Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước...

Tài liệu Vai trò của hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước

.PDF
112
570
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MINH THU VAI TRß CñA HIÕN PH¸P TRONG VIÖC KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. NGUYỄN ĐĂNG DUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Minh Thu MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục những chữ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: HIẾN PHÁP VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC ........................................................................................ 5 1.1. Kiểm soát quyền lực Nhà nước - Lý do ra đời Hiến pháp. ............... 5 1.2. Biểu hiện của kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp ... 21 1.2.1. Hiến pháp ghi nhận quyền lực nhà nước được phân công, phân nhiệm và tự kiểm tra bên trong bằng cơ chế kìm chế và đối trọng - một trong những phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước ......... 21 1.2.2. Hiến pháp kiểm soát quyền lực nhà nước bằng việc bảo đảm cho nhân quyền không bị vi phạm ............................................................. 31 Chương 2: KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CỦA CÁC HIẾN PHÁP VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 2013 .............................. 37 2.1. Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp năm 1946 ......... 37 2.2. Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp năm 1959 ......... 47 2.3. Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp năm 1980 ......... 52 2.4. Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp năm 1992 ......... 57 2.4.1. Sự kiểm soát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với cơ quan hành chính và tư pháp ......................................................................... 58 2.4.2. Sự kiểm soát của cơ quan tư pháp đối với các cơ quan khác của nhà nước .............................................................................................. 62 Chương 3: KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 .............................................................................. 72 3.1. Phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. ....... 72 3.2. Quyền con người được đề cao và đảm bảo trong Hiến pháp 2013.... 88 KẾT LUẬN .................................................................................................. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 102 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNXH: Chủ nghĩa xã hội DN: Doanh nghiệp HĐND: Hội đồng nhân dân QH: Quốc hội TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao UBND: Ủy ban nhân dân UBTVQH: Ủy ban thường vụ Quốc hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong cuốn sách “Các quyền của con người” (1791-1792), Thomas Paine viết: Hiến pháp không phải là một đạo luật của chính quyền nhưng là của nhân dân tạo dựng nên chính quyền và một chính quyền không có Hiến pháp là quyền lực không có quyền… Hiến pháp là một vấn đề đứng trước chính quyền và chính quyền chỉ là tay sai của Hiến pháp. Hiến pháp là bản văn đặt nền móng cho một quốc gia hiện đại, là hiện thân của khế ước cơ bản giữa nhân dân và là hình thức cao nhất của pháp luật. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp. Nhà nước là rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Cho đến hiện nay và tương lai sau này con người không thể sống thiếu nhà nước, trong một trạng thái vô chính phủ, ít nhất là cho đến khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản. Ở phương diện nào đó, Nhà nước có xu hướng lạm quyền mà vi phạm đến quyền lợi của cá nhân sống trong Nhà nước đó. Chính vì nhằm mục đích ngăn chặn sự vi phạm này từ phía Nhà nước, hay theo cách nói của C.Mác là sự tha hóa của nhà nước nên cần phải có một bản văn quy định sự kiểm soát quyền lực nha nước. Đó là Bản Hiến pháp. Hiến pháp là một bản văn luật có vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước. Ở Việt Nam trong suốt gần nửa thế kỷ, mặc dù Hiến pháp 1946 đã thiết lập sự chế ước quyền lực lẫn nhau giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng do chiến tranh nổ ra nên không thực hiện được. Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 tổ chức quyền lực Nhà nước ở Việt Nam cho thấy việc 1 phân công quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp còn mờ nhạt. Đến Hiến pháp 1992 được xây dựng trong thời kỳ công cuộc đổi mới đất nước, mở cửa nền kinh tế và nhất là chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền thì quyền lực nhà nước đã được phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đến thời điểm hiện nay, Hiến pháp 2013 đã tiến thêm bước rất quan trọng khi ghi nhận sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được của phương diện kiểm soát quyền lực Nhà nước qua các bản Hiến pháp lịch sử và đặc biệt là Bản Hiến pháp mới năm 2013, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước”. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm những năm gần đây đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu kiểm soát quyền lực Nhà nước với mục đích, góc độ phạm vi tiếp cận khác nhau trong đó ít nhiều đề cập tới vấn đề học viên đang nghiên cứu. Các tài liệu học viên được tiếp cận gồm: - Sự hạn chế quyền lực Nhà nước – GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến, Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài – Sách tham khảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội - Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn- Sách chuyên khảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn có một số bài viết của các chuyên gia luật học liên quan đến đề tài luận văn đã được đăng trên các tạp chí - đặc san Luật học, trên trang tin điện tử của Chính phủ, Bộ tư pháp, một số bài viết về thành tựu của Hiến pháp năm 2013 trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước, vv… Tài liệu và bài viết của các tác giả trên đã có những đóng góp đáng kể 2 trong trong việc hoàn thiện các quy định của Hiến pháp về kiểm soát quyền lực Nhà nước. Qua tham khảo đã giúp học viên có thêm những kinh nghiệm quý để triển khai những vấn đề, nội dung chưa được đề cập, tiếp cận sâu. Tuy vậy, các công trình này đều được nghiên cứu trước khi có Hiến pháp năm 2013, chưa có công trình nào đề cập tới kiểm soát quyền lực nhà nước của các bản Hiến pháp, đặc biệt là Hiến pháp năm 2013. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu của Luận văn là: Làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đánh giá được các thành tựu cũng như chỉ ra các những bất cập, tồn tại của các quy định của các bản Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước. Với mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước ở các thời kỳ khác nhau của đất nước và nêu bật những điểm mới đạt được của Hiến pháp năm 2013. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận về vai trò của Hiến pháp trong việc kiểm soát quyền lực Nhà nước ở các thời kỳ khác nhau của đất nước và nêu bật những điểm mới đạt được của Hiến pháp năm 2013. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Luận văn bao gồm những quy định của Hiến pháp về phương diện kiểm soát quyền lực nhà nước được xác định trong giới hạn sau đây: Thứ nhất, luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực nhà nước của Hiến pháp và nội dung kiểm soát quyền lực nhà nước của Hiến pháp. 3 Thứ hai, kiểm soát quyền lực nhà nước của các bản Hiến pháp lịch sử. Thứ ba, kiểm soát quyền lực nhà nước của Hiến pháp năm 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật, Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp khảo sát thực tiễn, thống kê. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu một cách khá toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về vai trò kiểm soát quyền lực nhà nước của các bản Hiến pháp, đặc biệt là việc kiểm soát quyền lực nhà nước của Hiến pháp năm 2013. 7. Ý nghĩa của Luận văn Với những kết quả của Luận văn, hi vọng rằng Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, lý luận của các luật gia, đồng thời sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam về việc kiểm soát quyền lực nhà nước của Hiến pháp. 8. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội dung của Luận văn được chi thành 3 chương như sau: - Chương 1: Hiến pháp và vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước. - Chương 2: Kiểm soát quyền lực Nhà nước của các Hiến pháp Việt Nam trước năm 2013. - Chương 3: Kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp 2013. 4 Chương 1 HIẾN PHÁP VÀ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Kiểm soát quyền lực Nhà nước - Lý do ra đời Hiến pháp. “Cuộc sống mà không có nhà nước hiệu lực để duy trì trật tự thì rất đơn độc, nghèo nàn, đồi bại, tàn bạo và ngắn ngủi”. Đây là câu nói nổi tiếng của nhà triết học và xã hội học người Anh Thomas Hobbes (1588-1679) khi viết về vị trí, vai trò quan trọng của nhà nước trong tác phẩm “ Leviathan”. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra cơ sở của việc thành lập ra nhà nước là khế ước xã hội, thấy được tính tất yếu của việc thành lập ra nhà nước cũng như những mặt trái của nhà nước. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, Nhà nước được hình thành từ sự đấu tranh giai cấp và nhu cầu phải chống thiên tai, bão lụt để duy trì sự tồn tại của các nhà nước phương Đông. Như vậy, Nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội”, mà là “một lực lượng nảy sinh từ xã hội”, do nhu cầu của chính con người, nhà nước như là một lực lượng “ tựa hồ như đứng trên xã hội”, vì không trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất, nhưng lại có chức năng làm dịu bớt xung đột và giữ cho những xung đột đó nằm trong một trật tự nhất định để cho sản xuất phát triển và xã hội loài người không thể đi đến chỗ diệt vong. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của giai cấp thống trị và của xã hội. Nhưng nó khác với các tổ chức xã hội khác chủ yếu ở chỗ: nhà nước được sử dụng một thứ quyền lực đặc biệt do xã hội trao cho- quyền lực nhà nước. Đó là một loại quyền lực gắn liền với khả năng bắt buộc- cưỡng chế đối với tất cả mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Đó còn là thứ quyền lực cho phép nhà nước thâu tóm trong tay mình hầu hết các nguồn nhân lực, tài lực của Quốc gia. Nhà nước còn là chủ thể duy nhất được đại diện cho quốc gia- dân tộc 5 trong các quan hệ quốc tế. Trong các chế độ nô lệ và phong kiến, quyền lực nhà nước- mà thể hiện tập trung ở quyền lực của nhà vua, được coi như một thứ quyền lực thần thánh, không giới hạn. Đặc trưng về sự vận động của mọi loại quyền lực nói chung, trong đó có quyền lực nhà nước, là hai xu hướng: Thứ nhất, đó là xu hướng sử dụng trái phép quyền lực được giao để phục vụ cho lợi ích cá nhân, gia đình, dòng họ (lợi dụng quyền hạn). Xu hướng thứ hai là lạm dụng quyền lực (lộng quyền, lạm quyền). Cả hai xu hướng này đều là biểu hiện của sự tha hóa quyền lực, vốn là xu hướng khách quan trong quá trình vận động, phát triển của quyền lực. Cả hai xu hướng trên đều dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại cho xã hội, và người phải gánh chịu chính là nhân dân [17]. Do tính chất đặc biệt của quyền lực nhà nước như vậy, nên ngay từ khi nhà nước ra đời cho tới nay, tất cả các chế độ xã hội đều nhận thức và đặc biệt coi trọng việc kiểm soát quyền lực nhà nước, với những phương thức và thiết chế đa dạng khác nhau. Nhân loại, bằng kinh nghiệm lịch sử đầy máu và nước mắt của mình, đã hiểu ra rằng, quyền lực nhà nước phải được kiểm soát, hơn thế nữa, phải được kiểm soát chặt chẽ. Nói cách khác, quyền lực nhà nước phải được giới hạn, không phải là vô hạn, nhất là trong một chế độ dân chủ, đặc biệt là trong chế độ dân chủ xã hội xã hội chủ nghĩa. Thuở ban đầu mọi nhà nước sinh ra với một ý nghĩa hết sức tốt đẹp với mục đích duy trì và phát triển cuộc sống của nhân loại, làm cho nhân loại thoát khỏi sự diệt vong và duy trì sự phát triển, nhưng sau đấy nhà nước dần dần đều là những tổ chức chuyên chế. Nhà Vua- người thống trị thay mặt cho nhà nước đều cho mình là nguồn gốc của mọi công lý trong xã hội. Ông ta một mình có cả quyền lập pháp, hành pháp, sửa đổi, đình chỉ và cả việc xét xử sự vi phạm pháp luật do chính ông ta ban hành. Là người cai trị, 6 ông ta có quyền tuyệt đối và không phải tuân thủ pháp luật. Vị trí của ông ta không phải ở dưới mà ở trên pháp luật. Đó là một nhà nước độc tài, chuyên chế gắn liền với các chế độ chính trị phi dân chủ, quyền lực nhà nước có một đặc điểm quan trọng là vô hạn định, luôn luôn tiềm ẩn một mối nguy hại cho loài người. [17] Tham nhũng, độc tài, chuyên chế là bệnh chung của mọi xã hội có nhà nước. Chế độ độc tài là chế độ loại trừ đa số nhân dân tham gia vào các công việc nhà nước. Chế độ chuyên chế rất gần với chế độ độc tài, không những loại trừ đa số nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước mà còn can thiệp quá sâu vào lĩnh vực của đời sống nhân dân. Tham nhũng là sự lạm dụng quyền hành của nhà nước để mưu lợi ích riêng mà quyền hành thì rất dễ bị lợi dụng. “Do đó các nước phải cố gắng thiết lập và nuôi dưỡng những cơ chế mang lại cho các cơ quan nhà nước sự mềm dẻo và sự khuyến khích để hoạt động vì lợi ích chung, đồng thời kiềm chế những hành vi độc đoán tham nhũng trong cách cư xử với các doanh nghiệp và công dân”. Những cơ chế này chính là những quy định hạn chế quyền lực trong pháp luật của mỗi quốc gia, mà trước hết là phải nói đến Hiến pháp. Nhà nước luôn luôn có xu hướng lạm quyền mà vi phạm đến quyền lợi của cá nhân. Chính vì nhằm mục đích ngăn chặn sự vi phạm này từ phía nhà nước, ngăn chặn sự “ tha hóa” của Nhà nước mà cần phải có một bản văn quy định sự kiểm soát quyền lực nhà nước. Đó là bản Hiến pháp. Hiến pháp là một bản văn luật có nhiệm vụ kiểm soát quyền lực nhà nước. Kiểm soát để bảo vệ nhân quyền, quyền cá nhân là mục tiêu hay có thể còn được gọi là bản chất của hiến pháp, tức là xét đến cùng, cá tính chất sâu xa nhất của Hiến pháp đó chính là tính nhân bản của Hiến pháp và đồng thời cũng là nhiệm vụ của Hiến pháp. Việc bảo vệ của cá nhân trong lịch sử tổ chức và hoạt động của bộ máy 7 nhà nước cũng như trong sinh hoạt của các chế độ chính trị càng ngày càng được đặt ra một cách bức xúc. Xã hội càng dân chủ và văn minh bao nhiêu thì giá trị của con người càng được bảo đảm bấy nhiêu, trước sự áp bức từ nhiều phía. Nhà nước dân chủ và văn minh có một trách nhiệm vô cùng lớn trong việc bảo đảm, bảo vệ nhân phẩm và giá trị của con người trước sự tấn công của các chiều hướng khác nhau, tong đó có cả từ phía bản thân nhà nước thông qua các hoạt động của các quan chức nhà nước, thay mặt nhà nước thực thi công vụ. Để đảm bảo vấn đề bảo vệ giá trị nhân phẩm của con người trước sự tha hóa của nhà nước, Hiến pháp có nhiều những biện pháp khác nhau như: quy định các quyền lợi của cá nhân được thụ hưởng, quy định những bảo đảm thi hành các quyền lợi và giá trị nhân phẩm của con người. Trong số những biện pháp ấy thì việc phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước với nhau để đi đến chỗ kiểm tra, kiềm chế lẫn nhau để đảm bảo quyền lợi của cá nhân chiếm một vị trí rất quan trọng. Việc phân chia càng nhiều bao nhiêu thì bảo vệ quyền các quyền cá nhân của con người càng nhiều bấy nhiêu. Lý thuyết kiểm soát quyền lực đó được thể hiện bởi một nguyên nhân bản tính của con người là đam mê quyền lực: Để phát triển và tồn tại, con người rất cần đến nhà nước. Nhưng khi có nhà nước thì con người phải kiểm soát nhà nước, bởi lẽ nhà nước do con người điều khiển. Và khi có quyền lực nhà nước trong tay, con người có thể đạt được nhiều thứ quyền lợi khác như: của cải, danh vọng, dễ có khả năng buộc người khác phải làm theo những ý muốn đam mê của mình…. Sự thực “Lòng đam mê quyền lực và lòng đam mê danh vọng là những ước muốn vô hạn định của con người”. Vì thế, khi có quyền lực, con người hay có xu hướng lạm quyền. Đó là một trong những rủi ro vô cùng nguy hiểm của xã hội. Hoạt động của Nhà nước là một hoạt động phức tạp, thường là phải do nhiều người cùng đảm nhiệm, nên nếu không có sự phân công rõ ràng 8 thì rất dễ rơi vào tình trạng ỷ lại lẫn nhau, theo kiểu “Cha chung, không ai khóc.” Trong hoạt động của lĩnh vực công, càng tập trung bao nhiêu và càng làm việc tập thể với nguyên tắc đa số để ban hành quyết định bao nhiêu, thì lại càng tạo ra cơ sở nhiều hơn cho sự ỷ lại và không chịu trách nhiệm cá nhân bấy nhiêu. Con người có sai lầm nên không có một thể chế nào của con người thoát khỏi sự sai lầm: Sự kiểm soát quyền lực nhà nước còn một nguyên nhân sâu xa nữa là bản tính hay tùy tiện của chính con người. Con người vốn dĩ hành động theo bản năng thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện hoàn cảnh chi phối các hành vi của mình. Để tránh sự tùy tiện trong việc sử dụng quyền lực nhà nước, không còn cách nào khác hơn là phải kiểm soát quyền lực. Khả năng phạm sai lầm nằm ngay trong con người. Sở dĩ như vậy, vì rằng trí tuệ thuộc về lý tính của con người là có hạn. Một người có trí tuệ siêu việt đến đâu đi chăng nữa, thì cũng không thể thoát khỏi sai lầm. J.S.Mill, một triết gia và một nhà kinh tế lớn của Anh quốc thế kỷ XIX, đã từng cảnh báo: “Loài người không thể là thánh thần, không bao giờ sai, chân lý của họ phần nhiều chỉ là các chân lý một nửa”. Khi soạn thảo ra bản Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, Hiến pháp Mỹ năm 1787, J. Madison cũng đã từng nói về điều đó: Chính phủ không phải là những thiên thần, nên chính phủ cũng có thể mắc sai lầm. Đây là nhận thức căn bản của ông khi đề xuất hệ thống kìm chế và đối trọng cho bản Hiến pháp này. Con người vốn dĩ không muốn có trách nhiệm, mà chỉ muốn có quyền: Nếu quyền hạn là những gì mà con người được hưởng, được quyền ra lệnh yêu cầu những người khác phải thực hiện, thì ngược lại trách nhiệm là những gì họ buộc phải làm và phải chịu dưới sự giám sát của những người khác. Có những lúc hai thứ quyền hạn và trách nhiệm là hòa nhập trong nhau. Nhưng cơ bản giữa chúng vẫn có một sự phân biệt nhất định. Ví dụ như, trong 9 chế độ phong kiến, nhà Vua thì bao giờ cũng chỉ có quyền, mà không bao giờ phải gánh chịu trách nhiệm về những hành vi thực hiện các quyền của mình. Từ đây mới xuất hiện trong luật học các chế định về việc miễn trừ trách nhiệm pháp lý của các quan chức của Nhà nước phong kiến. Bản tính của con người là những gì thuộc về tính chất, tính cách của số đông con người đều mắc phải. Đã là con người thì không mấy ai thích trách nhiệm, nhất là những trách nhiệm phải gánh vác hậu qủa do chính bản thân mình gây ra. Bản tính con người giữ gìn và tăng cường danh dự. Khi phải gánh chịu trách nhiệm như phải từ chức, phải trừng phạt, phải bồi thường thiệt hại do những hành vi cầm quyền của mình gây ra là một trong những biểu hiện nặng nề nhất của sự tổn thất danh dự của con người. Vì vậy, con người có xu hướng bản năng trốn tránh trách nhiệm. Các hình thức trốn tránh trách nhiệm: Tạo ra các vỏ bọc, tạo ra các cấp dưới trung gian trực thuộc mình, chính quyền trở thành nhiều tầng nhiều nấc. Sự không hiểu vấn đề cũng như sự phức tạp hóa vấn đề cần phải giải quyết. Mức độ nguy hiểm của quyền lực nhà nước: Cơ sở của sự phải kiểm soát quyền lực nhà nước xuất phát từ đặc điểm công khai, mang tính quyền lực công cộng làm cho Nhà nước có một sức mạnh ghê gớm. Cùng là một loại tội phạm, nhưng tội phạm cấu kết với các nhân viên tha hóa của Nhà nước bao giờ cũng có hậu quả nặng nề hơn và cũng rất khó phát hiện hơn... Việc kiềm chế tiềm năng sử dụng và lạm quyền lực nhà nước là một thách thức đối với bất cứ Nhà nước nào. Điều khó khăn hơn nữa là làm việc này mà không làm cho các cơ quan nhà nước mất đi tính mềm dẻo cần phải có để tiến hành các công việc của Nhà nước. Việc sử dụng không đúng quyền lực nhà nước tạo ra những vấn đề nghiêm trọng của sự tín nhiệm Nhà nước của công chúng sẽ có tác động rất lâu dài trước công luận. Lý thuyết kiểm soát quyền lực nhà nước được thiết lập đầu tiên bởi các 10 nhà tư tưởng chính trị - pháp lý, đó là của Aristotle, J. Locke, S.L. Montesquieu và J.J. Rousseau, tạo thành học thuyết được gọi là chủ nghĩa Hiến pháp, mà cái cốt lõi của nó là sự giới hạn quyền lực nhà nước nhằm chống lại chế độ chuyên chế phong kiến, và bảo vệ nhân quyền. Các nhà tư tưởng thời bấy giờ lập luận rằng, một chính phủ được thành lập không hợp pháp và chính quyền đó không có mục đích bảo vệ quyền lợi của nhân dân. Vấn đề nhân quyền hầu như không được chính quyền đó bảo vệ. Quyền lực nhà nước nằm trong tay một số người theo thể thức thế tập truyền ngôi, có toàn quyền ban hành các quyết định theo ý chí của mình và buộc mọi người phải thực hiện. J.Locke trong tác phẩm “Hai chuyên luận về chính quyền” (1690) được coi là lý thuyết đầu tiên chống lại tư tưởng chuyên chế, khi ông đưa ra lý thuyết về sự giới hạn quyền lực chuyên chế của nhà Vua. Lý thuyết căn bản của J.Locke dựa trên hai nền tảng quyền tự nhiên của con người và khế ước xã hội, nền tảng của chế độ nhà nước. Locke cho rằng, con người “vốn dĩ tự do, bình đẳng và độc lập”, đã chọn lựa một cuộc sống chung cùng với những người khác và phải chịu từ bỏ trạng thái tự nhiên, để tuân thủ một “khế ước xã hội”, nhằm có được một sự an ninh tốt hơn không thể có được khi ở “trạng thái tự nhiên”. Họ nhất trí sống theo ý chí của số đông và chính vì mục đích này mà các chính phủ được thành lập và chính phủ đó có thể bị giải thể nếu họ mất niềm tin vào chính phủ. [17] Vấn đề kiểm soát quyền lực và trách nhiệm của Nhà nước chỉ được giải quyết một cách triệt để hơn và bài bản hơn, vì mục đích của sự bảo đảm nhân quyền trong cách mạng tư sản. Càng ngày kiểm soát và trách nhiệm của quyền lực nhà nước càng trở nên gắn bó mật thiết với dân chủ và sự kiểm soát này được quy định thành luật, nhất là quy định của đạo luật có hiệu lực pháp lý tối cao để cho mọi chủ thể nắm quyền lực nhà nước phải chấp hành. Đó là Hiến pháp. Sự hiện diện của Hiến pháp là một căn cứ căn bản cho việc kiểm 11 soát quyền lực của nhà nước, khác với Nhà nước phong kiến nơi không tồn tại hiến pháp. Vì những lẽ đó, việc phải quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước như là một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, một khi mà xã hội cần đến Nhà nước. Sự hiện diện của những quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích kiểm soát hay là kiểm soát quyền lực nhà nước là dấu hiệu của dân chủ, của tiến bộ xã hội. Có như vậy mới thể hiện được tính nhân bản và xã hội sâu sắc cần phải có của Hiến pháp. Hiến pháp là một bản văn có nhiệm vụ kiểm soát quyền lực Nhà nước. Kiểm soát để bảo vệ nhân quyền, quyền cá nhân là mục tiêu hay có thể còn được gọi là bản chất của Hiến pháp. Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh ở nghĩa hẹp là quy định chế độ chính trị. Hay nói cách khác hơn, Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh là việc quy định chế độ nhà nước trong thời kỳ dân chủ. Điều đó nghĩa là Hiến pháp được sinh ra trong cách mạng tư sản dân chủ, trở thành văn bản quy định chế độ Nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước xét về mặt cơ cấu bao gồm các cơ quan nhà nước hợp thành bộ máy nhà nước. Vì vậy chế độ nha nước là chế độ được hình thành từ những hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy nhà nước. Cho nên Hiến pháp có trách nhiệm phải quy định về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; hay nói cách khác đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những mối quan hệ về tổ chức bộ máy Nhà nước, làm cho bộ máy đó thuộc về nhân dân. Về nguyên tắc Hiến pháp không thể quy định tất cả việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương: Lập pháp, hành pháp, tư pháp. Chính vì lẽ đó, ta có thể hiểu Hiến pháp là bản văn phân chia quyền lực. Một bộ máy nhà nước tốt không chỉ biết đảm nhiệm các công việc được phân công của mình mà còn phải trù liệu trước và ngăn ngừa trước những hậu 12 quả xấu có thể xẩy ra trong hoạt động điều hành và quản lý đất nước. Một bản Hiến pháp tốt không chỉ hướng những quy định của mình vào những mặt tốt của bộ máy nhà nước, mà còn tính đến việc hạn chế những mặt yếu có tính tất yếu của nó. Hiến pháp là đọa luật quy định việc con người phải quản lý con người. Vì vậy một bản Hiến pháp tốt khi và chỉ khi các quy định của nó phản ánh được hết các bản tính vốn có của con người. Giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia có sự gắn kết mật thiết với nhau. Nhân quyền được bảo đảm bằng nhiều biện pháp, hình thức khác nhau. Trước tiên phải được đảm bảo bằng nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng là một trong những nơi tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất cho sự vi phạm nhân quyền. Sở dĩ nhà nước là một mối nguy hiểm nhất cho sự vi phạm nhân quyền, vì so với các chủ thể khác trong xã hội nhà nước có nhiều ưu thế hơn cả: Nắm quyền lực nhà nước trong tay, có nhân lực có vũ khí, có cả tiền bạc, nhất quyền được bắt, giam, giữ con người, khi cho họ là những nghi can, theo quy định mà chính bản thân nhà nước tự đặt ra. Tất cả những đặc quyền đó các chủ thể khác trong xã hội không thể nào có. Bảo vệ nhân quyền trước hết phải có sự ngăn ngừa từ phía nhà nước. Ngăn ngừa bằng cách quy định một cách chặt chẽ các cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước thông qua các hoạt động của những người đảm nhiệm các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, giữ gìn cho họ luôn luôn giữ được phẩm chất như khi họ được nhân dân lựa chọn vào các chức vụ quan chức nhà nước. Và một khi họ không còn những phẩm chất xứng đáng nữa thì cũng căn cứ vào những quy định của Hiến pháp mà nhân dân có quyền phế truất chức vụ của họ. Hay nói một cách khác, sự ngăn chặn những hành vi vi phạm quyền con người trước hết và hơn bao giờ hết là từ phía nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hiến pháp. Sự kiểm soát quyền lực nhà nước được các nhà triết học, xã hội học đặt ra từ rất xa xưa. 13 Theo J.J. Rousseau thì “chủ quyền nhân dân” xuất phát từ “khế ước xã hội”. Tác phẩm quan trọng nhất của ông là cuốn “Khế ước xã hội” (1762) được mở đầu bằng câu nổi tiếng: “Con người được sinh ra một cách tự do, nhưng khắp nơi lại bị xiềng xích”. Rousseau nhận thấy con người tự do và tự nhiên, những người “mông muội cao quý” là tốt đẹp, nhưng các thiết chế xã hội đã làm cho nó tha hóa. Hình thức tổ chức xã hội duy nhất có thể đưa họ về trạng thái tự nhiên tự do là nền dân chủ trực tiếp. CHỉ có chủ quyền đại chúng này mới có tính chính đáng; chỉ có ý chí chung được nhân dân thực hiện mới làm pháp luật có hiệu lực. Tư tưởng cơ bản của ông cho rằng, nhưng người bình thường cũng có quyền tự chủ và có quyền lật đỏ những ông vua tự cho mình là thiên mệnh. J.J. Rousseau phát triển ý tưởng về nhà nước lý tưởng thông qua các hội nghị toàn thể nhân dân. Đó là nguồn gốc của sự giới hạn quyền lực nhà nước mà nền tảng của nó là chủ quyền thuộc về nhân dân. [17] Học thuyết của J.Locke về chính phủ bị hạn chế có ảnh hưởng lớn đến Hiến pháp của Mỹ. Học thuyết này nhìn từ góc độ bảo vệ các quyền về tài sản, cùng các quyền khác của con người trong trạng thái tự nhiên, đã được các nhà lập hiến của nước Mỹ tiếp nhận rất đầy đủ qua các bài luận của họ Hiến pháp. Các nhà soạn thảo Hiến pháp còn cho rằng, sự ra đời của các thiết chế quyền giám sát bảo hiến và sự phát triển học thuyết phân quyền của S.L.Montesquieu được coi là một nền tảng cơ bản chống lại sự chuyên chế của đa số. Vấn đề hạn chế quyền lực nhà nước được xuất hiện dựa trên nền tảng của việc đảm bảo các quyền và tự do của các công dân. Trong tác phẩm của mình, S.L.Montesquieu cho rằng tự do chính trị chỉ có thể tìm thấy ở đâu có một “chính phủ hợp lý”, tức là một chính phủ trong đó “không có sự lạm dụng quyền lực”, tức là một chính phủ bị hạn chế. Vì vậy, nếu quyền lực nhà nước không bị hạn chế, không bị kiểm soát thì hậu 14 quả rõ ràng nhất là sự vi phạm các quyền của con người. Ông còn cho rằng muốn hạn chế thì buộc phải phân quyền. Do đó tư tưởng của S.L.Montesquieu dựa trên sự phân quyền và ông coi đó là một trong những điều kiện tiên quyết của những bảo đảm cho tự do chính trị cho mọi người dân. Một trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa lập hiến hiện đại là việc vạch ra giới hạn giữa quyền lực nhà nước và quyền và tự do của công dân theo nguyên tắc nhà nước thì không được can thiệp vào các lĩnh vực thuộc quyền tự do của công dân. Lý thuyết về các quyền tự nhiên của con người được hình thành và phát triển cùng với tư tưởng về một chính quyền bị kiểm soát trong một trật tự của hiến pháp là điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo quyền cơ bản của công dân. Cơ sở cho việc cần phải giới hạn quyền lực nhà nước không chỉ nằm ở chỗ chống lại sự lạm dụng quyền lực nhà nước mà còn ở chỗ chống lại sự tùy tiện của nhà nước thông qua các hành vi của các quan chức thay mặt nhà nước đảm trách các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trong một xã hội dân chủ, các thể chế chính trị gồm các quy tắc bầu cử đặt ra các thủ tục bầu và thay thế các chính phủ. Chúng cũng bao gồm quy định sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, giữa trung ương và địa phương cũng như những giới hạn quyền lực đối với tất cả các cơ quan này. Khi soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập cho nước Mỹ, T.Jefferson cho tằng quyền được chống đối bất cứ loại chính quyền nào không đáp ứng được những nguyện vọng của kẻ bị trị. Ông muốn có một xã hội của những người tự do, vì đối với ông tự do là trên hết. Ông công nhận rằng, người tự do cũng phải chấp nhận một vài hạn chế trong lối sống của họ và luật lệ cũng phải được thi hành đối với những kẻ vi phạm. Lý giải sự kiểm soát quyền lực nhà nước là vấn đề có tính khách quan, 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan