Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật...

Tài liệu Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật

.PDF
116
1476
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Đào Trí Úc HÀ NỘI - 2014 M, LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các khuyến nghị khoa học được rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài, không có sự sao chép từ các công trình nghiên cứu khác. NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hồng Huệ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT .....................................................13 1.1. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT ...................................................................................13 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ý thức pháp luật ..............................................13 1.1.2. Cấu trúc và hình thức của ý thức pháp luật .................................................18 1.2. KHÁI NIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ........................................................................21 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật ....................................................................21 1.2.2. Các hình thức thực hiện pháp luật ...............................................................22 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI Ý THỨC PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA ...................................................................................................23 1.3.1. Ảnh hƣởng của lệ làng truyền thống ...........................................................24 1.3.2. Ảnh hƣởng của những yếu tố lịch sử ..........................................................30 1.3.3. Ảnh hƣởng của chiến tranh .........................................................................38 1.3.4. Ảnh hƣởng của cơ chế hành chính tập trung, quan liêu, bao cấp ...............41 1.3.5. Công cuộc đổi mới và sự thay đổi của ý thức pháp luật .............................44 1.4. TÁC ĐỘNG CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƢỚC TA ..............................................................47 Kết luận Chƣơng 1 ....................................................................................................58 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA SỰ TÁC ĐỘNG Ý THỨC PHÁP LUẬT LÊN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT........................59 2.1. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG PHÁP LUẬT .............................59 2.2. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TUÂN THEO PHÁP LUẬT ..............................64 2.3. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THI HÀNH PHÁP LUẬT ..................................68 2.4. ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ...................................75 Kết luận Chƣơng 2 ....................................................................................................83 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ..........................................................84 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ................84 3.2. GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .............87 3.2.1. Giải pháp chung ..........................................................................................87 3.2.2. Các giải pháp cụ thể ....................................................................................88 Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................101 KẾT LUẬN ............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHXH: Bảo hiểm xã hội CNXH: Chủ nghĩa xã hội HĐND: Hội đồng nhân dân STT: Số thứ tự TBCN: Tƣ bản chủ nghĩa UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG BIỂU STT 1 Số hiệu bảng Bảng 2.1: Tên bảng Trang Khảo sát tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân 2 Bảng 2.2: Khảo sát tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ tài sản của nhà nƣớc, của cộng cộng 3 Bảng 2.3: Bảng 2.4: Bảng 2.5: 76 Khảo sát kiến thức pháp luật của đối tƣợng cán bộ, công chức 5 74 Khảo sát vai trò của kiến thức pháp luật của đối tƣợng cán bộ, công chức 4 73 77 Khảo sát trình độ pháp luật của đối tƣợng cán bộ, công chức 79 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình thực hiện pháp luật, trong đó ý thức pháp luật là yếu tố rất quan trọng. Ý thức pháp luật đƣợc xem là yếu tố quan trọng, là tiền đề tƣ tƣởng trực tiếp cho việc thực hiện pháp luật, xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là cơ sở hình thành văn hoá pháp lý của các chủ thể pháp luật, tạo cho chủ thể có khả năng và kỹ năng sử dụng có hiệu quả cơ chế điều chỉnh pháp luật để bảo vệ lợi ích chính đáng cho bản thân mình, cho nhà nƣớc và cho xã hội, đồng thời có những xử sự đúng đắn, phù hợp với pháp luật. Ý thức pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn tới việc thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp của chủ thể và góp phần nâng cao phẩm chất, nhân cách con ngƣời, từ đó hình thành trách nhiệm của mỗi ngƣời với bản thân, với gia đình và với xã hội. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy: trong xã hội ta nhà nƣớc là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân còn “pháp luật là thể chế hoá đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân...” nên cả nhà nƣớc và nhân dân cùng quan tâm tới việc thực hiện pháp luật nghiêm minh. Mặc dù vậy, thái độ bất tuân pháp luật đã trở thành thói quen, đã ăn sâu trong ý thức của một bộ phận ngƣời dân, do vậy trong họ luôn tiềm ẩn khuynh hƣớng tìm mọi cách để lẩn tránh luật pháp, tìm cách “lách luật”, tìm ra những kẽ hở, những hạn chế của pháp luật để hễ có cơ hội thì vụ lợi. Trong nhiều hoạt động nhà nƣớc ở nƣớc ta vẫn còn biểu hiện của tâm lý cửa quyền, quan liêu, hách dịch, sách nhiễu nhân dân. Tình trạng nhân nhƣợng, nể nang của một số cơ quan chức năng và cán bộ, công chức nhà nƣớc trong việc bảo vệ pháp luật, duy trì trật tự pháp luật chính là những yếu 1 tố góp phần tạo ra tâm lý chây ỳ, thách thức chính quyền, coi thƣờng pháp luật của một số kẻ bất tuân pháp luật. Đồng thời ngƣời dân do không hiểu biết đầy đủ về pháp luật đã dẫn đến tâm lý thiếu tự tin trong các hoạt động. Điều này, một mặt làm giảm khả năng của ngƣời dân trong việc tự bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm hại, mặt khác có thể góp phần làm tăng khả năng khiếu kiện bừa bãi, không đủ căn cứ, không đúng thủ tục... dẫn tới bất ổn định xã hội. Tình trạng kém hiểu biết về pháp luật cũng dễ tạo nên tâm lý thờ ơ, lãnh đạm, thậm chí coi thƣờng pháp luật, dẫn đến ngƣời dân có những hành vi xử sự không đúng với quy định của pháp luật. Tình trạng này có nguyên nhân từ ý thức pháp luật thấp kém, pháp luật chƣa thực sự đi vào cuộc sống, chƣa trở thành cái không thể thiếu khi điều chỉnh các quan hệ xã hội. Ý thức pháp luật của ngƣời dân còn nhiều hạn chế và bản thân hệ thống pháp luật chƣa theo kịp sự phát triển của xã hội, mặt bằng dân trí thấp, trình độ văn hóa pháp lý còn thấp kém. Do vậy, trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay vai trò của ý thức pháp luật có sự tác động vô cùng quan trọng đến việc thực hiện pháp luật. Bởi nếu ý thức pháp luật thấp thì khó có thể xây dựng và hoàn thiện đƣợc một hệ thống pháp luật khoa học, phù hợp, đồng thời với ý thức pháp luật thấp thì các chủ thể cũng khó có thể nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật chính xác, có hiệu quả cao đƣợc. Để xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Vấn đề thực hiện pháp luật nghiêm minh là trách nhiệm không những chỉ ở phía Nhà nƣớc, mà còn ở cả phía nhân dân, trong đó ý thức pháp luật đóng vai trò quan trọng hàng đầu không thể thiếu. Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nƣớc và pháp luật. 2 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những nội dung liên quan đến lĩnh vực ý thức pháp luật, thời gian qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây ở những góc độ khác nhau, các tác giả đã cho ra mắt bạn đọc các công trình nghiên cứu của mình, dƣới các hình thức nhƣ đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, sách, các bài viết trên các tạp chí, các báo... Chẳng hạn, một số công trình sau đây: 2.1.1. Đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước - Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, chƣơng trình khoa học công nghệ cấp Nhà nƣớc KX-07, đề tài KX-07-17 (1995), do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ nhiệm. - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Đề tài khoa học cấp bộ năm 1995 của Bộ Tƣ pháp. 2.1.2. Luận án Tiến sĩ - Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ hành chính Nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, tác giả Lê Đình Khiên, năm 1996. - Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Đào Duy Tấn, năm 2000. - Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, tác giả Hồ Việt Hiệp, năm 2000. - Logic khách quan của quá trình hình thành và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân, năm 2001. 2.1.3. Sách, báo, tạp chí - Chính sách pháp luật và ý thức pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 4/1993, của tác giả Nguyễn Nhƣ Phát. 3 - Bàn về ý thức pháp luật. Tạp chí Luật học, số 1/2003, của TS. Hoàng Thị Kim Quế. - Vai trò của Ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật. Tạp chí Luật học, số 3/2011, của Ths. Nguyễn Văn Năm. - Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 8/ 2005, của Ths. Trần Thị Nguyệt. Công trình nghiên cứu này đã có những đóng góp nhất định, chủ yếu tập trung luận giải về bản chất và vai trò của ý thức pháp luật ở hai phƣơng diện: xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật. - Bài viết: Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam. Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp Luật, của GS.TSKH Đào Trí Úc… Bài viết này đã có những đóng góp đáng kể, chủ yếu bàn về các vấn đề sau: Bản chất, vị trí và vai trò của thực hiện pháp luật trong hệ thống pháp luật; các hình thức thực hiện pháp luật; cơ chế thực hiện pháp luật và những điều kiện bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật. Theo Ths.Trần Thị Nguyệt, ý thức pháp luật dù đƣợc thể hiện ở dạng thức nào, thang bậc nào,ở hệ tƣ tƣởng pháp luật hay tâm lý pháp luật thì cũng đều giữ vai trò là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật. Ý thức pháp luật cao cho phép đánh giá đúng đắn tầm quan trọng pháp lý của các quan hệ xã hội cần điều chỉnh, bảo đảm cho hoạt động soạn thảo, thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật có chất lƣợng cao. Xu hƣớng vận động và sự thể hiện vai trò của ý thức pháp luật ngày càng đa dạng, càng có thêm nhiều yếu tố mới cả trên hai phƣơng diện hệ tƣ tƣởng pháp luật và tâm lý pháp luật, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng và nội dung của văn bản pháp luật và đó cũng chính là một trong những biểu hiện của xã hội công dân trong điều kiện nhà nƣớc pháp quyền, tôn trọng, đề cao giá trị của dân chủ thực sự. 4 Trong qúa trình thực hiện pháp luật, ý thức pháp luật có một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Nó thuộc nhân tố chủ quan, gắn liền với tƣ duy, tình cảm và hành vi của cá nhân. Quyết định chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật trên nhiều góc độ và ở nhiều phƣơng diện. Ý thức pháp luật tốt sẽ là tiền đề quan trọng bảo đảm thực hiện pháp luật tốt. Trong đó, mối quan hệ hữu cơ giữa tâm lý pháp luật và hệ tƣ tƣởng pháp luật cũng thể hiện vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm các hành vi tuân thủ, thi hành, vận dụng và áp dụng pháp luật. Theo tác giả, chúng ta phải coi giáo dục, hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho toàn xã hội là một quá trình liên tục, thƣờng xuyên, nhất quán chứ không phải là hoạt động mang tính phong trào. Bên cạnh đó còn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhƣ mở rộng và bảo vệ dân chủ; công khai hóa các hoạt động lập pháp; chú ý hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ, chấp hành pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tƣợng; tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận và tiếp cận đƣợc một cách dễ dàng. Hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật chính là các phƣơng thức chủ yếu nhất của cơ chế điều chỉnh pháp luật, mà ở đó ý thức pháp luật có vai trò to lớn trong việc hình thành thái độ ứng xử, hình thành động cơ, mục đích bên trong của các hành vi pháp luật. Nó có khả năng biến cải và thôi thúc quá trình thực hiện hành vi xử sự của con ngƣời. Tổng thể những yếu tố đó trở thành cơ sở khoa học cho việc hình thành lối sống tuân thủ pháp luật ở nƣớc ta trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN hiện nay. Theo GS.TSKH Đào Trí Úc, bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung đƣợc xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể. Nói thực hiện pháp luật là nói đến một kết quả tích cực của quá trình điều chỉnh pháp luật, mà điều chỉnh pháp luật thì hƣớng tới hai yêu cầu: thực hiện hành vi hợp pháp 5 hoặc không thực hiện hành vi trái pháp luật. Bên cạnh đó, quá trình và kết quả của việc thực hiện pháp luật là thƣớc đo hiệu quả điều chỉnh pháp luật. Với những yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của quá trình thực hiện pháp luật cũng nhƣ các yếu tố mang tính tác nhân của quá trình đó, có thể thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của thực hiện pháp luật trong hệ thống pháp lý. Bởi lẽ, thứ nhất, thực hiện pháp luật là một phạm vi độc lập với những hình thức gắn với hoạt động của các chủ thể tƣơng ứng và theo đó là những nguyên tắc, những phạm vi thẩm quyền nội dung phƣơng pháp và trình tự, thủ tục thực hiện pháp luật tƣơng ứng và thích hợp. Thứ hai, thực hiện pháp luật là tổng thể những hoạt động và hành vi hết sức đa dạng ở những cấp độ khác nhau, từ hành vi của cá nhân công dân trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể pháp lý của mình, việc thực hiện các điều kiện tổ chức và hoạt động của một pháp nhân, thực hiện các thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan công quyền… cho đến hoạt động lập pháp của Quốc hội. Thực hiện pháp luật dù hiểu theo nghĩa là một quá trình hay theo nghĩa là kết quả của quá trình đó đều đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật với tính cách là những tác nhân thúc đẩy hiệu quả thực hiện pháp luật cũng chịu sự tác động mà chính quá trình và kết quả của việc thực hiện pháp luật tạo ra. Theo tác giả Đào Trí Úc, việc sử dụng pháp luật thông qua việc sử dụng các thẩm quyền luật định cũng không thể là một sự tùy tiện mà ngƣợc lại cần phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng, thận trọng. Hoạt động áp dụng pháp luật cũng góp phần bổ sung pháp luật, làm phong phú các nguồn sáng kiến pháp luật, gắn bó chặt chẽ với nhu cầu giải thích pháp luật, có tiềm năng đối với việc bổ sung sửa đổi pháp luật hoặc ban hành pháp luật mới. Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra vấn đề cơ chế thực hiện pháp luật và những điều kiện bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật. Trong đó, thực hiện 6 pháp luật là hành vi và hoạt động của con ngƣời, dù họ là cá nhân công dân hay là công chức của bộ máy công quyền. Đối tƣợng của việc thực hiện pháp luật cũng không có gì khác ngoài con ngƣời. Nhận thức về pháp luật, mức độ chia sẻ những giá trị và đòi hỏi của các quy định pháp luật cần đƣợc thực hiện cũng là tiền đề quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với thực hiện pháp luật. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật có vai trò quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với thực hiện pháp luật. Do đó, không thể bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật nếu không có những bảo đảm về ý thức và văn hóa pháp luật của cá nhân, của xã hội. Đồng thời, cơ chế thực hiện pháp luật vận hành thông qua các hình thức thực hiện pháp luật và đƣợc cụ thể bởi các hình thức đó. Để vận hành cơ chế thực hiện pháp luật trong các hình thức mà công dân là chủ thể thì các điều kiện cần thiết là thủ tục thực hiện pháp luật, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tƣ vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý – tức là toàn bộ những hoạt động hƣớng vào mục đích tiếp cận thông tin, tiếp cận pháp luật. Trong khi đó, đối với việc thi hành và áp dụng pháp luật của các thiết chế công quyền thì điều kiện đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật là kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng quyền con ngƣời, quyền công dân và ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức bộ máy công quyền. Có thể thấy rằng, bài viết đã có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam. 2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ý thức pháp luật là vấn đề cơ bản của lý luận pháp luật, đã nhận đƣợc rất nhiều sự nghiên cứu ở những góc độ, bình diện khác nhau. Ở bình diện nghiên cứu của tác giả ngoài nƣớc, trong phạm vi khả năng, tác giả luận văn đã chọn 03 văn bản, công trình nghiên cứu cơ bản sau về chủ đề ý thức pháp luật. 7 - Tƣ tƣởng về ý thức pháp luật của phái Pháp gia (Trung Hoa cổ đại). Đây có thể coi là tƣ tƣởng sớm nhất đề cập tới nội dung của ý thức pháp luật trên thế giới nói chung và ở phƣơng Đông nói riêng (trên bình diện thời gian và sự ảnh hƣởng). Những ngƣời đề xuất và phát triển tƣ tƣởng này không phải là các nhà nghiên cứu luật học, mà là các tƣớng lĩnh, quan chức của nhà nƣớc phong kiến ở Trung Quốc, tiêu biểu là Quản Trọng, Thƣơng Ƣởng, Hàn Phi Tử, Lý Tƣ (thời chiến quốc), với tác phẩm tiêu biểu là Hàn Phi Tử (đã đƣợc dịch sang tiếng Việt). Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng về ý thức pháp luật (nghĩa chung nhất) trong tƣ tƣởng của phái Pháp gia là quan điểm pháp trị (dùng pháp luật để cai trị). Theo đó, pháp trị đòi hỏi phải rạch ròi về luật, lệnh, về hình, về chính. Luật phải minh bạch, phải hợp lý đối với đời sống nhân dân theo nguyên tắc: thiên thời, địa lợi, nhân hòa; muốn thi hành pháp luật thì phải chuẩn bị cho dân trƣớc pháp luật rồi mới áp dụng; pháp luật ban ra phải đƣợc cân nhắc kỹ, không đƣợc nay sửa mai đổi; việc xử án phải chí công vô tƣ, không khoan dung ngƣời mình yêu, không khắc nghiệt với ngƣời mình ghét. Quan điểm pháp trị của phái Pháp gia đối lập với quan điểm đức trị của phái Nho gia. Đây là hai quan điểm đối lập tồn tại dai dẳng trong xã hội phƣơng Đông. Hiện nay, quan điểm pháp trị vẫn chứa đựng những giá trị hợp lý cần đƣợc vận dụng, phát triển. - Nghiên cứu về ý thức pháp luật trong tác phẩm Triết học pháp luật của tác giả Raymond Wacks (Phạm Kiều Tùng dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội, 2011). Tác phẩm thể hiện kết quả nghiên cứu về ý thức pháp luật ở góc độ nhận thức khoa học về pháp luật dƣới góc nhìn của triết học. Đây đƣợc xem là tác phẩm căn bản, nền tảng khi nghiên cứu luật học hiện đại (trên bình diện lý luận chung). Tác giả đã góp phần trả lời câu hỏi: “luật pháp là gì?” bằng luận giải về thuyết luật tự nhiên, thuyết thực chứng, thuyết phê phán. Tác phẩm 8 cũng trình bày rõ tƣ tƣởng của nhiều tác giả, cùng với những tác phẩm tiêu biểu của mình cho mỗi thuyết về pháp luật. Việc nghiên cứu pháp luật nói chung, nội dung ý thức pháp luật nói riêng không thể ở bên ngoài những lý thuyết nghiên cứu này. - Nghiên cứu về ý thức pháp luật của học giả Liên Xô qua tác phẩm Ý thức pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của tác giả E.A LuKaSeva (viết năm 1980, bản dịch của Viện thông tin Khoa học xã hội Việt Nam năm 1997) (trên bình diện một hệ tƣ tƣởng cụ thể: hệ tƣ tƣởng Nga – Xô). Tác giả nghiên cứu ý thức pháp luật ở mức độ cụ thể, bao gồm các nội dung: 1, Khái niệm và bản chất ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa (XHCN); 2, cơ cấu ý thức pháp luật XHCN; 3, ý thức pháp luật XHCN và việc làm luật; 4, ý thức pháp luật XHCN và việc thực hiện pháp luật; 5, giáo dục pháp luật và văn hóa pháp lý. Tác phẩm ra đời trong bối cảnh Đảng cộng sản Liên Xô đẩy mạnh giáo dục pháp luật cho nhân dân lao động, nên nó thể hiện rõ nét tƣ tƣởng chính trị pháp lý nổi trội giai đoạn này. Trên thực tế, khoa học pháp lý của Liên Xô đã có ảnh hƣởng sâu sắc tới khoa học pháp lý ở Việt Nam. Hiện nay, nghiên cứu cụ thể về ý thức pháp luật ở Việt Nam cũng theo các nội dung cơ bản nêu trên. Trên đây là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá để tác giả tham khảo và hoàn thành luận văn của mình. Tuy nhiên, cho tới nay chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề: “ vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật ”. Đó chính là vấn đề tác giả quan tâm và giải quyết trong đề tài nghiên cứu của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích - Làm rõ mối liên hệ giữa ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật. Chỉ ra thực trạng chung của ý thức pháp luật ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật; 9 - Từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà Nƣớc Pháp Quyền ở nƣớc ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Làm rõ mối liên hệ giữa ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật. Từ đó chỉ ra thực trạng chung của vấn đề ý thức pháp luật ảnh hƣởng tới việc thực hiện pháp luật; - Đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật cho công dân, đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc Pháp quyền ở Việt nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vai trò của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Luận văn tập trung nghiên cứu các mối liên hệ đa chiều giữa ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật; + Thực trạng chung của ý thức pháp luật và ảnh hƣởng đối với việc thực hiện pháp luật; + Các giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay. 5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng nguồn tài liệu: Giáo trình lý luận 10 chung về Nhà nƣớc và pháp luật, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan; Các sách, báo, tạp chí viết về ý thức pháp luật và thực hiện pháp luật; Cuốn giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN. Đây là nguồn tƣ liệu cơ bản để thực hiện đề tài và những tƣ liệu đó đƣợc khai thác bằng nhiều nguồn khác nhau nhƣng chủ yếu là tại Thƣ viện Đại học Quốc Gia,… Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình khoa học, các chuyên luận, chuyên khảo, các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các GS,TS Luật học xung quanh vấn đề vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống của nghiên cứu luật học bao gồm: Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic; ngoài ra trong một số trƣờng hợp luận văn còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nhƣ thống kê, so sánh, điều tra xã hội học, mô tả, ... 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Việc thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ những nhân tố ảnh hƣởng tới ý thức pháp luật, tác động của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật ở nƣớc ta. - Khẳng định sự ảnh hƣởng của ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật ở các hoạt động thi hành, tuân theo, sử dụng và áp dụng pháp luật. - Đề tài đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc Pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay. - Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các học viên khác, ngoài ra còn phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn giáo dục pháp luật tại các trƣờng Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. 11 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: - Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của ý thức pháp đối với thực hiện pháp luật. - Chương 2: Thực trạng về vai trò của sự tác động ý thức pháp luật lên thực hiện pháp luật. - Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp giúp nâng cao ý thức pháp luật đáp ứng yêu cầu thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng nhà nƣớc Pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay. 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT 1.1. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là một trong những bộ phận tạo thành nên đời sống pháp luật bên cạnh các lĩnh vực xây dựng và thực hiện pháp luật. Trong xã hội hiện nay, ý thức pháp luật giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử của con ngƣời. Do vậy các hoạt động của con ngƣời đều phải dựa vào ý thức của mình. Các hành vi pháp luật, các mối quan hệ pháp luật của con ngƣời đều đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở tâm lý pháp luật, tƣ tƣởng pháp luật và quan điểm, quan niệm về pháp luật của con ngƣời thông qua các thời kỳ khác nhau. Vì vậy, việc thực hiện pháp luật của con ngƣời trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến yếu tố tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng pháp luật. Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm, quan niệm về pháp luật, là tình cảm và tâm trạng của con ngƣời đối với pháp luật. Do vậy, ý thức pháp luật đƣợc hình thông qua những quan điểm, quan niệm của con ngƣời từ sự cần thiết phải có các quy tắc xử sự phù hợp. Ý thức pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển về từ nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (đó là giai đoạn bắt đầu có sự phân chia về giai cấp), đó là khi các phƣơng tiện điều chỉnh xã hội nhƣ: đạo đức, tôn giáo, tập quán, niềm tin… không còn phù hợp nữa, nó không còn đủ khả năng để quản lý xã hội có hiệu quả. Lúc này cần phải có một công cụ mới ra đời, đó là pháp luật, để thiết lập ra một trật tự xã 13 hội mới ổn định, kỷ cƣơng. Từ nhu cầu khách quan này của đời sống xã hội, con ngƣời đã nhận thức đƣợc xã hội (đã phản ánh đƣợc tồn tại xã hội) và đã tạo nên ở họ những tƣ tƣởng, quan điểm, quan niệm về sự cần thiết phải điều chỉnh các quan hệ trong xã hội bằng pháp luật, một phƣơng tiện điều chỉnh hữu hiệu nhất. Về mặt Triết học, ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội, nó thuộc thƣợng tầng kiến trúc xã hội, nó chịu sự quy định của cơ sở kinh tế. Tuy nhiên, ý thức pháp luật còn chịu sự ảnh hƣởng của các hình thái ý thức xã hội khác ở những mức độ khác nhau. Nhƣ vậy, ý thức pháp luật là sự phản ánh những điều kiện xã hội (vật chất, chính trị, lịch sử…), đó là những điều kiện cần phải đƣợc điều chỉnh bằng pháp luật, thông qua những quan điểm, quan niệm, tƣ tƣởng, học thuyết, tình cảm, tâm trạng và niềm tin pháp lý. Từ sự phân tích nhƣ trên, thì ý thức pháp luật có thể định nghĩa nhƣ sau: Ý thức pháp luật là tổng thể những tƣ tƣởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con ngƣời về pháp luật trên các phƣơng diện, tiêu chí cơ bản nhƣ: Về sự cần thiết (hay không cần thiết), về vai trò, chức năng của pháp luật, về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có. Về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, nhà nƣớc, các tổ chức xã hội[49, tr.430]. Là một hình thái của ý thức xã hội, ý thức pháp luật cũng có đầy đủ những đặc điểm của ý thức xã hội sau đây: *. Ý thức pháp luật chịu sự quyết định của tồn tại xã hội. Nhƣ vậy ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nó chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Vào các thời kỳ khác nhau thì thái độ, nhận thức, tình cảm, quan niệm, quan điểm của con ngƣời về pháp luật là do những điều kiện khách quan của các thời kỳ đó quy định. Các Mác đã khẳng định: “ Không 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan