Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo...

Tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng tại trường giáo dưỡng số 2 – yên mô – ninh bình

.PDF
107
513
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================== BÙI THANH BÌNH VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 – NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công tác xã hội Hà nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ======================== BÙI THANH BÌNH VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO HỌC SINH TRƢỜNG GIÁO DƢỠNG SỐ 2 – NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số : 60900101 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Hoàng Thu Hương Hà nội - 2014 LỜI CÁM ƠN Tôi xin trân trọng cám ơn PGS,TS. Hoàng Thu Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề: “Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng sô 2 – Ninh Bình”. Nhờ sự quan tâm, động viên của cô, tôi đã hoàn thành luận này. Xin cảm ơn sự hỗ trợ quý báu về tinh thần của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên thực hiện: Bùi Thanh Bình Lớp: Cao học Công tác xã hội 2011 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Tổng quan nghiên cứu................................................................................ 3 3. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................. 7 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 7 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 8 6. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ............................................................... 8 7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 9 PHẦN 2. NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................... 11 Chƣơng 1. Cở sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu ...................................... 11 1. Các khái niệm công cụ ........................................................................... 11 1.1. Trẻ em, Trẻ em vi phạm pháp luật ..................................................... 11 1.2. Công tác xã hội .................................................................................. 14 1.3. Nhân viên công tác xã hội, Vai trò, Vai trò của Nhân viên công tác xã hội ......................................................................................................... 15 1.4. Trường giáo dưỡng ............................................................................ 17 1.5. Học sinh trường giáo dưỡng.............................................................. 18 1.6. Nghề nghiệp, chuyên môn, việc làm ................................................ 18 2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 21 2.1. Thuyết hệ thống sinh thái ................................................................... 21 2.2. Thuyết nhu cầu của Maslow ............................................................. 22 2.3. Lý thuyết vai trò ................................................................................. 23 3. Mô ̣t số chính sách, quan điể m về bồ i dƣỡng nguồ n nhân lƣ̣c và hoạt động hƣớng nghiệp, dạy nghề .......................................................... 24 3.1. Quan điểm của Bộ Công an về việc hướng nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho học sinh các trường giáo dưỡng ............................................ 24 3.2. Yêu cầu của công tác định hướng và giáo dục nghề nghiệp nói chung và cho học sinh giáo dưỡng nói riêng ............................................ 26 4 . Đặc điểm địa bàn nghiên cứu............................................................... 28 Chƣơng 2: Hoạt động dạy nghề cho học sinh trƣờng giáo dƣỡng số 2 .... 32 2.1. Khái quát chung về học sinh trường giáo dưỡng .................................. 32 2.1.1. Đặc điểm học sinh trường giáo dưỡng ............................................. 32 2.1.2. Đặc điểm học sinh đang theo học nghề tại trường giáo dưỡng số 2 .......37 2.1.3. Lý do được đưa vào trường giáo dưỡng của học sinh đang học nghề....41 2.2. Hoạt động dạy nghề của trường giáo dưỡng ......................................... 42 2.2.1. Định hướng lựa chọn nghề nghiệp đang học của học sinh giáo dưỡng ........................................................................................................ 42 2.2.2. Thành phần tham gia vào công tác định hướng nghề cho học sinh 44 2.2.3. Cơ cấu nghề học sinh trường giáo dưỡng số 2 đang theo học nghề ........................................................................................................... 46 2.3. Mức độ hứng thú đối với việc học nghề ............................................... 47 2.4. Tương tác giữa giáo viên và học sinh ................................................... 51 2.4.1. Sự hiểu biết của học sinh về giáo viên ............................................ 51 2.4.2. Sự hiểu biết của giáo viên về học sinh ............................................ 52 2.4.2.1. Biết về lý do vào trường của học sinh ..................................... 52 2.4.2.2. Đánh giá về năng lực học tập của học sinh ............................ 53 2.4.2.3. Giáo viên dạy nghề và học sinh trao đổi kiến thức ngoài giờ học ...... 55 2.4.2.4. Đánh giá của học sinh về mức độ quan tâm của giáo viên với học sinh ................................................................................................. 58 Chƣơng 3 : Nhân viên CTXH với nhu cầu hoạt động công tác xã hội trong trƣờng giáo dƣỡng .............................................................................. 61 3.1. Bàn luận vai trò nhân viên công tác xã hội trong công tác hỗ trơ ̣ hướng nghiê ̣p, dạy nghề ............................................................................... 61 3.1.1. Người quản lý/ tổ chức ................................................................... 63 3.1.2. Người giáo dục ............................................................................... 64 3.1.3 Người kết nối nguồn lực (người môi giới) ...................................... 65 3.1.4. Vai trò tham vấn ............................................................................. 66 3.2. Nhận diện những khó khăn trong quá trình học nghề của học sinh ..... 67 3.2.1. Đánh giá của học sinh về những khó khăn trong quá trình học nghề. .67 3.2.2. Năng lực của học sinh trường giáo dưỡng ..................................... 69 3.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy nghề ................................... 70 3.3. Nhu cầu hỗ trợ tham vấn tâm lý ở các trường giáo dưỡng ................... 74 3.4. Định hướng sau khi ra trường của học sinh giáo dưỡng....................... 78 Kế t luâ ̣n .......................................................................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Nghĩa CTXH Công tác xã hội NVCTXH Nhân viên công tác xã hội HS Học sinh IFSW Liên đoàn nhân viên công tác xã hội quốc tế PTCNN Phổ thông công – nông nghiệp 2 THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu hành vi vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện ở trường giáo dưỡng số 2 ............................................................ 34 Biểu đồ 2: Cơ cấu tuổi của người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng số 2 ............................................................................... 36 Biểu đồ 3: Hiện trạng gia đình của học sinh giáo dưỡng đang học nghề ... 39 Biểu đồ 4: Cơ cấu nghề học sinh giáo dưỡng kiếm sống trong thời gian trước khi vào trường .................................................................................... 40 Biểu đồ 5: Hành vi vi phạm pháp luật của học sinh giáo dưỡng ................ 42 Biểu đồ 6: Việc hướng hướng nghiệp dạy nghề ......................................... 43 Biểu đồ 7: Người đinh ̣ hướng nghề nghiê ̣p................................................. 44 Biểu đồ 8: Người đến thăm trong thời gian học sinh giáo dưỡng tại trường .... 45 Biểu đồ 9: Cơ cấu nghề ho ̣c sinh trường giáo dưỡng số 2 đang theo ho ̣c nghề46 Biểu đồ 10: Mức đô ̣ hứng thú ho ̣c nghề đố i với giờ ho ̣c lý thuyế t ............. 48 Biểu đồ 11: Mức đô ̣ hứng thú ho ̣c nghề đố i với giờ ho ̣c thực hành ........... 49 Biểu đồ 12: Mức độ ham thích học nghề .................................................... 50 Biểu đồ 13: Giáo viên dạy nghề đánh giá về năng lực của học sinh giáo dưỡng trong việc học nghề .......................................................................... 53 Biểu đồ 14: Phương pháp giảng da ̣y của giáo viên da ̣y nghề ..................... 54 Biểu đồ 15: Học sinh trao đổi kiến thức học nghề với thầy cô dạy nghề ngoài giờ hành chính ................................................................................... 56 Biểu đồ 16: Đánh giá của học sinh về mức độ nhiệt tình của thầy cô trong quá trình dạy nghề ....................................................................................... 57 Biểu đồ 17: Học sinh nhận được thông tin về nghề mình đang học từ giáo viên dạy nghề .............................................................................................. 58 Biểu đồ 18: Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh giáo dưỡng .............. 59 Biểu đồ 19: Đánh giá số lươ ̣ng trang thiế t bi phu ̣ ̣c vu ̣ nhu cầ u thực hành nghề hiê ̣n nay của trường giáo dưỡng ......................................................... 72 Biểu đồ 20: Đánh giá về chấ t lươ ̣ng cơ sở vâ ̣t chấ t dành cho hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c nghề của ho ̣c sinh trường giáo dưỡng ......................................................... 73 Biểu đồ 21: Dự định của học sinh trong các trường giáo dưỡng sau khi rời trường .......................................................................................................... 79 Biểu đồ 22: Thông tin để tim ̀ kiế m viê ̣c làm sau tố t nghiê ̣p ....................... 80 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Cơ cấu mẫu ...................................................................................... 9 Bảng 2: Hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên giai đoa ̣n(2002-2012).. 33 Bảng 3: Thống kê số lượng hành vi vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện qua các năm – Khảo sát tại trường giáo dưỡng số 2. .......... 35 Bảng 4: Trình độ học vấn của học sinh giáo dưỡng đang học nghề ........... 38 Bảng 5: Giáo viên dạy nghề là thầy cô giáo trong trường hay thầy cô/giáo được nhà trường mời về dạy nghề .............................................................. 51 Bảng 6: Mức độ quan tâm của thầy cô giáo dạy nghề biết lý do học sinh đưa vào trường giáo dưỡng ......................................................................... 52 Bảng 7: Những vấn đề khó khăn học sinh giáo dưỡng gặp phải trong quá trình học nghề .............................................................................................. 68 Bảng 8: Một số cảm xúc học sinh trường giáo dưỡng số 2 mô tả cảm xúc trong một tháng gần đây .............................................................................. 75 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Trong lịch sử xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phát triển nguồn nhân lực là nhân tố tiên quyết để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Việt Nam là nước thứ 3 trên thế giới ký Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1991; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Sắc lệnh công bố Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (sửa đổi năm 2004), đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để các thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. [14,tr.5]. Tuy nhiên, tình trạng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật.....chưa được quan tâm chăm sóc thường xuyên, các em bị lôi kéo vào những hành vi vi phạm pháp luật. Ngày 24/11/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2003/NĐ-CP về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Căn cứ vào quy định tại Nghị định 142, “đưa vào trường giáo dưỡng” là biện pháp xử lý hành chính do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Theo số liệu Tổng kết Công tác tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trong 10 năm (2002-2012) của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp - Bộ Công an , từ năm 2002 đến tháng 6/2012, các trường giáo dưỡng đã tiếp nhận 21.836 người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong đó có : 21.335 nam, chiếm 97,93%, và 501 nữ chiếm 2,07%). Về hành vi vi phạm pháp luật của các em ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong đời sống xã hội. Cụ thể là các hành vi trộm cắp chiếm 61,51%, gây rối trật tự công cộng 22,9%, cố ý gây thương tích 4,3%, cướp, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản 4,87%, hiếp dâm 2,13%, giết người 0,26%, 1 tập trung ở độ tuổi khi vào trường giáo dưỡng chủ yếu từ 15 đến dưới 18 tuổi (trên 80%). Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về hành vi vi phạm pháp luật xong chưa có nhiều nghiên cứu về việc định hướng nghề nghiệp, dạy nghề. Công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề cho đối tượng thanh niên, học sinh nói chung và đối tượng thanh thiếu niên vi phạm - pháp luật nói riêng đang tồn tại nhiều bất cập. Khó có thể xác định ai là người có vai trò chính yếu trong việc hướng nghiệp cho các em, bởi khoảng cách giữa các nhà tuyển dụng và các em còn tương đối xa vời. Nhà trường thường chỉ dừng lại ở việc dạy văn hóa cho các em, trong khi gia đình chủ yếu là nuôi các em ăn học, các bậc phụ huynh thường có tư tưởng “trăm sự nhờ các thầ y cô , nhà trường”. Do đó, dường như việc xác định nghề nghiệp trong tương lai cho các em chưa được quan tâm thích đáng và thông thường, người quyết định lại chính là các em – những chủ thể đang cần được tư vấn. Trong một thời gian dài, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho thanh niên, học sinh. Chính vì vậy, trong một chừng mực nào đó, vẫn có thể được chấp nhận do đây là những đối tượng lương thiện, họ không bị xã hội xa lánh, lên án nên khả năng họ có được việc làm là tương đối dễ dàng. Riêng đối với trẻ em sinh hoạt và học tập trong các trường giáo dưỡng, vốn đã bị “dán nhãn” là những đối tượng hư hỏng, sớm rơi vào vòng lao lý thì việc các em chọn học nghề gì, có thể tìm kiếm được việc làm, có thể hòa nhập với cuộc sống bên ngoài sau thời gian sống ở trường giáo dưỡng hay không,... càng cần được chú tâm hơn. Điều này không chỉ bởi đây là cách để giúp các em có thu nhập mà còn là biện pháp giúp các em khắc phục được những khó khăn nhằm tránh cho các em lặp lại sai lầm đã mắc phải. Trên thực tế công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh các trường giáo dưỡng vẫn đang là bài toán khó tìm ra lời giải trong thời gian ngắn. Theo điều 30 - Quy chế tổ chức, quản lý của trường giáo dưỡng thì kinh phí chi cho việc dạy - học nghề của mỗi học sinh hàng tháng tương đương với 5kg gạo tính theo giá thị trường của từng địa phương. Có nghĩa là mỗi tháng, mức “học phí” cho việc học nghề của các em chỉ chưa tới 40.000đ, cùng với đó là trang thiết bị 2 phục vụ cho việc học nghề còn nghèo nàn, lạc hậu,... Mặt khác, việc định hướng nghề nghiệp, dạy nghề ở các trường giáo dưỡng thời gian qua chưa thực sự sâu sát, chưa gắn liền với thị trường lao động và phần lớn dựa vào những quyết định mang tính cảm tính của chính các em. Hơn nữa, giữa việc định hướng nghề và đào tạo nghề còn là một khoảng cách xa bởi có thể nghề được các em lựa chọn thì nhà trường lại không có đủ thiết bị và cán bộ giảng dạy nên các em phải theo học nghề khác,... Hệ quả tất yếu của việc làm này là trẻ không được định hướng rõ nét về mục đích, con đường sống trong tương lai và khả năng tái phạm là khó tránh khỏi. Những nghiên cứu về công tác hướng nghiệp, đào ta ̣o da ̣y nghề đã được nhiều nhà khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu, song đối với đối tượng là học sinh trong các trường giáo dưỡng thì đây lại là vấn đề hết sức mới mẻ. Câu hỏi được đặt ra xoay quanh chủ đề này: Vai trò của nhân viên công tác xã hội có khả năng tham gia vào hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng như thế nào?.... Từ đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu nhằm tìm hiểu nguyên nhân và cung cấp những số liệu thực tế. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp về vai trò, chức năng của NVXH trong công tác định hướng nghề nghiệp, dạy nghề cho học sinh. Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề: “Vai trò Nhân viên CTXH trong hoạt động dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 – Ninh Bình” 2. Tổng quan nghiên cứu Có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề nghề nghiệp đã được giới khoa học xã hội quan tâm, mỗi một nghiên cứu lại có những hướng tiếp cận và phương pháp khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài xin được đề cập đến những công trình nghiên cứu tiêu biểu và đặc sắc về định hướng nghề nghiệp của một số nhà nghiên cứu. Phạm Tất Dong trong tác phẩm “Thực trạng và giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong trường THPT” do nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2003 đã nêu rõ, định hướng nghề nghiệp là hoạt động phải được quan tâm từ những năm cơ sở và cần phải được toàn xã hội chú trọng. 3 Phan Nguyễn Thái và Nguyễn Văn Buồm lại quan tâm trực tiếp đến vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả cũng đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên: “Phát huy vai trò xung kích của tổ chức Đoàn Thanh niên trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Đoàn Thanh niên cần phải được tạo điều kiện và chủ động tham gia với nhà nước hoàn thiện chính sách, thực hiện các hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên…”. Bùi Việt Phú trong nghiên cứu khoa học về vấn đề “Định hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóahiện đại hóa” đã quan tâm nhiều hơn đến xu hướng chung của thế giới và hoàn cảnh thực tế hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên, nhất là học sinh phổ thông ở Việt Nam. Tác giả đã tổng kết chương trình giáo dục hướng nghiệp ở nước ta cũng như một số nước trên thế giới trong thời gian qua. Qua đó chỉ ra những điểm khác biệt, điểm mới để tìm ra những giải pháp định hướng nghề nghiêp cho học sinh phổ thông trong những năm tới. Ông cho biết: “Nguyên nhân làm cho chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông yếu kém là vấn đề nhận thức của xã hội về công tác này. Mặt khác, nhà nước thiếu ngân sách, trong khi các trường THPT lại xem nhẹ và thờ ơ với hoạt động hướng nghiệp”. Nguyễn Văn Thanh (Học viện thanh thiếu niên Việt Nam) đã đề cập tới việc phát triển tài năng trẻ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo ông cần “có cơ chế, chính sách để phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng những thanh niên có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tập, hoạt động khoa học và công nghệ, lao động sản xuất, kinh doanh, quản lý, an ninh quốc phòng, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao trở thành những người tài năng. Tôn vinh và tạo điều kiện cho thanh niên tài năng phát triển và làm việc để phát triển khả năng đóng góp cho đất nước”. Như vậy, tác giả đã dành sự quan tâm đến một nhóm thanh niên đặc biệt - những thanh niên có tài năng - nhằm định hướng phát triển một cách tối ưu nhất cho tương lai của nhóm này. 4 Tác giả Nguyễn Đức Trí - một trong những nhà Giáo dục học có tên tuổi của nước ta, người đặc biệt quan tâm đến công tác định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, trong tác phẩm “Giáo dục nghề nghiệp - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” và tác phẩm “Cơ cấu lực lượng lao động, việc làm và giải pháp về giáo dục nghề nghiệp ở nước ta” đã đề cập đến kinh nghiệm giáo dục nghề nghiệp của các quốc gia trên thế giới và thực tế ở Việt Nam. Trong đó, ông đặc biệt quan tâm đến công tác hướng nghiệp cho lao động trẻ trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, lao động trí óc. Sự chuyển dịch này đặt ra yêu cầu cao đối với người lao động, yêu cầu họ có tay nghề, có trình độ. Và điều này liên quan mật thiết đến công tác hướng nghiệp cho thanh thiếu niên. Ông cũng đặt vấn đề về tính hiệu quả của công tác này, đồng thời đề xuất các giải pháp để tăng cường hoạt động định hướng nghề nghiệp cho người lao động, trong đó, cần chú trọng định hướng sớm và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo nhằm tạo sức hút của các cơ sở đào tạo nghề đối với người lao động. Căn cứ vào báo cáo số 1413/UNVĐXH 13 ngày 18 tháng 12 năm 2012 về viê ̣c ý kiế n về tiǹ h hiǹ h thực hiê ̣n nhi ệm vụ kinh tế xã hội , ngân sách nhà nước và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội , dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 (lĩnh vực LĐTBXH , y tế và dân số ) đã đề câ ̣p về chỉ tiêu lao đô ̣ng qua đào ta ̣o . Quố c hô ̣i giao chỉ tiêu l ao đô ̣ng qua đào ta ̣o đa ̣t 4,6% (không giao chỉ tiêu đào tạo nghề). Qua giám sát của Ủy ban cho rằ ng viê ̣c đề ra chỉ tiêu đế n năm 2015, tỷ lệ lao đô ̣ng qua đào ta ̣o là 55% và đào tạo nghề là 40%, đến năm 2020 tỷ lệ lần lượt là 70% và 55% sẽ đòi hỏi nâng dân tỉ lệ dạy nghề và nâng dần tỉ lệ lực lượng lao đô ̣ng có triǹ h đô ̣ chuyên môn kỹ thuâ ̣t nâng cao theo từng năm . Tuy nhiên, viê ̣c phát triển quá nhanh quá nhiều các cơ sở đào tạo , nhưng chấ t lươ ̣ng c òn hạn chế làm cho cơ cấu lực lượng lao động hiện vẫn đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề cao, trong khi lao đô ̣ng qua đào ta ̣o mới chỉ đa ̣t 30%. Tổ chức Plan là mô ̣t tổ chức phi chính phủ quố c tế đã phố i hơ ̣p với Tổ ng cục VIII (trước đây là V 26) thuộc Bộ Công An và các trường giáo dưỡng tiế n 5 hành dự án “Ngăn ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng” hỗ trợ học sinh các trường giáo dưỡng được thực hiê ̣n từ năm 2008 đến 2010. Một trong đó các hoạt động quan trọng nhất của dự án chính là hoa ̣t đô ̣ng da ̣y nghề nhằ m mang la ̣i cho ho ̣c sinh trường giáo dưỡng mô ̣t điể m tựa vững chắ c dựa trên chiń h sự cố gắ ng , nỗ lực của các em . Đây cũng chính là hoạt động được đầu tư nhiều thời gian và kinh phí của toàn dự án . Nế u như hoa ̣t đô ̣ng da ̣y nghề trước đây phầ n lớn đươ ̣c thực hiê ̣n theo hin ̀ h thức tự phát , chưa có sự nố i kế t gắ n bó giữa nhà trường – học sinh – thị trường trong việc đào tạo ngành nghề phù hợp , thì nay với sự hỗ trợ của dự án , hoạt động dạy nghề được thay đổ i đáng kể thông qua hin ̀ h thức da ̣y nghề gắ n liề n với thi ̣trường . Hoạt đô ̣ng da ̣y nghề theo đinh ̣ hướng thi ̣ trường đươ ̣c thực hiê ̣n với quy trình khép kín qua từng bước cu ̣ thể nhằ m mang đế n ngành nghề phù hơ ̣p với nhu cầ u , trình độ học sinh đồng thời gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động . Trong 3 năm với nỗ lực của d ự án, tinh thầ n trách nhiê ̣m và sự tâ ̣n tu ̣y của các thầ y cô , cán bộ nhà trường hoạt động dạy nghề tại các trường giáo dưỡng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận . Dự án đã hỗ trơ ̣ cho 727 học sinh/04 trường giáo dưỡ ng ho ̣c nghề với kinh phí : 3.900.000VNĐ/HS, hỗ trơ ̣ đào ta ̣o giáo viên nhà trường để trở thành giảng viên dạy nghề , đào ta ̣o da ̣y nghề nâng cao cho 7 cán bộ giáo viên làm công tác dạy nghề , cung cấ p trang thiế t bi ̣và cải thiê ̣n cở sở vâ ̣t chấ t khu da ̣y nghề . Hiê ̣n nay, mô ̣t số doanh nghiê ̣p như Thanh Bin ̀ h ở Đồ ng Nai , Xuân Thành ở Ninh Bình, Minh Hay ở Khánh Hòa , trung tâm da ̣y nghề Labs của tổ chức Plan đã cam kế t tiế p tu ̣c nhâ ̣n ho ̣c sinh trường giáo dưỡn g và kế t quả có 59,1% số ho ̣c sinh đươ ̣c khảo sát có viê ̣ c làm và thu nhâ ̣p bin ̀ h quân đồ ng/tháng, số ho ̣c sinh đang ho ̣c nghề tiế p theo chiế m tỉ lê ̣ mới ra trường , tuổ i còn nhỏ đang ho ̣c văn hó từ 1,2 -1,5 triê ̣u 10,6% số ho ̣c sinh a hoă ̣c chưa tim ̀ đươ ̣c viê ̣c làm chiế m 30,3%. Từ kế t quả khảo sát và tình hình thực tế của các em ho ̣c nghề sau khi ra trường và làm theo nghề đã ho ̣c , dự án đã hỗ trơ ̣ 3 em mở cửa hàng riêng : 1 em mở tiê ̣m hớt tóc ta ̣i Đồ n g Nai, 1 em mở tiê ̣m hớt tóc ở Bà Riạ – Vũng Tàu, 1 em mở tiê ̣m sửa chữa xe máy ta ̣i Đồ ng Nai . 6 Có thể nhận thấy có khá nhiều tác giả , đầu sách, dự án… nói về công tác hướng nghiệp , dạy nghề song những công trình nghiên cứu về công tác hướn g nghiệp, dạy nghề cho diện đối tượng đặc biệt - những học sinh trong các trường giáo dưỡng thuộc Bộ Công an hiện nay vẫn còn thiế u cũng như còn vắng bóng nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của người làm việc công tác xã hội tại đây. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Vai trò của Nhân viên CTXH trong hoạt động dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình” muốn góp thêm một cái nhìn mới về vai trò của những người làm hoạt động công tác xã hội tại trại giáo dưỡng nhằm giúp học sinh giáo dưỡng vượt qua khó khăn trong thời gian ở trường. 3. Ý nghĩa của nghiên cứu 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết hợp giữa ứng dụng lý thuyết với các kĩ năng, phương pháp của công tác xã hội vào thực tiễn để kiếm chứng tính đúng đắn của lý thuyết, cũng như chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực hành. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích hoạt động định hướng nghề nghiệp , dạy nghề ; mối quan hệ giữa hướng nghiệp và dạy nghề cho học sinh tại trường giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình. - Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hướng tới việc làm sáng tỏ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Mô tả thực trạng hoạt động dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình. 7 - Đánh giá khả năng tham gia của nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng như thế nào? - Vai trò của nhân viên CTXH có thể tham gia như thế nào trong việc hỗ trợ hoạt động dạy nghề cho học sinh trường giáo dưỡng ?. 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề ở trường giáo dưỡng đã được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho học sinh nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ học vấn của học sinh…..Vì vậy, việc thúc đẩy khả năng tham gia của nhân viên CTXH trong công tác hướng nghiệp dạy nghề ở trường giáo dưỡng có thể là một giải pháp hữu hiệu. 6. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu 6.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động dạy nghề cho hoạt động dạy nghề cho học sinh giáo dưỡng số 2 – Ninh Bình. 6.2. Khách thể nghiên cứu Cán bộ , người quản lý , giáo viên , học sinh trường giáo dưỡng số 2–Ninh Bình. 6.3. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài nghiên cứu được triển khai trong khoảng thời gian 02/2013 – 10/2013. Về không gian: Trường Giáo dưỡng số 02- Ninh Bình. Về nội dung nghiên cứu: Hiện nay, Việt Nam chưa chưa có NVCTXH trong trường giáo dưỡng, trong nghiên cứu này chúng tôi coi cán bộ, người quản lý, giáo viên trong trường giáo dưỡng được xem như là một NVCTXH. 8 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Trưng cầu ý kiến: Là phương pháp định lương, chúng tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hóa với 31 câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ người trả lời. Trong cuộc phỏng vấn này, chúng tôi phát ra 250 bảng hỏi thu về được 196 bảng hỏi với 196 mẫu nghiên cứu được lựa chọn đối với học sinh đang học nghề với cơ cấu mẫu như sau: Bảng 1: Cơ cấu mẫu Tần suất (ngƣời) Tần suất (%) 190 96,9% Nữ 6 3,1% Từ 15 đến 16 tuổi 82 41,8% Trên 16 tuổi 114 58,2% Nơi cư trú (trước Thành thị 154 78,6% khi vào trường) 42 21,4% Giới tính Tuổi Nam Nông thôn Những số liệu thu thập được từ phiếu hỏi sẽ được xử lý trên chương trình SPSS 16.0. 7.2. Phỏng vấn sâu: Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập thông tin định tính bổ trợ và minh họa cho kết quả định lượng. Phương pháp này giúp cho chúng tôi có những lý giải sâu hơn về vấn đề nghiên cứu. Đối tượng được phỏng vấn: Học sinh đang học nghề, cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Nội dung phỏng vấn liến quan đến các vấn đề về công tác hướng nghiệp, dạy nghề, các nhân tố tác động đến quá trình dạy và học nghề tại trường. Số lượng phỏng vấn: 10 phỏng vấn sâu, trong đó có 5 cán bộ, giáo viên và 5 học sinh đang học nghề. 9 7.3. Quan sát: Là phương pháp được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, với phương pháp này chúng tôi có thể nắm bắt được một số thông tin sơ bộ tại địa bàn nghiên cứu. Thông qua quá trình tri giác trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến đề tài, những hành động, biểu hiện bên ngoài của học sinh, những biểu hiện trong động cơ học tập cũng như thái độ của học sinh trong việc học nghề và tìm kiếm việc làm sau khi rời trường giáo dưỡng. 7.4. Phân tích tài liệu: Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng nhằm bổ sung thông tin đề tài luận văn. Đề tài sử dụng những tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu có nội dung liên quan tới đề tài nghiên cứu để có thể đưa ra những so sánh giữa những kết quả nghiên cứu đã có và kết quả nghiên cứu của luận văn. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan