Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD...

Tài liệu Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV AISD

.PDF
86
88
69

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài. ............................................................................................... 4 2. Tình hình nghiên cứu. ........................................................................................ 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................... 8 3.1. Mục đích: .................................................................................................... 8 3.2. Nhiệm vụ: .................................................................................................... 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................... 8 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 9 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. ....................................................... 9 5.2. Cơ sở lý luận: .............................................................................................. 9 5.2. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn. ...................................................................................... 9 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................... 10 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 11 1.1. Xã hội dân sự: ............................................................................................... 11 1.1.1. Một số quan niệm về xã hội dân sự:....................................................... 11 1.1.2. Đặc điểm của xã hội dân sự: .................................................................. 16 1.1.3. Xã hội dân sự ở Việt Nam:...................................................................... 17 1.2. Tổ chức chính trị - xã hội: ............................................................................. 20 1.3. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ..................................................................... 26 2 1.3.1. Sự ra đời của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. ........................................ 26 1.3.2. Mục đích và các đặc trưng của Hội: ....................................................... 28 1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................... 29 1.3.4. Vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam: ............................................ 31 1.4. Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV/AIDS)…………..………….32 1.4. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác phòng, chống HIV/AIDS. .............................................................................................................................. 33 Chƣơng 2: TỔNG QUAN VỀ HIV/AIDS Ở VIỆT NAM .............................. 38 2.1. Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Viêt Nam. ............................................. 38 2.2. Phụ nữ là đối tượng bị tổn thương do HIV/AIDS. ........................................ 39 2.3. Đóng góp của các tổ chức quần chúng ......................................................... 43 Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA TRUNG ƢƠNG HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM .... 46 3.1. Vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS. ........................................................................................................... 46 3.2. Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Trung ương Hội PN Việt Nam năm 2007 - 2008................................................................................................... 47 3.2.1. Tham mưu, chỉ đạo thực hiện Chương trình phòng chống HIV/AIDS. .... 48 3.2.2. Công tác thông tin, giáo dục và truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi............................................................................................................. 49 3.2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội......................................................... 52 3.2.4. Phối hợp chăm sóc, hỗ trợ người có H, người bị ảnh hưởng và tư vấn xét nghiệm tự nguyện. ................................................................................................. 55 3.2.5. Xây dựng mô hình................................................................................... 57 3 3.3. Đánh giá vai trò của Trung ương Hội ........................................................... 60 3.3.1. Tiêu chí đánh giá:................................................................................... 60 3.3.2. Đánh giá sự đóng góp của Trung ương Hội PN Việt Nam trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS. ........................................................................................ 63 3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS của Hội liên hiệp PN. ......................................................................................................... 74 3.4.1 Thuận lợi:................................................................................................ 74 3.4.2. Khó khăn: ............................................................................................... 77 3.5. Kết luận và khuyến nghị: .............................................................................. 80 3.5.1. Kết luận:................................................................................................. 80 3.5.2. Khuyến nghị: .......................................................................................... 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 84 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS trên toàn cầu đã diễn ra trong suốt hơn hai mươi năm qua nhưng các nỗ lực dự phòng lây nhiễm vẫn chưa mang lại nhiều kết quả, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Qua nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ và trẻ em có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 2,5 lần so với nam giới cùng trang lứa bởi một số lý do nhất định như các nhân tố thuộc về cấu tạo thể chất lây nhiễm và những hạn chế trong các tình huống sinh hoạt tình dục với bạn tình. Tại Việt Nam, theo thống kê về tình hình nhiễm HIV/AIDS trong toàn quốc của Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) trong 03 tháng đầu năm 2008cho thấy: Tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống là: 123.775 người; Tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống: 26.214 người; Tổng số người nhiễm HIV/AIDS tử vong: 38.648 người. Trong đó tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV/AIDS chiếm 30% tổng số người nhiễm HIV của cả nước đặc biệt số phụ nữ mang thai nhiễm HIV đã không ngừng gia tăng từ 0,03% năm 1995 lên 0,39% năm 2002 Tính đến ngày 31/6/2009: - Tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS còn sống: 149.653 người - Tổng số trường hợp AIDS còn sống: 32.400 người - Tổng số trường hợp đã chết do AIDS: 43.265 người Phạm vi lây nhiễm không chỉ tăng trong nhóm có hành vi nguy cơ cao là tiêm chích ma tuý, gái mại dâm, nhóm phụ nữ đô thị mà đã lan rộng ra cả nước. Tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới và bạo lực gia đình đối với phụ nữ còn diễn ra ở nhiều nơi, mặt khác, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, tình trạng di 5 dân của nhóm phụ nữ nông thôn ra thành thị tìm việc làm ít có cơ hội tiếp xúc thông tin, dịch vụ y tế cũng dẫn đến các hành vi tình dục không an toàn, là nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS của phụ nữ. Khi số người nhiễm HIV/AIDS chuyển sang giai đoạn AIDS sẽ làm tăng gánh nặng đối với gia đình, cộng đồng và đất nước. Khi đó, phụ nữ với vai trò chủ yếu là sinh sản và nuôi dưỡng trong gia đình, phần lớn chị em phụ nữ là người chăm sóc những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, đồng thời cũng trở thành lao động chính trong gia đình do đó nếu thiếu hiểu biết họ sẽ là những người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao. Trước những khó khăn và nguy cơ của phụ nữ đối với HIV/AIDS, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam - một tổ chức chính trị xã hội, đã có những nỗ lực và đóng góp đáng kể góp phần giảm thiểu gánh nặng cho cộng đồng và hỗ trợ người phụ nữ cải thiện cuộc sống của mình tuy nhiên nhiều người, nhiều tổ chức chưa nhìn nhận đúng vai trò của phụ nữ cũng như Hội phụ nữ trong công tác phòng chống HIV/AIDS . Tôi chọn đề tài “Vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS” nhằm tìm hiểu những đóng góp của Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam như là một bộ phận của một tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và giải quyết các vấn đề xã hội nhằm đảm bảo cho xã hội vận hành một cách hiệu quả theo các mục tiêu đã được định sẵn. Tuy nhiên trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của cuộc sống, trong sự tương tác với các quốc gia và trong bối cảnh toàn cầu hoá thì xã hội ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp vì vậy nhà nước không phải là 6 chiếc chìa khoá vạn năng để có thể giải quyết mọi vấn đề mà trong đó căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS là một vấn nạn cho mọi quốc gia. Ở Việt Nam, công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS trong những năm qua đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng dân cư và giới chức. Trước gánh nặng về kinh tế và những tổn thất về mặt xã hội do HIV/AIDS gây ra trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế, năng lực của đội ngũ các nhà chuyên môn chưa đáp ứng được thực tế bùng nổ quá nhanh của đại dịch thì nhiều tổ chức dân sự đã được thành lập. Các tổ chức này cùng với những tổ chức chính trị - xã hội được ra đời trước đó đã tự huy động nguồn lực về con người, tài chính để cùng chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Sự ra đời ngày càng nhiều các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam gây sự chú ý của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào xem xét sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự vào công tác phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Mới đây Mạng thông tin nghiên cứu HIV/AIDS thuộc dự án REACH do Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế của chính phủ Đan Mạch tài trợ kinh phí được thành lập, là nơi tập hợp các thông tin về các dự án nghiên cứu HIV/AIDS song cũng không cho thấy bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ Việt Nam đồng thời cũng là thành viên của Uỷ ban phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Vai trò của Hội đã được thể hiện trong nhiều nỗ lực nhằm giúp đỡ, hỗ trợ đối tượng phụ nữ trên toàn quốc cải thiện cuộc sống và vươn lên bình đẳng với nam giới trong xã hội. Song nghiên cứu Hội với tư các là tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam là một đề tài mới mẻ. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích: Đề tài hướng đến ba mục tiêu chính là: 3.1.1.Xem xét vai trò của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam với tư cách là cơ quan cao nhất và là một bộ phận của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS; 3.1.2. Đánh giá kết quả các hoạt động của Hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội; 3.1.3. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Hội phụ nữ Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của Hội trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ: - Chỉ ra được vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS; - Đưa ra những đánh giá về các kết quả và tác động của Hội phụ nữ Việt Nam đối với công tác phòng chống HIV/AIDS với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội; - Chỉ ra được những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Hội PN VN từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của Hội trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu: 8 - Các hoạt động của Trung ương Hội PN Việt Nam với tư cách là một bộ phận của tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng chống HIV/AIDS. - Tài liệu sẵn có về các hoạt động của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam đối với công tác phòng chống HIV/AIDS trong hai năm (2007 và 2008). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương năm 2007 và 2008 trong công tác phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.2. Cơ sở lý luận: - Luận văn được xây dựng trên nền tảng các quan điểm, tư tưởng của các nhà triết học Cổ đại, Trung đại, của C. Mark và Anghen, tư tưởng Hồ Chí Minh. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu, phân tích các tài liệu thứ cấp: Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các nguồn tài liệu sẵn có liên quan đến đề tài trên cơ sở phương pháp luận so sánh, lịch sử, logíc v/v. 6. Đóng góp của luận văn. - Đóng góp một nghiên cứu xem xét khía cạnh tích cực của Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam với tư cách là một tổ chức chính trị - xã hội trong số các nghiên cứu còn khá mới mẻ về vấn đề phòng chống đại dịch HIV/AIDS. - Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm. 9 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 phần: - Phần 1: Mở đầu - Phần 2: Nội dung chính (với 03 chương) + Chương 1: Cơ sở lý luận + Chương 2: Tổng quan về HIV/AIDS ở Việt Nam. + Chương 3: Vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam trong công tác phòng chống HIV/AIDS. - Phần 3: Danh mục tài liệu tham khảo. 10 Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Xã hội dân sự: 1.1.1. Một số quan niệm về xã hội dân sự: Xã hội được hình thành trên cơ sở các mối quan hệ giữa con người với con người một cách tự nhiên. Từ buổi đầu sơ khai, các cá nhân trong xã hội có nhu cầu lợi ích giống nhau đã tập hợp lại thành những nhóm lợi ích. Sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích này tạo nên các xung đột trong xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời của Nhà nước. Sự tồn tại của Nhà nước nhằm khắc phục các mâu thuẫn bằng cách thiết lập một sự thoả thuận giữa tất cả các thành viên trong xã hội thông qua hệ thống luật pháp do nhà nước đặt ra hay theo cách nói của J. Locke thì đó là Khế ước xã hội. Như vậy, nhà nước và pháp luật được hình thành do sự thoả thuận giữa nhân dân, khi nào sự thoả thuận ấy bị phá vỡ thì người dân có quyền thiết lập một khế ước mới bằng nhiều cách khác nhau, đó là quyền tự nhiên của con người. Vì một lý do nào đó nếu nhà nước bị diệt vong hoặc thay đổi thì xã hội vẫn tồn tại và duy trì trên cơ sở các quyền tự nhiên của nó. Sự ra đời của nhà nước, việc quản lý xã hội của nhà nước bằng pháp luật, bằng các thể chế không thể lấy đi tất cả các quyền tự nhiên của con người. Khi những quyền tự nhiên của con người và các quy định của nhà nước hài hoà, đáp ứng được nhu cầu sống của các cá nhân, đảm bảo tinh thần dân chủ và không có sự đối chọi giữa nhà nước và nhân dân thì có thể coi là một xã hội lý tưởng. Bàn về vấn đề này, theo Aristotle, nhà nước tốt nhất là một chính thể do giai cấp trung lưu nắm quyền, hài hoà các tham vọng và quyết định, hướng tới sự công bằng hơn giữa người giàu và người nghèo. Một nền dân chủ bao giờ cũng tốt hơn nền chính trị độc tài chuyên chế. Thứ nhất, các cá nhân có cơ hội 11 tham gia vào quá trình quản lý đất nước. Luật pháp là kết quả của quá trình tranh luận giữa người dân hơn là các chuyên gia. Vì thông qua tranh luận sẽ tăng khả năng trí tuệ và sự thông minh của xã hội và tập thể, tối ưu hoá lợi ích của tập thể. Thứ hai, mọi người khi tuân thủ luật pháp, người ta có quyền được sống mà không có sự can thiệp của nhà nước, và được bình đẳng trước pháp luật. Socrates hai nghìn năm trước đây cho rằng con người chỉ có một cuộc sống tốt lành trong điều kiện xung đột về mặt nhu cầu và lợi ích, khi các vấn đề của xã hội được giải quyết qua tranh luận trước công chúng, các suy nghĩ và lập luận khác nhau, phản biện lẫn nhau để hướng tới sự khám phá ra chân lý, cho đến khi họ đạt được một trình độ lý luận mà không thể bị bác bỏ, lúc đó các mệnh đề đưa ra làm cơ sở cho giải quyết các xung đột và phát triển xã hội hài hoà. Như vậy, sự tồn tại của một nhà nước pháp quyền là cần thiết để đảm bảo xã hội vận hành theo một quỹ đạo thống nhất, song nhà nước pháp quyền cũng có hạn chế nhất định của nó. Mâu thuẫn giữa tính bắt buộc, quy chuẩn giới hạn của pháp luật và sự phong phú, sinh động của mọi nhu cầu cá nhân cho thấy có khi nhà nước pháp quyền trở nên chậm chạp thậm chí là quan liêu và tha hoá trong vận hành dẫn đến sự kìm hãm sự phát triển của xã hội nói chung và các cá nhân nói riêng. Do đó cách tốt nhất để lấy lại quyền tự do tự nhiên của của con người là tổ chức thiết chế xã hội sao cho quyền tự nhiên ấy không bị xâm phạm từ phía nhà nước trong khi vẫn có sự điều tiết của nhà nước và bộ máy công quyền. Xã hội dân sự ra đời là một trong những giải pháp cho vấn đề này. Trên thế giới, xã hội dân sự không phải là một đề tài mới nhưng cho đến thế kỷ 21 mới thực sự được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam. Khi nói đến xã hội dân sự người ta thường nghĩ ngay đến tính phi nhà nước của nó. Đó là đặc trưng và là một trong những nhu cầu của xã hội dân sự. Thuật ngữ “Civil Society” 12 được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là xã hội dân sự hoặc xã hội công dân được bắt nguồn từ phương Tây. Xung quanh thuật ngữ này có nhiều khái niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nội hàm của khái niệm “Xã hội dân sự” xuất hiện sớm nhất ở nước Anh (1594), nó được hiểu là con người sống trong cộng đồng. Trong lý thuyết của các nhà triết học Scottish (Thế kỷ XVIII), xã hội dân sự có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Các nhà triết học vĩ đại của thời kỳ Khai sáng, như Hobbes, Locke, Rousseau, Kant đã sử dụng khái niệm xã hội dân sự như một xã hội tự nhiên ở đó mỗi con người có quyền tự nhiên của mình bao gồm quyền sống, tự do, và sở hữu tài sản, và họ có quyền bảo vệ chúng. Kể từ năm 1750 đến năm 1850, tư tưởng về xã hội dân sự có bước chuyển biến mới phản ứng trước sự hình thành thể chế tự do của chủ nghĩa tư bản, sự sụp đổ của chế độ phong kiến, sự xuất hiện các nhóm lợi ích và tự do hoá thị trường. Các nhà tư tưởng cho rằng xã hội dân sự là nơi bảo vệ lợi ích và quyền tự do cá nhân chống lại các thể chế lạc hậu của nhà nước thông qua các hội tự nguyện. Mệnh đề chủ yếu trong số các tư tưởng này là chống lại sự tập trung quyền lực của nhà nước, bảo vệ tính đa dạng, niềm tin và giá trị hợp tác của các cá nhân, làm nền tảng cho một xã hội dân chủ. Trong Luận về lịch sử xã hội dân sự viết năm 1767, A. Ferguson đã nói đại ý: xã hội dân sự, với tư cách là một xã hội văn minh của các công dân, không thể thịnh vượng được nếu như các nhu cầu và lợi ích thuần tuý về thương mại và kinh tế lấn át đức hạnh cá nhân và “tinh thần công” – public Spirit. Theo A.ferguson, xã hội dân sự là một lĩnh vực văn hoá đạo đức nơi mà công dân quyết định vận mệnh của cộng đồng chính trị của họ, đó cũng là nơi những đức hạnh thiết yếu cho tự do được phát triển. Quan điểm này được Montesquieu chia sẻ trong Tinh thần pháp luật viết năm 1748. Theo Montesquieu, xã hội dân sự là lĩnh vực trung gian giữa quyền 13 lực chính trị (nhà nước) và công dân. Nhà nước và luật pháp ra đời không phải chỉ để bảo vệ các lợi ích tư và tài sản của cá nhân, mà là nhằm tạo điều kiện cho công dân hoàn thiện và phát triển. Công bằng xã hội không phải là kết quả do sự phát triển tự do của phát triển kinh tế (thị trường) đem lại, mà nó được thiết lập bởi các yếu tố và yêu cầu đạo đức cũng như những mục tiêu chính trị của cả cộng đồng trong sự phát triển lịch sử của mình. Chỉ khi công dân ý thức được rằng điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện của mình, quyền lợi của mình được quy định bởi bối cảnh tự nhiên, văn hóa và xã hội của cộng đồng nơi họ sinh ra thì công dân mới sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân (private interests) của mình vì phúc lợi công của cộng đồng. Trong nhà nước cộng hòa như vậy, luật pháp không phải là ý muốn tùy tiện của nhà cầm quyền, mà nó phải dựa vào tập quán (moeurs), môi trường xã hội, tôn giáo, thương mại… cụ thể của đất nước. Đến thế kỷ XIX, Heghen mô tả xã hội dân sự như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm 3 yếu tố gia đình, nhà nước và xã hội dân sự. Xã hội dân sự được Hêghen đặt giữa gia đình và nhà nước trong tiến trình thực thi tự do đích thực. Nó bao gồm cả đời sống kinh tế của cộng đồng cùng với các thể chế pháp luật và cảnh sát, liên hội để đảm bảo sự hoạt động có trật tự và ổn định. Nếu trong gia đình các thành viên liên kết với nhau bởi tình thương yêu và sự tin cậy, thì trong xã hội dân sự, các thành viên liên kết với nhau bởi lợi ích cá nhân. Các lợi ích cá nhân tạo nên sự phụ thuộc của cá nhân với nhau, nhưng sự khác biệt của các lợi ích cá nhân cũng có thể dẫn đến xung đột; vì vậy, trong đời sống xã hội dân sự còn có sự hiện diện của các thể chế cảnh sát và liên hội (cooporation) như là lực lượng “thứ ba” để dàn xếp và điều hành xã hội dân sự. Ở đây, trong xã hội dân sự, Hêghen cũng cố gắng tìm ra mức độ hợp lý giữa trao quyền tự do cho xã hội dân sự và việc điều hành giám sát. Nếu xã hội dân sự có quá nhiều tự do 14 thì có thể dẫn đến sự bất bình đẳng, nhưng nếu các cơ quan quyền lực can thiệp quá nhiều thì sẽ dẫn đến mất tự do và kìm hãm phát triển kinh tế. Kế thừa quan điểm của Heghen, Karl Marx cho rằng dưới chủ nghĩa tư bản lợi ích cá nhân sẽ bao trùm xã hội, trong một xã hội thị trường, Nhà nước chủ yếu bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Trong xã hội khi đó các cá nhân chủ yếu quan tấm đến những lợi ích cá nhân mà hạn chế các lợi ích cộng đồng, chú trọng đến sản xuất và tiêu dùng, công nhân sẽ bị các chủ sở hữu tư liệu sản xuất đối xử như những hàng hoá, là công cụ sản xuất mang lại giá trị thặng dư cho mình. Các cá nhân có khuynh hướng được đánh giá dựa trên nghề nghiệp, thu nhập và tài sản sở hữu, ít chú trọng đến giá trị truyền thống. Sự áp bức này là không thể tránh khỏi và nó sẽ tiếp tục cho đến khi cuộc cách mạng vô sản nổ ra, và xã hội không có giai cấp và nhà nước sẽ được hình thành, ở đó xã hội dân sự thực sự phát triển. 15 Chính trị sẽ không thể đi đến sự bình đẳng nếu không tạo ra một môi trường mở để cho các lợi ích và quan điểm khác nhau bày tỏ và đại diện, đối thoại để đi đến đồng thuận do đó xã hội dân sự là môi trường quan trọng cho các cá nhân thực hiện các quyền, lợi ích đó. Có nhiều quan điểm, nhiều xu hướng khác nhau về xã hội dân sự song có thể hiểu xã hội dân sự là một lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm những thiết chế tập hợp các mối quan hệ của người dân, liên kết con người với nhau một cách tự nguyện không vì mục đích lợi nhuận và độc lập tương đối với nhà nước nhằm tạo nên một sức mạnh mới giúp các thành viên đạt được lợi ích riêng của mình, ở một mặt nào đó hỗ trợ nhà nước giải quyết các vấn đề nẩy sinh mà do hạn chế nhất định nên chính quyền đã không thể thực hiện được triệt để. 1.1.2. Đặc điểm của xã hội dân sự: Nhìn chung các định nghĩa phổ biến về "xã hội dân sự” hiện nay đều nhấn mạnh tới tinh thần tự nguyện của công dân trong việc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp và giá trị của mình. Theo tinh thần này, xã hội dân sự được tạo thành bởi một loạt các đoàn thể nhằm kết nối giữa những nhóm quyền lợi hiện đại (công đoàn và các đoàn thể có tính chuyên nghiệp) và những tổ chức truyền thống dựa trên mối quan hệ họ hàng, dân tộc, văn hóa và khu vực, giữa các tổ chức chính thức và phi chính thức. Những đoàn thể tự nguyện làm việc vì quyền lợi chung. Chúng định hình thành và khuyến khích phát triển bởi các cộng đồng địa phương. Nói một cách đơn giản, các tổ chức dân sự thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của người dân. Người dân tự tổ chức lại căn cứ theo các nhu cầu, nguyện vọng hay tín ngưỡng chung và thể hiện thành các loại hình họat động. Theo đó, xã hội dân sự có bốn đặc điểm cơ bản sau: 16 - Tự nguyện: các thành viên có thể tham gia và không tham gia vào các tổ chức, phong trào, trong quá trình đó không có sự ép buộc hay cưỡng bức hành chính như các qui định pháp luật của cả nước. Nó mang tính phi chính phủ, tồn tại độc lập tương đối với nhà nước và trên cơ sở nguyện vọng của nhân dân; - Tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Trong quá trình hoạt động, các tổ chức dân sự hoạt động độc lập với nhà nước, trong khuôn khổ pháp luật, không chịu sự chi phối và can thiệp của các tổ chức khác thậm chí là nhà nước, cho dù các tổ chức này có nhận tiền tài trợ của nhà nước hay không; - Không vì mục tiêu lợi nhuận: các tổ chức này có thể thu lợi nhuận nhưng không chia cho các cá nhân mà đem phần lợi nhuận đó để phục vụ các mục tiêu xã hội. Phi lợi nhuận tức là các tổ chức này không tham gia vào các hoạt động kinh doanh lợi nhuận, không vì mục tiêu lợi nhuận khi nó có thể tham gia vào các hoạt động có lợi nhuận kinh doanh nhưng lợi nhuận đó có được không phải để phục vụ cá nhân; - Nguồn tài chính đa dạng: từ nhà nước, hội phí, hoạt động kinh doanh, đóng góp của cá nhân. 1.1.3. Xã hội dân sự ở Việt Nam: Ở Việt Nam, xét theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì xã hội dân sự đã có từ xa xưa, thể hiện ở tính cộng đồng, làng xã, tình làng, nghĩa xóm, đùm bọc lẫn nhau, mang đặc trưng của truyền thống văn hoá, chia sẻ trách nhiệm vì cộng đồng chung. Nhiều Phường, Hội đã được ra đời và hoạt động mạnh mẽ. Những năm đầu thế kỷ 20, lịch sử cận đại Việt Nam mang dấu ấn của các phong trào quần chúng và các tổ chức xã hội dân sự tham gia chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc như Hội Duy Tân, Hội khuyến học. Đặc biệt Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kế thừa của các phong trào dân sự. Đảng cộng sản đã vận dụng 17 sáng tạo các nguyên lý và giá trị của xã hội dân sự trong công cuộc giải phóng đất nước. Trong những năm 1936-1939, Đảng linh hoạt trong việc tổ chức quần chúng nhân dân, không cứng nhắc với sự ra đời của các tổ chức như: Thanh niên phản đế đoàn, Hội cứu tế bình dân, Nông hội…và các hội này gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày như hội hát kịch, phường đi sắn, hội gặt, hội cấy….Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ, Mặt trận tổ quốc Việt Nam trở thành một tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia với tinh thần tự nguyện vì mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc đã khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng của mình, trở thành một bộ phận không thể thiếu của cách mạng Việt Nam. Mặt trận tổ quốc Việt Nam khi đó chịu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam để cùng hướng đến mục tiêu giải phóng đất nước nhưng Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của nó có thể được coi là một tổ chức dân sự vì hoạt động của tổ chức này không nhằm cạnh tranh quyền lực chính trị, không đấu tranh chống lại nhà nước để giành lấy quyền lãnh đạo và cai trị đất nước mà tập hợp sức mạnh quần chúng nhân dân hỗ trợ chính quyền giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Vai trò của các tổ chức, các hội và hiệp hội được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Điều này thể hiện trong Hiến pháp các năm 1946, 1959, 1980 và 1992 “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền thông tin, có quyền hội họp, lập hội và biểu tình theo quy định của pháp luật”. Nghị quyết Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định “Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân tham gia các đoàn thể nhân dân, các tổ chức các hội, các hội nghề nghiệp, văn hoá, hữu nghị, từ thiện, nhân đạo” và “hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động không vì lợi nhuận và vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân”. Những tổ chức này được Nhà nước uỷ quyền thực hiện một số 18 nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng. Qua đó nhà nước có thể tập trung nguồn lực để giải quyết các vấn đề quan trọng hơn. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền kinh tế phát triển theo hướng thị trường nẩy sinh nhiều vấn đề và đòi hỏi bộ máy nhà nước phải đổi mới để đáp ứng được các yêu cầu trong tình hình mới cũng như đáp ứng các nhu cầu của người dân. Trong điều kiện này, bên cạnh các tổ chức đoàn thể nhân dân có truyền thống gắn liền với quá trình đấu tranh giải phòng dân tộc, nhiều tổ chức xã hội đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ và đang tích cực tham gia, đóng góp vào nhiều họat động xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam. Tính đến tháng 6 năm 2005, đã có 320 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, hơn 2.150 hội có phạm vi hoạt động trong các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hàng chục vạn hội, tổ chức cộng đồng tự quản, tổ hoà giải có phạm vi hoạt động tại cấp cộng đồng. Đồng thời hiện có khoảng 600 tổ chức phi chính phủ nước ngoài có mối quan hệ với Việt Nam và có khoảng 350 tổ chức có chương trình, dự án đối tác ở Việt Nam. Nói tóm lại, xã hội dân sự là một hiện tượng phổ biến và khách quan trong xã hội. Bản thân xã hội dân sự khá đa dạng với nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Do đáp ứng được yêu cầu của các lợi ích cá nhân và đòi hỏi của thời cuộc mà xã hội dân sự không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi một cộng đồng nhỏ lẻ mà còn vươn ra phạm vi lớn hơn thậm chí có tầm thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng và phát huy vai trò tích cực của xã hội dân sự trong công cuộc phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào mức độ thừa nhận của các chính quyền. Song ở nhiều nước trên thế giới, xã hội dân sự đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều chính phủ bởi những sức mạnh vật chất và tinh thần do nó mang lại. 19 1.2. Tổ chức chính trị - xã hội: Xã hội dân sự được cấu thành bởi nhiều nhóm lợi ích với những tên gọi, những thể loại, có hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau. Các loại hình đó là: Các tổ chức quần chúng, các cơ quan bảo trợ, các Hội nghề nghiệp, các NGO Việt Nam, các nhóm tổ chức không chính thức, các tổ chức tín ngưỡng và các NGO quốc tế. Trong đó các tổ chức quần chúng nhân dân gồm nhiều tổ chức chính trị xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhà nước, phát triển mạnh mẽ từ trung ương đến địa phương. Tổ chức chính trị - xã hội là một thuật ngữ dùng để chỉ một bộ phận cơ bản cấu thành nên hệ thống chính trị. Trong bất kỳ hệ thống chính trị của quốc gia nào cũng có ba bộ phận: đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước tư bản, tổ chức chính trịxã hội được thành lập một cách tự nguyện, tập hợp những thành viên có chung một tiêu chí hay lợi ích nào đó mang tính đặc thù (giới, độ tuổi, nghề nghiệp, v/v) không phụ thuộc vào nhà nước nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhà nước và các đảng chính trị. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc thực thi quyền lực chính trị. Những tổ chức này có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến các đảng phái, giai cấp cầm quyền thậm chí có thể yêu cầu đảng cầm quyền đưa ra những chính sách, đạo luật có lợi cho nhóm lợi ích mà tổ chức đại diện thông qua các phương thức vận động hành lang, đấu tranh gây áp lực với nhà nước hay đảng cầm quyền bằng các cuộc biểu tình, mít tinh, đình công qua đó lực lượng biểu tình có thể ép buộc thay thế chính phủ, thay đổi thành phần chính phủ, thay đổi hiến pháp, ban hành các đạo luật, quyết định chính trị, có khi yêu cầu các chủ thể của nhà nước cầm quyền phải hoạt động dưới sự giám sát của đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân. Ngược lại, các tổ chức chính trị - xã hội cũng sẽ trở 20 thành một công cụ để các nhà chính trị, đảng sử dụng để củng cố địa vị của mình và quản lý chặt chẽ các hoạt động của nhà nước. Việt Nam, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 về mặt cấu thành của hệ thống chính trị cũng gồm 3 thành tố. “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một chỉnh thể gồm nhà nước chuyên chính vô sản, Đảng cộng sản, cùng các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó nhằm bảm đảm quyền lực của nhân dân”. Các tổ chức chính trị - xã hội có nét chung và riêng biệt, bao gồm: Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân như Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam. Xét theo cấu trúc thành phần thì các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam có thể hiểu theo nghĩa rộng là: bao gồm các tổ chức chính trị, các tổ chức xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên trong phạm vi của Luận văn này sẽ xem xét tổ chức chính trị - xã hội là tổ chức mà hoạt động của chúng vừa mang tính chính trị vừa mang tính xã hội. Nhiều tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được hình thành từ trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Tình hình cấp bách của thực tế và sự nhận thức của nhân dân trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ đòi hỏi các thành viên trong xã hội tập hợp thành những nhóm khác nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đoàn kết đấu tranh vì mục tiêu độc lập tự do cho nhân dân, cho đất nước. Qua quá trình đấu tranh cách mạng, nhiều tổ chức đoàn thể đã khẳng định được vai trò quan trọng và là một bộ phận của chính quyền nhà nước, đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân lao động, là cánh tay đắc lực của đảng và nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền của dân, do dân và vì dân. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan