Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát tr...

Tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường mầm non ( ứng dụng phương pháp công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trư

.PDF
121
1878
104

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- TẠ THỊ NGỌC BÍCH VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HÒA NHẬP CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẠI TRƢỜNG MẦM NON (Ứng dụng phƣơng pháp Công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trƣờng hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Nguyễn M và Lƣu T.Đ) LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------- TẠ THỊ NGỌC BÍCH VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ HÒA NHẬP CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TẠI TRƢỜNG MẦM NON (Ứng dụng phƣơng pháp Công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trƣờng hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Nguyễn M và Lƣu T.Đ) Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Thu Hƣơng Hà Nội - 2015 MỤC LỤC Mục Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn vấn đề can thiệp 2. 2.1 Tổng quan về những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến đề tài Tổng quan lịch sử nghiên cứu, can thiệp về trẻ chậm phát triển 7 8 8 8 ngôn ngữ trên thế giới 2.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu, can thiệp về trẻ chậm phát triển 14 ngôn ngữ tại Việt Nam 3 4 5 Ý nghĩa của vấn đề can thiệp Mục đích can thiệp Khách thể và vấn đề cần can thiệp 16 17 17 5.1 5.2 6 7 7.1 Khách thể can thiệp Vấn đề cần can thiệp Phƣơng pháp can thiệp Phạm vi can thiệp Phạm vi thời gian 17 17 17 19 19 7.2 Phạm vi không gian 7.3 Giới hạn nội dung can thiệp NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm công cụ 1.1.1 Khái niệm Chậm phát triển ngôn ngữ 1.1.2 Khái niệm Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Sự khác nhau giữa Nhân viên Công tác xã hội với một số ngành nghề trong hoạt động can thiệp cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 1.1.4 Nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 1.1.4.1 Nhận biết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 1.1.4.2 Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ 1.1.3 1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1 19 19 20 20 20 20 20 21 22 22 31 32 1.2.1 Lý thuyết nhận thức – hành vi 32 1.2.2 Lý thuyết học tập xã hội 33 1.2.3 Lý thuyết Công tác xã hội với cá nhân 33 CHƢƠNG 2: CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP 36 2.1 2.2 Vài nét về địa bàn can thiệp Kế hoạch can thiệp 36 37 2.3 Kết quả can thiệp của bé Nguyễn M 38 2.3.1 Mô tả trường hợp 38 2.3.2 Kết quả sàng lọc 41 2.3.3 Tiến trình thực hiện hỗ trợ hòa nhập bé Nguyễn M 46 2.3.3.1 Nhân viên Công tác xã hội can thiệp với vai trò là giáo viên 46 2.3.3.2 Nhân viên Công tác xã hội với vai trò là người kết nối nguồn lực 59 2.4 Kết quả can thiệp của bé Lƣu T.Đ 61 2.4.1 Mô tả trường hợp 61 2.4.2 Kết quả sàng lọc 61 2.4.3 Tiến trình thực hiện hỗ trợ hòa nhập bé Lưu T.Đ 65 2.4.3.1 Nhân viên Công tác xã hội can thiệp với vai trò là giáo viên 65 2.4.3.2 Nhân viên Công tác xã hội với vai trò là người kết nối nguồn lực 77 2.5 Lý giải lý do sử dụng phƣơng pháp Công tác xã hội với cá nhân để can thiệp cho thân chủ Phân tích và đánh giá các kỹ năng Công tác xã hội đã ứng dụng 79 2.7 Mối liên hệ giữa kiến thức, lý thuyết, phƣơng pháp ứng dụng và kiến thức thực tế trong quá trình can thiệp. 80 2.8 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình can thiệp 81 2.8.1 Những thuận lợi trong quá trình can thiệp 81 2.8.2 Những khó khăn trong quá trình can thiệp 82 2.6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 2 79 84 84 85 88 90 - DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPTNN: Chậm phát triển ngôn ngữ - CTXH: Công tác xã hội - NV CTXH: Nhân viên Công tác xã hội GV : Giáo viên MN: Mầm non - ABA (Applied Behevior Analysis): Ứng dụng phân tích hành vi CARS (Childhood Autism Rating Scale): Bảng đánh giá mức độ tự kỷ ở trẻ em - DSM (Diagnostic and Statical Manual of Mental Disorders): Sổ tay chẩn - đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DENVER (Denver Developmental Screening Test): Trắc nghiệm Đánh giá - sự phát triển tâm lý - vận động cho trẻ nhỏ ICD (Internetional Classification of Diseases): Bảng phân loại bệnh quốc tế TTK: Trẻ tự kỷ TTNM: Trung Tâm Nắng Mai GD & ĐT: Giáo Dục và Đào Tạo 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ (từ 0 – 6 tuổi) Bảng 1.2: Sự phát triể n về hiǹ h thức ngôn ngữ của trẻ từ 8 tháng tuổi – 9 tuổ i Bảng 1.3: Sự phát triể n về sử du ̣ng ngôn ngữ của trẻ từ 8 tháng tuổi – 9 tuổ i Bảng 1.4: Sự phát triể n về nội dung ngôn ngữ của trẻ từ 8 tháng tuổi – 9 tuổ i Bảng 2.1: Bảng đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo (3– 4 tuổ i). Bé Nguyễn M Bảng 2.2: Bảng đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo (3 – 4 tuổ i). Bé Lưu T.Đ 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ hoà nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường mầm non (Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trường hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Nguyễn M và Lưu T.Đ)” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, phù hợp với đề tài nghiên cứu của tôi. Tác giả luận văn Tạ Thị Ngọc Bích 5 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Thu Hương là người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài : “Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ hoà nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường Mầm non (Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội với cá nhân nghiên cứu trên hai trường hợp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ Nguyễn M và Lưu T.Đ)” . Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong khoa Xã hội học, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Công tác xã hội, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn đã đào tạo, cung cấp những kiến thức, phương pháp, kỹ năng để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu của mình một cách thuận lợi nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban quản lý Trung tâm Nắng Mai và ban giám hiệu trường Mầm non Kid’s Color cùng toàn thể các cô giáo đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia trực tiếp vào các hoạt động học tập cùng thân chủ của mình để thực hiện quá trình can thiệp trong thời gian 1 năm học. Do kiến thức và kỹ năng còn hạn chế nên luận văn sẽ còn những thiếu sót. Rất kính mong các thầy cô, các bạn độc giả đóng góp ý kiến để luận văn của tôi hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn vấn đề can thiệp Nhắc đến nhóm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ (CPTNN) hầu hết các bậc phụ huynh cũng như đa số mọi người đều có những hiểu lầm rằng những đứa trẻ này bị bệnh tự kỷ. Bởi lẽ những trẻ CPTNN cũng có nhiều điểm tương đồng với trẻ tự kỷ. Hay nói một cách khác, việc CPTNN ở trẻ có thể chỉ là một biểu hiện nhỏ trong tập hợp các dấu hiệu của hội chứng tự kỷ. Hiện nay số lượng trẻ CPTNN ngày một tăng nhanh (trong đó có cả nhóm trẻ CPTNN tự kỷ và một tỷ lệ rất nhỏ trẻ CPTNN thông thường), đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… Tại các Trung tâm, các trường chuyên biệt dạy trẻ tự kỷ (TTK) có một số lượng không ít những trẻ CPTNN đang được trị liệu ngôn ngữ với chương trình can thiệp chuyên biệt. Theo thống kê của Vụ giáo dục Mầm non – Bộ Giáo Dục & Đào Tạo (GD & ĐT) cho thấy tỷ lệ trẻ khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số trẻ cùng lứa tuổi. Thực tế cho thấy rằng trẻ CPTNN khi được nhận vào môi trường học hòa nhập còn gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, nhận thức hay các kỹ năng xã hội khác… Bên cạnh những khó khăn mang tính chủ quan là xuất phát từ chính bản thân trẻ có rất nhiều những nguyên nhân khách quan khác từ môi trường giáo dục hòa nhập. Việc thiếu giáo viên chuyên môn hỗ trợ cho trẻ CPTNN hòa nhập tại các trường mầm non (MN) là một trong những nguyên nhân khách quan đó. Tại một số cơ sở giáo dục chuyên biệt đã cung cấp thêm mảng dịch vụ giáo viên (GV) hỗ trợ trẻ CPTNN tại các trường MN nhưng con số này còn khá eo hẹp. Và hầu như GV hỗ trợ đều gặp cản trở từ môi trường làm việc không chuyên biệt này. Những GV làm công việc hỗ trợ trẻ CPTNN học hoà nhập không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần có những kỹ năng mềm khác để vừa hỗ trợ trẻ học tập vừa không làm ảnh hưởng tới công việc của các GV trong trường hòa nhập. Ở nước ta, việc chẩn đoán là do bác sĩ chuyên khoa về tâm thần hoặc tâm lý trẻ em, ngoài ra, không có sự phối hợp theo dõi của những nhân viên công tác xã hô ̣i (NV CTXH) hay GV chuyên biệt. Việc trị liệu cho trẻ CPTNN có thể có sự góp mặt của bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần, GV chuyên biệt. Tuy nhiên sự phối hợp giống như mô ̣t ê kíp trị liệu của những thành viên này hầu như chưa có hoặc không khăng khít, đặc biệt là hầu như không có những NV CTXH đóng vai trò là người quản lý ca, người kết nối các mối quan hệ trong nhóm trị liệu. Mặc dù hiện nay vai 7 trò của các nhân viên công tác xã hội (NV CTXH) đã có mặt hầu hết trong các lĩnh vực xã hội. Tuy nhiên, tại các trung tâm chuyên biệt hay các trường khuyết tật vị trí, vai trò của những NV CTXH chưa thực sự được chú ý và phát huy hết hiệu quả. “Thực ra, đây là một vị trí góp phần quan trọng vào việc gắn kết các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình trẻ với nhau, và trẻ với cơ sở trị liệu. Nói một cách khác, người nhân viên xã hội chính là người liên kết và thống nhất các quan điểm , tạo nên sự thông hiểu lẫn nhau” [2, tr.105]. Ngoài ra, ở mỗi một vị trí khác nhau thì NV CTXH sẽ đóng những vai trò khác nhau và giúp đem lại lợi ích cao nhất cho thân chủ của mình. Trong điều kiện thực tế ở nước ta việc trị liệu, hỗ trợ TTK nói chung và trẻ CPTNN hòa nhập nói riêng, NV CTXH thường giữ vai trò vừa là một GV chuyên biệt vừa là người hỗ trợ trẻ và gia đình trẻ. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả xin chọn đề tài nghiên cứu “ Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường mầm non” để thấy được vai trò của NV CTXH khi làm việc với trẻ CPTNN tại trường mầm non. 2. Tổng quan về những nghiên cứu, can thiệp liên quan đến đề tài 2.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu, can thiệp về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ trên thế giới Theo Saussure, hoạt động lời nói của cá nhân bao gồm năng lực ngôn ngữ và ngôn ngữ như hệ thống. Cả hai yếu tố này đều được hiện thực hóa trong lời nói. Nói cách khác, lời nói là “hành vi hiện thực hóa năng lực của cá nhân nhờ các điều kiện xã hội, tức nhờ ngôn ngữ và ngôn ngữ trong nghĩa rộng của từ này (tức là hoạt động lời nói) nếu tách riêng ra là không thể hiểu được, bởi vì nó có tính không đồng nhất” [11, tr.12 – 13]. Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ khiến con người khác các loài động vật khác. Ngôn ngữ nói giúp con người truyền đạt thông tin, biểu đạt cảm xúc và biểu thị các mối quan hệ xã hội; đồng thời, nó cung cấp cho con người phương tiện tổ chức tư duy, trí nhớ, cho phép hình thành nên những ranh giới phức tạp của lí trí và giúp con người suy ngẫm về những sự kiện diễn ra trong quá khứ, tương lai và mang tính giả thuyết, hơn là giữ chúng trong hiện tại. Humboldt nói tới hoạt động lời nói và ngôn ngữ của con người như sự kết nối giữa con người và xã hội. Steintal G. cho rằng hoạt động lời nói cá nhân có ba yếu tố căn bản: cơ cấu cơ học của cơ thể, cơ cấu tâm lý và nội dung khái niệm hay thế giới quan được biểu hiện. Lời nói có mục đích là biểu đạt và phản ánh nội dung 8 dựa trên cơ cấu tâm lý và cơ thể. [11] Sự CPTNN trong 3 năm đầu đời có thể dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp và xã hội hóa các hình tượng quan trọng của trẻ ở thời thơ ấu. Việc CPTNN là nguyên nhân chung khiến các bậc cha mẹ đi tìm lời khuyên từ các bác sĩ của gia đình hoặc từ các bác sĩ nhi khoa. Do sự giao tiếp ở con người là phức tạp, nên việc đánh giá và chẩn đoán những khó khăn của trẻ về ngôn ngữ và lời nói thường là vấn đề có nhiều thách thức, đòi hỏi ý kiến của chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngôn ngữ học, thính học, phát triển trẻ em, tâm lý học thần kinh, thần kinh học nhi và tâm thần học. Ở những trẻ bình thường, khả năng nắm vững ngôn ngữ diễn ra theo 3 giai đoạn căn bản sau [22, tr.138]: - Giai đoạn tiền ngôn ngữ (từ 0 cho đến 12, 13 tháng, đôi khi là 18 tháng): bắt đầu từ những tiếng kêu không có ý nghĩa nào khác ngoài biểu đạt sự khó chịu về mặt sinh lý, dần dần những tiền đề của giao tiếp giữa trẻ và môi trường xung quanh được hình thành. Trên thực tế, những tiếng kêu này biểu đạt một sắc thái cảm giác của trẻ đòi mẹ phải đáp ứng (giận dữ, đau đớn, bứt rứt, thỏa mãn, khoái cảm). - Giai đoạn ngôn ngữ của trẻ bé (từ 10 tháng đến 2 tuổi rưỡi – 3 tuổi): những từ đầu tiên thường xuất hiện trong tình huống “lắp lời nói”, nghèo nàn về ý, nghĩa nhưng dễ phát âm. Vào khoảng 12 tháng tuổi, một đứa trẻ có thể học được 5 đến 10 từ; đến 2 tuổi, vốn từ vựng của trẻ có thể đạt đến 200 từ. Số lượng từ được tích lũy gia tăng theo độ tuổi. Việc hiểu bị động luôn xảy ra trước sự biểu đạt chủ động; có nghĩa là, trẻ có thể hiểu được một số lượng từ lớn hơn rất nhiều so với việc trẻ nói các từ. Ở giai đoạn “từ-câu”, trẻ dùng một từ mà ý nghĩa của nó phụ thuộc vào điệu bộ, cử chỉ hay hoàn cảnh cụ thể. Ngôn ngữ luôn đi kèm với hành động, củng cố hành động, nhưng vẫn chưa thay thế được hành động. Khoảng 18 tháng tuổi, các câu đầu tiên xuất hiện; trẻ bắt đầu học nói phủ định. Ở giai đoạn này, vai trò của gia đình là rất quan trọng bởi nó là nơi trẻ được tắm mình trong “biển ngôn ngữ” và học nói ngôn ngữ. Nếu thiếu vắng sự tác động ngôn ngữ, vốn từ của trẻ trở nên nghèo nàn hoặc trẻ trở nên chậm trễ trong việc học nói. - Giai đoạn ngôn ngữ (bắt đầu từ 3 tuổi): là giai đoạn dài nhất và phức tạp 9 nhất trong việc nắm vững ngôn ngữ, được đánh dấu bởi sự phong phú cả về chất lượng và số lượng (khoảng từ 3 tuổi rưỡi đến 5 tuổi, trẻ có thể sở hữu 1.500 từ mà không phải lúc nào cũng biết chính xác ý nghĩa của từ). Đồng thời, ngôn ngữ dần trở thành phương tiện để hiểu biết, một sự thay thế kinh nghiệm trực tiếp. Sự rườm rà cùng với hành động và/hoặc cử chỉ, điệu bộ dần dần biến mất. Nói cách khác, các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em thường đóng vai trò quan trọng cả về ý nghĩa lẫn lý do đến thăm khám của gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ từ 4 đến 8 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ học ngôn ngữ nói và chuẩn bị cho việc học đọc và học viết. Sự ảnh hưởng tới những tương tác giữa trẻ và môi trường (gia đình, trường học, bạn bè) bỗng nhiên có thể xảy đến nếu các rối loạn trở nên nghiêm trọng và dẫn tới các khó khăn tâm lý khác nhau. Do đó rất khó kể đến các rối loạn phản ứng thứ phát và những khó khăn ban đầu. Nghiên cứu về CPTNN ở trẻ em đòi hỏi phải có một nền tảng kiến thức về sự phát triển ngôn ngữ bình thường, ở cả khía cạnh sinh lý thần kinh (cơ quan cấu âm, cấu trúc não, cơ quan thính giác bình thường) và khía cạnh tâm lý. Trong CPTNN, một mặt, các lỗi gặp phải là không cố định; mặt khác, mỗi âm vị có thể được phát âm chính xác nếu đứng một mình. Khi đối diện với những rối loạn về biểu đạt này, sự phản ứng của gia đình là rất quan trọng, hoặc yêu cầu trẻ nhắc lại một cách kiên trì, ngăn cản lời nói tự phát của trẻ, hoặc ngược lại không biết đến rối loạn này và để cho trẻ tiếp tục chậm phát triển ngôn ngữ. Trong các trường hợp trẻ CPTNN, người ta tìm thấy một sự kém tích hợp các âm vị khác nhau cấu thành nên một từ: số lượng, thuộc tính và sự nối tiếp của chúng có thể bị thay đổi. Không có ý nghĩa cho tới tận 5 tuổi, sự dai dẳng của việc kém tích hợp khi trẻ trên 5 tuổi báo hiệu một rối loạn về tích hợp và học lời nói, và cần thiết phải có một tiếp xúc trị liệu đối với trẻ. Về mặt lý thuyết, CPTNN không đi kèm những bất thường về cú pháp, mà thực tế, nó thường kết hợp với sự chậm ngôn ngữ. Chậm ngôn ngữ đơn thuần được đặc trưng bởi sự tồn tại những rối loạn ngôn ngữ ở một đứa trẻ không có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ, cũng không có tật điếc nặng hoặc bị loạn thần. Cấu trúc câu, tổ chức cú pháp thường bị nhiễu loạn. Về mặt lâm sàng, yếu tố căn bản chính là việc chậm xuất hiện câu nói đầu tiên ở khoảng sau 3 tuổi, tiếp theo một giai đoạn “nói theo kiểu trẻ sơ sinh” kéo dài. Những bất thường được tìm thấy thường đa dạng: rối loạn trong trật tự các từ của một câu, các lỗi cấu trúc ngữ pháp, động từ dùng ở nguyên 10 thể, khó khăn trong dùng đại từ nhân xưng. Người ta cũng tìm thấy sự bỏ sót từ, các lỗi liên kết, các từ ngữ phản quy tắc, ... Về mặt nguyên tắc, việc hiểu điều trẻ muốn diễn đạt không khó, nhưng việc đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ bé đôi khi khó khăn. Phần lớn các thuật ngữ được dùng để mô tả những trẻ có rối loạn lời nói là: loạn khớp nối chức năng và loạn phát triển âm vị, rối loạn đa âm vị, CPTNN... Theo một số tác giả, có hai dạng căn bản trong rối loạn lời nói ở trẻ mà cho đến giờ vẫn chưa tìm được nguyên nhân: đó là CPTNN và những lỗi dôi dư không chắc chắn, trong đó CPTNN có tính di truyền, còn lỗi dôi dư không chắc chắn gia tăng do tác động của các biến môi trường, [21]. Trên thực tế, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về CPTNN ở trẻ trên khắp thế giới như Beitchman, Nair, Clegg, Patel (1986); St. Louis, Ruscello và Lundeen (1992); Silva, Justin, McGee và Williams (1984), [17;26;24]… Những phê phán về phương pháp luận bao gồm các vấn đề liên quan tới mẫu khách thể nghiên cứu, phương pháp đánh giá hoạt động lời nói, cũng như hệ thống và các tiêu chí phân loại trẻ có rối loạn lời nói có ý nghĩa về mặt lâm sàng. Theo Beitchman và cs. (1986), “sự thiếu một hệ thống phân loại phổ quát về các rối loạn lời nối và ngôn ngữ ... là một rào cản lớn đối với việc phát triển các đánh giá thường gặp hữu ích và chính xác” [17, tr.98]. Các nghiên cứu ở Mỹ, Canada, New Zealand và Anh được thực hiện trên trẻ từ 5 đến 8 tuổi. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy rằng CPTNN thường đi kèm với các thiếu hụt đặc hiệu về ngôn ngữ. Tỷ lệ trẻ CPTNN giảm dần theo độ tuổi: 11% ở trẻ 5 tuổi, 9,7% ở trẻ 6 tuổi, 6,5% ở trẻ 7 tuổi và chỉ còn 2-3% ở trẻ 8 tuổi, trong đó, tỷ lệ những trẻ sống ở thành thị bị CPTNN cao hơn những trẻ sống ở nông thôn. [17], [19], [24], [21, tr.1461-1481] Một nghiên cứu của Ishikawa, Kajii, Sakuma & Saitoh (1982) trên 155 trẻ CPTNN ở Nhật cho thấy, về mặt bản chất, việc đánh giá tổng thể hiện tượng CPTNN ở trẻ liên quan đến các vấn đề về thần kinh, thính giác, xúc cảm và xã hội. Các trẻ này đều ở độ tuổi từ 3 đến 8 tuổi, tuy nhiên, phần lớn các trẻ khi được bố mẹ đưa đến thăm khám tại bệnh viện do nhiều nguyên nhân khác nhau thường là dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính khiến bố mẹ đưa con đến khám thường là chậm phát triển tâm thần hoặc không rõ bệnh căn, còn lại là các nguyên nhân khác như tự kỷ, nghe kém, hội chứng giảm chức năng não, ...), trong số này có những trẻ phát triển bình thường. Đối với những trẻ phát triển bình thường, khi xem xét tiểu sử sinh, các tác giả này phát hiện có 33% trường hợp CPTNN cho thấy những rắc rối ở thời kỳ thứ hai của thai kỳ (bị ngạt, hút chân không, cân nhẹ, ...).[20, tr. 57- 61] Theo bảng phân loại bệnh DSM – IV của Hội tâm thần học Hoa Kỳ, một 11 tương phản rõ ràng được rút ra giữa các rối loạn phát triển đặc hiệu và các rối loạn phát triển lan tỏa khi nói tới sự CPTNN và lời nói. Có hai đặc trưng quan trọng dẫn đến sự phân biệt này. Đặc trưng thứ nhất chính là đặc trưng về sự suy yếu: trong các rối loạn phát triển đặc hiệu, người ta tìm thấy sự suy yếu của một lĩnh vực cụ thể, trong khi các rối loạn phát triển lan tỏa cho thấy sự suy yếu ở nhiều vùng chức năng. Đặc trưng thứ hai đó là bản chất của sự suy yếu: rối loạn phát triển đặc hiệu có nguyên nhân từ sự chậm phát triển chứ không phải từ sự bất thường, trong khi các rối loạn phát triển lan tỏa xuất phát từ những lệch chuẩn hành vi vốn không bình thường ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Theo cách phân biệt này, sự chẩn đoán về rối loạn phát triển ngôn ngữ đặc hiệu là thích hợp khi ngôn ngữ của trẻ chậm hơn so với độ tuổi, sự phát triển của trẻ vẫn diễn ra bình thường ở những lĩnh vực khác và không có yếu tố được quan sát thấy cho sự chậm ngôn ngữ (chẳng hạn môi trường gia đình hoàn toàn bất thường, chậm phát triển nói chung, mất thính giác hoặc tổn thương thần kinh). Các yếu tố nguy cơ gây ra CPTNN ở trẻ được một số tác giả liệt kê như sau: - CPTNN thường xuất hiện ở trẻ trai nhiều hơn ở trẻ gái: cứ 3, 4 trẻ trai CPTNN thì có một trẻ gái CPTNN - - - Tiểu sử gia đình của những trẻ CPTNN: 30% trẻ CPTNN có bố/mẹ CPTNN. Có khoảng 3% đến 10% trẻ CPTNN trong tổng dân số nói chung.[27, tr.297 – 324] Trẻ CPTNN thường là những trẻ được sinh ra muộn hơn trong một gia đình lớn Một số tác động về yếu tố y học cũng có thể ảnh hưởng đến sự CPTNN như bệnh viêm tai giữa, cân nặng tăng chậm, nhưng vẫn không có đủ bằng chứng chứng minh chúng là những yếu tố chính gây ra rối loạn phát triển ngôn ngữ đặc hiệu. Ngoài ra, cũng có những yếu tố liên quan đến gen di truyền trong gia đình. Bên cạnh đó là cả yếu tố môi trường cũng có tác động tới việc CPTNN ở trẻ. Những khó khăn về lời nói thường tương đối dễ nhận biết, nhưng lại đòi hỏi phải có các chuyên gia đánh giá. Ở trẻ trước tuổi đến trường, các bệnh lý về ngôn ngữ nói tạo nên một nhóm tương đối lớn trong số các rối loạn phát triển nhận thức; nó chiếm tỷ lệ từ 2% đến 12%. Ở đây cần phân biệt nhóm rối loạn này với các rối loạn phát triển phân ly (hoặc rối loạn đặc hiệu, hoặc chứng khó đọc, viết) 12 và các rối loạn thứ phát (như trong một hoàn cảnh nhất định, đó là rối loạn cảm xúc thần kinh có nguồn gốc trước, trong và sau sinh, hoặc từ các dạng châm phát triển hoặc thiếu hụt cảm giác). Ở những trẻ bé, sự chẩn đoán sai biệt này có thể khó hình thành. Trên thực tế, đối với phần lớn trẻ, và theo một cách hoàn toàn bình thường, việc nắm vững ngôn ngữ không phải là một quá trình phát triển liên tục; nó bao gồm những bước tiến triển, bước thụt lùi, những giai đoạn tăng trưởng lúc nhanh, lúc chậm và thường bao gồm cả những thoái lui, là kết quả của “việc làm ổn định có lựa chọn các khớp nối” [19, tr. 268 – 293]. Theo một nghiên cứu mới đây về trẻ CPTNN, cha mẹ cần chú ý rằng trẻ không theo kịp bạn bè cùng tuổi là do bởi hiện tượng thiểu năng ngôn ngữ kéo dài liên quan tới các vấn đề sức khỏe tâm thần. Andrew Whitehouse và đồng nghiệp tại Đại học Tây Úc (2011) đã theo dõi những trẻ CPTNN cho đến tuổi thiếu niên và nhận thấy rằng những đứa trẻ này không còn cảm thấy e thẹn, trầm cảm hay hung hăng so với bạn bè cùng trang lứa khi chúng lớn lên. Theo nhóm nghiên cứu này, “Hiện tượng chậm diễn đạt bằng từ vựng khi trẻ lên hai tuổi không phải là một yếu tố nguy cơ gây ra những vấn đề rắc rối về hành vi và cảm xúc sau này”. Điều này đồng nghĩa với phương pháp tiếp cận “chờ xem” có thể mang lại những kết quả tốt đẹp với những bé CPTNN nếu chúng phát triển bình thường trong các lĩnh vực khác. Trong một số kiểu tự kỷ, các rối loạn hành vi như rối loạn ngôn ngữ có thể xuất hiện muộn chỉ vào khoảng 2 đến 3 tuổi, dưới dạng một thoái lui những thành tích đạt được. Một yếu tố sai biệt quan trọng nằm trong khái niệm khoảng trống; cho phép tách biệt một mặt là những trẻ mà ngôn ngữ và thậm chí là cả tiền ngôn ngữ đã sai lệch ngay từ đầu, [21]; mặt khác là những trẻ mà ngôn ngữ cho thấy tình trạng hư hại, thậm chí là đứt gãy quá trình nắm vững ngôn ngữ, diễn ra đột ngột và thường có nguồn gốc thương tổn. Phần lớn các rối loạn ngôn ngữ xuất hiện sau khoảng trống được hình thành bởi một nhóm các chứng mất ngôn ngữ ở trẻ. Khoảng 7 – 18% trẻ em bị CPTNN lúc hai tuổi, mặc dù đến tuổi bắt đầu đi học, hầu hết trẻ trong diện này sẽ theo kịp bạn bè. Một số nghiên cứu cho rằng những bé CPTNN có thể gặp các vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, việc các vấn đề này có ảnh hưởng tới tương lai trẻ hay không vẫn còn chưa được xác định rõ. Nhóm nghiên cứu của Whitehouse đã tiến hành theo dõi hơn 1400 trẻ hai tuổi. Bố mẹ chúng đã điền một phiếu khảo sát về những từ ngữ trẻ tự nói ra. Theo Whitehouse và cộng sự, những dấu hiệu cho thấy nguyên nhân những trẻ CPTNN hơn có các vấn đề về hành 13 vi ở giai đoạn đầu đời có lẽ là do chúng cảm thấy thất vọng vì không thể giao tiếp hiệu quả, chứ không phải do chúng có vấn đề về sức khỏe. Trong mọi trường hợp, giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi đánh dấu nguy cơ cắm chốt các rối loạn ngôn ngữ. Để đánh giá và can thiệp trị liệu các trường hợp CPTNN ở trẻ, phần lớn các tác giả đều đề cập đến các thang đo, trắc nghiệm đánh giá mức độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ như: thang phát triển ngôn ngữ Bristol, trắc nghiệm Vineland, bảng tổng kê sự phát triển giao tiếp của McArthur… 2.2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu, can thiệp về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại Việt Nam Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, theo các thống kê chưa đầy đủ, xu hướng trẻ CPTNN có chiều hướng gia tăng mạnh, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tại các bệnh viện Nhi, số trẻ CPTNN, mắc bệnh tự kỷ hoặc tăng động giảm chú ý phải điều trị bán trú thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, cao gấp đôi so với quy định. Ở các bệnh viện tai mũi họng, lượng bệnh nhi CPTNN cũng khá cao, khoảng 100 trẻ/tháng, trong đó, 30% trường hợp bị CPTNN do yếu tố tâm lý. Khi trẻ CPTNN, các bậc cha mẹ thường chủ quan, không đưa con đến các cơ sở y học - tâm lý để thăm khám và điều trị, mà tự ứng phó bằng những phương thức cá nhân. Các phương thức ứng phó tâm lý được các bậc cha mẹ sử dụng nhiều nhất khi con CPTNN là: - Cho rằng trước sau con cũng sẽ nói được nên để con tự phát triển. - Mời chuyên gia về dạy nói cho con và trông cậy toàn bộ vào các chuyên gia. - Khi con bị CPTNN, nhiều bố mẹ thường tin vào những ý nghĩ nguyện ước. Cầu nguyện hoặc tín ngưỡng cũng được xem như những chiến lược ứng phó. Niềm tin tôn giáo cũng có liên quan rõ rệt đến việc sử dụng phương thức ứng phó tích cực. Tăng cường nhận thức, tìm kiếm thông tin: phương thức này làm tăng thêm thông tin, giúp bố mẹ nâng cao kiến thức về y học, thường rất hiển nhiên tập trung xoay quanh chẩn đoán về bệnh của đứa trẻ. - Dự đoán và quy gán bệnh cho con: như con bị tự kỷ, tăng động, ... Đây là phương thức mà các bố mẹ thường làm. Một đứa trẻ CPTNN có thể phải đấu tranh để nói ra nhu cầu của mình và mong muốn được biết đến thông qua điệu bộ, cử chỉ, hành vi hoặc khóc. CPTNN khiến bố mẹ chịu đựng sự ngăn cách của đứa trẻ và cảm thấy bất lực khi cố gắng - xác định những mong muốn của trẻ. 14 CPTNN ở trẻ em được chia thành hai loại, CPTNN đơn thuần và CPTNN tự kỷ. Hiện tượng CPTNN đơn thuần là do bị rối loạn trong phát triển ngôn ngữ. Còn trẻ tự kỷ thường bị CPTNN, không hiểu ngôn ngữ, sống với một thế giới riêng, tách biệt với thế giới xung quanh. Đối với các nhà chuyên môn Việt Nam, CPTNN đơn thuần là chứng suy giảm ngôn ngữ và khả năng phát triển ngôn ngữ khá phổ biến ở trẻ em. Đây là một trạng thái rối nhiễu tâm lý thường để lại nhiều hậu quả; đồng thời, ở một góc độ nào đó, chứng CPTNN ở trẻ gửi tới người lớn một thông điệp ngầm ẩn về những khó chịu, về sự đau khổ tâm trí mà trẻ đang phải chịu đựng. Mặc dù trẻ CPTNN có trí tuệ phát triển bình thường, nhưng do không thể biểu hiện hay bộc lộ ra bằng ngôn ngữ thông thường nên dễ cáu giận và căng thẳng. Sự thiếu hụt chăm sóc và những giao tiếp hàng ngày của bố mẹ với trẻ được xem là nguyên nhân hàng đầu về mặt tâm lý dẫn tới việc CPTNN ở trẻ em. Giống như mọi dạng khuyết tật khác, nguyên nhân của CPTNN tương đối khó nhận dạng. Tuy nhiên, khi đánh giá y khoa những trẻ này, các bác sĩ tìm hiểu quá trình người mẹ mang thai cũng như sự phát triển của trẻ và tìm ra những yếu tố bất thường. Có trẻ CPTNN vốn là một đứa trẻ được sinh non, có trẻ do bị sốt cao co giật, bị ngã chấn thương hoặc bị bất cứ một vấn đề gì gây rối loạn, tổn thương thực thể (vỏ não, hoặc cơ quan phát âm “tai, mũi, họng”), thiếu vắng giao tiếp hai chiều trong giai đoạn từ 0 -2 tuổi … Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố tác động khác khiến cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm lại: - Trẻ xem ti vi quá nhiều, bố mẹ ít nói chuyện với con, khiến cho trẻ chỉ nhận thông tin một chiều, không có sự phản hồi lại những thông tin nhận được từ ti vi, như vậy trong một thời gian dài sẽ làm trẻ CPTNN; - Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu tình thương của bố mẹ, trẻ bị ngược đãi; Bố mẹ phó mặc con cho người giúp việc, vì lo làm công việc trong nhà nên không có thời gian trò chuyện với trẻ, trẻ không có cơ hội được nói; - Trẻ bị tách ra khỏi môi trường xung quanh, không có cơ hội giao lưu, bắt chước; - Trẻ xuất thân từ gia đình có “truyền thống” chậm phát triển ngôn ngữ. Thực trạng chẩn đoán bệnh cho trẻ em khuyết tật tinh thần nói chung và trẻ em CPTNN nói riêng ở Việt Nam còn mang tính hình thức, mang tính kinh nghiệm và chưa chính xác. Các công cụ chẩn đoán mới chỉ dựa vào một số trắc nghiệm có - sẵn, chủ yếu là trắc nghiệm Denver – trắc nghiệm đo sự phát triển tâm vận động ở 15 trẻ. Test Denver là công cụ nhằm đánh giá sự phát triển toàn diện của trẻ so với thang tuổi của trẻ dựa trên 4 lĩnh vực: (1) Cá nhân-xã hội → (2) Vận động tinh tế → (3) Ngôn ngữ → (4) Vận động thô sơ. Với trẻ CPTNN mà khả năng nhận thức của trẻ như những trẻ bình thường ta chỉ cần đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở lĩnh vực thứ 3: ngôn ngữ để xác định lại mức độ và vấn đề của trẻ. Theo chuyên viên tâm lý Lê Khanh - Biên soạn theo tài liệu của Gs. Nguyễn Văn Thành – Thụy Sĩ có 12 nguyên tắc cơ bản mà các bậc phụ huynh tùy theo tình trạng chậm nói của trẻ có thể áp dụng: 1. Giúp trẻ xây dựng mối quan hệ gắn bó 2. Giúp trẻ bày tỏ nhu cầu 3. Giúp trẻ tham gia các hoạt động Tâm vận động 4. Trò chơi “Bập bẹ - líu lo” vận dụng các cơ quan phát âm của trẻ 5. Lặp lại một số âm thanh và từ ngữ có trong ngôn ngữ bình thường 6. Giúp trẻ biết cách lắp ráp, kết hợp và sắp xếp các dụng cụ, hình ảnh và ngôn từ lại với nhau 7. Giúp trẻ nghe và hiểu một số từ thông thường, qua việc thi hành những mệnh lệnh đơn sơ 8. Giúp trẻ gọi tên từ 25 – 100 đồ dùng và các hoạt động thường ngày 9. Giúp trẻ hiểu biết và nói về các hoạt động trong gia đình 10. Biết trả lời các câu hỏi 11. Giúp trẻ nhận biết và sử dụng chữ và số 12. Xây dựng mối quan hệ tốt và giúp trẻ biết chơi đùa với bạn bè . Việc chẩn đoán phân biệt chưa được xem trọng nên đôi khi những trẻ chỉ CPTNN do thiếu hụt môi trường giao tiếp hai chiều ở giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi đã có thể bị liệt kê vào tình trạng của trẻ tự kỷ. Việc CPTNN ở trẻ gây những lo lắng không nhỏ cho gia đình và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Thêm nữa, các nghiên cứu ở góc độ khoa học tâm lý về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiện nay chưa nhiều và thường dừng ở góc độ các nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt do quan niệm trẻ CPTNN là trẻ khuyết tật. 3. Ý nghĩa của vấn đề can thiệp Quá trình và kết quả can thiệp cho thấy các nỗ lực của NV CTXH trong hoạt động hỗ trợ trẻ CPTNN trong môi trường hòa nhập tại các cơ sở giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài để thấy được mặt tích cực của NV CTXH trong vai trò hỗ trợ hòa nhập cho trẻ CPTNN tại các trường mầm non. 16 4. Mục đích can thiệp Tìm hiểu những khó khăn của trẻ CPTNN đươ ̣c nghiên cứu thực tiễn trong đề tài và ứng dụng phương pháp CTXH với cá nhân để can thiê ̣p hỗ trơ ̣ cho trẻ CPTNN để thấ y đươ ̣c vai trò của NV CTXH trong hoạt động hỗ trợ hòa nhập cho trẻ CTPNN. Từ đó NV CTXH có biện pháp hỗ trợ trẻ phù hợp và đưa ra một số đề xuất cho việc giáo dục hòa nhập cho nhóm trẻ này. 5. Khách thể và vấn đề cần can thiệp 5.1 Khách thể can thiệp Trẻ CPTNN và các nhân viên CTXH làm việc tại trường Mầm non 5.2 Vấn đề cần can thiệp Vai trò của nhân viên Công tác xã hô ̣i trong hỗ trợ hòa nhập cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tại trường Mầm non. 6. Phƣơng pháp can thiệp - Phương pháp CTXH với cá nhân: Tác giả tiến hành can thiệp cá nhân trên 2 trẻ CPTNN. Từ kết quả thực nghiệm , tác giả tổng kết vai trò hỗ trợ của NV CTXH đối với việc giáo dục hòa nhập cho trẻ CPTNN . Tiế n trình can thiê ̣p của phương pháp CTXH với cá nhân gồm 7 bước sau: Bước 1: Tiếp cận thân chủ: Tiếp cận thân chủ là bước đầu tiên có thể là thân chủ tự tìm đến với nhân viên xã hội khi họ gặp vấn đề và cần sự giúp đỡ, song trong một chừng mực nào đó cũng có thể chính nhân viên xã hội lại là người tìm đến với thân chủ trong phạm vi hoạt động theo chức năng của mình. Ở bước tiếp cận này nếu nhân viên xã hội tạo được ấn tượng tốt với thân chủ thì những bước sau sẽ thuận lợi hơn. Bước 2: Xác định vấn đề: Sau khi tiếp cận với thân chủ nhân viên xã hội phải xác định được vấn đề thân chủ đang gặp khó khăn trong việc tìm ra hướng giải quyết. Trong giai đoạn này nhân viên xã hội cần thu thập thông tin nhằm xác định 3 yếu tố liên quan tới vấn đề của thân chủ và có ảnh hưởng tới kết quả của quá trình can thiệp cho thân chủ đó là: yếu tố rào cản, yếu tố rủi ro nguy cơ và yếu tố bảo vệ. Giai đoạn này bao gồm: - Thu thập các dữ liệu, thông tin liên quan để tìm hiểu hoàn cảnh và vấn đề. - Phân tích các thông tin, dữ liệu (về tính chất, đặc điểm của vấn đề, phân tích nguyên nhân, yếu tố tác động, mức độ trầm trọng...) - Kết hợp ghi chép, lưu giữ những thông tin cần thiết về đối tượng và vấn đề. 17 Bước 3: Thu thập dữ liệu: Nhân viên xã hội có thể dựa vào 4 nguồn tin: - Chính thân chủ là nguồn tin trực tiếp (lời kể, hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ...) - Những nguời có quan hệ thân thiết như gia đình, bạn bè thân, đồng nghiệp, hàng xóm... - Tài liệu, biên bản, hồ sơ về thân chủ có liên quan đến vấn đề. - Trắc nghiệm tâm lý để xác định chức năng xã hội,nguyên nhân, thông tin tiềm ẩn mà quan sát bình thường không có được của thân chủ. Bước 4: Chuẩn đoán: Gồm 3 bước: Chẩn đoán, phân tích và thẩm định. Bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập thông tin tại cơ sở, phương pháp quan sát địa bàn và các nhóm thân chủ tại cơ sở thực tập, tham vấn cá nhân và các kỹ năng trong công tác xã hội như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng tự bộc lộ, kỹ năng hỗ trợ tâm lý, tham vấn, xử lý khủng hoảng. Bước 5: Lên kế hoạch can thiệp: Trong giai đoạn này NV CTXH sẽ xác định mục đích trị liệu và các mục tiêu cụ thể để đạt được mục đích dựa trên những yếu tố liên quan tới vấn đề và quá trình giải quyết vấn đề cho thân chủ. Bước 6: Can thiệp: NV CTXH cùng với thân chủ thực hiện các hoạt động cụ thể để đi đến mục tiêu đề ra. Bước 7: Lượng giá: Xem xét lại toàn bộ những bộ phận trong tiến trình công tác xã hội với cá nhân để thẩm định kết quả. Sau khi lượng giá phải nhìn về tương lai gần để phục vụ cho việc hình thành một số kế hoạch sâu hơn giúp đỡ của công tác xã hội trong tiến trình công tác xã hội cá nhân. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực trẻ CTPNN nhằm kiểm định lại các phương pháp mà tác giả đã sử dụng để hoàn thành đề tài nghiên cứu. - Phương pháp quan sát thực tiễn: Phương pháp này được sử dụng trong đề tài nghiên cứu nhằm quan sát những hành vi, kỹ năng, sự tương tác của trẻ với bạn học, cô giáo, người hỗ trợ khi tham gia các hoạt động học tập, vui chơi trong môi trường mẫu giáo để phát hiện khả năng giao tiếp, tương tác của trẻ. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan