Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của nhà nước trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướn...

Tài liệu Vai trò của nhà nước trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam hiện nay

.PDF
89
1299
62

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN VĂN TRƢỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Hà nội – 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRẦN VĂN TRƢỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60310201 Người hướng dẫn khoa học: GS, TS Lưu Văn Sùng Hà nội – 2014 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH Giai cấp vô sản GCVS Giai cấp tư sản GCTS Xã hội chủ nghĩa XHCN Chủ nghĩa xã hội CNXH Tư bản chủ nghĩa TBCN Chủ nghĩa tư bản CNTB 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cô giáo trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa chính trị học, lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc về quá trình đào tạo trong suốt 2 năm học Cao học vừa qua. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của thầy giáo hướng dẫn – Thầy Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Văn Sùng; sự hỗ trợ, động viên của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014 HỌC VIÊN Trần Văn Trƣờng 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công triǹ h nghiên cứu khoa ho ̣c của riêng tôi . Các số liê ̣u và trić h dẫn trong luâ ̣n văn là trung thực . Kế t quả nghiên cứu của luâ ̣n văn không trùng với các công triǹ h khác. Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2014 HỌC VIÊN Trần Văn Trƣờng 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………….…8 2. Tình hình nghiên cứu đề tài……………………………..……...10 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………….…….….11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu …………………………..…12 5. Cơ sở lý luận và phạm vi nghiên cứu luận văn…………….....13 6. Đóng góp của luận văn………………………………..……….…13 7. Kết cấu của luận văn………………………………………..……13 Chƣơng 1: NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƢỜNG TỰ DO, NHÀ NƢỚC PHI THỊ TRƢỜNG 1.1. Những khuyết tật của thị trƣờng tự do………...…………....14 1.2. Khuyết tật của Nhà nƣớc phi thị trƣờng 1.2.1. CNXH mô hình Xô Viết ra đời đối lập với hệ thống TBCN........27 1.2.2. Những thành tựu của CNXH theo mô hình Xô Viết thế kỷ XX...31 1.2.3. Khắc phục những khuyết tật của nhà nước phi thị trường- Sự chuyển đổi mô hình XHCN những năm 80, 90 của thế kỷ XX là tất yếu khách quan……………………………………………………..........................….……...33 1.3. Những xu hƣớng của kinh tế thị trƣờng. 1.3.1. Xu hướng chung của nền kinh tế thị trường …………...........….36 1.3.2. Vai trò của Nhà nước trong các loại kinh tế thị trường ............40 6 Chƣơng 2: THỰC HIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI - VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Thực hiện công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng và tiếp tục thực hiện mục tiêu XHCN. 2.1.1. Từ nền kinh tế hành chính bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường ............................................................................................................49 2.1.2. Mục tiêu XHCN của nền kinh tế thị trường và tiếp tục thực hiện Mục tiêu XHCN trong điều kiện mới, bằng phương thức mới…….....……....56 2.2. Vai trò của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế...........................................................................................64 2.2.2. Vai trò của nhà nước Việt Nam trong tạo lập đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường …………………………………………………..........69 2.2.3. Vai trò của Nhà nước Việt Nam trong tạo lập các yếu tố định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường …………………............……….…75 2.3. Một số đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện vai trò của nhà nƣớc đối với nền KTTT ở nƣớc ta hiện nay………………...............……80 KẾT LUẬN………………………………………...………..………84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhà nước là nhân tố chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng tác động đến sự hình thành phát triển nền kinh tế . Song trong mỗi chế đô ̣ xã hô ̣i khác nhau thì vai trò tác động của Nhà nước cũng khác nhau : Trong nề n kinh tế hành chính bao cấp khác với nề n kinh tế thị trường. Thâ ̣m chí, ngay trong các loại hình kinh tế thị trường khác nhau thì sự tác đô ̣ng của N hà nước đến kinh tế cũng khác nhau. Tác động của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường tự do khác với trong nền kinh tế thị trường xã hội và cũng khác với trong mô ̣t nề n kinh tế thi trươ ̣ ̣ hướng XHCN. ̀ ng XHCN hay đinh Trải qua gần 30 năm chuyể n đổ i nề n kinh tế hành chiń h qu an liêu bao cấ p sang nề n kinh tế thị trường đinh ̣ hướng XHCN , đấ t nước ta đã đa ̣t đươ ̣c những thành tựu to lớn : nề n kinh tế tăng trưởng liên tục đạt tốc độ khá. Để đinh ̣ hướng kinh tế đấ t nước phát triể n theo nề n kinh tế thị trường đinh ̣ hướng XHCN, vai trò nhân tố chính tri ̣ trước hế t là vai trò của N hà nước ngày càng trở lên đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng nó quyết định đến sự thành bại của nề n kinh tế thi ̣ trường đinh ̣ hướng XHCN ở nước ta hiê ̣n nay. Tuy nhiên bên ca ̣nh những kế t quả đa ̣t đươ ̣c vai trò của nhà nước trong hoạch định chủ trương chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nướ c ta hiê ̣n nay nảy sinh những vấ n đề phức ta ̣p cầ n phải lý giải , giải quyết. Đặc biệt trong xu thế hiện nay , xu thế toàn cầ u h óa hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế , Viê ̣t Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho nên vấ n đề chiń h tri ̣và chiń h sách của các quố c gia đề u chiụ sự chi phố i ảnh hưởng trực tiếp từ nhân tố quốc tế. Vâ ̣y thì làm thế nào để giữ vững đô ̣c lâ ̣p tự chủ về chin ́ h tri ̣trong sự hô ̣i nhâ ̣p quố c tế ? Làm thế nào để 8 chính sách của N hà nước đảm bảo thực hiê ̣n sự hô ̣i nhâ ̣p quố c tế đồ ng thời vẫn đảm bảo đinh ̣ hướng nề n kinh tế thị trường theo mu ̣c tiêu XHCN? Hơn nữa vâ ̣n đô ̣ng phát triể n nề n kinh tế thị trường tự nó không hướng tới mu ̣c tiêu XHCN , quyế t đinh ̣ sự đinh ̣ hướng XHCN là nhân tố chiń h tri ̣ trực tiế p là vai trò của N hà nước. Có câu hỏi đặt ra là : Liê ̣u chúng ta có phát huy đươ ̣c sức ma ̣nh của nhân tố chiń h tri ̣ trực tiếp là Nhà nước trong viê ̣c xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường đinh ̣ hướng XHCN ở nước ta hiê ̣n nay không? Liê ̣u Nhà nước có quản lý , điề u tiế t đươ ̣c nề n kinh tế theo quỹ đạo XHCN hay không? Mă ̣t khác viê ̣c xây dựng phát triển nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là chưa có tiề n lệ trong lich ̣ sử . Quá trình này đòi hỏi chúng ta vừa làm vừa phải tổng kết kinh nghiê ̣m thực tiễn , tìm ra hình thức và bước đi thích hợp . Quá trình đó tấ t yế u phải có sự định hướng , quản lý, điều tiết của Nhà nước đóng vai trò “người cầ m trich” ̣ hướng vào mu ̣c tiêu CNXH. Chính vì vậy viê ̣c nghiên cứu vai trò của N hà nước trong việc xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trở lên cấp bách đă ̣c biê ̣t là tìm ra những giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước trong quản lý, điề u tiế t nền kinh tế để vừa thúc đẩ y sự phá t triể n kinh tế thị trường, vừa đảm bảo đinh ̣ hướng XHCN có ý nghiã lý luâ ̣n và thực tiễn cấp bách đối với nước ta hiện nay. Đó là lý do vì sao tôi cho ̣n đề tài “Vai trò của N hà nước trong xây dựng , phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 9 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đế n nay đã có mô ̣t số công triǹ h nghiên cứu ở nhiề u góc đô ̣ khác nhau “nói về mố i quan hê ̣ kinh tế và chiń h tri”̣ liên quan đế n luâ ̣n văn: Khổ ng Doañ Hơ ̣i , “Quan hê ̣ giữa hinh tế và chính tri ̣ở nước ta” , Tạp chí Cộng sản , 6/1993; Lê Hữu Nghiã “Vai trò của chính tri ̣trong đảm đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã ” , Tạp chí Cộng sản viê ̣c bảo Hà Nội , 5/1996; Nguyễn Tiế n Phồ n , “Vai trò lañ h đa ̣o chính tri ̣của Đảng và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế của Đảng và chứ c năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiê ̣n nay”, Tạp chí Triết học số 3/1995; Nguyễn Tro ̣ng Chuẩ n “ Mố i quan hê ̣ biê ̣n chứng giữa đổ i mới chính sách kinh tế và đổ i mới chính s ách xã hội” , Tạp chí Triết học số 3/1996; Nguyễn Chí Mỳ , “Xu hướng và các nhân tố bảo đảm đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã của nề n kinh tế nhiề u thành phầ n” , Tạp chí Cô ̣ng sản số 10/1997;… Ngoài ra, còn có một số luận án tiế n si ̃ và luận văn thạc sĩ đề cập đến các góc độ khác nhau của đề tài : “Đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã ở Viê ̣t Nam nô ̣i dung cơ bản và những điề u kiê ̣n chủ yế u để thực hiê ̣n” , Luâ ̣n án tiế n si ̃ Khoa ho ̣c triế t ho ̣c chuyên ng ành chủ nghĩa cộng sản khoa học của Nguyễn Văn Oánh, Hà Nội 1994; “Vai trò đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã của Kiế n trúc thươ ̣ng tầ ng chính tri ̣đố i với sự phát triể n nề n kinh tế hàng hóa nhiề u thành phầ n ở Viê ̣t Nam hiê ̣n n ay”, Luâ ̣n văn tha ̣c si ̃ triế t ho ̣c của Huỳnh Thanh Minh, Hà Nội 1997; “Nhân tố chủ quan với viê ̣c bảo đảm đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghĩa sự phát triể n nề n kinh tế hàng hóa nhiề u thành phầ n ở nước ta hiê ̣n nay”, Luâ ̣n văn tha ̣c s ĩ Triế t ho ̣c của Nguyễn Văn Ninh , Hà Nội, năm 2001; “Vai trò đinh ̣ hướng xã hô ̣i chủ nghiã của Nhà nước đố i với sự phát triể n nề n kinh tế Viê ̣t Nam hiê ̣n nay” , Luâ ̣n án tiế n si ̃ triế t ho ̣c của Lê Thi ̣Hồ ng , Hà 10 Nô ̣i năm 2001, “Kinh tế thế giới 2002-2003: đă ̣c điể m và triể n vo ̣ng” - NXB, Chính trị quốc gia 2003-398 tr. Kim Ngo ̣c; “Chuyể n dich ̣ cơ cấ u kinh tế Viê ̣t Nam trong những năm đầ u thế kỷ XXI” Khoa ho ̣c xã hô ̣i , 2004, - 226tr. Nguyễn Trầ n Quế ; “kinh tế thế giới 2003-2004, đă ̣c điể m và triể n vo ̣ng” Chính trị quốc gia 2004. Kim Ngo ̣c; “kinh tế Viê ̣t Nam đổ i mới và phát triể n” Thế giới , 2007- 757 trang. Võ Đại Lược “toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quố c tế đố i với tiế n trì nh CNH, HĐH ở Viê ̣t Nam” Khoa ho ̣c xã hô ̣i 2007-267 trang. Nguyễn Xuân Thắ ng ; “Kinh tế và chính tri ̣thế giới năm 2010 và triển vọng năm 2011”. TS. Nguyễn Mạnh Hùng. Mă ̣c dù các công trin ̀ h nghiên cứu đã đề câ ̣p đế n khá nhiề u khiá khác nhau của đề tài chưa có đề tài nào xác đinh ̣ đúng tầ m quan cạnh trọng của nhân tố Nhà nước trong vai trò “cầ m trich” ̣ quản lý, điều tiết nền kinh tế theo mục tiêu XHCN. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề “va i trò của Nhà nước trong xây dựng, phát triển nền KTTT đinh ̣ hướng XHCN ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay” là vấ n đề bức xúc cầ n phải giải quyế t. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Làm rõ tính tất yếu việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và vai trò của nhà nước tạo lập sự đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường; các yếu tố định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta. 3.2. Nhiêm ̣ vu ̣ - Làm rõ những khuyết tật của thị trường TBCN khi không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước và khuyết tật của nhà nước phi thị trường ở các nước trong hệ thống XHCN trước đây. 11 - Làm rõ xu hướng chung của kinh tế thị trường, vai trò của n hà nước đố i với kinh tế thị trường và các loại hình kinh tế thị trường. - Làm rõ quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu XHCN và vai trò của Nhà nước trong xây dựng, phát triể n nề n kinh tế thị trường đinh ̣ hướng XHCN ở nước ta. - Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp nhằ m hoàn thiện vai trò của Nhà nước đảm bảo định hướng XHCN của sự phát triể n nề n kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vai trò tác đô ̣ng của n hà nước trong việc xây dựng, phát triể n nề n kinh tế thị trường đinh ̣ hướng XHCN ở nước ta. Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứ u trong khoảng thời gian từ khi đổ i mới đế n nay. 5. Cơ sở lý luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u luâ ̣n văn - Cơ sở lý luâ ̣n: + Quan điể m củ a chủ nghiã Mác - Lênin; Quan điể m của Đảng , Nhà nước về xây dựng, phát triển kinh tế thị trường đinh ̣ hướng XHCN. + Kế thừa kế t quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong những năm gầ n đây. - Phương pháp nghiên cứu: Luâ ̣n văn vâ ̣n du ̣ng phương pháp luâ ̣n của chủ nghiã duy vâ ̣t biê ̣ n chứng và chủ nghiã duy vâ ̣t lich ̣ sử ; vận dụng phương pháp lịch sử và logic Lịch sử bất đầu từ đâu thì tư duy bắt đầu từ đó; ngoài ra còn một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê... 12 6. Đóng góp của luâ ̣n văn Kế t quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ vai trò của nhà nước đố i với xây dựng , phát t riể n nề n kinh tế thị trường đinh ̣ hướng XHCN và những giải pháp ở nước ta hiê ̣n nay. Luâ ̣n văn có thể đươ ̣c dùng làm tài liê ̣u nghiên cứu tham khảo trong viê ̣c học tập và giảng dạy môn Chính trị học và tham khảo cho những cán bộ hoạt động thực tiễn. 7. Kế t cấ u của luâ ̣n văn Kế t cấ u của luâ ̣n văn ngoài phầ n mở đầ u , kế t luâ ̣n và danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo gồ m 2 chương, 6 tiế t. 13 Chƣơng 1 NHỮNG KHUYẾT TẬT CỦA THỊ TRƢỜNG TỰ DO, NHÀ NƢỚC PHI THỊ TRƢỜNG 1.1. Những khuyết tật của thị trƣờng tự do Để nghiên cứu đầy đủ những khuyết tật của thị trường tự do (hay thị trường không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước) đã từng diễn ra ở các nước TBCN trong giai đoạn trước đây (từ khi CNTB ra đời đến trước những năm 30 thế kỷ XX) chúng ta bắt đầu nghiên cứu từ sự ra đời của CNTB, Vậy CNTB ra đời từ khi nào? Điều kiện chủ yếu, quan trọng nhất để CNTB ra đời là gì? CNTB ra đời từ nền sản xuất hàng hóa khi đủ hai điều kiện sau: - Trong xã hội có một lớp người được tự do về thân thể, hoàn toàn có quyền sử dụng sức lao động của mình và không có tư liệu sản xuất. - Phải tập trung một số tiền đủ lớn vào tay một số người để lập ra các công ty xí nghiệp. Thực tế trong quá trình phát triển, nhân tố đã thúc đẩy CNTB ra đời nhanh hơn đó là: - Sự tác động của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn tạo ra kẻ giàu, người nghèo. - Tích lũy nguyên thủy tư bản bằng cách dùng bạo lực tàn khốc, dã man để tạo điều kiện cho CNTB ra đời nhanh hơn. CNTB là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện, phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII hình thái chính trị của "nhà nước TBCN" dần 14 dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc và sau đó trong quá trình phát triển CNTB trải qua hai giai đoạn: CNTB tự do cạnh tranh và CNTB độc quyền. Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh (hay rộng hơn là chủ nghĩa tự do kinh tế) gắn với sự ra đời của các nhà nước dân chủ (hay dân chủ tư sản) và sự phát triển của chủ nghĩa tự do, bao gồm tự do kinh tế. CNTB thời kỳ này phát triển mạnh nhất, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật và tăng năng suất lao động, đã biến nhiều quốc gia trở thành các cường quốc kinh tế. Đặc điểm đặc trưng nhất của CNTB là thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong hình thái kinh tế TBCN các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do; mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế TBCN. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do,cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế TBCN. Trong CNTB tự do cạnh tranh có mấy điểm nối bật sau: Toàn bộ các hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường; các nhà tư bản cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế; nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường và quy luật giá trị thặng dư quy luật kinh tế cơ bản của CNTB; nhà nước không can thiệp vào kinh tế, chỉ là tên lính canh tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân và thị trường tự do tư bản phát triển. 15 Đây chính là nền kinh tế thị trường mà Nhà nước gần như không có sự tác động, ảnh hưởn lớn đến nền kinh tế, hay nói cách khác đó là nền kinh tế thị trường không có sự quản lý, điều tiết của nhà nước dẫn đến khủng hoảng toàn diện đời sống xã hội đã diễn ra ở các nước tư bản vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và đến những năm 30 của thế kỷ XX đã tìm cách khắc phục bằng cách nhà nước tham gia vào quản lý, điều tiết nền kinh tế để hạn chế khuyết tật của kinh tế thị trường. Trong tác phẩm vĩ đại bàn về tài sản quốc gia và những bài viết khác, Smith đã tuyên bố rằng, trong nền kinh tế thị trường tự do, không có sự can thiệp của nhà nước mỗi cá nhân theo đuổi một mối quan tâm và xu hướng lợi ích riêng cho cá nhân mình và chính các hành động của những cá nhân này lại có xu hướng thúc đẩy nhiều hơn và củng cố lợi ích cho toàn cộng đồng thông qua một "bàn tay vô hình". Ông biện luận rằng, "trong nền kinh tế thị trường mỗi một cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình sẽ làm tối đa lợi ích của cả cộng đồng, điều này giống như việc cộng toàn bộ tất cả các lợi ích của từng cá nhân lại" [26, tr. 6]. Nhưng trong di sản lý luận của C. Mác và Ph. Ăng ghen đã chỉ rõ xu hướng vận động của thị trường tư bản, đề cao sở hữu tư nhân tự do cạnh tranh vốn có những khuyết tật của nó. - Thứ nhất: là xu hướng mưu tính lợi ích riêng, mang tính cá nhân, không thấy lợi ích riêng của mỗi người thống nhất với lợi ích của tất cả mọi người, phúc lợi chung chân chính bị coi rẻ. Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, cạnh tranh giữ vai trò thống trị, các nhà tư bản cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, chính sách giá cả…mỗi cá nhân trong xã hội đều tìm đến cho mình lợi ích tối đa hoặc lợi dụng các điều kiện thuận lợi, cũng như lợi dụng 16 sự ảnh hưởng của mình để thu lợi mà không để ý gì đến lợi ích của mọi người. Chính vì vậy xã hội TBCN trong giai đoạn này lợi ích cá nhân được chú trọng, trong khi lợi ích của mọi người - lợi ích chân chính bị coi nhẹ. Chính vì lẽ đó mà Ph. Ăng ghen đã viết: “Chúng ta đang sống trong một thế giới cạnh tranh tự do. Chúng ta hãy xem xét tỷ mỉ đôi chút sự tự do cạnh tranh ấy và cái trật tự xã hội do nó tạo nên. Trong xã hội ngày nay của chúng ta, mỗi người làm việc đơn độc và phó mặc rủi may, mỗi người đều ra sức làm giàu cho mình và hoàn toàn không bận tâm gì đến chỗ người khác đang làm gì…mỗi người đều muốn vượt người khác, đều muốn tìm dịp tốt để mưu tính riêng, không có thời gian và cũng không có hứng thú suy nghĩ rằng lợi ích của bản thân về thực chất là hoàn toàn nhất trí với lợi ích của tất cả mọi người…thực chất của xã hội tư sản hiện đại chính là ngay trong cuộc đấu tranh cho tất cả mọi người chống lại tất cả mọi người ấy, ở ngay trong tình trạng khắp nơi đều hỗn loạn, khắp nơi đều bóc lột ấy. Những phương thức kinh doanh hỗn loạn đó cuối cùng phải đưa xã hội đến kết cục bi thảm nhất; tình trạng vô tổ chức làm cơ sở cho xã hội và thái độ coi rẻ phúc lợi chung chân chính sớm muộn sẽ bộ lộ ra một cách hết sức rõ ràng” [5, tr.716 – 717]. - Thứ hai: Cạnh tranh là động lực phát triển nhưng tàn khốc và đôi khi làm cho con người phải từ bỏ mọi mục đích thật sự có tính chất con người. Thể chế xã hội TBCN bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản (chiếm một bộ phận nhỏ trong dân cư), lợi ích đặt lên hàng đầu nên sự cạnh tranh này đã làm tha hóa con người, mỗi người đều có mưu tính lợi ích riêng cho bản thân mà làm ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chung của xã hội. Cũng vì lẽ sinh tồn mà mỗi các nhân trong xã hội TBCN trong giai đoạn này buộc phải dùng mọi cách để tồn tại và đem lại lợi ích cho mình, sự cạnh tranh này rất gay gắt, dã man và khốc liệt “ai mạnh thì kẻ đó thắng” vì thế mà tính nhân văn, nhân đạo trong xã hội bị xuống cấp, ít được mọi người chú trọng. Về điều này C. Mác 17 và Ăngnghen đã viết: “Trong cuộc đấu tranh của tư bản với tư bản, của lao động với lao động, của sở hữu ruộng đất với sở hữu ruộng đất đang đưa sản xuất đến trạng thái cuồng nhiệt, trong đó tất cả mọi quan hệ tự nhiên và hợp lý của nó đều bị đảo ngược. Không một tư bản nào có thể đương đầu được với sự cạnh tranh của tư bản khác nếu nó không phát triển hoạt động của nó đến tột độ. Không một mảnh ruộng nào có thể canh tác có lợi nếu năng suất của nó không thường xuyên được nâng cao. Không một công nhân nào đứng vững trước những người cạnh tranh với mình, nếu anh ta không dốc hết sức lực của mình vào công việc. Nói chung, không một ai trong số những kẻ bị lôi cuốn vào cuộc vận lộn cạnh tranh có thể chịu đựng được cuộc vận lộn đó nếu không dồn hết sức mình, nếu không từ bỏ mọi mục đích thật sự có tính chất con người” [4, tr.77]. “Sự cưỡng chế mà áp lực của những lợi ích giữa họ với nhau đã gây ra cho họ. Cũng như trạng thái của giới động vật thì cuộc đấu tranh của mọi người chống lại tất cả, ít nhiều lại là điều kiện sinh tồn của tất cả các loài”[1,tr.517] - Thứ ba: Cuộc cạnh tranh làm cho số rất lớn người bị thất nghiệp, bị bán mình bằng cách này hay cách khác. Các nhà tư bản luôn cạnh tranh gay gắt với nhau, muốn tồn tại buộc các nhà tư bản phải tìm mọi cách để đem lại lợi nhuận cho mình. Trong sản xuất kinh doanh họ đều nhằm mục đích thực hiện tối đa hóa lợi ích bằng cách ra sức bóc lột sức lao động của người làm thuê, tăng cường độ lao động, cắt xén tiền công, tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật…Trong cuộc cạnh tranh này có những nhà tư bản thành công nhưng cũng có nhiều nhà tư bản thất bại, thua lỗ dẫn đến phá sản. 18 Chính cuộc cạnh tranh này đẫn đến hệ quả là một số lượng lớn người thất nghiệp do số người làm thuê trong các công ty, xí nghiệp phá sản; các nhà tư bản làm ăn thua lỗ và sự cắt giảm chi phí nhân công nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Do cạnh tranh nên “Trong bất kỹ xã hội văn minh nào đều có một số lượng lớn người thất nghiệp rất muốn làm việc nhưng không kiếm ra việc làm…Chúng ta thấy những người bán mình bằng cách này hay cách khác: ăn xin, quét đường, đứng ở đầu phố chờ đợi một công việc nào đó, làm cho người khác một số việc vặt do ngẫu nhiên kiếm được để sống qua ngày, mang một số tạp chí đi bán rao, hoặc như mấy cô gái nghèo mà chúng ta gặp buổi tối nay, cầm ghi ta đi hết chỗ này đến chỗ khác, vừa gẩy đàn, vừa hát để kiếm tiền, buộc phải nghe những lời vô lễ và sỉ nhục chỉ vì vài đồng xu. Sau hết, còn biết bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân của nạn mại dâm thật sự” [5, tr. 21]. - Thứ tư: Cạnh tranh dẫn đến phân hóa giàu nghèo, sinh ra mâu thuẫn đối kháng gay gắt. Sự cạnh tranh làm phân hóa xã hội tư bản thành hai cực đối lập, giữa một bên là sự giàu có lên nhanh chóng của số ít người trong xã hội (các nhà tư bản giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh, vẫn tồn tại, phát triển, lợi nhuận đảm bảo) với một bên là sự nghèo khó bần cùng của phần lớn người trong xã hội (họ có thể là các nhà tư bản thất bại trong cuộc cạnh tranh, bị thua lỗ, dẫn đến phá sản; những người làm thuê hay những người thất nghiệp đang từng ngày tìm mọi cách bán mình bằng cách này hay cách khác để kiếm sống qua ngày). Điều này gây ra mâu thuẫn đối kháng gay gắt, không thể dung hòa giữa hai cực đối lập trong xã hội biểu hiện ở việc: Các nhà tư bản tìm mọi cách tăng cường vơ vét, khai thác tài nguyên, mở rộng thị trường; tăng cường bóc lột lao động làm thuê thông qua việc tăng cường ứng dụng khoa học kĩ 19 thuật trong sản xuất kinh doanh, tăng cường độ lao động, cắt xén tiền công, kéo dài thời gian lao động…đẩy lao động làm thuê vào cảnh khốn cùng. Ngược lại, lao động làm thuê đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi các chế độ lao động (như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động…) gây mâu thuẫn gay gắt với các chủ tư bản. Vì vậy Ăng ghen đã viết: “Sự phá sản của giai cấp tiểu tư sản là hậu quả bi thảm của tự do công nghiệp mà người ta hết lời ca tụng; đó là kết quả không tránh khỏi của cái ưu thế mà các nhà tư bản lớn có được trước những nhà cạnh tranh kém giàu có hơn, đó là biểu hiện rõ nét nhất của xu thế tập chung tư bản vào tay một số người, trong khi đó đại đa số quốc dân ngày càng nghèo khó. Như thế là giữa một bên là một đám người nhà giàu và một bên là vô số những người nghèo đã nảy sinh ra mâu thuẫn đối kháng gay gắt, mâu thuẫn đối kháng này đã đạt tới gay gắt đáng lo ngại…Và chừng nào mà cơ sở hiện nay của xã hội còn tồn tại thì không thể ngăn chặn được quá trình một số người thêm giàu có và đông đảo quần chúng them nghèo khổ. Mâu thuẫn đối kháng trở nên gay gắt chừng nào mà cuối cùng chưa thấy được sự cần thiết phải cải tổ xã hội theo nguyên tắc hợp lý hơn” [5, tr. 717]. - Thứ năm: Tự do cạnh tranh sinh ra những cuộc khủng hoảng chu kỳ. Cuộc khủng hoảng chu kỳ diễn ra ở các nước TBCN có mức độ khác nhau, thời gian kéo dài mỗi cuộc khủng hoảng cũng khác nhau. Ph. Ăng ghen đã viết: “…Những cuộc khủng hoảng thương mại, những cuộc khủng hoảng này thường tái hiện một cách đều dặn như sao chổi, giờ đây trung bình cứ năm đến bảy năm lại xuất hiện một lần ở nước ta. Trong 80 năm gần đây, những cuộc khủng hoảng thương mại này cũng xảy ra đều đặn như những nạn dịch lớn trước kia và đem lại nhiều tai họa hơn, nhiều sự phi đạo đức hơn là các nạn dịch…Nhưng chừng nào các vị còn tiếp tục sản xuất 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan