Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm gi...

Tài liệu Vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của cơ quan điều tra trên địa bàn tỉnh hà tĩnh

.PDF
103
113
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI MINH THU VAI TRß CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N TRONG VIÖC ¸P DôNG BIÖN PH¸P NG¡N CHÆN T¹M GIAM CñA C¥ QUAN §IÒU TRA TR£N §ÞA BµN TØNH Hµ TÜNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI MINH THU VAI TRß CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N TRONG VIÖC ¸P DôNG BIÖN PH¸P NG¡N CHÆN T¹M GIAM CñA C¥ QUAN §IÒU TRA TR£N §ÞA BµN TØNH Hµ TÜNH Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ PHƢỢNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN BÙI MINH THU MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mu ̣c các biể u đồ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA ............................. 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra ....................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra .......................... 8 1.1.2. Đặc điểm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra ........................ 20 1.2. Ý nghĩa về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra ........ 21 1.3. Khái quát lịch sử phát triển các quy định pháp luật liên quan đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra.................. 24 1.3.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1959 ............................................................... 24 1.3.2. Giai đoạn 1960 đến 1988 ................................................................... 25 1.3.3. Giai đoạn 1989 đến trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003....... 28 Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 30 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH ................................................................................31 2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra ..................................................................................... 31 2.1.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra........................................................... 31 2.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra........................................................... 41 2.2. Thực tiễn về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.......................................................... 48 2.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ........................................... 48 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ............................................. 59 Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 68 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA TỈNH HÀ TĨNH ...................................................................... 69 3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật Tố tụng hình sự .................... 69 3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ...................... 69 3.1.2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật khác có liên quan ......................... 73 3.1.3. Cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự 2015 ....................................................................................... 75 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra tỉnh Hà Tĩnh ....................................................... 79 3.2.1. Công tác tổ chức cán bộ của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ....... 79 3.2.2. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................ 82 3.2.3. Phối hợp trong công tác giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra và các cơ quan khác có liên quan ....................................................... 84 Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự BPNC Biện pháp ngăn chặn BPTG Biện pháp tạm giam CQĐT CQĐT NXB Nhà xuất bản THTT Tiến hành tố tụng TTHS Tố tụng hình sự VAHS Vụ án hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 48 Bảng 2.2. Số bị can bị tạm giam do CQĐT tỉnh Hà Tĩnh áp dụng giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 50 Bảng 2.3. Số phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh tạm giam của VKSND hai cấp giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc phê chuẩn, không phê chuẩn 52 Bảng 2.4. Số bị can tạm giam được thay thế, hủy bỏ BPTG trong giai đoạn điều tra từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 53 Bảng 2.5. Số lần kiểm sát nhà tạm giữ, tạm giam, trại tạm giam giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 49 Biểu đồ 2.2. Số phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh tạm giam của VKSND hai cấp giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc phê chuẩn, không phê chuẩn 52 Biểu đồ 2.3. Số bị can tạm giam được thay thế, hủy bỏ BPTG trong giai đoạn điều tra từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 54 Biểu đồ 2.4. Số lần kiểm sát nhà tạm giữ, tạm giam, trại tạm giam giai đoạn 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 57 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình giải quyết VAHS, với chức năng, nhiệm vụ của mình và tùy thuộc vào từng giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan THTT được áp dụng các BPNC theo quy định của pháp luật để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án. Trong các BPNC theo luật TTHS Việt Nam thì BPTG là BPNC nghiêm khắc nhất. Việc áp dụng BPTG luôn gắn liền với những hạn chế về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định. Việc áp dụng các BPNC trong đó có BPTG là trách nhiệm của các cơ quan THTT trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực tế cho thấy lệnh tạm giam chủ yếu do CQĐT ban hành còn lệnh tạm giam của VKS, Tòa án chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lệnh giam hàng năm của các cơ quan THTT. “Tình trạng tạm giam tràn lan, mang tính chất phổ biến còn dẫn đến việc lạm dụng với biểu hiện ra quyết định tạm giam không có căn cứ của CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án” [8, tr. 22], coi BPTG như một nghiệp vụ điều tra. Vẫn xảy ra tình trạng vi phạm về thời hạn tạm giam, các chế độ, tiêu chuẩn của người bị tạm giam còn chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật… xâm phạm đến quyền tự do của công dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước. Để xảy ra tình trạng này có một phần không nhỏ của VKSND trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, chưa thực hiện tốt vai trò trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân. BLTTHS 2003 quy định lệnh tạm giam của Thủ trưởng, phó Thủ trưởng CQĐT các cấp 1 phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Ngoài ra việc quyết định hủy bỏ, thay thế BPTG; quyết định việc gia hạn tạm giam thì CQĐT chỉ có quyền đề nghị còn quyết định thuộc về VKS. Để phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT thì VKS phải nghiên cứu kỹ hồ sơ đối với từng bị can để kiểm tra tính hợp pháp việc áp dụng BPTG đối với mỗi bị can của CQĐT, xem xét lệnh tạm giam của CQĐT đã áp dụng đúng căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hay chưa và có cần thiết tạm giam hay không từ đó mới quyết định. Vì vậy, việc nâng cao vai trò của VKSND là nhiệm vụ trọng tâm và là một trong những nhiệm vụ trong tiến trình cải cách tư pháp trong đó tăng cường đến hoạt động công tác kiểm sát tạm giam. Trong những năm qua trên địa bàn cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, qua việc thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPNC tạm giam của CQĐT, việc thực hiện quy định của pháp luật về chế độ tạm giam còn vi phạm. Bên cạnh đó việc thực hiện chức năng kiểm sát của VKSND trong việc tạm giam cũng còn nhiều bất cập, tồn tại thiếu sót chưa đáp ứng được yêu cầu Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT và vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT, thực tiễn áp dụng nhằm đánh giá những mặt tích cực, xác định nguyên nhân của những hạn chế trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đó là rất cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” để nghiên cứu làm Luận văn Thạc sỹ luật học của mình. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Ngành kiểm sát nhân dân. Trong đó, công tác kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của CQĐT là một trong những nội dung rất quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp nói chung, đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND nói riêng nên thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và chỉ đạo thực tiễn trong và ngoài Ngành kiểm sát trong thời gian qua. Cho đến nay đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: Sách chuyên khảo: Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra của tác giả Lê Hữu Thể, NXB Tư pháp năm 2005; Nguyễn Ngọc Anh, Bình luận khoa học bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, NXB Chính trị Quốc gia 2012; Nguyễn Mai Bộ, Những biện pháp ngăn chặn, khám xét và kê biên tài sản trong Bộ luật Tố tụng hình sự, NXB Tư pháp năm 2004... Luận văn thạc sỹ luật học: Nguyễn Thị Kiều Diễm (2014), Vai trò của Viện kiểm sát trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều ta, truy tố, thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Bá Phùng (2010), Vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn: Bắt, tạm giữ, tạm giam trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Vũ Quang (2011): “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự” Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội... Ngoài ra cũng có một số bài viết của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như: 3 “Một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát hoạt động bắt, tạm giữ, tạm giam” (Tạp chí Kiểm sát số 14/2012) của tác giả Dương Ngọc An; “Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam” (Tạp chí Kiểm sát số 21/2012) của tác giả Trần Văn Độ; “Căn cứ tạm giam, hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm, thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp tạm giam” (Tạp chí Kiểm sát số 19/2012) của Đỗ Văn Đương. Như vậy, vấn đề trên đã có rất nhiều người quan tâm nghiên cứu ở những góc độ khác nhau là nguồn tài liệu quý giá để tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn. Xuất phát từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh, thông qua việc nghiên cứu những thành tích đạt được và những hạn chế, tồn tại của cấp cơ sở để từ đó góp phần làm sáng tỏ về cơ sở lí luận, đề ra những giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giam của Cơ quan điều tra. Việc tác giả lựa chọn đề tài “Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sĩ là cần thiết xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực hơn cho hoạt động thực hiện chức năng cũng như thể hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp tạm giam của Cơ quan điều tra nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận chung về vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT, phân tích, nghiên cứu thực trạng kiểm sát BPNC tạm giam của CQĐT trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh để đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế 4 và nguyên nhân của những hạn chế. Qua đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động công tác kiểm sát tạm giam của CQĐT. 3.2. Nhiệm vụ - Luận văn có nhiệm vụ phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò, các phương thức và các điều kiện bảo đảm kiểm sát tạm giam của CQĐT. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác tạm giam của Nhà tạm giữ, Trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và công tác kiểm sát tạm giam của VKSND trong thời gian từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017. Trên cơ sở phân tích các quy định của BLTTHS, Luật tổ chức VKSND, các văn bản pháp luật khác và thực tiễn áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT và hoạt động kiểm sát của VKSND trong việc áp dụng BPNC này của CQĐT. Đề tài nêu ra những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT và vai trò của VKS. Từ đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm sát tạm giam của CQĐT đồng thời bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, nâng cao vai trò uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài là vai trò và sự thể hiện vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT ở tỉnh Hà Tĩnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT không mở rộng đến việc áp dụng các BPNC khác và các giai đoạn khác trong quá trình giải quyết VAHS thông qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và của các văn bản pháp luật sắp có hiệu lực thi hành; thực tiễn tạm giam và kiểm sát tạm giam tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam. Về không gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của VKSND 5 trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT điều tra ở tỉnh Hà Tĩnh không mở rộng đến các địa phương khác. Về thời gian, đề tài chỉ nghiên cứu của luận văn để làm rõ thực tiễn và hoạt động kiểm sát tạm giam tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam của VKSND trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống các quan điểm của Chủ nghĩa MácLê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý giam giữ tại Nhà tạm giữ, Trại tạm giam và công tác kiểm sát tạm giam của VKSND. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có và các tài liệu khác. - Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tài liệu, tổng kết thực tiễn công tác kiểm sát của VKSND địa phương và phương pháp quan sát thực tế để đánh giá thực trạng tạm giam của tỉnh Hà Tĩnh. - Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của VKSND Hà Tĩnh nói riêng và nước ta nói chung trong thời gian tới. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về vai trò của VKSND rong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT ở tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn có giá trị 6 tham khảo với các cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế để nâng cao vai trò của VKSND trong việc kiểm sát BPNC tạm giam của CQĐT. Đề tài tổng hợp một cách khoa học đưa ra những nguyên nhân, tồn tại, vướng mắc trong công tác kiểm sát tạm giam của VKSND. Đưa ra những giải pháp để xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong công tác kiểm sát tạm giam theo yêu cầu đổi mới hiện nay. Những kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát và ứng dụng trực tiếp vào việc hoàn thiện pháp luật. 7. Ý nghĩa của luận văn Việc nghiên cứu Vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT mang ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc. Về lý luận đưa đến cho chúng ta một quan điểm pháp lý chặt chẽ về vấn đề tạm giam đó là các trình tự, thủ tục trong việc áp dụng BPNC tạm giam. Từ chỗ có lý luận chặt chẽ sẽ đem lại cho quá trình áp dụng vào thực tiễn được đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đối với VKSND có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm sát việc tiến hành các BPNC nói chung và kiểm sát BPNC tạm giam của CQĐT nói riêng theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT. Chương 2: Quy định của pháp luật TTHS về vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT tra và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS và nâng cao vai trò của VKSND trong việc áp dụng BPNC tạm giam của CQĐT tỉnh Hà Tĩnh. 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TẠM GIAM CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA 1.1. Khái niệm, đặc điểm về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra 1.1.1. Khái niệm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam của Cơ quan điều tra BPNC trong TTHS là một trong những chế định pháp lý tố tụng quan trọng được quy định tại trong Bộ luật TTHS. Hệ thống các BPNC theo BLTTHS năm 2003 bao gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh và đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm. Trong số các biện pháp nêu trên tạm giam là BPNC mang tính nghiêm khắc nhất. Xung quanh khái niệm về biện pháp tạm giam hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi quan điểm nhìn nhận tạm giam dưới một góc độ khác nhau nhất định. Theo giáo trình Luật TTHS Việt Nam của NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014 thì: Tạm giam là BPNC trong TTHS do cơ quan THTT áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt trên hai năm tù và có những căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội [9, tr. 276]. Còn cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” của Trường Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân năm 1999 đã định nghĩa BPTG như 8 sau: “Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử thi hành án được thuận lợi” [41, tr. 224] Tác giả Nguyễn Mai Bộ cho rằng: “Tạm giam là BPNC trong TTHS mà theo đó CQĐT, VKS, Tòa án trong những trường hợp nhất định có thể tước tự do đối với bị can, bị cáo nhằm ngăn chặn tội phạm hoặc đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử” [7, tr. 92]. Theo Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BCA ngày 07/4/2014 hợp nhất Nghị định quy chế về tạm giữ, tạm giam do Bộ Công an ban hành đã đưa ra khái niệm tạm giam như sau: Tạm giam là BPNC được quy định trong Bộ Luật TTHS do CQĐT, VKS hoặc Toà án áp dụng nhằm buộc những người có Lệnh tạm giam cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định để ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc đảm bảo thi hành án phạt tù hoặc án tử hình [5, Điều 1]. BLTTHS 2003 đưa ra khái niệm về BPTG: Tạm giam là BPNC trong TTHS do CQĐT, VKS, Tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù từ trên hai năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội [30, Điều 88]. Ta có thể hiểu “BPTG là BPNC trong TTHS nhằm buộc bị can, bị cáo vào nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam trong một thời gian nhất định do người có thẩm quyền trong CQĐT, VKS, Tòa án áp dụng để ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án”. 9 Tuy cách đưa ra các khái niệm khác nhau nhưng BPNC tạm giam có đặc điểm sau: - Đối tượng bị áp dụng là bị can, bị cáo - Chủ thể áp dụng là người có thẩm quyền trong CQĐT, Tòa án, VKS. - Mục đích nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. - Căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục và thời hạn áp dụng được quy định chặt chẽ. Nhằm phát xác định sự thật vụ án, phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý kịp thời mọi hành vi phạm tội, ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm, luật TTHS quy định cho các CQĐT, VKS, Tòa án được áp dụng một số biện pháp mang tính cưỡng chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan THTT hoàn thành nhiệm vụ của mình. Do đó, để áp dụng biện pháp tạm giam đúng quy định của pháp luật, đòi hỏi cơ quan THTT, người THTT phải hiểu đầy đủ toàn diện về bản chất của BPTG. BPNC tạm giam được pháp luật quy định chặt chẽ từ căn cứ áp dụng, chủ thể áp dụng, đối tượng bị áp dụng, thời gian, thủ tục áp dụng cũng như quy định về thay đổi, hủy bỏ việc áp dụng BPTG. Tuy nhiên, không phải tất cả bị can, bị cáo đều bị áp dụng BPNC tạm giam mà tạm giam chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định và với những đối tượng cụ thể. Thực tế việc tạm giam làm hạn chế đi một số quyền công dân của người bị tạm giam, nhưng không phải là bị luật pháp tước bỏ hết các quyền công dân của người bị tạm giam. Khi áp dụng BPTG, mục đích là phục vụ cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả cao. Là một BPNC nghiêm khắc nhất, nhưng tạm giam không phải là hình phạt tù vì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Toà áp dụng không chỉ nhằm mục đích trừng trị 10 người phạm tội mà còn nhằm cải tạo trở thành con người tốt có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội với hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, góp phần đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. CQĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng, tham gia vào quá trình điều tra vụ án để xác định sự thật khách quan của vụ án và trách nhiệm hình sự của người phạm tội, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của BLTTHS khi giải quyết vụ án hình sự góp phần trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự quy định: CQĐT tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa [43, Điều 3]. Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì hệ thống CQĐT bao gồm: - Trong Công an nhân dân có các CQĐT sau: + Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. + Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Trong Quân đội nhân dân có các CQĐT sau đây: + CQĐT hình sự Bộ Quốc phòng; CQĐT hình sự quân khu và tương đương; CQĐT hình sự khu vực; + Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương. - Ở VKSND tối cao có các CQĐT sau đây: 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan