Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trườ...

Tài liệu Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ (nghiên cứu trường hợp tỉnh nghệ an)

.PDF
160
172
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- TRỊNH THỊ NGỌC DIỆP VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ (Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Nghệ An) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------- TRỊNH THỊ NGỌC DIỆP VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ (Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Nghệ An) Chuyên ngành : Xã hội học Mã số : 60 31 30 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồi Loan Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu "Vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ" (nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An) là đề tài nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát tại phường Cửa Nam và phường Lê Mao, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở phân tích một phần dữ liệu của đề tài cấp nhà nước "Vai trò của vốn xã hội trong sự phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do PGS.TS Nguyễn Hồi Loan làm chủ nhiệm đề tài. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, song tác giả hi vọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin về việc sử dụng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ hiện nay và vai trò của vốn xã hội trong sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ. Tác giả cũng tin tưởng và hi vọng báo cáo sẽ đem lại những kết quả hữu ích về mặt xã hội. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo, các cấp lãnh đạo Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Hồi Loan-người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người đã tham gia vào nghiên cứu vì đã dành thời gian và nhiệt tình chia sẻ thông tin. Nếu không có sự tham gia của họ, sẽ không thể có các hiểu biết mới về vai trò của vốn xã hội đối với sự phát triển của nguồn nhân lực trẻ. Nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm chưa được hoàn chỉnh, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn! Học viên Trịnh Thị Ngọc Diệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... 5 MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 6 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 7 2.1 Những nghiên cứu về nguồn nhân lực .................................................................. 7 2.1.1 Các nghiên cứu về nguồn nhân lực trên thế giới ............................................... 7 2.1.2 Các nghiên cứu về nguồn nhân lực ở Việt Nam................................................. 9 2.2 Những nghiên cứu về vốn xã hội ........................................................................ 12 2.2.1 Những nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới ................................................. 12 2.2.2 Những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam................................................... 16 3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 22 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 22 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 23 6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 24 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 24 8. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 24 8.1 Phương pháp phân tích tài liệu ............................................................................ 24 8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân .................................................................. 26 NỘI DUNG CHÍNH......................................................................................................... 27 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 27 1.1 Khái niệm công cụ của đề tài .............................................................................. 27 1.1.1 Khái niệm vốn xã hội........................................................................................ 27 1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực ............................................................................... 27 1.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực trẻ .......................................................................... 28 1.1.4 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực trẻ ......................................................... 28 1.2 Các lý thuyết được áp dụng trong đề tài ............................................................. 29 1.2.1 Lý thuyết cấu trúc chức năng của Talcott Parson ........................................... 29 1.2.2 Lý thuyết vốn xã hội của Bourdieu ................................................................... 32 1 1.2.3 Lý thuyết Vai trò xã hội .................................................................................... 34 1.3 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 35 1.4 Khái lược về nguồn nhân lực trẻ Nghệ An và đặc điểm khách thể nghiên cứu.. 37 1.4.1 Khái lược về nguồn nhân lực trẻ ở Nghệ An hiện nay .................................... 37 1.4.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu ....................................................................... 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ ............................................................................................ 51 2.1 Thực trạng sử dụng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ ...................................... 51 2.1.1 Thực trạng việc tạo dựng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ .......................... 51 2.1.2 Thực trạng việc duy trì, củng cố vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ ............... 57 2.1.3 Thực trạng phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ ................................ 64 2.2: Vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ .............................. 67 2.2.1 Tích cực ............................................................................................................ 67 2.2.1.1 Phát triển việc làm và cơ hội thăng tiến ....................................................... 67 2.2.1.2 Phát triển quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ......................... 80 2.2.1.3 Tham gia các hoạt động xã hội ..................................................................... 88 2.2.1.4 Phát triển nhu cầu cá nhân ........................................................................... 91 2.2.2 Tiêu cực ............................................................................................................ 95 2.2.2.1 Hiện tượng chảy máu chất xám .................................................................... 95 2.2.2.2 Vốn xã hội gây khó khăn trở ngại trong công việc ....................................... 95 2.2.2.3 Vốn xã hội hạn chế sự sáng tạo và thể hiện cá tính cá nhân ........................ 98 2.3 Một vài yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn xã hội để phát triển của nguồn nhân lực trẻ .............................................................................................................. 100 2.3.1 Chế độ chính sách: ......................................................................................... 100 2.3.2 Tính công bằng của nhà quản lý: ................................................................... 101 2.3.3 Vấn đề dòng họ, lối sống phong tục tập quán địa phương ............................. 102 2.3.4 Tính tích cực chủ động của đội ngũ lao động trẻ. .......................................... 103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 109 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 115 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHQG Đại học Quốc gia ILO International Labour Organization Tổ chức lao động quốc tế NXB: Nhà xuất bản PVS: Phỏng vấn sâu P: Hệ số Pearson Chi-Square Pg Trang SL: Số lượng TL: Tỷ lệ Tr: Trang UNDP: United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa UNIDO: United Nations Industrial Development Organization Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn ................. 38 Bảng 1.2: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ......................................................... 40 Bảng 1.4: Thâm niên công tác chia theo tình trạng hôn nhân (P=0,00). .................. 43 Bảng 1.5: Vị trí làm việc phân theo giới tính (P=0,006) .......................................... 45 Bảng 1.6: Mức độ đáp ứng của trình độ ngoại ngữ đối với công việc ...................... 48 Bảng 1.7: Mức độ đáp ứng của trình độ tin học đối với công việc ........................... 49 Bảng 2.1: Mức độ tham gia vào các nhóm xã hội phân theo giới tính ..................... 53 Bảng 2.2: Các mối quan hệ xã hội thường xuyên được duy trì thông qua hoạt động ăn uống, vui chơi và giải trí....................................................................................... 58 Bảng 2.3: Sự chủ động của cá nhân trong các hoạt động ......................................... 59 ăn uống, vui chơi, giải trí .......................................................................................... 59 Bảng 2.4: Người đến nhà riêng nhiều nhất ............................................................... 65 Bảng 2.5: Mức độ nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ trong công việc phân theo các nhóm xã hội ......................................................................................................................... 69 Bảng 2.6: Chuyển đổi công việc ............................................................................... 75 Bảng 2.7: Mức độ quan trọng của các yếu tố trong sắp xếp vị trí công việc ............ 79 Bảng 2.8: Tỷ lệ người được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, ........................... 81 nâng cao năng lực ...................................................................................................... 81 Bảng 2.9: Cơ hội được đào tạo nâng cao năng lực của nguồn nhân lực trẻ phân theo trình độ học vấn ......................................................................................................... 84 Bảng 2.10: Nguồn cung cấp thông tin về khóa tập huấn .......................................... 86 Bảng 2.11: Các yếu tố cần chú trọng khi muốn đi bồi dưỡng, ................................. 87 đào tạo của nguồn nhân lực ....................................................................................... 87 Bảng 2.12 Thu nhập/tháng và chi tiêu/tháng của nguồn nhân lực trẻ. ...................... 92 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu 1.1: Mức độ phù hợp giữa công việc và chuyên ngành được đào tạo .............. 46 Biểu 1.2: Mức độ phù hợp giữa công việc và chuyên môn được đào tạo phân theo trình độ học vấn ......................................................................................................... 46 Biểu 2.1: Mức độ tham gia tích cực vào các nhóm xã hội ........................................ 51 Biểu 2.2: Khác biệt giới trong mức độ tham gia tích cực vào các nhóm xã hội của nguồn nhân lực .......................................................................................................... 54 Biểu 2.3: Nhóm xã hội quan trọng nhất .................................................................... 55 Biểu 2.4: Những điểm chung giữa nguồn nhân lực với các thành viên của tổ chức/nhóm được đánh giá là quan trọng nhất ........................................................... 56 Biểu 2.5: Phương tiện giữ liên lạc phân theo các nhóm xã hội. ............................... 62 Biểu 2.6: Yếu tố quan trọng giúp nguồn lao động tiếp cận cơ hội việc làm ............. 68 Biểu 2.7: Những giúp đỡ từ đồng nghiệp.................................................................. 71 Biểu 2.8: Nguồn thông tin tham khảo khi chuyển việc ............................................. 76 Biểu 2.9: Lợi ích từ hai nhóm xã hội quan trọng nhất giúp cá nhân thăng tiến ........ 77 Biểu 2.10: Cơ hội được tham gia bồi dưỡng chính trị .............................................. 82 phân theo thâm niên công tác .................................................................................... 82 Biểu 2.11: Cơ hội được đi tập huấn chuyên môn phân theo nhóm tuổi ................... 83 Biểu 2.12: Lợi ích mà các nhóm quan trọng nhất đem lại ........................................ 93 Biểu 2.13: Dự định công việc ba năm tới ................................................................. 96 Biểu 2.14: Người gây khó khăn trong công việc cho nguồn nhân lực trẻ ................ 97 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay nguồn nhân lực được đánh giá là nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong hệ thống các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế tri thức, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách là bộ phận hạt nhân có ý nghĩa quyết định chất lượng của tổng thể nguồn nhân lực, càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, Đảng luôn đặt nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ xuyên suốt, có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đảng nhấn mạnh “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [9]. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, việc phát triển nguồn nhân lực trẻ có ý nghĩa rất to lớn. Đây là nguồn lực đặc biệt quan trọng của quốc gia. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2009, hiện nay Việt Nam có khoảng trên 40 triệu người trong độ tuổi lao động, cơ cấu lao động tương đối trẻ (khoảng trên 60% thuộc nhóm tuổi từ 16 – 34). Có thể nói, nguồn nhân lực dồi dào và tương đối trẻ là điều kiện hết sức cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tuy nhiên muốn phát triển nguồn nhân lực trẻ, ngoài mặt số lượng, Việt Nam cần phải quan tâm đến chất lượng và những điều kiện để phát triển chất lượng nguồn nhân lực trẻ. Trong bối cảnh “khan hiếm ngày càng trầm trọng của tài nguyên thiên nhiên và sự thiếu hụt nguồn vốn” [23] của Việt Nam, việc xem xét vai trò của các yếu tố phi kinh tế như vốn xã hội đối với sự phát triển nguồn nhân lực trẻ là rất quan trọng. Trên thực tế Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vốn xã hội và nguồn nhân lực, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu cụ thể để xác định vai trò của vốn xã hội đối với 6 quá trình phát triển của nguồn nhân lực trẻ. Do đó, chúng ta cần có nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và hệ thống về vai trò của vốn xã hội trong sự phát triển nguồn nhân lực trẻ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Những nghiên cứu về nguồn nhân lực Đến nay, nguồn nhân lực là đề tài nghiên cứu được khai thác hết sức phong phú và đa dạng cả trên thế giới và ở Việt Nam. Chủ đề này nhận được sự quan tâm lớn của các tổ chức nghiên cứu, các học giả trên thế giới, trong đó, các nghiên cứu nhấn mạnh nhiều đến vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế xã hội. 2.1.1 Các nghiên cứu về nguồn nhân lực trên thế giới Trên thế giới, các công trình nghiên cứu ban đầu về nguồn nhân lực và vốn nhân lực do các nhà lý thuyết như Milton Feidman, Simon Kuznet, Garry Becker nghiên cứu. Tiếp đó, một số các nhà khoa học khác như L.Nadler và Z.Nadler (1990), M.Marquardt và D.Engel (1993), Stivastata (1997) đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực [1]. Các tác giả đó đã có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận và phương pháp luận. Các công trình này lý giải mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe và vai trò quan trọng của phát triển nguồn nhân lực đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các hướng nghiên cứu chính trong các nghiên cứu về nguồn nhân lực trên thế giới là: các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực, cơ cấu nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với đào tạo, chăm sóc sức khỏe và quản lý nguồn nhân lực. Hướng nghiên cứu thứ nhất, Werther W.B và David K. trong tác phẩm Humn Resource and Personnal Management đã phân tích bản chất, vai trò, cơ cấu nguồn nhân lực, các chỉ số nguồn nhân lực và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Nghiên cứu của học giả Gary Becker “Human Capital a theoretical and Empirical Analysis, with Special Reference to Education” dịch là Vốn con người: một phân tích lý thuyết và thực nghiệm, với sự tham chiếu đặc biệt đến giáo dục đã nhấn mạnh đến hiệu quả của việc đầu tư vốn con người [58]. Kế 7 hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực do UNESCO thực hiện cũng đã đưa ra những quan điểm hiện đại về giáo dục và nguồn nhân lực qua việc phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển [59]. Nghiên cứu “Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phi tập trung hóa” của tác giả Amanda E.Green do Ngân hàng thế giới công bố cũng khẳng định rằng quản lý nguồn nhân lực phải được coi là yếu tố thiết yếu thuộc về quá trình phi tập trung hóa [24]. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cũng là mối quan tâm rất lớn của chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP). Từ năm 1990 đến nay, UNDP đã tổ chức đánh giá và công bố báo cáo phát triển con người một năm một lần. Báo cáo này không chỉ nêu bật được định nghĩa phát triển con người mà còn đo lường được sự phát triển con người và các mối quan hệ của phát triển con người đến phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, báo cáo phát triển con người của UNDP còn tập trung vào tính bền vững và sự công bằng trong phát triển con người [48]. Hướng nghiên cứu thứ hai mà các tác giả trên thế giới chỉ ra, nguồn nhân lực có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của các nước ở khu vực Đông Á. Nghiên cứu “Inequality and growth reconsidered: lesson from East Asia” của các tác giả Nancy Birdsal, David Ross và Recharch Sabot đã khẳng định vấn đề cốt lõi cho việc phát triển kinh tế là đầu tư cho giáo dục để phát triển nguồn nhân lực [61]. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn được tiếp cận dưới góc độ quản lý. Các công trình nghiên cứu của Weihric K và Hein M. đã phân tích vấn đề hiện đại hóa quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực được coi là trọng tâm hàng đầu. Tác phẩm tiêu biểu là “Chiến lược quản lý nguồn nhân lực” của Charles Greer đã phân tích sự tác động nhiều chiều giữa nguồn nhân lực và các chiến dịch quản lý, những định hướng về đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Hai cuốn sách cùng tên này của hai tác giả khác là Lloyd Byars và Leslie Rue và cuốn sách của tác giả J.M Ivacevich cũng đề cập đến việc quản lý nguồn nhân lực ở các góc độ khác nhau [61]. Nói tóm lại, chủ đề nguồn nhân lực nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học giả, các tổ chức trên thế giới. Cách tiếp cận nguồn nhân lực cũng rất phong phú: 8 từ góc độ văn hóa, giáo dục cho đến góc độ kinh tế, quản lý…Điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển xã hội. 2.1.2 Các nghiên cứu về nguồn nhân lực ở Việt Nam Ở Việt Nam, nguồn nhân lực đã và đang là chủ đề được quan tâm của cả xã hội, và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Có thể thấy, đã có khá nhiều các công trình lớn nhỏ nghiên cứu về nguồn nhân lực được công bố. Cũng giống như các nghiên cứu về nguồn nhân lực trên thế giới, ở Việt Nam, các chủ đề nghiên cứu chính được các nghiên cứu đề cập là chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực, mối quan hệ của nguồn nhân lực với các yếu tố xã hội khác, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vấn đề quản lý nguồn nhân lực… Với hướng nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực, tác giả Dương Anh Hoàng với nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Đà Nẵng” [31] đã phân tích và luận giải những thành tựu và hạn chế của nguồn nhân lực ở Đà Nẵng trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa, từ đó đề xuất các định hướng phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu "Thực trạng nhân lực chuyên môn trong hoạt động khám chữa bệnh, dự phòng bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa” của Bộ Y tế cũng đã đánh giá tình trạng tổ chức nhân lực chuyên môn cho hoạt động dự phòng và điều trị bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa nhằm cung cấp thông tin giúp Bộ Y tế xây dựng các giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực chuyên môn đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe bệnh nội tiết cho mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế công [6]. Bên cạnh đó, đề tài “Thực trạng tính tích cực lao động của công chức phường tại Hà Nội” của tác giả Trần Hương Thanh chủ nhiệm năm 2010 đã chỉ ra những biểu hiện của tính tích cực lao động của nguồn nhân lực; Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới tính tích cực lao động của nhóm công chức phường [43]. Dự án "Nghiên cứu đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực y tế Việt Nam" do tổ chức Chinal Medical Board (CMB) [66] tài trợ đã được triển khai nhằm cung cấp các bằng chứng và xác định các lĩnh vực ưu tiên cần được đổi mới để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn 2011 – 2020. Các kết 9 quả của dự án là những đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng đề án “Đổi mới đào tạo nhân lực y tế” của Bộ Y tế nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Báo cáo khảo sát “200 doanh nghiệp top của Việt Nam” của UNDP – Hà Nội xuất bản tháng 9-2007 [67] đã chỉ ra tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay trong mối tương quan với về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực với Thái Lan và khu vực Asean và Trung Quốc. Cùng hướng nghiên cứu trên, có thể kể đến các nghiên cứu: “Các tiêu chí xác định nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam” của Lê Thị Hồng Điệp [19], nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam" của PGS.TS Nguyễn Đức Vượng báo cáo tại Hội nghị "Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3", tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam, từ ngày 4 đến ngày 7-12-2008, nghiên cứu “Nguồn nhân lực trẻ của các dân tộc thiểu số-những phân tích xã hội học” của tác giả Đặng Cảnh Khanh [35], nghiên cứu “Đánh giá trình độ quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Kim Dung [13], nghiên cứu “phát triển nguồn nhân lực và phương pháp dùng người trong sản xuất kinh doanh” của tác giả Đặng Vũ Chư và Ngô Văn Quế [10]…. Với hướng nghiên cứu về giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tác giả Phạm Thành Nghị trong nghiên cứu “Phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức” đã chỉ ra sự cần thiết của việc phát triển nguồn nhân lực hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những yếu tố giúp phát triển nguồn nhân lực [39]. Công trình “Định hướng phát triển đội ngũ tri thức Việt Nam trong công nghiệp hóa” do tác giả Phạm Tất Dong chủ biên đã phân tích những định hướng phát triển đội ngũ tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghiệp hóa ở Việt Nam, có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển và quản lý nguồn nhân lực [15]. Luận án tiến sỹ kinh tế Phan Thanh Tâm năm 2000 với chủ đề “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [42] đã đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trí lực của ngồn nhân lực và trên cơ sở đó đánh giá chất lượng và hạn chế của nguồn nhân lực Việt Nam. Ngoài ra luận án cũng chỉ rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và nguyên nhân hạn chế của nguồn nhân 10 lực Việt Nam hiện nay. Tác giả cũng chỉ ra các giải pháp khắc phục hạn chế, trong đó nhấn mạnh đến các hoạt động giáo dục đào tạo, các chính sách đầu tư và chính sách sử dụng và bồi dưỡng cán bộ chuyên môn kỹ thuật. Cùng hướng nghiên cứu trên còn có các công trình: “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực dân tộc thiểu số tỉnh Kon tum đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2011-2020” do Nguyễn Sỹ Thư chủ nhiệm, “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” của tác giả Trần Khánh Đức [22], đề tài “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học” của Lê Thị Hồng Điệp [20]… Nhìn nguồn nhân lực trong mối quan hệ với các yếu tố khác còn có nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Đức [21] trong công trình nghiên cứu: “Phát triển nhân lực công nghệ ưu tiên ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa”. Công trình đã đề cập đến mối quan hệ giữa lịch sử phát triển kinh tế xã hội và khoa học công nghệ của nhân loại với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tác giả Phan Văn Nhân trong nghiên cứu "Giáo dục nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" [38] đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nhân lực kỹ thuật và nghiệp vụ với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thông qua chương trình đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo, các mô hình đào tạo. Một loạt các công trình nghiên cứu của Phạm Minh Hạc đã đề cập đến mối quan hệ giữa nguồn nhân lực với giáo dục cũng cùng hướng với chủ đề trên: tham luận hội thảo “Kinh tế tri thức và giáo dục đào tạo”[27], “Giáo dục và nguồn nhân lực” [28], “Chất lượng nguồn nhân lực chính là thước đo của chất lượng giáo dục” [29] … Với hướng nghiên cứu về nguồn nhân lực và quản lý, đề tài: “Phát huy nhân tố con người để phát triển bền vững” [50] của Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cũng tiếp cận vấn đề nguồn nhân lực theo hướng khẳng định vai trò của nguồn nhân lực. Cùng hướng nghiên cứu này, còn có chùm nghiên cứu “Hoạt động đào tạo nhân lực công tác xã hội tại Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà [25], “Cơ hội và thách thức đối với việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế” của Trương Thu Hà [26], "Quản lý nhà nước 11 về giáo dục một số lý luận và thực tiễn" của Đặng Bá Lãm [36], "Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận" của Nguyễn Phan Hưng [34] ... Qua những nghiên cứu về nguồn nhân lực ở Việt Nam, có thể nói, nguồn nhân lực là chủ đề được rất quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít hoặc chưa có nghiên cứu tìm hiểu về vai trò của vốn xã hội trong việc phát triển nguồn nhân lực trẻ. 2.2 Những nghiên cứu về vốn xã hội 2.2.1 Những nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới Trên thế giới, vốn xã hội được nghiên cứu trên rất nhiều chiều cạnh khác nhau với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, với phương pháp khác nhau, chủ đề nghiên cứu cũng rất khác nhau. Các hướng tiếp cận được sử dụng để nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới: Hướng tiếp cận thứ nhất là các tác giả đi vào giá trị cốt lõi của vốn xã hội. Trong cuốn sách nổi tiếng “Chơi bowling một mình” (Bowling Alone), Robert Putnam đã đề cập đến lý thuyết vốn xã hội như là “Giá trị cốt lõi của các mạng lưới xã hội”. Theo ông, vốn xã hội, cũng như vốn vật chất hay vốn con người, đều là những loại “vốn” có khả năng làm tăng năng suất từ những tác động tương hỗ của các mối tương tác thông qua các mạng lưới xã hội, các quy tắc xã hội cũng như niềm tin của con người trong xã hội [62]. Trong mô ̣t công trình nghiên cứu đố i chiế u giữ a miề n bắ c và miề n nam nước Ý , Putnam đã khảo sát vố n xã hô ̣i xét về mức độ tham gia vào đời sống công dân. Đóng góp quan trọng của Putnam đối với các khuynh hướng tiếp cận lý thuyết vốn xã hội chính là việc ông coi niềm tin của con người trong xã hội như một giá trị cốt lõi của vốn xã hội. Khái niệm này cũng được James Coleman đặt ra trong các nghiên cứu của ông cùng việc gắn các giá trị của vốn xã hội với sự sáng tạo trong vốn con người cùng với các chuẩ n mực xã hội [40]. Hướng tiếp cận thứ hai là nhìn vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác trong xã hội. Tiêu biểu là nghiên cứu của Pierre Bourdieu. Ông lại đặt vốn xã hội trong một cái nhìn chung đối với vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn biểu tượng. Hướng tiếp cận này của Bourdieu cũng có nhiều điểm tương đồng với Putnam và Coleman. Hướng tiếp cận thứ ba là nhìn vốn xã hội trong mối quan hệ của cá nhân. 12 Theo quan điểm của Bordieu: vốn xã hội dành cho cá nhân, với các mối quan hệ của cá nhân với mạng lưới xã hội. Ông cũng chỉ ra những lợi ích mà vốn xã hội mang lại là dành cho cá nhân. Ông khẳng định vốn xã hội mang tính cá nhân Hướng tiếp cận thứ tư là nhìn vốn xã hội trong mối quan hệ của nhóm (tổ chức) xã hội. Quan điểm này được các nhà xã hội học như Fukuyama và Putman khẳng định trong các lập luận của mình: vốn xã hội mang tính xã hội. Hướng tiếp cận này ngày càng được quan tâm nhiều hơn và cũng được sử dụng ngày một rộng rãi hơn trong nhiều ngành nghề có liên quan đến vốn xã hội nói chung và khoa học xã hội nói riêng. Về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới đề cập đến hai phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tiêu biểu cho phương pháp định lượng là Putman. Putnam đã đào sâu khái niê ̣m vố n xã hô ̣i , mà còn đề xuất những chỉ bá o nhằ m đo lườ ng vố n xã hô ̣i [62]. Hướng nghiên cứu về vốn xã hội trong các nghiên cứu trên thế giới mà các tác giả đề cập đến là cấu trúc của vốn xã hội, vai trò của vốn xã hội. Cấu trúc của vốn xã hội là chủ đề được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như Boudieu (1986), Coleman (1988), Putman (1993, 2000), Fukuyama (1995, 1997) và Nahapiet Ghosal (1998). Các nghiên cứu chỉ ra cấu trúc của vốn xã hội bao gồm hai thành phần cơ bản: một là là cấu trúc mạng lưới và chủ thể tham gia mạng lưới; hai là chất lượng mạng lưới xã hội. Mạng lưới của chủ thể tham gia được cấu thành từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, thương mại và những người quen biết nhau nhưng không thân (tạm gọi là mạng lưới xã hội liên kết chặt và mạng lưới xã hội liên kết lỏng). Nghiên cứu vai trò của vốn xã hội là chủ đề thứ hai được quan tâm nghiên cứu. Cho đến nay, tầm quan trọng của vốn xã hội đã được đề cập trong các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới. Fukuyama qua bài báo “Vốn xã hội và phát triển: Chương trình nghị sự sắp tới” (Fukuyama, 2002) nhấn mạnh đến tính tích cực của vốn xã hội. Tác giả này bàn về mối liên hệ giữa vốn xã hội và sự phát triển trên phạm vi toàn cầu. Ông chỉ ra cách mà vốn xã hội có thể đóng góp 13 vào phát triển kinh tế và xóa bỏ đói nghèo. Fukuyama giải thích rằng vốn xã hội đã giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều doanh nghiệp ở Mỹ La tinh. Vốn xã hội cũng giúp cho nhiều người vượt vượt ra khỏi những khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng ở khu vực này. Qua một nghiên cứu khác, với tiêu đề “Vốn xã hội, xã hội dân sự và phát triển”, Fukuyama (2001) khẳng định vốn xã hội là những chuẩn mực không chính thức thúc đẩy sự hợp tác giữa các cá nhân. Theo ông, trong các hoạt động kinh tế, mỗi cá nhân sẽ giảm được nhiều chi phí giao dịch nhờ vào vốn xã hội giữa họ. Dưới một góc nhìn khác, thông qua nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói nghèo của các hộ gia đình ở Indonesia”, Grootaert (1999) đã phân tích vai trò của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế vi mô. Tác giả này chỉ ra rằng vốn xã hội đã giúp làm giảm đi khả năng rơi vào tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Ông cũng nhận định rằng vốn xã hội mang lại lợi ích dài lâu đối với các hộ gia đình, mà cụ thể ở đây là việc tiếp cận dịch vụ tín dụng để tạo ra thu nhập ổn định. Qua nghiên cứu “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển tài chính” (Guiso, Sapienza, & Zingales, 2004), Guison và cộng sự đã chỉ ra tác dụng của vốn xã hội đối với phát triển tài chính ở một nước phát triển là Italia. Các tác giả cho biết trong những vùng có mức vốn xã hội cao, hộ gia đình thường tiếp cận với tín dụng chính thức nhiều hơn những tiếp cận đối với tín dụng phi chính thức. Nhóm các tác giả này cũng nhận thấy mối liên hệ giữa vốn xã hội với địa phương cá nhân được sinh ra. Cụ thể là số lượng vốn xã hội có được ở những nơi mà các nhân được sinh ra và mức độ mà cá nhân tham gia vào các mạng lưới xã hội đó khi họ tạo dựng và duy trì vốn xã hội có ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính. Vai trò của vốn xã hội đối với phát triển kinh tế còn được khẳng định bởi Woolcock và Narayan qua một loạt các nghiên cứu như “Vốn xã hội và phát triển kinh tế: hướng tới một sự tổng hợp lý thuyết và khung chính sách” (Woolcock, 1998), “Vốn xã hội: hệ quả đối với lý thuyết phát triển, nghiên cứu và chính sách” (Woolcock & Narayan, 2000), và “Vị trí của vốn xã hội trong việc lý giải những kết quả kinh tế và xã hội” (Woolcock, 2001). Các tác giả này nhấn mạnh rằng vốn xã hội có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 14 Ngoài lĩnh vực kinh tế, vốn xã hội còn được coi là có ý nghĩa lớn trong việc hình thành vốn con người. Điều này được minh chứng qua nghiên cứu “Vốn xã hội trong việc tạo ra vốn con người” (Coleman, 1988). Coleman đã phân tích mối quan hệ giữa ba loại vốn: vốn kinh tế, vốn xã hội và vốn con người và đi đến kết luận rằng cả vốn kinh tế lẫn vốn xã hội đều có ý nghía tích cực đối với việc tạo ra vốn con người. Một nghiên cứu khác về vốn xã hội và vốn con người của Portes cũng cho thấy rõ điều này. Dựa vào ví dụ thực tế từ nghiên cứu của Zhou và Bankstson về cộng đồng liên kết chặt của người Việt Nam ở New Orleans (Mỹ), Portes (1998) kết luận rằng nhờ vốn xã hội trong mạng lưới người Việt ở đây, việc học tập của con cái họ có được sự kiểm soát hiệu quả mà không cần thiết phải sử dụng tới các thiết chế kiểm soát chính thức hoặc công khai. Vốn xã hội cũng có vai trò không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển một xã hội dân sự (Putnam, 1995, 2000), tăng cường các chuẩn mực phổ biến; đơn giản hóa sự hợp tác; cung cấp khuôn mẫu văn hóa cho các giải pháp của hành động tập thể, sự hợp tác và lòng tin. Điều đó giúp nâng cao học vấn, cải thiện điều kiện chăm sóc trẻ em, mang lại an toàn cho cộng đồng, và tạo ra hạnh phúc về mặt vật chất lẫn tinh thần. Fukuyama (2002) qua nghiên cứu của mình cũng đã chỉ ra tính hai mặt của vốn xã hội. Vốn xã hội trong các quan hệ họ hàng tạo ra sự trợ giúp hiệu quả cho doanh nghiệp hoặc cho các cá nhân trong những thời điểm mà điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại những hệ quả tiêu cực như sự thiếu tin tưởng đối với người xa lạ, từ đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi mà các doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển lên. Về hệ quả tiêu cực, Putnam còn cho rằng vốn xã hội có thể tạo ra bè phái, tham nhũng, và tâm lý coi tộc người của mình là trung tâm (trích lại từ Smith and Kulynych, 2002: 173). Các hướng nghiên cứu dùng vốn xã hội để lý giải các quan hệ xã hội: Các nhà xã hội học trên thế giới dùng vốn xã hội để mô tả những mối quan hệ của cá nhân trong xã hội (Yli-Renko, Autio & Sapienza, 2001) và lý giải bản chất của sự tồn tại xã hội (Putnam, 1993). Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khái niệm vốn xã 15 hội được sử dụng nhiều để phân tích trong nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như cộng đồng xã hội dân sự (Putnam, 2000), kinh doanh (Cohen và Field , 1998; Yuan K. Chou, 2003; Resjean Landry, Nabil Amara và Moktar L amari, 2000…) và hiệu suất kinh tế vĩ mô (Knack và Stephen, 1999). 2.2.2 Những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam Các hướng tiếp cận được sử dụng để nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam: Ở Việt nam, những nghiên cứu về vốn xã hội mới chỉ bắt đầu được quan tâm trong vài năm trở lại đây. Tuy vậy, cũng có thể chia các nghiên cứu về vốn xã hội trong nước thành hai nhóm tiếp cận. Nhóm thứ nhất tiếp cận vốn xã hội từ góc độ lý thuyết. Nhóm này quan tâm đến việc tổng kết, giới thiệu lý thuyết về vốn xã hội. Nhóm thứ hai tiếp cận vốn xã hội từ góc độ thực tiễn. Nhóm này tập trung vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu về Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về hướng nghiên cứu lý thuyết, năm 2003, tác giả Trần Hữu Dũng có bài viết “Vốn xã hội và kinh tế” (Trần Hữu Dũng, 2003), tác giả Trần Hữu Quang năm 2006 có bài viết “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”, tác giả Đinh Hồng Hải có nghiên cứu tổng quan về vốn xã hội (2009)… Các tác giả đã lược trích và có những phân tích bước đầu về các lý thuyết vốn xã hội trên thế giới như các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto [3] Đây được xem là cách tiếp cận sơ lược nhất trên góc độ lý thuyết khi vốn xã hội còn là khái niệm rất mới mẻ ở Việt Nam. Tiếp cận vốn xã hội dưới góc độ kinh tế phải kể đến tác giả Lê Ngọc Hùng và Đoàn Khắc Xuyên. Cũng trên góc độ tiếp cận vốn xã hội dưới góc độ lý thuyết nhưng tác giả Lê Ngọc Hùng lại có hướng tiếp cận cụ thể hơn – tiếp cận dưới góc độ lý thuyết xã hội học kinh tế để bàn sâu về vốn xã hội và mạng lưới xã hội ở Việt Nam [32]. Ở một nghiên cứu khác, Đoàn Khắc Xuyên đã phân tích “Vốn xã hội của Việt Nam – nhìn từ thực tế hôm nay” [51]. Tác giả đưa ra những lập luận cho rằng kinh tế phát triển cũng dẫn tới những hệ lụy là vốn xã hội giảm đi. Tuy nhiên, các bài viết này vẫn chỉ dừng lại ở việc giới thiệu và bàn luận về lý luận chung chứ chưa tạo nên được luận điểm lý thuyết cụ thể làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm. 16 Hướng tiếp cận vốn xã hội trong thực tiễn, các tác giả cũng tiếp cận từ góc độ kinh tế học. Có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trọng Hoài và Huỳnh Thanh Điền: “Xây dựng khung phân tích vốn xã hội trong doanh nghiệp cho điều kiện Việt Nam”. Các tác giả đã phân tích tác động của vốn xã hội đến các hoạt động doanh nghiệp [30]. Một nghiên cứu khác của Stephen. J Appold và Nguyễn Quý Thanh đã chỉ ra vai trò của vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội (Appold & Nguyen Quy Thanh, 2004) [3]. Trong một nghiên cứu khác, các tác giả Carol newman, Finn Tarp và Lưu Đức Khải đã nghiên cứu vốn xã hội trong hành vi tiết kiệm, và chỉ ra những tác động của việc là thành viên hiệp hội đến tiết kiệm chính thức của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam [54]. Tác giả Đặng Ngọc Quang, trong bài viết về “Xây dựng nguồn vốn xã hội, phương thức tạo quyền cho người nghèo trong phát triển địa phương” đã tổng kết lại những kinh nghiệm ở Việt nam trong việc xây dựng nguồn vốn xã hội cho người nghèo [68]. Tiếp cận trên góc độ quản lý xã hội, tác giả Thái Kim Lan, trong bài viết về “Vốn xã hội ở Việt Nam, nguy cơ phá sản và triển vọng phát huy” đã phân tích sự khủng hoảng vốn xã hội và liên hệ vốn xã hội trong chính sách của xã hội Việt Nam truyền thống từ thế kỷ 13 [18]. Tiếp cận trên góc độ rộng hơn, góc độ kinh tế và quản lý xã hội, góc độ văn hóa – lối sống, tác giả Nguyễn Tuấn Anh và Thomése đã nghiên cứu vốn xã hội trong mối quan hệ “Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng đất ở một làng Bắc Trung Bộ” (Thomése & Nguyễn Tuấn Anh, 2007). Các tác giả này đã chứng minh rằng chính nhờ vào nguồn vốn xã hội nên các hộ nông dân có thể tiến hành dồn thửa, đổi ruộng một cách phi chính thức mà không cần dựa trên giấy tờ hay quan hệ mang tính chính thức và pháp lý. Tiếp cận trên góc độ liên ngành về kinh tế và giáo dục, Nguyễn Tuấn Anh công bố kết quả nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong khu vực nông thôn Bắc Trung Bộ năm 2010. Với nghiên cứu này tác giả đã làm rõ sự biến đổi vai trò của vốn xã hội trong quan hệ họ hàng. Ngoài ra, tác giả cũng làm rõ vai trò của vốn xã hội trong quan hệ họ hàng đối với việc tạo ra nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ trẻ em đến trường. Điều này cũng có nghĩa vốn xã hội được sử dụng để tạo ra vốn con người [45]. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan