tỷ lệ đường GTNT cần phải đầu tư xây dựng, nâng cấp rất lớn, đòi hỏi phải huy động đóng góp rất lớn của người dân và sự hỗ trợ không nhỏ của Nhà nước, chính quyền thành phố và các địa phương. Còn đối với các huyện ven đô, phải đầu tư hệ thống đường kết nối giữa đô thị với khu dân cư, quốc lộ, tỉnh lộ... để vừa phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh, vừa giảm ùn tắc giao thông... Mặt khác, tỷ lệ đường giao thông nội đồng ở thành phố Hà Nội được cứng hóa ở mức thấp khoảng 40%, mặt cắt đường còn hẹp, xe ô tô vận tải không đi vào được, phải trung chuyển, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, đầu tư xây dựng đường GTNT cần có quy hoạch bài bản, đồng bộ, quan trọng nhất là cần số vốn đầu tư lớn để Hà Nội có hệ thống đường GTNT đáp ứng đa mục tiêu. Trong thời gian qua, việc huy động vốn xây dựng đường GTNT ở Hà Nội còn hạn chế, chưa khơi dậy đa dạng các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư xây dựng, vốn dành cho bảo trì khai thác đường GTNT chưa đầy đủ, việc quản lý, sử dụng vốn chưa hợp lý… Điều đó đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT. Mặt khác, hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội và bảo đảm các nguồn lực cho xây dựng đang còn khoảng cách khá lớn, 7 chưa cung cấp được cơ sở khoa học thật sự cho Nhà nước xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, kế hoạch xây dựng đường GTNT, trực tiếp ảnh hưởng đến phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng GTNT hiện nay. Từ sự phân tích trên đây cho thấy, nghiên cứu về vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT là thực sự cần thiết. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường giao thông nông thôn ở thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luâ nô và thực tiễn về vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó đánh giá đúng thực trạng, đề xuất quan điểm và giải pháp phát huy vai trò nhà nước đối với vấn đề này trong thời gian tới. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát lý luận chung về đường GTNT, vốn xây dựng đường GTNT, vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT; xây dựng khái niệm trung tâm và các nội dung vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở một số địa phương trong nước và bài học cho thành phố Hà Nội. - Khảo sát thực trạng, đánh giá ưu điểm và hạn chế trong thực hiện vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội thời gian qua. Chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong thực hiện vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội thời gian tới. 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT dưới góc nhìn của khoa học Kinh tế chính trị. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: Chủ yếu nghiên cứu vai trò nhà nước đối với huy động vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. “Nhà nước” trong luận án này là một chủ thể thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có sự phân cấp quản lý và có sự phân định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ cụ thể giữa Trung ương và địa phương về xây dựng GTNT ở thành phố Hà Nội. Vốn cho xây dựng đường GTNT trong luận án chủ yếu là vốn tài chính, tiền tệ. Đường GTNT được nghiên cứu trong luận án là đường bộ. - Phạm vi về không gian: Địa bàn nông thôn được lựa chọn khảo sát là một số huyện ngoại thành của thành phố Hà Nô ôi như: Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì, Phú Xuyên, Thạch Thất, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ứng Hoà. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu, tư liệu nghiên cứu chủ yếu từ năm 2011 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH). Đồng thời kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án của các nhà khoa học. * Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về thực hiện vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT, thực tiễn xây dựng đường GTNT ở Hà Nội và các báo cáo, các số liệu thống kê của thành phố Hà Nội về những nội dung liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu: Luâ ôn án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; 9 phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp kết hợp lô gíc và lịch sử; phương pháp nghiên cứu các văn bản pháp quy, tổng hợp các tài liê ôu, các báo cáo và số liê ôu nghiên cứu thực tế; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh; phương pháp điều tra, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia… Chương 1: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp trừu tượng hóa khoa học; phương pháp khái quát hóa kết hợp với phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh trong việc nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết cho việc phân tích, đánh giá vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các phương pháp phân tích định tính và định lượng; phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, phương pháp sơ đồ hoá để khảo sát đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra từ thực trạng vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp khái quát hóa, tổng hợp, phân tích để làm rõ những quan điểm và giải pháp phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. 6. Những đóng góp mới của luận án - Từ sự nghiên cứu các quan niệm khác nhau, luận án nêu lên quan niệm riêng về vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. - Luận án làm rõ nội dung vai trò của nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT, với tư cách là người xác lập khung khổ pháp lý; người tổ chức huy động, quản lý, sử dụng vốn; người kiểm tra và kiểm soát về vốn xây dựng đường GTNT. 10 - Luận án khái quát và phân tích các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT ở thành phố Hà Nội. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và hoạt động thực tiễn của Hà Nội cũng như của các địa phương khác trong cả nước về phát huy vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT nói riêng và trong phát triển kinh tế nói chung ở từng giai đoạn. * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giảng dạy, học tập một số nội dung liên quan đến kinh tế chính trị, kinh tế phát triển, quản lý kinh tế…, làm tài liệu tham khảo cho các địa phương và các đô cô giả quan tâm nghiên cứu vấn đề vai trò nhà nước đối với vốn xây dựng đường GTNT. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm có phần mở đầu, nội dung 3 chương với 7 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TAI 1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài Harold Lever và Christopher Huhne (1985), “Nợ và Nguy hiểm”, [18]. Trong cuốn sách này, các tác giả cho rằng: Đối với các nước đang phát triển có quy mô kinh tế còn nhỏ nên S (tiết kiệm) trong nước thấp, không thể cung ứng đủ nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (KCHT) KT - XH. Do đó, các nước đang phát triển phải nhập khẩu tư bản, thu hút vốn nước ngoài, nhận viện trợ phát triển chính thức hoặc vay nợ nước ngoài bù đắp thiếu hụt vốn cho phát triển KCHT. Nếu nhập khẩu tư bản và vay nợ quá mức cho phép sẽ mất an toàn tài chính đối ngoại. Để có thể trả nợ nước ngoài, chính phủ phải chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay nước ngoài phát triển KCHT. Chính phủ còn phải chủ động điều chỉnh cơ cấu đầu tư công, duy trì nợ công và nợ nước ngoài ở mức chấp nhận được; chỉ có như vậy, vay nợ mới không lọt vào vòng nguy hiểm. Christina Malmberg Calvo (1998), “Options for Managing and Financing Rural Transport Infrastructure” (Các giải pháp quản lý và tài chính cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn), [57]. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, trong các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, từ 60% – 80% của tất cả các vận tải hành khách và vận chuyển bằng đường bộ - hình thức tiếp cận chính cho hầu hết các cộng đồng nông thôn. Tuy nhiên, nhiều triệu km đường bộ ở các nền kinh tế đang phát triển đều bị quản lý kém. Công trình nêu lên, một trong những cách hiệu quả nhất để thúc đẩy các chính sách đúng đắn để quản lý và tài trợ mạng lưới đường bộ đó là thương mại hóa. Công trình bàn luận về vấn đề trung tâm đang nổi lên là đưa hệ thống đường bộ vào thị trường, đưa chúng vào cơ sở phí theo dịch vụ và quản lý chúng giống như một doanh nghiệp. 12 E.Anderson (2006), “The role of pubic Investment in poverty reduction: Theories, evidence and method” ( Vai trò của đầu tư công vào giảm nghèo: Lý thuyết, bằng chứng và phương pháp), [58]. Theo Anderson, “Đầu tư công (ròng) là phần chi tiêu công làm gia tăng tích lũy tài sản”. Nguyên nhân các Chính phủ chi tiêu công là từ những thất bại của thị trường, tại đó tư nhân cung cấp hàng hóa không có hiệu quả. Anderson cho rằng, vai trò của Chính phủ trong đầu tư công nếu chỉ quá tập trung vào chi tiêu chính phủ mà bỏ qua một dạng đầu tư đó là đầu tư tư nhân sẽ là một cách tiếp cận rất hạn hẹp, làm giảm vai trò tiềm năng của Chính phủ cung cấp KCHT công cộng. Thể hiện rõ ràng nhất trong hợp tác công tư, hầu hết chi đầu tư thực hiện bởi khu vực tư nhân mà mục đích của hoạt động đầu tư này là nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ công; bên cạnh đó, vai trò của Chính phủ trong dự án công tư là giám sát, quản lý, gánh chịu rủi ro và là người mua tài sản cuối cùng. Leonardo Felicito (2008), “Rural Transport of Food Products in Latin America and the Caribbean” ( Giao thông nông thôn với các sản phẩm lương thực ở Châu Mỹ Latinh và Caribê), [59]. Cuốn sách được xuất bản bằng tiếng Anh, cũng được xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha. Tác giả cuốn sách cho rằng: Ngành vận tải nông sản ở Mỹ Latinh và Caribê là một thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng thực phẩm, góp phần đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội ở các nước này. Các hệ thống vận chuyển thực phẩm hiệu quả và phát triển tốt rất quan trọng cho sự sống còn của hàng ngàn người và là yếu tố quan trọng cho sự thành công hay thất bại của các ngành kinh tế mũi nhọn như nông nghiệp và các hoạt động thương mại lớn khác trong nước và quốc tế. Cuốn sách trình bày những nghiên cứu chi tiết về các vấn đề gặp phải của bao gồm 17 quốc gia. Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những trở ngại do các nông dân sản xuất nhỏ phải đối mặt và đề xuất các can thiệp chính sách, chương trình có thể để cải thiện tình hình ở những khu vực khó khăn nhất với 13 những ảnh hưởng đối với toàn bộ dân số. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn góp phần tăng năng suất và bảo đảm lưu thông sản phẩm lương thực trong khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribê. Điều đó đòi hỏi phải có sự can thiệp của các cơ quan chịu trách nhiệm về lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ (các cơ quan nhà nước và tư nhân) ở khu vực thành thị và nông thôn trong việc xây dựng hệ thống giao thông nông thôn và bảo dưỡng đường nông thôn. 1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 1.2.1. Những nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng giao thông Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001), “Xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, [29]. Cuốn sách đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hạ tầng cơ sở ở nông thôn, hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) ở Việt Nam. Các tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, thực trạng hạ tầng cơ sở ở nông thôn, kinh nghiệm của một số nước trong phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn, từ đó, các tác giả đã đề ra một số giải pháp phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. Nguyễn Đức Độ (2002), “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [14]. Tác giả luận giải vai trò của phát triển KCHT kinh tế trong quá trình CNH, HĐH và sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển KCHT kinh tế và phát huy vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta. Phạm Thanh Khôi, Lương Xuân Hiến (2006), “Một số vấn đề kinh tế xã hội trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng bằng sông Hồng”, [24]. Cuốn sách đã nghiên cứu một số vấn đề KT - XH đặt ra trong 14 tiến trình CNH, HĐH, đồng thời, đề ra những quan điểm, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH ở khu vực đồng bằng sông Hồng, trong đó, tác giả đặc biệt coi trọng việc phát triển KCHT làm cơ sở cho quá trình CNH, HĐH. Phạm Sỹ Liêm (2006), “Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: cơ hội và thách thức”, [25]. Bài viết tập trung làm rõ cơ hội và thách thức trong quá trình đầu tư phát triển KCHT ở Việt Nam. Tác giả cũng chỉ ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư cho phát triển KCHT ở Việt Nam thời gian tới. Nguyễn Đức Tuyên (2008), “Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh kinh nghiệm và giải pháp”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [48]. Tác giả làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển hạ tầng KT - XH ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh; đi sâu đánh giá thực trạng, nguyên nhân những hạn chế trong quá trình phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, tìm hiểu kinh nghiệm của các tỉnh lân cận trong phát triển hạ tầng KT - XH. Luận án đề ra một số giải pháp phát triển KCHT KT – XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Văn Phú (2009), “Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn Hải Dương”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [33]. Tác giả đã nghiên cứu sâu về nội dung, đặc trưng KCHT kỹ thuật, nguyên tắc và những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng kỹ thuật; phân tích thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Hải Dương qua các thời kỳ, đưa ra các giải pháp, đặc biệt có giải pháp về huy động vốn để phát triển KCHT kỹ thuật trong quá trình thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn Hải Dương trong thời gian đến năm 2020. Nguyễn Quang Minh (20110, “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh Thanh Hóa 15 hiện nay”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [28]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về KCHT kinh tế nông thôn, phát triển KCHT kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển KCHT kinh tế nông thôn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thanh Hóa, đặc biệt có giải pháp: “Nâng cao nhận thức tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động của các tổ chức, lực lượng và các thành phần kinh tế trong toàn tỉnh đối với nhiệm vụ phát triển KCHT kinh tế nông thôn”, “Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp tỉnh đối với phát triển KCHT kinh tế nông thôn trên địa bàn”, trong các giải pháp này đã luận giải phần nào vai trò nhà nước trong phát triển KCHT kinh tế nông thôn. Nguyễn Văn Vịnh (2011), “Phát triển kết cấu hạ tầng từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng”, [56]. Bài viết tập trung làm rõ những hạn chế trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình KCHT đồng thời chỉ ra biện pháp để nâng cao chất lượng quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng trong thời gian tới ở Việt Nam. Trần Minh Phương (2012), “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế , [34]. Luận án đã tổng quan về những lý luận cơ bản và làm sáng tỏ khái niệm về KCHT, KCHT giao thông, phát triển KCHT giao thông; vai trò của KCHT giao thông đối với phát triển kinh tế và xã hội; những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển KCHT giao thông; làm rõ quan niệm về CNH, HĐH và yêu cầu của CNH, HĐH đối với phát triển KCHT giao thông; đề xuất các chỉ tiêu mang tính định lượng (quy mô và chất lượng) và mang tính định tính (đồng bộ, kết nối, cạnh tranh và năng lực quản lý...) phát triển KCHT giao thông đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Luận án nhận định rằng, phát triển KCHT giao thông bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng để đáp 16 ứng nhanh yêu cầu CNH, HĐH đất nước thì những chính sách của Nhà nước đóng vai trò quan trọng, là nhân tố cơ bản chi phối sự phát triển của KCHT giao thông. Xu hướng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH đất nước là phải xác định được định hướng phát triển KCHT giao thông phù hợp với các điều kiện thực tiễn về đường bộ được trải mặt, đường cao tốc, đường sắt... KCHT giao thông đã có tác động tích cực đến phát triển KT-XH, góp phần tăng trưởng GDP, cứ tăng đầu tư KCHT giao thông 1% là tiền đề tạo ra khoảng 0,83% GDP; KCHT giao thông còn góp phần nâng cao năng lực khoa học, công nghệ... Tuy nhiên KCHT giao thông của Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém cần khắc phục từ công tác quy hoạch, kế hoạch; chính sách đầu tư đến sự phối kết hợp thực hiện. Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, đòi hỏi KCHT giao thông phải phát triển đáp ứng nhu cầu vận tải. Nâng cao tỉ lệ chiều dài đường bộ, cơ cấu lại các loại đường; từng bước hiện đại hóa đường sắt, tiến tới xây dựng đường sắt cao tốc trên trục Bắc Nam; xây dựng cảng biển trung chuyển quốc tế; xây dựng cảng hàng không có quy mô lớn. Để phát triển KCHT giao thông đến 2020 và tầm nhìn 2030 đòi hỏi phải đổi mới tư duy về đầu tư phát triển KCHT giao thông, thay đổi các cơ chế, chính sách từ quy hoạch, huy động và sử dụng vốn đến quản lý, điều hành… Đặc biệt là các chính sách liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn ngân sách thông qua cách thức sử dụng, chính sách thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Trước mắt cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng, huy động nguồn vốn... tạo cơ chế thông thoáng thu hút đầu tư và quản lý hiệu quả các dự án, công trình hiện đang triển khai. Luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần xây dựng các văn bản, đổi mới các cơ chế, chính sách hiện hành để các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện. 17 Đỗ Đức Tú (2012), “Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [46]. Luận án đã hệ thống hoá được những quan niệm về KCHT và đưa ra một quan niệm mới về KCHT, từ đó đã làm rõ được KCHT giao thông là gì, gồm những bộ phận cấu thành nào; mối quan hệ giữa KCHT giao thông với tổ chức vận tải; mối quan hệ giữa KCHT giao thông với các loại KCHT KT XH khác; các đặc tính của KCHT giao thông; và vai trò của KCHT giao thông đối với phát triển KT - XH. Luận án cũng làm rõ thế nào là phát triển KCHT giao thông theo hướng hiện đại; các nguyên tắc phát triển KCHT giao thông như phát triển KCHT giao thông phải đồng bộ, phải đi trước một bước và phải có tầm nhìn dài hạn. Luận án đã đưa ra được bộ chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh tính hiện đại và đồng bộ của KCHT giao thông. Luận án đã nghiên cứu và tổng kết được kinh nghiệm của một số nước tiên tiến trên thế giới trong phát triển KCHT giao thông và rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận án đã phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển KCHT giao thông Vùng đồng bằng sông Hồng trên quan điểm hiện đại; nêu được những thành tựu đã đạt được, những tồn tại, yếu kém của từng lĩnh vực và toàn bộ hệ thống KCHT giao thông thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, những nguyên nhân của những tồn tại yếu kém đó. Luận án đã đưa ra một số dự báo về nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa của Vùng đồng bằng sông Hồng trên cơ sở tính đến tương quan giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhu cầu vận tải. Từ đó, đã đề xuất được hệ thống các quan điểm phát triển KCHT giao thông nói chung và KCHT giao thông của Vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng; đưa ra được các mục tiêu và phương hướng phát triển KCHT giao thông Vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn đến năm 2030 theo hướng hiện đại. Luận án đã đề xuất được một số giải pháp mới, mang tính đột phá trong việc huy động nguồn lực 18 cho đầu tư phát triển KCHT giao thông; đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông... Luận án đã nêu một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển KCHT giao thông; nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đầu tư xây dựng KCHT giao thông; giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội... 1.2.2. Những nghiên cứu liên quan đến vấn đề vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội Nguyễn Đình Tài (1997), “Sử dụng công cụ tài chính - tiền tệ để huy động vốn cho đầu tư phát triển”, [40]. Trên cơ sở phân tích công cụ tài chính - tiền tệ, sự cần thiết trong sử dụng công cụ tài chính - tiền tệ để huy động vốn, cuốn sách đã chỉ ra, khi Nhà nước sử dụng hiệu quả công cụ trên sẽ thúc đẩy quá trình huy động vốn cho phát triển KT - XH nói chung, phát triển KCHT nói riêng thông qua kênh huy động vốn trung dài hạn đầy tiềm năng. Vũ Huy Chương (2002), “Vấn đề tạo nguồn lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, [11]. Tác giả đã phân tích, đánh giá từng nguồn lực cụ thể như nguồn vốn, nhân lực, công nghệ, tài nguyên cả về số lượng, chất lượng, cách thức huy động trong giai đoạn 1990 - 2000, đặc biệt chỉ ra hậu quả của những sai lầm về nhận thức và hành động tiến hành công nghiệp hoá, đưa ra những giải pháp huy động các nguồn lực một cách thiết thực nhằm thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Tuy cuốn sách được xuất bản cách đây hơn chục năm, song nội dung tác giả trình bày trong sách vẫn thể hiện tính thời sự. Hoàng Văn Quỳnh (2002), "Hoàn thiện cơ chế tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [37]. Tác giả đã tập trung vào nghiên cứu tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, trên cơ sở thực trạng về nguồn vốn và yêu cầu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng 19 cơ bản tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm huy động vốn và vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Chu Tiến Quang (chủ biên) (2005), “Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn, thực trạng và giải pháp”, [35]. Cuốn sách luận giải nội dung huy động và sử dụng các nguồn lực: đất nông nghiệp, lao động nông thôn, vốn cho phát triển nông thôn; đưa ra nhóm các giải pháp nhằm phân bổ và sử dụng các nguồn lực trên một cách có hiệu quả. Xét về mặt lý luận, điều cần nhấn mạnh ở cuốn sách này đó là đã đưa ra những phương thức huy động chủ yếu và một số kinh nghiệm sử dụng các nguồn lực hiệu quả, trong đó, nguồn lực đất đai, nguồn nhân lực và nguồn vốn là ba nguồn lực quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta. Bùi Văn Hưng (2006), “Công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc thời kì cải cách và mở cửa”, [21]. Cuốn sách viết về khu vực nông thôn rộng lớn nhưng phát triển rất năng động của Trung Quốc. Cuốn sách đã phân tích các nhân tố tạo nên sự thành công trong công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến lòng tin của nhân dân, phục tùng không điều kiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc; đồng thời cũng chỉ rõ vai trò quản lý rất kiên quyết của Chính phủ và tính năng động của chính quyền các địa phương trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nông thôn. Bên cạnh những thành tựu to lớn của công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc, tác giả cuốn sách cũng chỉ ra những tồn tại đã và đang nảy sinh trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá nông thôn mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Vấn đề đáng quan tâm nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô Trung Quốc từ Đông sang Tây tuy tạo sự thay đổi nhất định đối với các thị tứ vùng Vân Nam, Tây Tạng... xa xôi, nhưng ảnh hưởng tốt đẹp lại chưa đến được vùng nông thôn. Mức thu nhập của cư dân nông thôn tuy có cải thiện nhưng mức tăng chậm hơn so với tăng trưởng trung bình ở Trung Quốc và khoảng cách chênh lệnh về kinh tế giữa tầng lớp dân nghèo nông thôn và tầng lớp thị dân 20 gấp 3 lần. Nguyễn Lương Thành (2006), “Tăng cường huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến sĩ Kinh tế , [41]. Tác giả đã phân tích hiện trạng huy động vốn cho đầu tư cho phát triển KCHT KT - XH ở tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường chính trị, pháp lý, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. Phạm Thị Tuý (2006), “Thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [47]. Luận án tập trung làm rõ vai trò của KCHT với quá trình phát triển KT - XH ở Việt Nam, nghiên cứu thực trạng phát triển KCHT ở Việt Nam, thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển KCHT ở Việt Nam những năm qua. Từ đó, đề ra quan điểm và giải pháp thu hút vốn đầu tư ODA vào phát triển KCHT ở nước ta. Bùi Văn Khánh (2011), “Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [23]. Luận án đã phân tích kỹ các nguồn lực tài chính xây dựng KCHT giao thông đường bộ bao gồm nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước, nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, nguồn lực tài chính từ nước ngoài, nguồn lực tài chính tiềm năng và các kênh huy động các nguồn lực trên để đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ từ năm 2001 - 2010 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đưa ra các giải pháp huy động các nguồn lực tài chính xây dựng KCHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Trần Viết Nguyên (2015), “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, [31]. Tác giả luận án khẳng định, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp sản phẩm thiết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất