Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhật bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng mê công mở rộng...

Tài liệu Vai trò của nhật bản trong hợp tác kinh tế tiểu vùng mê công mở rộng

.PDF
169
373
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- Nguyễn Ngọc Hà VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội, 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- Nguyễn Ngọc Hà VAI TRÒ CỦA NHẬT BẢN TRONG HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG Chuyên ngành: KTTG&QHKTQT Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN DUY DŨNG Hà Nội, 2011 MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ..................................................... i Danh mục các bảng ................................................................................ iii Danh mục các hình vẽ, đồ thị .................................................................. v MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và quan điểm của Nhật Bản ........................... 7 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 7 1.1.1. Hợp tác & hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh mới .................. 7 1.1.2. Lý thuyết “Đàn nhạn bay” của Akamatsu ........................................ 11 1.1.3. Lý thuyết “Chu kỳ rượt đuổi sản phẩm” của Kojima Kiyoshi .......... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................... 20 1.2.1. Sự cần thiết của việc ra đời và phát triển GMS ................................ 20 1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế mới .................................................................... 20 1.2.1.2. Vai trò của GMS đối với các nước thành viên .............................. 25 1.2.1.3. Tác động của GMS trong tiến trình liên kết khu vực Đông Á ....... 31 1.2.2. Quan điểm và chính sách của Nhật Bản trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng ........................................................................................... 33 1.2.2.1. Lợi ích của Nhật Bản .................................................................... 33 1.2.2.2. Chính sách của Nhật Bản .............................................................. 36 1.2.2.3. Định hướng chung trong hợp tác giữa Nhật Bản và GMS ............. 39 1.2.3. Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng: thành tựu và hạn chế 39 1.2.3.1. Thành tựu trong hợp tác GMS ...................................................... 40 1.2.3.2. Hạn chế trong hợp tác GMS ......................................................... 43 Chương 2. Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác song phương và với toàn bộ Tiểu vùng Mê Công mở rộng ............................................................ 45 2.1. Hỗ trợ xây dựng chiến lược và chính sách phát triển GMS ............. 45 2.1.1. Chiến lược phát triển chung của GMS ............................................. 45 2.1.2. Hỗ trợ cải cách luật pháp ................................................................. 48 2.2. Hỗ trợ nguồn vốn phát triển GMS .................................................... 53 2.2.1. Cung cấp ODA song phương cho các thành viên GMS ................... 53 2.2.1.1. Việt Nam ...................................................................................... 54 2.2.1.2. Campuchia .................................................................................... 55 2.2.1.3. Lào ............................................................................................... 57 2.2.1.4. Myanmar ...................................................................................... 59 2.2.1.5. Thái Lan ....................................................................................... 60 2.2.2. Đồng tài chính trong các dự án ADB – GMS................................... 61 2.2.2.1. GMS – ADB ................................................................................. 61 2.2.2.2. Hỗ trợ của Nhật Bản đối với GMS ................................................ 63 2.2.3. Những lĩnh vực chủ yếu được coi trọng ........................................... 66 2.2.3.1. Liên kết vùng ................................................................................ 66 2.2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 70 2.2.3.3. Bảo vệ môi trường ........................................................................ 74 2.3. Thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế trong GMS ............................. 76 2.3.1. Trao đổi thương mại ........................................................................ 76 2.3.2. Đầu tư.............................................................................................. 80 2.3.3. Du lịch ............................................................................................. 85 2.4. Đánh giá chung về hoạt động hỗ trợ của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế GMS ...................................................................................................... 89 2.4.1. Rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế giữa các thành viên trong GMS với các nước khác trong ASEAN .............................................................. 90 2.4.2. Tăng khả năng duy trì phát triển bền vững cho các nước GMS ........ 94 Chương 3. Triển vọng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế Nhật Bản với Tiểu vùng Mê Công mở rộng ....................................... 96 3.1. Triển vọng hợp tác của Nhật Bản với GMS ...................................... 96 3.1.1. Định hướng hợp tác giữa Nhật Bản và các nước GMS .................... 96 3.1.1.1. Định hướng của Nhật Bản trong hợp tác với GMS ....................... 96 3.1.1.2. Quan điểm của các thành viên GMS trong hợp tác với Nhật Bản . 101 3.1.2. Triển vọng trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng ................... 101 3.1.3. Dự báo triển vọng hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và GMS .............. 106 3.1.3.1. Các yếu tố tác động ...................................................................... 106 3.1.3.2. Sự hoàn thiện thể chế GMS và hợp tác Nhật Bản – GMS ............. 110 3.2. Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Nhật Bản và GMS .................................................................................................................. .111 3.2.1. Nâng cao tính liên kết, phối hợp, đồng bộ trong định hướng, triển khai giữa các nước GMS ................................................................................... 111 3.2.2. Tăng tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn tài chính từ Nhật Bản . 112 3.2.3. Tích cực thực hiện đúng lộ trình cam kết thương mại giữa Nhật Bản và các nước GMS........................................................................................... 114 3.2.4. Khuyến khích thu hút đầu tư các Tập đoàn lớn của Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghệ cao .............................................................................. 115 3.3. Các gợi mở chính sách cho Việt Nam trong đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản phạm vi GMS .............................................. 117 3.3.1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trong hợp tác Nhật Bản – GMS 117 3.3.1.1. Cơ hội ........................................................................................... 117 3.3.1.2. Thách thức .................................................................................... 119 3.3.2. Vị trí của Việt Nam trong quan hệ hợp tác Nhật Bản – GMS .......... 121 3.3.2.1. Vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế trong khu vực .......................... 121 3.3.2.2. Quan hệ hợp tác Việt Nam và Nhật Bản ngày càng tốt đẹp ........... 125 3.3.3. Các gợi mở cho Việt Nam ............................................................... 128 KẾT LUẬN .............................................................................................. 133 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ....................................... 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 136 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3 CBTA 4 CLMV Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam 5 EU Liên minh Châu Âu 6 EWEC Hành lang kinh tế Đông Tây 7 FTA Hiệp định tự do hoá thương mại 8 GMS Tiểu vùng Mê Công mở rộng 9 JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản 10 JETRO Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản 11 JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Hiệp định khung về tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hoá i STT KÝ HIỆU 12 IMF 13 TTF 14 UNESCAP 15 WB NGUYÊN NGHĨA Quỹ tiền tệ quốc tế Kế hoạch hành động tạo thuận lợi cho vận tải và thương mại Uỷ ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc Ngân hàng thế giới ii DANH MỤC CÁC BẢNG NỘI DUNG STT TÊN 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 9 Bảng 2.9 Các dự án thực hiện bằng nguồn vốn của Nhật 67 10 Bảng 2.10 Khách du lịch Nhật Bản tới GMS 87 11 Bảng 2.11 ODA Nhật Bản vào Campuchia giai đoạn 2004 - 2008 Những mục tiêu và vấn đề chính trong viện trợ của Nhật cho Lào ODA Nhật Bản cho Lào giai đoạn 2004-2008 ODA Nhật Bản cho Myanmar giai đoạn 2004 - 2008 ODA Nhật Bản cho Thái Lan giai đoạn 2004 - 2008 Nguồn vốn phân bổ cho các lĩnh vực hợp tác Phân bổ vốn theo nhà tài trợ đối với các dự án cho vay Đồng tài trợ cho các dự án hỗ trợ kỹ thuật trong GMS, giai đoạn 1992 - 2009 Tỷ trọng của thương mại trong GDP năm 1990 - 2009 iii TRANG 56 57 58 59 60 63 64 65 92 STT TÊN 12 Bảng 2.12 13 Bảng 3.1 NỘI DUNG Chỉ số tự do kinh tế của các nước ASEAN năm 2011 Hỗ trợ hợp tác phát triển của Nhật Bản cho GMS trong các lĩnh vực iv TRANG 93 100 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ NỘI DUNG STT TÊN 1 Hình 1.1 2 Hình 1.2 3 Hình 1.3 Các giai đoạn phát triển của mô hình CPC 4 Hình 1.4 5 Hình 1.5 Khía cạnh nội bộ ngành của mô hình “Đàn nhạn bay” Khía cạnh liên ngành và quốc tế của mô hình “Đàn nhạn bay” Thương mại của ASEAN giai đoạn 1990 2009 Thương mại nội vùng của các nước GMS giai đoạn 1992 - 2008 TRANG 12 14 17 32 40 Vốn Quỹ phát triển Châu Á (ADF) và Vốn 6 Hình 2.1 vay thông thường (OCR) trong hợp tác GMS, 62 phân theo quốc gia, giai đoạn 1992 - 2009 Tỷ trọng kim ngạch của các đối tác thương 7 Hình 2.2 8 Hình 2.3 Xuất khẩu của Nhật Bản tới các nước CLMV 78 9 Hình 2.4 Nhập khẩu của Nhật Bản từ các nước CLMV 79 10 Hình 2.5 11 Hình 3.1 Hành lang kinh tế phía Nam mại chính của Nhật Bản Du lịch quốc tế đến GMS giai đoạn 2000 2009 v 77 86 105 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) là một vùng lãnh thổ rộng lớn với diện tích khoảng 2,6 triệu km2, dân số hơn 300 triệu người, gồm 5 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là tính tương đồng trong văn hoá, GMS chính là khu vực hội tụ đầy đủ các yếu tố tiềm năng để hợp tác cùng phát triển. Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế, khu vực, Sáng kiến Hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng đã chính thức được khởi xướng vào năm 1992 bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB, nhằm xây dựng nên một tiểu vùng thịnh vượng, hội nhập thành công và đoàn kết. Cho đến nay, hợp tác GMS đã, đang ngày một phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực bao gồm: (i) Giao thông vận tải; (ii) Năng lượng; (iii) Môi trường; (iv) Du lịch; (v) Bưu chính viễn thông; (vi) Thương mại; (vii) Đầu tư; (viii) Phát triển nguồn nhân lực; (ix) Nông nghiệp và phát triển nông thôn;… Với vị trí chiến lược và vai trò to lớn trong hợp tác và phát triển khu vực, GMS nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức quốc tế như ADB, WB, IMF, UNESCAP… và nhiều nước trên toàn thế giới như Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, các nước Bắc Âu…. Điều này được thể hiện rất rõ qua các số liệu về sự huy động vốn vào Hợp tác GMS trong 18 năm qua: đạt gần 200 dự án hợp tác kỹ thuật được triển khai với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 223 triệu USD và 47 dự án cho vay với tổng vốn là gần 11 tỷ USD. Một trong những đối tác có ảnh hưởng rất lớn ngay từ khi khởi động Hợp tác GMS đó chính là Nhật Bản. Bởi lẽ, Nhật Bản không chỉ dừng lại trong 1 việc thúc đấy quan hệ hợp tác kinh tế như thương mại, đầu tư, du lịch... song phương mà còn đóng vai trò “thủ lĩnh” trong hợp tác đa phương. Đặc biệt, sự hỗ trợ của Nhật Bản về vốn, đào tạo nhân lực và các sáng kiến hợp tác khu vực đã góp phần quan trọng cho việc phát triển hợp tác GMS trước đây, hiện nay và trong thời gian tới. Với mục tiêu làm rõ hoạt động của GMS, nhất là vai trò của Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác GMS và đưa ra các khuyến nghị, gợi mở chính sách nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của Nhật Bản một cách có hiệu quả, tôi đã chọn đề tài “Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng” cho luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Sáng kiến Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng chính thức được khởi xướng vào năm 1992 và cho đến nay được đánh giá là một trong những dự án hợp tác khu vực đạt được nhiều thành công. Sự ra đời và phát triển của GMS đã nhận được sự quan tâm không chỉ dừng lại ở các cấp lãnh đạo của các nước trong vùng, các đối tác lớn của khu vực và thế giới mà còn của các nhà nghiên cứu, các học giả trong và ngoài nước. Có rất công trình nghiên cứu ở nước ngoài về GMS, từ nghiên cứu tổng thể đến nghiên cứu từng lĩnh vực hợp tác và các dự án then chốt trong nhiệm vụ kết nối GMS. “Trade Facilitation Handbook for the Greater Mekong Subregion” của UNESCAP năm 2002, “Sustainale development strategies in the Greater Mekong Subregion: Status, Needs and Directions” Cielito F.Habito và Ella S.Antonio nghiên cứu vào năm 2007, “Energy sector in the Greater Mekong Subregion” do ADB phát hành năm 2008, đã làm rõ những tiềm năng, cơ hội và nội dung hợp tác trong khu vực, đồng thời gợi ý các định hướng, chính sách thúc đẩy phát triển hợp tác trong các lĩnh vực đó trong tổng thể hợp tác kinh tế GMS. Nghiên cứu về vai trò của chính sách thương mại và 2 đầu tư vào khai thác công nghệ thông tin và truyền thông cho sự phát triển của tiểu vùng GMS là nghiên cứu của ESCAPE năm 2004 “Trade and investment policies for the development of the information and communication technology sector of the Greater Mekong Subregion”. “Border area development in the GMS: Turning the periphery into the center of growth” năm 2009 của Toshihiro Kudo thuộc Viện Kinh tế phát triển Nhật Bản nghiên cứu về vai trò, vị trí, ý nghĩa kinh tế của khu vực biên giới và các khu công nghiệp đặc biệt. “Strategy and action plan for the Greater Mekong Subregion East – West economic corridor” do ADB phát hành năm 2010 nghiên cứu về tầm quan trọng và giá trị kinh tế - xã hội khi Hành lang kinh tế Đông – Tây được hoàn thành và sự thay đổi trong các chiến lược và kế hoạch hành động qua hai giai đoạn từ khi bắt đầu sáng kiến đến năm 1998 – 2001, 2001 – 2008 và triển vọng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đóng góp rất nhiều sáng kiến có giá trị thông qua các buổi hội thảo quốc tế về GMS như: Hội thảo quốc tế do ADB tổ chức tại Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc… Trên phương diện nghiên cứu về các thành tố tạo nên sự gắn kết hợp tác kinh tế giữa các nước GMS và đi sâu vào các nội dung hợp tác cụ thể, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thu được nhiều kết quả có giá trị, thể hiện qua các công trình như: Đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu Thương mại, Bộ Thương mại năm 2005 “Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại của Việt Nam với các nước Tiểu vùng Mê Công” nghiên cứu chủ yếu về lĩnh vực thương mại GMS. “Hợp tác GMS trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng các hành lang kinh tế: Trường hợp hành lang kinh tế Đông Tây và Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” của TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, nghiên cứu tập trung vào hai hành lang kinh tế quan trọng của Hợp tác kinh tế GMS. “Trung Quốc với việc tham gia Hợp tác Tiểu Vùng Mê Công mở rộng” của 3 PGS TS. Đỗ Tiến Sâm chủ yếu đề cập tới quá trình tham gia và vai trò của Trung Quốc vào hợp tác kinh tế GMS. Ngoài ra, còn có các báo, tạp chí, tài liệu, tham luận của Hội thảo về Hành lang kinh tế Côn Minh – Hải Phòng tại Lào Cai năm 2005, Hội thảo trong nước về GMS và hành lang kinh tế Đông – Tây tại Đà Nẵng 2008, Hội thảo khoa học quốc tế “Nhật Bản và các nước Tiểu vùng Mê Công – Mối quan hệ lịch sử” tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010… đã bàn luận khá nhiều về chủ đề này. Về nghiên cứu tổng thể GMS, một số công trình tiêu biểu như: Nguyễn Trần Quế với cuốn sách “Hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công mở rộng – Hiện tại và tương lai” xuất bản năm 2007. Luận án Tiến sĩ của Hoàng Viết Khang “Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, Định hướng và Giải pháp” năm 2009, xem xét một cách toàn diện về Hợp tác kinh tế GMS, xác định rõ định hướng và đưa ra các giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS đồng thời gợi mở một số chính sách cho Việt Nam nói riêng; và những tài liệu được cung cấp trong buổi Hội thảo “GMS: Những vấn đề cần nghiên cứu và hợp tác” tại Hội An, tháng 9/2004. Mặc dù hợp tác GMS đã được quan tâm và đầu tư nghiên cứu từ tổng thể đến từng nội dung trong hợp tác kinh tế, thậm chí đề cập đến cả vai trò của một số nước trong hợp tác GMS, song cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về vai trò của Nhật Bản trong việc hỗ trợ phát triển hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng trong khi Nhật Bản đã và đang là đối tác lớn, hỗ trợ tích cực để phát triển khu vực này. Vì thế, việc đi sâu tìm hiểu phân tích nội dung này là hết sức cần thiết, không chỉ ở khía cạnh lý luận hợp tác tiểu vùng mà còn có ý nghĩa thực tiễn đối với các nước, nhất là với Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: 4 Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích và đánh giá vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các thành viên trong GMS, và gợi ý cho Việt Nam từ nay đến 2022. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn có những nhiệm vụ cụ thể nghiên cứu như sau: - Làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn về hợp tác tiểu vùng nói chung, GMS nói riêng. - Phân tích thực trạng hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và các thành viên trong GMS từ năm 1992 cho đến nay và đánh giá vai trò của Nhật Bản. - Dự báo triển vọng phát triển về sự hợp tác giữa Nhật Bản và GMS đến năm 2022 và nêu lên các khuyến nghị nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế GMS nói chung, Việt Nam nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quan điểm, chính sách và thực trạng và vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực trạng hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản trong sự hỗ trợ, đẩy mạnh phát triển hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng trong giai đoạn từ năm 1992 cho đến nay. Bên cạnh đó, các chính sách và tác động của các lĩnh vực khác như chính trị, an ninh... sẽ được đề cập ở những mức độ cần thiết để làm rõ vai trò của Nhật Bản trong hợp tác GMS. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, phương pháp liên ngành khoa học xã hội. Các tư liệu và dữ liệu sử dụng cho luận văn chủ yếu là những tư liệu 5 của các ấn phẩm đã được công bố, cũng như các bài tham luận trong các cuộc hội thảo về GMS. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn có những đóng góp cụ thể như sau: - Góp phần hệ thống hoá một số nội dung lý luận và thực tiễn về hợp tác khu vực, đồng thời làm rõ các quan điểm, chính sách và vai trò của Nhật Bản trong hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng. - Nêu lên các khuyến nghị nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Nhật Bản và các nước thành viên của GMS hiện nay và trong thời gian tới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và quan điểm của Nhật Bản Chƣơng 2. Vai trò của Nhật Bản trong hợp tác song phƣơng và với toàn bộ Tiểu vùng Mê Công mở rộng Chƣơng 3. Triển vọng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác kinh tế Nhật Bản và Tiểu vùng Mê Công mở rộng 6 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC KINH TẾ TIỂU VÙNG MÊ CÔNG MỞ RỘNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NHẬT BẢN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Hợp tác & hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh mới Hợp tác kinh tế khu vực là quá trình mà hai hay nhiều nước theo đuổi mục đích chung hoặc mục tiêu phát triển chung thông qua các hoạt động chung, phối hợp và đồng bộ. Hợp tác kinh tế khu vực nói chung bao gồm các hoạt động hợp tác theo từng nội dung cụ thể với các chương trình và dự án hợp tác kinh tế trong vùng. Chương trình hợp tác kinh tế khu vực hoặc khung khổ hợp tác kinh tế khu vực là tập hợp các tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược và các nguyên tắc định hướng cho các hành vi và hoạt động của các quốc gia tham gia chương trình hoặc khung khổ hợp tác đó. Dự án hợp tác kinh tế khu vực là dự án bao gồm hai hay nhiều quốc gia mong muốn thực hiện nhằm đạt được mục đích phát triển chung thông qua các hoạt động chung hoặc cùng phối hợp vì mục tiêu, kết quả chung. Hội nhập kinh tế khu vực là quá trình các nước trong khu vực thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế, thực hiện thuận lợi hoá thương mại, đầu tư; các nền kinh tế khu vực được kết nối với nhau một cách chặt chẽ thông qua việc di chuyển các nguồn lực. Hội nhập kinh tế khu vực được dẫn dắt bởi thị trường (thị trường lớn hơn và trao đổi nhiều hơn, tăng cường thương mại có thể không cần đến thỏa thuận thương mại) và được dẫn dắt bởi chính sách thông qua các thỏa thuận hợp tác như AFTA, ASEAN+, FTA (các nước đồng ý dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hoá và dịch vụ…). 7 Hội nhập kinh tế quốc tế là sự kết nối các nền kinh tế khác nhau, với nhiều đặc trưng khác nhau, hình thành từng bước hệ thống kinh tế liên kết quốc gia với mức độ khác nhau. Đó là quá trình gắn nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa ở các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương. Như vậy, thực chất của hội nhập là chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hội nhập kinh tế quốc tế thường có hai nội dung chính: Một là, ký kết và tham gia các định chế và các tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó các thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam kết đối với từng thành viên của các định chế, tổ chức đó. Hai là, tiến hành những cải cách ở trong từng nước để có thể thực hiện các quy định, cam kết quốc tế về hội nhập kinh tế như mở cửa thị trường, giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình mở cửa và tự do hoá kinh tế, cải cách hệ thống doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng đòi hỏi của quá trình hội nhập, xây dựng các thể chế tương thích. Trường phái lý thuyết thể chế, xem hội nhập như là một quá trình hướng tới và sản phẩm cuối cùng là sự thống nhất về chính trị giữa các quốc gia riêng lẻ. Chủ nghĩa liên bang quan niệm hội nhập là một sản phẩm cuối cùng hơn là một quá trình. Sản phẩm đó là sự hình thành một nhà nước liên bang, siêu quốc gia. Những người theo quan điểm này thường chú ý đến khía cạnh pháp luật, thể chế. Chẳng hạn, theo Joshua S. Goldstain, hội nhập quốc tế là một quá trình theo đó các thể chế siêu quốc tế sẽ dần thay thế cho các thể chế quốc gia, tức là chuyển dần dần chủ quyền quốc gia sang cho các thể chế khu vực hoặc toàn cầu. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất