Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch shakespeare...

Tài liệu Vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch shakespeare

.PDF
85
290
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THẮM VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ LINH CẢM TRONG BI KỊCH SHAKESPEARE ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC NHỮNG NGƢỜI THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Họ và tên 1. Ths. Nguyễn Thị Thắm Đơn vị công tác và lĩnh vực Nội dung nghiên cứu chuyên môn cụ thể đƣợc giao Khoa Ngữ Văn, ĐHSP - Chủ nhiệm đề tài ĐHTN 2. CN. Lê Xuân Khai Khoa Văn - Xã hội, Đại học Tham gia thực hiện Khoa học - ĐHTN 3. Ths. Lê Thanh Huyền Khoa Ngữ Văn, ĐHSP - Tham gia thực hiện ĐHTN 4. Ths. Ôn Thị Mỹ Linh Khoa Ngữ Văn, ĐHSP - Tham gia thực hiện ĐHTN 5. PGS.TS Đỗ Ngoạn Khoa Ngữ Văn, ĐHSP – Tƣ vấn chuyên môn ĐHTN 6. CN Ngô Giang Nam Thƣ ký hành chính Phòng QLKH&QHQT, ĐHSP - ĐHTN ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị trong và Nội dung phối hợp ngoài nƣớc nghiên cứu Khoa Ngữ Văn, ĐHSP - Họ và tên ngƣời đại diện đơn vị Tƣ vấn chuyên môn TS Nguyễn Thị Vƣợng Tạp chí Khoa học Xã hội Tƣ vấn chuyên môn PGS.TS Lê Đình Cúc Viện Văn học Việt Nam Tƣ vấn chuyên môn GS.TS Lộc Phƣơng Thủy ĐHTN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………....1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………….......................1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………...2 2.1 Tư liệu tiếng Việt……………………………………………………...2 2.2 Tư liệu tiếng Anh……………………………………………………...4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………10 3.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………….........10 3.2 Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….......11 4. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………11 5. Các phương pháp nghiên cứu…………………………………………...........12 6. Những đóng góp mới của đề tài………………………………………...........12 7. Cấu trúc của đề tài……………………………………………..……………..13 Chương 1 LINH CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT ...14 1.1 Sự tồn tại của yếu tố linh cảm……………………………………………..15 1.1.1 Linh cảm trong đời sống…………..………………………………15 1.1.2 Về khả năng biết trước của nhân vật trong văn học thế giới trước Shakespeare……….……...........................................................................19 1.2 Đặc điểm của bi kịch Shakespeare khi có sự xuất hiện yếu tố linh cảm ……...21 1.2.1 Điều kiện xuất hiện yếu tố linh cảm………………………………….21 1.2.2 Đặc điểm của yếu tố linh cảm…………………….………………….24 1.3 Vai trò của yếu tố linh cảm đối với ngôn ngữ nhân vật……………………....30 1.3.1 Với ngôn ngữ đối thoại……………………………….……….………30 1.3.2 Với ngôn ngữ độc thoại……………………………………….………36 Chương 2 MỐI QUAN HỆ GIỮA LINH CẢM VÀ XUNG ĐỘT….…………..44 2.1 Linh cảm và xung đột trong tình yêu…………………………………………...45 2.1.1 Linh cảm và những lực cản từ bên ngoài……………..……………….45 2.1.2 Linh cảm và sự cản trở từ chính bản thân nhân vật…………...……….49 2.2 Linh cảm và xung đột do tranh giành quyền lực………………….…….…..…..57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.1 Linh cảm và xung đột giữa những người cùng huyết thống....….…57 2.2.2 Linh cảm và xung đột giữa những người không cùng huyết thống....61 2.3 Linh cảm và xung đột giữa con người và số mệnh……………….…………….64 2.3.1 Linh cảm và xung đột khi con người thất bại trước số mệnh………….64 2.3.2 Linh cảm và xung đột khi con người chiến thắng số mệnh……………67 KẾT LUẬN……………………………………………………………..………...71 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..…...………………….73 PHỤ LỤC ………………………………………………………………...….…...79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Shakespeare là một trong những nhà viết kịch có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền văn hoá nhân loại, trong đó đặc biệt là nền sân khấu thế giới. Dù được viết cách đây 500 năm nhưng đến nay, tác phẩm của ông vẫn luôn được người đọc yêu thích và được công diễn ở nhiều quốc gia. Những vấn đề lớn lao của con người mà ông đặt ra trong tác phẩm không chỉ phản ánh hiện thực nước Anh thế kỷ XVI, XVII mà là vấn đề của mọi thời đại. Những sáng tạo của ông về phương diện nghệ thuật được thừa nhận là kết tinh kì diệu của một tài năng lớn. Nhiều nhà viết kịch xuất sắc như Schiller, Ibsen, Strinberg, Samuel Beckett, Ionesco, A.Miller, Ó Neill đánh giá cao nghệ thuật kịch của Shakespeare. Goethe từng khẳng định: “Sân khấu Shakespeare, đó là cái hộp kỳ lạ đầy những vật hiếm, của lạ, trong đó lịch sử thế giới cho dù được xuyên suốt bằng sợi chỉ vô hình của thời gian đã hiện lên trước mắt chúng ta” [52.186]. Engel cũng từng khuyên Latxan nên học tập Shakespeare. Ở Việt Nam, từ thế kỷ XX, Shakespeare được biết đến như một kịch gia xuất sắc. Qua quá trình nghiên cứu bi kịch của ông, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của yếu tố linh cảm. Và yếu tố này có vai trò quan trọng đối với nghệ thuật kịch của ông. Do nhiều hoàn cảnh xã hội và lịch sử, trong một thời gian khá dài, chúng ta chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này. Trong chương trình giáo dục Việt Nam, tác phẩm của Shakespeare được giảng dạy ở bậc Trung học, Đại học và Cao đẳng. Tuy nhiên, ngoài những tiểu dẫn cho mỗi vở kịch trong các tuyển tập kịch Shakespeare và những bài nghiên cứu ngắn trên các tạp chí, cho đến nay, ở nước ta chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu về kịch của ông. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy kịch trường Việt Nam còn nhiều khoảng trống. Có ý kiến cho rằng: “Duy thoại kịch (kịch nói), thứ được giảng dạy ở Đại học, trao bằng cấp xênh xang, được nhà nước trợ cấp mà lại cứ bị kẹt hoài. Quần chúng có gì đố kỵ với thoại kịch? Có một sự đố kỵ như vậy chăng? Có một sự thiên lệch như thế trong năng khiếu của dân tộc chăng?” [54.6] Tuy đã xuất hiện cách đây khá lâu nhưng niềm băn khoăn và cách giải thích trên vẫn dễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 dàng nhận được sự đồng tình của các nhà nghiên cứu về những hạn chế của kịch nói ở Việt Nam. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch Shakespeare. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Tƣ liệu tiếng Việt Cũng như ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhiều khán giả và độc giả Việt Nam yêu thích và đón đọc tác phẩm của Shakespeare. Cho đến nay đã có 8/10 vở bi kịch và 4/17 vở hài kịch của Shakespeare đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Từ những năm 1964, trên Tạp chí Văn học, đã xuất hiện hai bài nghiên cứu về kịch của ông: Lời khai mạc lễ kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Shakespeare của Đặng Thai Mai, Shakespeare và chúng ta của Nguyễn Đức Nam. Từ đó đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục quan tâm, tìm hiểu kịch Shakespeare: Nguyễn Hoàng Tuyên với Cơn bão - Nỗi buồn tiên tri của Shakespeare (1991), Đặng Thế Bính với Shakespeare, con người của mọi thời đại (1993), Lã Nguyên với Nhân vật của Shakespeare trong bối cảnh văn hóa lịch sử (1999), Lê Huy Bắc với Hamlet của Shakespeare (2001), Phùng Văn Tửu với Nhân dịp 400 năm Hamlet (2001), Jack Lynch với Vua Lear - Kiệt tác hay thất bại của Shakespeare, Dương Kim Thoa dịch (2007)… Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về những tiền đề lịch sử, văn hóa, xã hội thời Phục Hưng, về kịch của Shakespeare, về đặc điểm bi kịch của Shakespeare còn xuất hiện trong các cuốn sách và giáo trình như Văn học phương Tây, (Bản đánh máy) (1961), Lịch sử văn học Anh quốc từ khởi thủy đến thế kỷ thứ XVIII (1969), Lịch sử văn học phương Tây, tập 1 (1979), Lịch sử sân khấu thế giới , tập 2 (1977), Giáo trình văn học phương Tây (1997), Văn học phương Tây (2001). Những bài viết và công trình nghiên cứu dưới đây có liên quan hoặc đề cập trực tiếp đến vấn đề Vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch Shakespeare. Năm 1977, trong cuốn Lịch sử sân khấu thế giới (tập 2), A.A.A.Nhikxt cho rằng: “Sống ngay trong bình minh của xã hội tư bản chủ nghĩa, trong những tác phẩm của mình, Shakespeare đã phản ánh những mâu thuẫn của xã hội này, lúc bấy giờ mới nảy sinh và chỉ lộ ra một cách trọn vẹn trong thời kỳ sau. Ông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 không những nhìn thấy quá khứ và hiện tại, mà còn nhìn thấu vào tương lai bằng một con mắt tiên tri” [39.76]. Ý kiến trên thừa nhận khả năng tiên tri của Shakespeare về tương lai của thời đại mình. Vậy theo Shakespeare, sau thời kỳ bình minh, xã hội tư sản Anh sẽ vận động như thế nào, có những khối mâu thuẫn nào tồn tại trong xã hội này, thế lực nào sẽ có sức mạnh vạn năng quy chiếu mọi mối quan hệ trong xã hội? Và Shakespeare đã gửi bức thông điệp về vận mệnh của thời đại trong tương lai bằng cách nào? Đó là những vấn đề mà chúng tôi quan tâm và sẽ đề cập tới trong đề tài này. Năm 1991, trong Cơn bão – Nỗi buồn tiên tri của Shakespeare, Nguyễn Hoàng Tuyên đã chỉ ra những tư tưởng mang tính dự báo của Shakespeare và cách thức diễn đạt những tư tưởng ấy của ông. Ở công trình này, từ việc phát hiện ra sự mới mẻ của Shakespeare trong xử lý đề tài, tạo dựng không gian, thời gian và nghệ thuật kết thúc tác phẩm, tác giả Nguyễn Hoàng Tuyên đi đến kết luận: “Thế nhưng, nhìn lại cả cuộc đời sáng tác của Shakespeare, có thể nói ông vĩ đại không chỉ trong niềm vui sôi nổi của những hài kịch tuyệt tác hay trong niềm đau quằn quại sâu sắc vô biên của những bi kịch của ông, mà Shakespeare vĩ đại còn ở cả nỗi buồn hiền minh và tiên tri của bi – hài kịch Cơn bão – nỗi buồn không phải xuất phát từ những cảm xúc cá nhân đơn chiếc mà là từ một tâm hồn vĩ đại dự báo cho toàn nhân loại cái tai hoạ mà loài người không thể nào tránh được khi nó còn đang trong trạng thái manh nha: giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản phương Tây với những nanh vuốt đầu tiên của nó ở thế kỷ XVII” [55.42]. Như vậy, Nguyễn Hoàng Tuyên không những chỉ ra cách thể hiện nỗi buồn tiên tri của Shakespeare trong Cơn bão mà còn khẳng định chính nỗi buồn hiền minh và tiên tri đó cho chúng ta thấy sự vĩ đại của một thiên tài. Những nhận định mới và lý thú của tác giả đã gợi ý cho chúng tôi trong quá trình lựa chọn, thực hiện đề tài. Từ hướng tiếp cận này, chúng tôi có thể nhận ra một tầm cao khác của Shakespeare. Năm 1995, trong cuốn Tuyển tập kịch Shakespeare, các dịch giả Bùi Anh Kha, Bùi Phụng, Bùi Ý viết lời giới thiệu cho vở Hamlet. Các dịch giả cho rằng: “Về mặt nghệ thuật, Shakespeare đã xây dựng một nhân vật điển hình rất sinh động, có chiều rộng và chiều sâu, một nhân vật dường như đang sống trong thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 tế với toàn bộ cân não và trái tim, ngay cả với tiềm thức nữa”[48.157]. Đây là nhận định thừa nhận sự tồn tại của tiềm thức trong đời sống tinh thần của nhân vật Hamlet. Đồng thời các dịch giả cũng khẳng định sự xuất hiện yếu tố tiềm thức của Hamlet tạo nên thành công trong việc xây dựng một nhân vật điển hình kiểu Shakespeare. Nhận định này là một trong những gợi ý quan trọng cho sự hình thành ý tưởng của chúng tôi về vai trò của yếu tố linh cảm đối với kiểu nhân vật bi kịch của Shakespeare. Cũng trong Tuyển tập kịch Shakespeare, có bài giới thiệu về tác phẩm Othello của dịch giả Nguyễn Văn Sỹ. Ông nhận xét: “…việc Shakespeare đưa một người da đen châu Phi lên sân khấu trong vai chính, mà lại là một nhân vật tài ba lỗi lạc, tâm hồn cao thượng, “tuy đen mà đẹp”, theo cái nghĩa đầy đủ của nó, riêng việc đó cũng cho ta thấy tầm tư tưởng lớn lao của Shakespeare đã vượt quá thời đại của ông” [48.320-321]. Đây là một ý kiến quan trọng giúp chúng tôi triển khai đề tài này trên cơ sở tiếp tục tìm hiểu “tầm tư tưởng lớn lao vượt quá thời đại của Shakespeare” qua yếu tố linh cảm trong Othello và trong các vở bi kịch khác của ông. 2.2 Tƣ liệu tiếng Anh Về mảng tư liệu tiếng Anh, chúng tôi đã thu thập được một lượng tài liệu đáng kể từ các thư viện trong và ngoài nước, thư viện điện tử và các trang web: http://www.sourcetext.com/sourcebook/library/winstanley/hamlet/7.htm, http://www.singnet.com.sg/yingsheng/notes/index.htm, http://www.jstor.org. Nguồn tài liệu này giúp chúng tôi xem xét vấn đề nghiên cứu trên những phương diện: nghiên cứu tiểu sử của Shakespeare, đi sâu tìm hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông, tìm hiểu kịch của Shakespeare trên cơ sở so sánh đối chiếu với các kịch gia khác, nắm được những kiến thức công cụ cần thiết khi nghiên cứu những thành công của Shakespeare ở từng lĩnh vực cụ thể: ngôn ngữ, hình thức văn bản, nghệ thuật diễn xuất. Trong đó, chúng tôi thấy: có những tài liệu trực tiếp đề cập đến vấn đề Linh cảm trong bi kịch của Shakespeare. Chúng tôi phân chia mảng tư liệu này thành hai nhóm chính: 1) đề cập đến sự xuất hiện của yếu tố linh cảm trong các vở bi kịch của Shakespeare; 2) nghiên cứu, lý giải vai trò, ảnh hưởng của yếu tố này đối với nghệ thuật kịch của Shakespeare. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Năm 1908, trong công trình Những năng lực siêu nhiên trong kịch Shakespeare Helen H.Stewart đã trình bày quan niệm của mình về khái niệm linh cảm. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số dẫn chứng về sự xuất hiện của yếu tố linh cảm trong bi kịch, hài kịch và kịch lịch sử của Shakespeare. Tuy nhiên, Helen H.Stewart chỉ dừng lại ở việc liệt kê các ví dụ, không đi sâu phân tích để chỉ ra vai trò của yếu tố linh cảm với tư cách là một phương tiện nghệ thuật. Đây là những gợi ý quan trọng, giúp chúng tôi lựa chọn được cơ sở lý luận và xác định được thời điểm xuất hiện của yếu tố linh cảm trong một số vở bi kịch của Shakespeare như Hamlet, Romeo và Juliet, Julius Caesar. Năm 1916, trong Một số kiểu nhân vật trong công trình nghiên cứu Phân tâm học, từ quan điểm của một nhà phân tâm học, Freud nhận thấy mối quan hệ giữa những lời tiên tri, nỗi mong chờ có con nối ngôi từ người vợ hiếm muộn, độc ác đến mức mất đi thiên tính nữ và những hành động khát máu của Macbeth. Càng khao khát có con, Macbeth càng khát máu: cướp đi người cha của những đứa con và những đứa con của người cha. Và vì khát máu nên Macbeth và vợ bị trừng phạt dẫn đến không thể có con. Cách giải thích này cung cấp cho chúng tôi một cách nhìn khác về ảnh hưởng của những lời tiên tri đến sự phát triển của tính cách nhân vật, tính cách của một người khao khát làm cha. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy cách lý giải này có chỗ gượng ép. Năm 1921 có công trình Hamlet và sự kế thừa văn học Scotland của Lilian Winstanley. Trong chương Hamlet và Essex, Lilian Winstanley so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng trong cuộc đời và tính cách giữa Hamlet và Essex. Lilian khẳng định rằng: “Hamlet cảm thấy những kẻ thù của chàng đang âm mưu giết chàng và chắc chắn chúng sẽ thành công: chúng ta thấy chàng có linh cảm, “Nhưng bạn ạ, bạn có biết không, lòng tôi sao mà bồn chồn làm vậy. Nhưng tôi biết cũng chẳng hề chi” (Hồi V cảnh II)” [89.2]. Quan điểm này tuy chỉ nhắc tới như một sự thừa nhận khả năng linh cảm của Hamlet nhưng là gợi ý cần thiết cho đề tài của chúng tôi. Theo Lilian, linh cảm là yếu tố góp phần chi phối hoạt động của nhân vật. Đến năm 1950, Thomas Marc Parrott viết về Hạn chế mang tính bi kịch của Shakespeare. Đây là một bài báo bình luận về công trình nghiên cứu Hạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 chế mang tính bi kịch của Shakespeare: Thế giới trong những vở bi kịch cuối cùng của ông của Willard Farnham, trong đó bốn vở Timon ở Athens, Macbeth, Antony và Cleopatra, Coriolanus được nghiên cứu. Bài báo của Thomas Marc Parrott nhận xét, đánh giá về từng chương của cuốn sách, trong đó có trích dẫn những nhận định của Farnham về khả năng linh cảm của Macbeth: “Mở rộng và phát triển gợi ý trong nghiên cứu của Bradley về vở kịch, Farnham chỉ ra rằng trí tưởng tượng của Macbeth đã khiến ông ta trở thành “một nhà thơ và một nhà tiên tri” [81.282]. Về vấn đề này chúng tôi nhận thấy cần phải trao đổi thêm. Liệu có phải Macbeth là một nhà tiên tri như nhận định của Farnham không? Năm 2008, tập hợp các Cliff Notes (chúng tôi tạm dịch là những ghi chép, chú giải nhiều tập của các nhà nghiên cứu) về các vở kịch của Shakespeare xuất hiện. Trong Cliffs Notes Về Romeo và Juliet của Shakespeare của Annaliese F. Connolly và Về Othello của Shakespeare của Helen McCulloch, bên cạnh việc tóm tắt, chú giải về tác phẩm, các tác giả đã chỉ ra những thời điểm mà các nhân vật chính như Romeo, Juliet, Othello, Desdemona linh cảm về những sự việc sẽ xảy ra với mình. Qua đó, chúng tôi xác định được đầy đủ và chính xác hơn tần số xuất hiện của yếu tố linh cảm trong hai vở kịch. Cliffs Notes Về Macbeth của Shakespeare của Alex Went bàn nhiều về độc thoại nội tâm của Macbeth, trong đó có nhận xét rằng cách Macbeth giết Macdonald “báo trước cái chết của Macbeth ở cuối vở kịch” [88.17]. Đồng thời Alex Went cũng đề cập đến mối quan hệ giữa Vận may, định mệnh và ý chí tự do trong Macbeth. Macbeth là nhân vật được báo trước về số mệnh. Nhận định của Alex Went khiến chúng tôi chú ý đến sự kết nối những đường dẫn vô hình trong thế giới tâm linh với hành động của Macbeth. Bên cạnh đó, chúng tôi hướng tới việc lý giải sự chi phối của yếu tố linh cảm đối với tính cách, số phận nhân vật. Trong Cliffs Notes Về Hamlet của Shakespeare, Carla Lynn Stockton có bài viết về mối quan hệ giữa Ý chí tự do và định mệnh trong Hamlet và Oedipus làm vua. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu, Carla Lynn Stockton chỉ ra sự khác biệt trong cách ứng xử của Hamlet và Oedipus đối với định mệnh. Bài viết này cung cấp thêm cho chúng tôi một cách hiểu về nguyên nhân dẫn đến sự do dự của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Hamlet, nhân vật không được báo trước về số mệnh nhưng lại nhận thức được sứ mệnh cao cả của mình bằng con mắt của một tâm hồn nhạy cảm. Cliffs Notes Về Julius Caesare của Shakespeare của Martha Perry, có những bình luận về giấc mộng, điềm báo giúp chúng tôi hiểu rằng có một sự thừa nhận về niềm tin vào định mệnh của các nhân vật, và giải thích giấc mộng, điềm báo ra sao tuỳ thuộc vào mỗi nhân vật. Như vậy định mệnh đã bắt đầu được chuyển từ Thượng Đế sang con người. Vậy điềm báo và những lời tiên tri có ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình của vở kịch? Trong Cliffs Notes Về Vua Lear của Shakespeare, Sheri Metzger có bài viết về Sự phán xét của Thượng Đế trong Vua Lear. Kết thúc bài viết là sự phủ nhận vai trò sắp đặt của Thượng Đế đối với con người. Con người phải tự lựa chọn, hành động và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Phải chăng chính vì vậy mà trong vở kịch này, Shakespeare để nhân vật chính không linh cảm về những điều sắp xảy đến với mình? Chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi này trong quá trình triển khai đề tài. Về nhóm nghiên cứu, lí giải vai trò của yếu tố linh cảm, cho đến nay chúng tôi sưu tầm được hai tài liệu. Năm 1990, trong cuốn Bi kịch của Shakespeare của D.F. Bratchell có tập hợp những bài giảng của Samuel Taylor Coleridge về bi kịch của Shakespeare. Về bi kịch Hamlet, Coleridge đi từ tiêu chí phân biệt con người và con vật: con người có suy nghĩ, phán đoán. Với con người, suy nghĩ, phán đoán là cơ sở cho hành động. Tuy nhiên, có những người do suy nghĩ quá kỹ lưỡng dẫn đến mất cân đối giữa suy nghĩ và hành động. Hamlet là một người như vậy. Và điều đáng chú ý là nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự “hòa trộn” những đặc điểm (tính cách) của Hamlet và khả năng linh cảm của chàng. Ông cho rằng: “Shakespeare dường như có ý định hoà trộn mọi đặc điểm của Hamlet trước khi chàng biến mất ở cảnh này: chàng suy tư sâu sắc trên nấm mồ được khai quật, chàng bộc lộ cơn giận dữ đối với Laertes, chàng thể hiện rõ tình yêu với Ophelia, chàng bày tỏ những khái quát của chàng về mọi nguyên do trong cuộc trò chuyện với Horatio, chàng cư xử lịch sự với Osrick, và linh cảm về chuyện chẳng lành sắp xảy ra của chàng và của cả Shakespeare: “Nhưng bạn ạ, có biết không, lòng tôi sao mà bồn chồn làm vậy/ Nhưng tôi biết cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 chẳng hề chi” [74.95]. Như một sự thừa nhận Hamlet có khả năng linh cảm, Coleridge đồng thời khẳng định linh cảm là một đặc điểm tính cách của chàng. Vậy khả năng linh cảm của Hamlet được thể hiện như thế nào trong toàn bộ tiến trình vở kịch? Khả năng đó có ảnh hưởng đến sự phát triển của xung đột kịch không? Chúng tôi nghiên cứu và sẽ đưa ra kiến giải về những vấn đề này khi thực hiện đề tài. Cũng trong cuốn Bi kịch của Shakespeare, A.C.Bradley lại chú ý nghiên cứu về vai trò của yếu tố vô thức trong nhân vật Hamlet. Ông cho rằng nguyên nhân của sự trì hoãn hành động là do vô thức: “Khi chàng (Hamlet) hành động, hành động của chàng không diễn ra theo sự cân nhắc và phân tích (của lý trí) mà bất ngờ, bị thúc đẩy, bị dồn ép bởi một tình trạng khẩn cấp nên chàng không có thời gian suy nghĩ. Và hầu hết nguyên nhân chàng đưa ra để trì hoãn không có thật mà do vô thức” [74.97]. Bên cạnh đó, ông cũng đề cập đến mối quan hệ giữa sự sâu sắc của tâm hồn và những cảm nhận về định mệnh của nhân vật: “cái lớn nhất mà Hamlet mang lại cho chúng ta là sự cảm nhận về cái vô hạn của tinh thần và cảm nhận về định mệnh mà định mệnh không chỉ giới hạn cái vô cùng ấy mà nó còn xuất hiện như một hệ quả tất yếu của cái vô cùng” [74.98]. Như vậy theo A.C.Bradley, con mắt của tâm hồn đã giúp Hamlet có được những cảm nhận mơ hồ về số phận của mình. Mặc dù chưa đi sâu phân tích những dẫn chứng cụ thể để kiến giải nhận định trên nhưng rõ ràng A.C.Bradley đã một lần nữa khẳng định có yếu tố linh cảm, có cái nhìn bằng tâm hồn ở nhân vật Hamlet của Shakespeare. Năm 1997, cuốn Để hiểu đúng một con người của Fumio Yoshoka được xuất bản. Trong công trình này, Fumio Yoshoka chỉ đề cập đến sự xuất hiện của yếu tố linh cảm trong một vở bi kịch cụ thể của Shakespeare tại chương I: Sự im lặng, lời nói và sự diễn xuất. Ông thừa nhận“tâm hồn tiên tri” và khả năng nhìn nhận sự việc bằng sự nhạy cảm tâm hồn của Hamlet. Fumio Yoshoka cho rằng nhờ tâm hồn tiên tri mà“Hamlet cảm thấy sự tồn tại của Thượng Đế nên chàng đề cập tới Thượng Đế ba lần trong cảnh cuối” [90.V]. Những nhận xét này là gợi ý quan trọng cho chúng tôi. Xưa nay, các nhà nghiên cứu bàn nhiều về thành công của Shakespeare khi xây dựng những đoạn độc thoại nội tâm của Hamlet. Vậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 với việc sử dụng yếu tố linh cảm, Shakespeare đã để cho nhân vật chính thể hiện kết quả của sự tiên tri bằng tâm hồn ấy như thế nào? Vấn đề này, chúng tôi sẽ nghiên cứu và triển khai trong chương 1 của đề tài. Ở chương III của cuốn sách: Đổ vỡ do không biết trước số mệnh, sự thất bại và tìm lại chính mình của Othello, tác giả lý giải nguyên nhân thuộc về chủ quan dẫn đến tình trạng đau đớn dữ dội và hành động sai lầm đầy xót xa của Othello trong vở kịch cùng tên. Trong khi lý giải, Yoshoka chú ý tới thời điểm yếu tố linh cảm xuất hiện trong tâm hồn Othello. “Đứng trên cảng Cyprus và đoàn tụ với Desdemona sau một chuyến đi dài đầy nguy hiểm, Othello không thể kìm nén nổi sự thôi thúc của một niềm đam mê, hân hoan đang bừng dậy: “Ôi niềm vui của tâm hồn ta...Nếu bây giờ phải chết thì chết lúc này là hạnh phúc nhất vì lúc này lòng ta cực kỳ vui sướng, ta e rằng trong tương lai mờ mịt, không còn có được một niềm hân hoan như thế”. Tấn bi kịch bắt đầu với hình hài rùng rợn và những đặc tính gây đau đớn của nó vì lời ước và linh cảm của nhân vật chính trở thành hiện thực…” [90.V]. Đây là một trong những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi xác định thời điểm yếu tố linh cảm lần đầu tiên xuất hiện trong vở kịch. Từ đó chúng tôi sẽ tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với tiến trình của vở kịch và sự thể hiện của tính cách nhân vật bi kịch. Không chỉ dừng lại ở việc đề cập tới sự xuất hiện của yếu tố linh cảm, trong chương II: Sự thay đổi kỳ diệu của Hamlet trên biển, chúng tôi thấy Fumio Yoshoka đề cập đến vai trò của yếu tố này một cách cụ thể hơn. Khi bàn về những biến cố mà Hamlet gặp phải trong cuộc hành trình trên biển và ảnh hưởng của nó đối với suy nghĩ của Hamlet, nhà nghiên cứu cho rằng: “Thời điểm chàng thách thức mọi nguy hiểm và thay đổi có thể xảy ra trên con thuyền của bọn cướp biển, chàng vô tình đi trên con thuyền của số mệnh. Điều đó được ám chỉ bằng thực tế rằng, dù chàng là một người tù (sự không thay đổi địa vị của chàng trong vở kịch), dù chàng bị bắt bởi một bọn cướp có lương tâm, nhưng có những lực lượng siêu nhiên vẫn che chở cho chàng và giúp chàng được giải thoát. Từ “mercy” gợi lên nghĩa “sự ban phúc của Thượng Đế” khá thích hợp với ngữ cảnh của kịch bản, kết nối với dòng suy tưởng khó hiểu của Hamlet” [90.65-66]. Tiếp theo cuộc hành trình trên biển, ông còn nhận thấy sự thay đổi lớn lao của Hamlet khi trở lại nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 trang. Những cuộc nói chuyện với người đào huyệt và Horatio giúp chàng nhận ra rằng: “Sau tất cả những gì tưởng không thể vượt qua được là cái chết, tất cả mọi người đều giống nhau, đều trở thành đất sét kể cả Alexander hay Caesar. Sự nhận thức của chàng về cái chết còn thức tỉnh chàng về sự xuất hiện của nhiều điều ở trên trời và dưới đất “những điều mà triết học của chúng ta chưa hề mơ tưởng tới”: Một con chim sẻ rơi xuống còn có thần linh định đoạt. Nếu việc phải xảy ra bây giờ, thì về sau không xảy ra nữa…” [90.71-72]. Những nhận định này cho thấy cùng với cuộc hành trình trên biển, sự bất chấp linh cảm có vai trò quan trọng trong quyết định của nhân vật tạo nên sự đột biến cho xung đột kịch. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu tiếng Việt và tiếng Anh nói trên, chúng tôi nhận thấy các nhà Shakespeare học đã khám phá những thành công của Shakespeare từ rất nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau: Phân tâm học, Phê bình cổ mẫu, Phê bình thần thoại, Văn học so sánh, Văn hoá lịch sử, Nghiên cứu giới tính, Phê bình Marxist, Phê bình mới…Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những tư liệu bộc lộ rõ hướng nghiên cứu liên ngành như Shakespeare: chủ nghĩa duy vật văn hoá, thuyết nam nữ bình quyền và chủ nghĩa Marxist của Jonathan Dollimore. Với quan niệm “Không có một học thuyết đơn lập nào có thể đảm bảo tính toàn năng và thấu suốt tất cả bởi vì mọi học thuyết đều bị giới hạn bởi chính hệ thống chính trị và văn hoá mà nó điều hành” [90.V], chúng tôi lựa chọn và vận dụng cách thức nghiên cứu, tiếp cận liên ngành vào thực hiện đề tài. Cũng qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã đề cập đến sự xuất hiện của yếu tố linh cảm hoặc nghiên cứu, lí giải vai trò của yếu tố linh cảm trong một vài vở kịch đơn lẻ. Đây là những gợi ý quan trọng cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên chưa có chuyên luận nào nghiên cứu về vấn đề linh cảm trong toàn bộ 10 vở bi kịch của Shakespeare. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng tới là có hay không có yếu tố linh cảm trong bi kịch của Shakespeare? Nếu linh cảm xuất hiện trong bi kịch của ông thì tần số xuất hiện của nó như thế nào? Nó có vai trò gì đối với nghệ thuật kịch của ông, đặc biệt là với việc xây dựng nhân vật bi kịch kiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Shakespeare. Đồng thời chúng tôi cũng mong muốn phân tích, lý giải vấn đề: Với việc sử dụng linh cảm như một phương tiện nghệ thuật, Shakespeare đã thể hiện được những cảm quan hiện thực sâu sắc nào? 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong các loại từ điển: từ điển tâm lý, từ điển tiếng Việt, mục từ linh cảm xuất hiện với nghĩa: khả năng biết trước được những chuyện sẽ xảy ra. Còn các từ điển tiếng Anh, từ điển tiếng Trung chú ý đến đặc điểm của những chuyện được linh cảm; đó là những chuyện chẳng lành (Vấn đề này chúng tôi sẽ giới thuyết rõ hơn ở mục 1.1.1). Một trong những tiêu chí nhận diện bi kịch là tập hợp, xâu chuỗi những chuyện chẳng lành, những bất hạnh xảy ra với các nhân vật. Để có thể nghiên cứu vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch của Shakespeare một cách hiệu quả, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát linh cảm về những chuyện chẳng lành. Shakespeare có 37 vở kịch, trong đó có 17 vở hài kịch, 10 vở kịch lịch sử và 10 vở bi kịch. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu 10 vở bi kịch của Shakespeare: Antony và Cleopatra, Coriolanus, Hamlet, Julius Caesar, Vua Lear, Macbeth, Othello, Romeo và Juliet, Timon ở Athens, Titus Andronicus. Trong số 10 vở kịch này, các vở Antony và Cleopatra, Coriolanus, Hamlet, Julius Caesar, Vua Lear, Macbeth, Othello, Romeo và Juliet đã được dịch ra tiếng Việt. Đó là cơ sở thuận lợi để chúng tôi khảo sát trên văn bản tiếng Việt có đối chiếu với nguyên bản tiếng Anh. Còn lại hai vở Timon ở Athens, Titus Andronicus, chúng tôi nghiên cứu bằng văn bản tiếng Anh. 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu yếu tố linh cảm, chúng tôi hướng tới việc làm nổi bật những giá trị nội dung và nghệ thuật của bi kịch Shakespeare. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ cho công việc giảng dạy, học tập của những người quan tâm, nghiên cứu kịch nói chung và bi kịch Shakespeare nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài sẽ là tài liệu tham khảo, là những bài học kinh nghiệm cho các nhà viết kịch và các nhà văn Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 5. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Về mặt phương pháp luận, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp để làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật, đặc điểm của xung đột kịch trong mối quan hệ với yếu tố linh cảm trong bi kịch Shakespeare. - Về mặt thao tác, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê xác suất để xác định tần số xuất hiện của yếu tố linh cảm trong bi kịch Shakespeare, phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm chỉ ra vai trò của yếu tố linh cảm như là một phương tiện nghệ thuật trong mối quan hệ với hệ thống và với các yếu tố khác trong nghệ thuật kịch Shakespeare và phương pháp so sánh để so sánh Shakespeare với các kịch gia khác nhằm chỉ ra sự độc đáo của Shakespeare trong việc sử dụng yếu tố linh cảm để tạo ra kiểu nhân vật bi kịch của ông. - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: lịch sử học, văn hóa học, phân tâm học, tâm lý học…để lý giải vai trò của yếu tố linh cảm trong bi kịch Shakespeare 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu mối quan hệ giữa linh cảm và ngôn ngữ nhân vật trong bi kịch Shakespeare, chúng tôi chỉ ra vai trò của linh cảm đối với nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật của Shakespeare. Linh cảm xuất hiện nhiều và sự xuất hiện của yếu tố linh cảm làm cho ngôn ngữ nhân vật có chiều sâu, đa tầng ý nghĩa, tạo hứng thú cho người đọc - Nghiên cứu mối quan hệ giữa linh cảm và xung đột trong bi kịch Shakespeare, chúng tôi làm sáng tỏ vai trò của linh cảm đối với sự phát triển xung đột kịch của Shakespeare, và với sự thể hiện đầy đủ các đặc điểm của tính cách nhân vật bi kịch. - Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi khẳng định linh cảm có vai trò quan trọng đối với nghệ thuật kịch của Shakespeare. Với sự xuất hiện của yếu tố linh cảm, chúng tôi nhận thấy nếu không nghiên cứu vấn đề này, việc nghiên cứu về bi kịch của Shakespeare sẽ chưa thật đầy đủ. Chúng ta sẽ bỏ qua một khía Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 cạnh quan trọng góp phần nhận diện và khẳng định tầm cao của thiên tài Shakespeare. 7. CẤU TRÖC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có hai chương: Chương 1: Linh cảm và đặc điểm của ngôn ngữ nhân vật Chương 2: Mối quan hệ giữa linh cảm và xung đột Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Chƣơng 1 LINH CẢM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NHÂN VẬT Linh cảm là gì? Linh cảm được hình thành như thế nào? “Linh cảm là lời mách bảo của một sức mạnh siêu nhiên nào đó hay là thuộc tính tự nhiên của loài người?” [68.1]. Những câu hỏi trên cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng và trong chương này, chúng tôi cũng không có tham vọng đưa ra câu trả lời cuối cùng cho những vấn đề này. Từ việc tìm hiểu định nghĩa về linh cảm của các nhà ngôn ngữ học, các nhà phân tâm học, các nhà tâm lý học, chúng tôi sẽ phân tích để chỉ ra sự thống nhất trong quan niệm của các nhà khoa học về vấn đề linh cảm. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn một định nghĩa về linh cảm làm cơ sở lý luận để tiến hành khảo sát và tìm hiểu về yếu tố linh cảm trong bi kịch của Shakespeare. Trong chương này, chúng tôi cũng quan tâm tìm hiểu sự thay đổi trong quan niệm của con người về chủ thể sở hữu khả năng biết trước, khả năng linh cảm. Từ đó, chúng tôi đi đến những kết luận về sự kế thừa và sáng tạo của Shakespeare trong việc sử dụng yếu tố linh cảm như một phương tiện nghệ thuật. Chúng tôi sẽ chỉ ra những đặc điểm của bi kịch Shakespeare khi có sự xuất hiện của yếu tố linh cảm. Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu và lý giải những điều kiện cần thiết dẫn đến sự hình thành quan niệm mới của Shakespeare về con người, về vai trò của số mệnh- cơ sở cho sự xuất hiện của yếu tố linh cảm trong bi kịch của Shakespeare. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể kết quả khảo sát về các phương diện: số lời thoại có sự xuất hiện của yếu tố linh cảm, đặc điểm phân bố và vai trò của yếu tố linh cảm đối với nghệ thuật kịch của ông. Trong đó, chúng tôi đặc biệt đi sâu làm rõ hiệu quả việc sử dụng yếu tố linh cảm đối với ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ chỉ ra những căn cứ khoa học để đi đến khẳng định việc sử dụng yếu tố linh cảm như một phương tiện nghệ thuật, sự xuất hiện của tiềm thức, vô thức trong bi kịch của Shakespeare chính là tiền đề quan trọng cho các nhà tiểu thuyết phương Tây hiện đại sau này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 1.1 SỰ TỒN TẠI CỦA YẾU TỐ LINH CẢM 1.1.1 Linh cảm trong đời sống Đã từ lâu, vấn đề linh cảm tồn tại trong cuộc sống cũng như trong văn học. Từ điển tiếng Việt định nghĩa linh cảm là: “Cảm thấy bằng linh tính” [61.570]. Cũng ở Từ điển tiếng Việt, linh tính là: “Năng khiếu biết trước hoặc cảm thấy từ xa một biến cố nào đó xảy ra có liên quan mật thiết đến bản thân mình mà không dựa vào một phương tiện thông tin bình thường nào” [61.571]. Như vậy theo cách định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì linh cảm và linh tính có mối quan hệ với nhau. Linh cảm chính là kết quả của linh tính hay nói cách khác linh tính là phương thức tạo ra linh cảm. Đối tượng hướng tới của linh cảm là “một biến cố nào đó xảy ra có liên quan mật thiết đến bản thân mình”. Nói cách khác, linh cảm giúp con người “biết trước” được “biến cố” khi nó chưa xảy ra. Xét theo trật tự thời gian thì linh cảm giúp con người “biết trước” những sự việc diễn ra trong tương lai. Theo tư duy lôgic, con người thường đi từ cái đã biết đến cái chưa biết. Trên trục thời gian, chúng ta thường đoán biết những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai trên cơ sở dữ liệu có sẵn về quá trình đã diễn ra hoặc đang diễn ra của hiện tượng đó. Có một thực tế sinh động là các nhà khoa học nghiên cứu về thời tiết thường dựa trên những biểu hiện và diễn biến của thời tiết ngày hôm nay để đưa ra bản tin dự báo thời tiết cho ngày hôm sau. Còn linh cảm báo trước những biến cố diễn ra trong tương lai “mà không dựa vào một phương tiện thông tin bình thường nào”. Nói cách khác, linh cảm sẽ không đi từ cái đã biết đến cái sẽ biết nhưng sau khi được linh cảm báo trước, nhiều khi những biến cố đó lại thật sự diễn ra. Theo Từ điển Tâm lý, linh cảm được định nghĩa là “biết trực tiếp không qua các giác quan thông thường” [60.190]. Đồng thời về mục từ này, các soạn giả còn giải thích thêm: “Từ ngàn xưa đã có những người nói là có thể biết người, biết việc trong điều kiện mà người với giác quan thông thường không thể biết được như nhìn xuyên lòng đất, biết ý nghĩ người khác, đoán trước những việc sẽ xảy ra hoặc nói việc đã qua” [60.190]. Với phần giải nghĩa chính, chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt giữa Từ điển Tâm lý và Từ điển tiếng Việt trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 cách giải nghĩa từ linh cảm mặc dù có cách diễn đạt khác về phương thức, phương tiện tạo ra linh cảm. Theo Từ điển tiếng Việt, sự tạo thành linh cảm “không dựa vào một phương tiện thông tin bình thường nào”, còn theo Từ điển Tâm lý, linh cảm giúp con người nhận biết nhưng “không thông qua các giác quan thông thường”. Theo chúng tôi, con người thường nhận biết thông tin qua các giác quan bình thường như: xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác và khứu giác. Như vậy, Từ điển tiếng Việt và Từ điển Tâm lý thống nhất ở chỗ linh cảm được tạo ra không dựa trên cơ sở dữ liệu do các giác quan thông thường cung cấp. Tuy nhiên, ở phần giải thích thêm trong Từ điển Tâm lý, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong quan niệm. Đó là: “Từ ngàn xưa đã có những người nói là có thể biết người, biết việc trong điều kiện mà người với giác quan thông thường không thể biết được như nhìn xuyên lòng đất, biết ý nghĩ người khác, đoán trước những việc sẽ xảy ra hoặc nói việc đã qua”. Như vậy theo các nhà biên soạn Từ điển Tâm lý, linh cảm giúp con người biết được cả “những việc sẽ xảy ra” hoặc những “việc đã qua”. Còn theo Từ điển tiếng Việt, linh cảm giúp con người biết trước những việc sắp xảy ra trong tương lai. Và chúng tôi nhận thấy định nghĩa về linh cảm trong Từ điển Tâm lý trùng với giải nghĩa từ ngoại cảm trong Từ điển tiếng Việt: ngoại cảm là “khả năng cảm nhận những điều người thường không cảm nhận được, nhờ vào một giác quan đặc biệt, ngoài năm giác quan, gọi là giác quan thứ sáu” [61.682-683]. Theo Từ điển Hán Việt, linh cảm là “cảm thấy trước một điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai, thường là đối với những sự việc không tốt” [91.811]. Tại Từ điển Oxford Advanced Learner, linh cảm được giải nghĩa là: “Cảm thấy điều gì đó sẽ xảy ra, đặc biệt là những chuyện chẳng lành.” (Oxford Advanced Learner’s dictionary, mục từ Premonition và Presentiment). Cách giải nghĩa này cũng có những điểm tương đồng với cách giải nghĩa trong Lacviet- MTD2002; trong Từ điển Anh- Anh- Việt, Việt- Anh (Nxb Từ điển Bách Khoa); Từ điển Anh- Việt (Nxb Hồng Đức), Từ điển Webster’s New World College (Wiley Publishing of Cleveland, Ohio, USA). Như vậy, Từ điển Hán Việt và các từ điển tiếng Anh thống nhất với Từ điển tiếng Việt và Từ điển Tâm lý trong việc giải nghĩa mục từ linh cảm là khả năng biết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất