Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở hưng yên...

Tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở hưng yên hiện nay

.PDF
136
916
153

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH HỒNG THẮM VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HƢNG YÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRỊNH HỒNG THẮM VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HƢNG YÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60.22.03.08 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Trịnh Hồng Thắm 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ......................................................... 6 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ................................................................ 14 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu....................................................... 14 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 15 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................. 15 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 15 Chƣơng 1: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................................... 16 1.1 Hệ thống chính trị cấp cơ sở ............................................................. 16 1.2 Xây dựng nông thôn mới .................................................................. 23 1.3 Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ............................................................................................... 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH HƢNG YÊN.. 46 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh Hưng Yên .............. 46 2.2 Hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay ................................................................................ 53 2.3 Thành tựu và hạn chế của việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên ............................ 69 Chƣơng 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HƢNG YÊN HIỆN NAY83 3.1 Một số quan điểm chỉ đạo phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên .................................. 83 3.2 Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên ....................................... 86 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 112 PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vừa nhằm phát huy vai trò chiến lược của kinh tế nông nghiệp và đội quân chủ lực nông dân mới đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nền tảng vững chắc cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và xây dựng người nông dân mới - người nông dân xã hội chủ nghĩa. Qua đó, nâng cao hơn nữa vị thế của giai cấp nông dân trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm, chăm lo đến vấn đề này. Điều đó được thể hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn mà tiêu biểu là Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả 3 các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... trong đó nổi lên vấn đề rất quan trọng là xử lý mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị là một nội dung quan trọng của đổi mới chính trị nhằm thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo động lực cho đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở nước ta. Đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay phải đặc biệt chú trọng tới việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX. Trong hệ thống quản lý 4 cấp ở nước ta, cấp xã là cấp cơ sở, là địa bàn nông thôn có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng, gắn liền nông nghiệp, nông thôn với nông dân. Trong quá trình đổi mới vừa qua, nông thôn và hệ thống chính trị ở nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đồng thời cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp. Nông thôn Hưng Yên cũng nằm trong tình hình chung đó. Toàn tỉnh Hưng Yên hiện có 161 xã, phường, thị trấn; trong đó có 145 xã, 9 thị trấn, 7 phường. Trong 161 Đảng bộ xã, phường, thị trấn có 1.767 chi bộ trực thuộc, với 45.304 đảng viên (trong tổng số 57.398 đảng viên toàn tỉnh). Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn của tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua đang tiếp tục được kiện toàn và đổi mới, đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn và hàng năm đều được đánh giá về chất lượng hoạt động. Thực hiện các nghị quyết của Trung ương, nghị quyết của Tỉnh ủy Hưng Yên đối với hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt là Chương trình số 07-CTr/TU ngày 20/4/2007 của Tỉnh ủy Hưng Yên về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, tăng cường hiệu lực quản lý của 4 chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao chất lượng đảng viên giai đoạn 2006 - 2010, hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, tăng cường, đã góp phần quan trọng vào việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ tỉnh. Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống chính trị đó vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể là: Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình xây dựng nông thôn mới; sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng: Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội chưa cụ thể, chưa rõ ràng, minh bạch; công tác tổ chức cán bộ tiến hành còn chậm, chưa kiên quyết. Năng lực và trình độ của cán bộ cơ sở, nhất là cơ sở nông thôn còn thấp. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất đoàn kết nội bộ vẫn còn xảy ra ở một số nơi. Một bộ phận cán bộ cơ sở thoái hóa, biến chất vừa vi phạm quyền làm chủ của nhân dân vừa tham ô, tham nhũng làm mất lòng tin trong nhân dân. Những hạn chế, yếu kém trên của hệ thống chính trị đã và đang tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung và quá trình xây dựng nông thôn mới nói riêng. Ở Hưng Yên, việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới đã được xác định. Tuy nhiên, thành quả của việc phát huy vai trò đó còn rất hạn chế: việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị nói chung và của từng thành viên của hệ thống đó đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới chưa thật rõ ràng, minh bạch, tình trạng lúng túng, bị động của hệ thống chính trị trước những nội dung, yêu cầu của xây dựng nông thôn mới; tính chủ động, sáng tạo của các bộ phận thành viên của hệ thống trong việc tham gia trực tiếp xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; trình độ, 5 năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung, yêu cầu, đòi hỏi của công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nói riêng. Điều này đặt ra yêu cầu khách quan cho việc nhận thức đúng đắn vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời có những quan điểm, giải pháp phù hợp để đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn Hưng Yên nhằm phát huy những thế mạnh của tỉnh, hạn chế những yếu kém, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân ở cơ sở. Xây dựng nông thôn mới và hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn là những vấn đề quan trọng, bức xúc hiện nay. Nó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách nghiêm túc cả trên lĩnh vực lý luận và thực tiễn để giải quyết kịp thời những khó khăn ở chính cơ sở. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hệ thống chính trị cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc phát huy tốt vai trò của hệ thống chính trị không những tạo điều kiện phát triển kinh tế nhanh, bền vững mà còn góp phần dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng nông thôn mới - vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do tầm quan trọng, cũng như tính chất thời sự của công tác xây dựng nông thôn mới và việc phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong phát triển kinh tế - xã hội, nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và giới 6 thiệu về vấn đề này. Có thể khái quát một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Nhóm các công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp cơ sở: Luận án PTS Triết học về “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nông thôn ngoại thành Hà Nội (xã) trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lưu Minh Trị, Hà Nội, 1993. Đây là công trình của một cán bộ lãnh đạo thành phố Hà Nội đã đi sâu bàn về kiện toàn hệ thống chính trị nông thôn ngoại thành Hà Nội. Đề tài “Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”, của PGS.TS Nguyễn Quốc Phẩm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Đề tài khoa học cấp Bộ này đã đi sâu nghiên cứu làm rõ những thành tựu, hạn chế của hệ thống chính trị các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Đề tài cấp Bộ năm 2000 - 2001 “Vai trò của các Đoàn thể nhân dân trong việc đảm bảo dân chủ ở cơ sở (xã) hiện nay”, Viện Khoa học chính trị, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do TS khoa học Phan Xuân Sơn làm chủ nhiệm đề tài. Công trình này đã phân tích khá đầy đủ vai trò của các tổ chức đoàn thể nhân dân trong việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở. Đề tài “Khảo sát tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam 2001 - 2002” của phân viện Hà Nội, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS Nguyễn Cúc làm chủ nhiệm. Đề tài này đã khảo sát, phân tích về tình hình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại các tỉnh phía Bắc nước ta. Đề tài “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hướng và giải pháp” của TS Vũ Hoàng Công, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2002. Công trình này đã phân tích một cách khoa học - thực tiễn về 7 đặc điểm của hệ thống chính trị cấp cơ sở đồng thời dự báo xu hướng vận động của hệ thống đó. Từ đó đề xuất nhiều giải pháp giá trị để phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước ta. Đề tài “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, của GS.TS Hoàng Chí Bảo, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2005. Công trình này đã đi sâu phân tích thực trạng của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn, từ đó đề ra những quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn. Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi vào tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của hệ thống chính trị ở cơ sở, phân tích, lý giải về yêu cầu và cách thức tổ chức, hoạt động để đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Nhóm các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, về xây dựng nông thôn mới: Công trình “Nông nghiệp nông thôn trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”, của Trung tâm thông tin - tư liệu, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1993. Công trình là tập hợp những bài viết của các cán bộ, giảng viên Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Công trình “Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã)”, của PGS.TS Nguyễn Văn Khánh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001. Công trình này đã đi sâu nghiên cứu những biến đổi của nông thôn châu thổ sông Hồng nhìn từ góc độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Đồng thời, phân tích những tác động của chính sách đổi mới về nông nghiệp đối với tình hình kinh tế - xã hội ở một số làng xã vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. 8 Công trình “Những quy định pháp luật và công tác văn hóa xã hội ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới”, của Luật gia Bùi Văn Thấm (sưu tầm và giới thiệu), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003. Công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập và giới thiệu các quy định của Nhà nước về công tác văn hóa xã hội và quy định về nông thôn mới, về việc xây dựng nông thôn mới ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Công trình “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” (tuyển tập), của TS Nguyễn Hữu Tiến, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2008. Cuốn sách là tập hợp các công trình nghiên cứu của tác giả trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở nông thôn. Công trình “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau”, của TS Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Công trình này đã nêu bật thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển. Công trình “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam”, do TS Nguyễn Từ làm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Công trình này không chỉ đề cập đến những vấn đề khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu liên quan đến nông nghiệp nói chung và đến ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng, những ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, mà còn nêu lên quan điểm và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền nông nghiệp nước ta trong thời gian tới. 9 Ngoài các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân và vấn đề xây dựng nông thôn mới còn là tiêu điểm trong nhiều tạp chí như tạp chí Nông thôn mới, tạp chí Xây dựng Đảng, tạp chí Nghiên cứu lý luận… với nhiều bài viết như: Bài viết của tác giả Thanh An đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 278 (kỳ 1, tháng 9/2010) với nhan đề “Gỡ thế cho “tam nông” phát triển là cơ hội để nông dân làm giàu”. Bài viết đã đề cập đến các ý kiến khác nhau trong việc tạo hướng đi mới cho nông nghiệp, nông dân. Bài viết của tác giả Hải Sơn đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 279 (kỳ 2, tháng 9/2010) với nhan đề “Thi đua xây dựng nông thôn mới việc lớn phải làm đến cùng”. Bài viết đã đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Đắc đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 290 (kỳ 1, tháng 3/2011) với nhan đề: “Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến cơ sở”. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu đề cập đến việc củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bài viết của tác giả Lương Thủy đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 299 (kỳ 2, tháng 7/2011) với nhan đề: “Tập trung 4 vấn đề lớn xây dựng nông thôn mới”. Trong bài viết này, tác giả đã đề cập đến 4 vấn đề lớn trong công tác xây dựng nông thôn mới gồm công tác khuyến nông; vệ sinh an toàn thực phẩm; Hội nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới; về phát triển kinh tế hợp tác xã. Bài viết của tác giả Nguyễn Tất Đạt đăng trên tạp chí Nông thôn mới số 326 (kỳ 1, tháng 9/2012) với nhan đề: “Dân chủ cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới”. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu bàn về việc thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị trong việc 10 thực hiện dân chủ, khẳng định việc thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới. Bài viết của tác giả Hồng Chương đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng số 3/2011 với nhan đề: “Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình”. Trong bài viết này, tác giả đã đi sâu phân tích vai trò của Đảng bộ xã trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong việc quy hoạch xây dựng nông thôn mới… Những vấn đề xoay quanh nông nghiệp, nông thôn, nông dân và ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới cũng là đề tài thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả luận văn. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Luận văn Thạc sĩ Chính trị học về “Đảm bảo an ninh nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Đặng Thị Thanh Hoa, Hà Nội, năm 2009. Công trình nghiên cứu này đã tập trung phân tích thực trạng an ninh nông thôn và công tác đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ đó đưa ra một số quan điểm, giải pháp và kiến nghị để đảm bảo an ninh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận văn Thạc sĩ Chính trị học về “Điểm nóng khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phạm Xuân Nguyên, Hà Nội, năm 2009. Công trình nghiên cứu này đã đưa ra một số nhận thức về “điểm nóng”, giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng, cách giải quyết “điểm nóng” khiếu kiện liên quan đến đất đai ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ và đưa ra một số giải pháp chủ yếu để giải quyết “điểm nóng” ở đồng bằng Bắc Bộ. 11 Luận văn Thạc sĩ Triết học về: “Vai trò của nông dân Bạc Liêu trong xây dựng nông thôn mới hiện nay” của tác giả Diệp Kiều Trang, Hà Nội, năm 2011. Công trình nghiên cứu này đã đi sâu phân tích thực trạng, từ đó làm rõ vai trò của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bạc Liêu. Qua đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới. Luận văn Thạc sĩ Chính trị học về “Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã nhằm tăng cường ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Trương Thị Phương Hiền, Hà Nội, năm 2012. Công trình nghiên cứu này chủ yếu bàn về thực trạng của hệ thống chính trị cấp xã và một số giải pháp kiện toàn nhằm tăng cường ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay. Đồng thời khẳng định vai trò, tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nói chung, trong việc xây dựng nông thôn mới nói riêng. Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu và bài viết khác về hệ thống chính trị cấp cơ sở, về vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay. Các công trình nghiên cứu mặc dù đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của hệ thống chính trị cấp cơ sở, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vấn đề xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay, tuy nhiên, việc nghiên cứu vai trò của hệ thống chính trị cơ sở ở từng địa phương vẫn còn rất khiêm tốn. Đặc biệt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách 12 có hệ thống vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Hưng Yên có nhiều tiềm năng để phát triển nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Để phát huy thế mạnh của tỉnh trong giai đoạn hiện nay cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó phải đặc biệt chú ý đến những giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn, nhằm phát huy vai trò định hướng của hệ thống đó đối với quá trình phát triển của Hưng Yên hiện nay. Mặc dù trong thời gian qua, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cố gắng để nghiên cứu, triển khai việc đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và xây dựng nông thôn mới như: Kế hoạch số 91/KH-UBND, ngày 29/10/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020 (29/10/2010); Nghị quyết số 02-NQ-TU, ngày 10/5/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2020, định hướng 2030 (10/5/2011); Hướng dẫn tạm thời số 67/HDLN: NN-XD-TNMT ngày 04/7/2011 của Liên ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Xây dựng - Tài nguyên và môi trường, hướng dẫn công tác lập quy hoạch và đề cương Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã (04/7/2011); Chương trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn trong sạch vững mạnh, giai đoạn 2011 - 2015 (05/7/2011); Hướng dẫn số 74/HD-NN ngày 25/7/2011 của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, Ban phát triển thôn và Ban giám sát xây dựng thôn (25/7/2011); Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông 13 thôn mới” (26/9/2011); Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2030 (25/10/2011)… Song vẫn chưa có một văn bản hay một công trình nào đi sâu nghiên cứu vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên, từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh phong trào này trên địa bàn tỉnh. Điều đó thúc đẩy tác giả mạnh dạn chọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trên cơ sở thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống đó, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận chung về hệ thống chính trị cấp cơ sở với xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng việc thực hiện vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hưng Yên. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được triển khai nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về hệ thống chính trị. Đồng thời, luận văn cũng 14 kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trước về hệ thống chính trị cấp cơ sở và vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở đối với việc xây dựng nông thôn mới. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn... 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Hưng Yên đối với việc xây dựng nông thôn mới từ năm 1997 đến nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận về vai trò của hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến hệ thống chính trị cấp cơ sở. Đồng thời có thể làm tài liệu để tuyên truyền đối với công tác xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, trong đó có những giải pháp phát huy vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương và 8 tiết. 15 Chƣơng 1 HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Hệ thống chính trị cấp cơ sở Hiện nay ở nước ta, trong hệ thống chính trị bốn cấp, cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn. Đây là quan niệm phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1988 thì cấp cơ sở là đơn vị cấp dưới cùng, nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động như sản xuất, công tác... của một hệ thống tổ chức, trong quan hệ với các bộ phận lãnh đạo cấp trên. Các văn bản của Đảng, Nhà nước có nội dung liên quan đều xác định cấp cơ sở là cấp xã, phường, thị trấn. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa IX ghi: “Các cấp cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư” [20, tr.1]. Theo điều 118 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị hành chính nước ta được chia thành bốn cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phường, thị trấn. Cấp xã, phường, thị trấn là cấp cuối cùng, gần dân nhất nên được gọi là cấp cơ sở. Tại Hội thảo khoa học - thực tiễn “Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ cơ sở” do Bộ biên tập tạp chí Cộng sản phối hợp với tỉnh ủy Hà 16 Nam tổ chức vào ngày 19/6/2002, các nhà lý luận và quản lý đều cơ bản thống nhất quan niệm về hệ thống chính trị cơ sở. PGS.TS Trần Quang Nhiếp cho rằng: cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống và diễn ra mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội một cách sinh động. Hệ thống chính trị cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước… Theo PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, hệ thống chính trị cơ sở là cấp độ cuối cùng trong cấu trúc hệ thống chính trị đất nước. Hệ thống chính trị cơ sở là cầu nối trực tiếp đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, là nơi cung cấp cơ sở thực tiễn sát hợp nhất. Còn PGS.TS Nguyễn Hữu Khiển thì khẳng định cấp xã, phường, thị trấn là một khâu quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta. Do đó, cán bộ cơ sở là cán bộ của bộ máy Đảng, Nhà nước, làm việc ở địa phương. Như vậy, từ những quan niệm và thực tế nêu trên có thể thấy: hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn nước ta là một thể thống nhất, bao gồm ba tổ chức: tổ chức Đảng cơ sở (các Đảng bộ, chi bộ cơ sở), Chính quyền (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân), Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (hay gọi cách khác là các đoàn thể nhân dân bao gồm: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam...). Mỗi tổ chức có vai trò, chức năng riêng và có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tồn tại và hoạt động trên một địa bàn lãnh thổ - dân cư nhất định, đó là đơn vị hành chính cơ sở. Trong đó: Tổ chức cơ sở Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam (chi bộ cơ sở, Đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng ở các địa phương, là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị cấp cơ sở, nơi giáo dục, rèn luyện đảng viên và phát triển 17 Đảng, là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng và là chỗ dựa đáng tin cậy của quần chúng nhân dân ở cơ sở. Tổ chức cơ sở Đảng có các nhiệm vụ: Thứ nhất, chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. Thứ hai, xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên. Thứ ba, lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thứ tư, liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng, các tổ chức Đảng ở cơ sở giới thiệu các đảng viên ứng cử vào Hội đồng nhân dân, tham gia chính quyền cơ sở, tham gia các cương vị lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội… Chính quyền cấp cơ sở ở nông thôn bao gồm Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, được bầu ra theo Hiến pháp và pháp luật. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan