Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện trà ...

Tài liệu Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện trà cú, tỉnh trà vinh

.PDF
114
235
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------- SƠN THỊ THIÊNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ----------------- SƠN THỊ THIÊNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÁI TRÍ DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý thầy cô, tôi tên là Sơn Thị Thiêng, học viên cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn do tác giả trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác được sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2017 Học viên Sơn Thị Thiêng MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 4 1.6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... .... ... 6 2.1. Giới tính và giới ........................................................................................................ 6 2.1.1. Khái niệm giới tính và giới ............................................................................ 6 2.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới ................................................ 6 2.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới ......................................................... 8 2.1.4. Vai trò của giới .............................................................................................. 9 2.2. Nguồn nhân lực nữ và những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 9 2.2.1. Quan niệm về nguồn lực con người ................................................................ 9 2.2.2. Khái niệm về nguồn nhân lực nữ .................................................................... 15 2.2.3. Những nhân tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực nữ ......................... 17 2.3. Phát triển kinh tế hộ .................................................................................................. 20 2.4. Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn .................................... 22 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn ................................................................................................................................... 24 2.6. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở một số nước trên thế giới và Việt Nam ........................................................................................ 26 2.7. Các công trình nghiên cứu liên quan ......................................................................... 31 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 33 3.1. Khung phân tích ......................................................................................................... 33 3.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................................. 33 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 33 3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu .............................................................. 36 3.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ................................................................................. 36 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 38 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh .............................. 38 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 38 4.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội ................................................................... 40 4.2. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế ................................... 45 4.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện ..................... 45 4.2.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ tại các vùng nghiên cứu ................................. 50 4.2.3. Một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ ........................................................................................ 62 4.2.4. Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Trà Cú .......................... 67 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................... 75 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 75 5.2. Gợi ý chính sách ........................................................................................................ 76 5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCH: Ban chấp hành CC: Cao cấp CĐ: Cao đẳng ĐH: Đại học ĐVT: Đơn vị tính GDP: Tổng giá trị sản phẩm nội địa HĐND: Hội đồng nhân dân KT-XH: Kinh tế-xã hội LHPN: Liên hiệp phụ nữ TC: Trung cấp SC: Sơ cấp DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 20132015 ............................................................................................................................ 39 Bảng 4.2 Tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Trà Cú giai đoạn 2013-2015 . .... 41 Bảng 4.4. Lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn đến ngày 31/12/2015..................................................................................................................... 45 Bảng 4.5 Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2013-2015 .................................................. .45 Bảng 4.7 Nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã, thị trấn năm 2015 .................... 49 Bảng 4.8 Trình độ của cán bộ nữ hội đoàn thể cơ sở đến ngày 31/12/2015 ................ .50 Bảng 4.9 Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tại các vùng nghiên cứu ........................ .51 Bảng 4.10 Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng tại các điểm nghiên cứu .............. .51 Bảng 4.11 Phụ nữ tham gia quản lý và điều hành sản xuất .......................................... 52 Bảng 4.12 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ tại các điểm nghiên cứu .................. .53 Bảng 4.13 Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp ........................................ 55 Bảng 4.14 Phân công lao động trong hoạt động dịch vụ ............................................ .56 Bảng 4.15. Vai trò trong quyết định vấn đề sinh hoạt, đời sống của gia đình ............. .57 Bảng 4.16. Tỷ lệ phụ nữ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........... .57 Bảng 4.17. Tình hình quản lý tài chính của hộ tại các vùng nghiên cứu ..................... 58 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2015 ............................ 47 Biểu đồ 4.2 Phân công tham gia các hoạt động xã hội trên địa bàn nghiên cứu ......... 60 Biểu đồ 4.3 Phương pháp điều trị bệnh của hộ gia đình .............................................. 61 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ hộ sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình ........................... 62 1 CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là: Trong lĩnh vực hoạt động, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ; Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của người phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nước của đảng, vai trò của phụ nữ luôn được giữ gìn và phát huy, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người vợ, người mẹ, người thầy của các con. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng….Ở khu vực nông thôn, phụ nữ tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, người phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt 2 động xã hội, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị tại địa phương, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn. Trà Cú là một huyện vùng sâu của tỉnh Trà Vinh, với trên 51% dân số là phụ nữ. Lực lượng này đã và đang có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Tuy nhiên sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Tư tưởng trọng nam khinh nữ tại nơi đây vẫn còn tồn tại khá nhiều, người phụ nữ ít khi được tham gia công tác xã hội, thậm chí rất ít được tham gia sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, người phụ nữ phải “nặng gánh hai vai”, vừa phải làm tốt công việc xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò làm vợ, làm mẹ trong khi quỹ thời gian của họ cũng có giới hạn, sức khỏe lại hạn chế… Để cố gắng làm tốt mọi việc, họ phải nỗ lực và hy sinh, nhưng quyền lợi về mọi mặt thì chưa được quan tâm đúng mức. Qua quá trình nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội phụ nữ và cho mỗi chúng ta. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay như thế nào? Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triểnkinh tế hộ? Giải pháp nào nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay? Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn ở huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh trong việc phát triển kinh tế hộ được đặt ra như một yêu cầu cấp bách đối với tổ chức Hội phụ nữ, nhằm tạo sự hài hòa cân đối giữa nam và nữ, tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của phụ nữ, cũng như những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển 3 kinh tế nông thôn, Vì vậy, tác giả chọn đề tài“Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Trà Cú hiện nay. - Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? - Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ? - Giải pháp nào nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ trong các hộ gia đình trên địa bàn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Đề tài được thực hiện tại một số cơ quan, tổ chức kinh tế chính trị xã hội, một số nhóm hộ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Cú. Về thời gian: Đề tài tập trung thu thập và nghiên cứu số liệu thứ cấp giai đoạn 2013-2015, số liệu sơ cấp điều tra năm 2016. 4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: 1.5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 1.5.1.1. Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập qua số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của một số ngành như: Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, Hội LHPN tỉnh Trà Vinh, phòng Thống kê, phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của huyện, Hội LHPN huyện, các ngành đoàn thể huyện, các đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện, một số sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn. 1.5.1.2. Số liệu sơ cấp - Phỏng vấn trực tiếp: với phụ nữ nông thôn, đàm thoại với phụ nữ thông qua một loạt các câu hỏi mở phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. - Phỏng vấn sâu: Trong quá trình thực hiện các nội dung của luận văn, đề tài tiến hành phỏng vấn sâu một số cá nhân người phụ nữ để nắm chính xác những thông tin cần thu thập như : Quyền quyết định trong phân công lao động sản xuất, quyết định về tình hình tài chính của hộ, tiếp cận nguồn thông tin của phụ nữ, tiếp cận các dịch vụ y tế,… được thu thập để nhằm hiểu rõ hơn vai trò của phụ nữ nông thôn và sự đóng góp của họ trong phát triển kinh tế gia đình, nhằm tìm ra giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ. 1.5.2. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu 1.5.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê Được sử dụng để phân loại thu nhập và tiêu dùng theo các mức khác nhau: hộ khá, trung bình, nghèo, theo ngành nghề, theo lứa tuổi, văn hóa,… 1.5.2.2.Phương pháp thống kê so sánh 5 Có được các chỉ tiêu nghiên cứu tổng hợp thành các bảng số liệu, tiến hành bằng các chỉ số khác nhau để thấy được có sự khác nhau về thu nhập, tiêu dùng, giữa các nhóm hộ. 1.5.2.3. Phương pháp phân tích SWOT Để phân tích các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn nghiên cứu. 1.6. Cấu trúc luận văn: Luận văn gồm có 5 chương được bố trí như sau: Chương 1. Mở đầu Chương 2. Cơ sở lý thuyết Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Kết luận và gợi ý chính sách 6 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới tính và giới 2.1.1. Khái niệm giới tính và giới * Giới tính: Chỉ sự khác biệt sinh học giữa nam giới và nữ giới mạng tính toàn cầu và không thay đổi. Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự nhiên, di truyền. Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học như tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng bầu sữa mẹ. Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới. (Tổ chức Lao động quốc tế, 2002) * Giới: chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính. (Tổ chức Lao động quốc tế, 2002) Khái niệm về “Giới” được xuất hiện ban đầu ở các nước nói tiếng Anh, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX. Ở Việt Nam, khái niệm này mới xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80. “Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ. “Giới” đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể. “Giới” là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội cụ thể. “Giới” là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ. Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội. 2.1.2. Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới 7 Đặc điểm về giới - Không tự nhiên mà có - Học được từ gia đình và xã hội - Đa dạng (khác nhau giữa các vùng miền) - Có thể thay đổi được Nguồn gốc giới - Trong gia đình, bắt đầu từ khi sinh ra, đứa trẻ được đối xử tùy theo nó là trai hay gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của ông bà, bố mẹ, anh chị. Đứa trẻ được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình. - Trong nhà trường, các thầy cô giáo cũng định hướng theo sự khác biệt về giới cho học sinh. Học sinh nam được hướng theo các ngành kỹ thuật, điện tử, các ngành cần có thể lực tốt. Học sinh nữ được hướng theo các ngành như may, thêu, trang điểm, các ngành cần có sự khéo léo, tỷ mỹ. Sự khác biệt về giới Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác nam giới. Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình. Họ cứng rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội, ít bị ràng buộc bởi con cái và gia đình. Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Hơn nữa, nam giới và nữ giới lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn với tính chất và mức độ khác nhau để 8 tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội. Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế, từ điều kiện và cơ hội được học tập, tiếp cận việc làm và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối với mỗi giới cũng khác nhau. 2.1.3. Nhu cầu, lợi ích giới và bình đẳng giới Nhu cầu giới (còn gọi là nhu cầu thực tế): là những nhu cầu xuất phát từ công việc và hoạt động hiện tại của phụ nữ và nam giới. Nếu những nhu cầu này được đáp ứng thì sẽ giúp cho họ làm tốt vai trò sẵn có của mình (Trần Thị Vân Anh, 2003) Nhu cầu giới thực tế là những nhu cầu được hình thành từ những điều kiện cụ thể mà phụ nữ trải qua. Chúng nảy sinh từ những vị trí của họ trong phân công lao động theo giới, cùng với lợi ích giới thực tế của họ là sự tồn tại của con người. Khác với nhu cầu chiến lược, chúng được chính phụ nữ đưa ra từ vị trí của họ chứ không phải qua can thiệp từ bên ngoài. Vì vậy, nhu cầu giới thực tế thường là sự hưởng ứng đối với sự cần thiết được nhận thức ngay do phụ nữ xác định trong hoàn cảnh cụ thể. Lợi ích giới (còn gọi là nhu cầu chiến lược): là những nhu cầu của phụ nữ và nam giới xuất phát từ sự chênh lệch về địa vị xã hội của họ. Những lợi ích này khi được đáp ứng sẽ thay đổi vị thế của phụ nữ và nam giới theo hướng bình đẳng (Trần Thị Vân Anh, 2003) Bình đẳng giới: nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng (Trần Thị Vân Anh, 2003) Nam giới và phụ nữ được bình đẳng về: - Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng. - Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triển. - Quyền tự do và chất lượng cuộc sống. 9 2.1.4. Vai trò của giới - Vai trò sản xuất: được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội. - Vai trò tái sản xuất sức lao động: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động. Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học, mà còn cả việc chăm lo, duy trì, phát triển lực lượng lao động cho hiện tại và tương lai như: nuôi dạy con cái, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình, làm công việc nội trợ…vai trò này hầu như của người phụ nữ. - Vai trò cộng đồng: thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mức cộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhu cầu, mục tiêu chung của cộng đồng. 2.2. Nguồn nhân lực nữ và những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Quan niệm về nguồn lực con người Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân lực là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố có sự liên hệ biện chứng với nhau, đó là thể lực, trí lực, tâm lực. Nguồn nhân lực được hiểu là nơi phát sinh, nơi cung cấp sức của con người trên đầy đủ các phương diện cho lao động sản xuất. ″Nguồn lực con người" hay ″nguồn nhân lực" là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng