Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của gốm sứ nhật bản trong văn hóa đời sống...

Tài liệu Vai trò của gốm sứ nhật bản trong văn hóa đời sống

.PDF
109
649
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC --------------------------- NGUYỄN THỊ LAN ANH VAI TRÒ CỦA GỐM SỨ NHẬT BẢN TRONG VĂN HÓA ĐỜI SỐNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC --------------------------- NGUYỄN THỊ LAN ANH VAI TRÒ CỦA GỐM SỨ NHẬT BẢN TRONG VĂN HÓA ĐỜI SỐNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC Chuyên ngành : Châu Á học Mã số : 60.31.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Hoàng Hoa HÀ NỘI - 2009 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh MỤC LỤC Phần mở đầu……………………………………………………………… 3 Chƣơng 1: Sự hình thành và phát triển gốm sứ Nhật Bản…………….. 7 1.1 Thời Cổ đại…………………………………………………………………….. 11 1.2. Thời Trung đại………………………………………………………………… 15 1.3. Thời Cận đại…………………………………………………………………… 19 Chƣơng 2: Gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống……… 22 2.1. Văn hóa tinh thần…………………………………………………………….. 22 2.1.1. Nghi lễ Trà đạo………………………………………………... 24 2.1.2. Nghệ thuật cắm hoa…………………………………………… 35 2.2. Văn hóa vật chất……………………………………………………………… 40 2.2.1. Văn hóa ẩm thực……………………………………………… 40 2.2.1.1. Cảm nhận thẩm mĩ theo mùa qua đồ đựng thức ăn….. 42 2.2.1.2. Cách sắp xếp đồ dựng thức ăn……………………….. 47 2.2.2. Các vật dụng khác…………………………………………….. 57 Chƣơng 3: Vài nét so sánh giữa những dòng gốm sứ điển hình của Nhật Bản và Việt Nam…………………………………………………….. 66 3.1. Đặc điểm gốm sứ Nhật Bản và những loại điển hình…………………….. 66 3.2. Đặc điểm gốm sứ Việt Nam và những loại điển hình…………………….. 71 3.3. Đôi nét giống nhau và khác nhau giữa gốm sứ Nhật Bản và Việt Nam 82 3.3.1. Hình dáng, màu sắc………………………..………………… 84 3.3.2. Chức năng trong đời sống…………………………………… 85 Kết luận…………………………………………………………………….. 88 Tài liệu tham khảo………………………………………………………… 96 Trang 1 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh Phụ lục……………………………………………………………………… 101 Trang 2 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại mang tính hội nhập và giao lưu Quốc tế vì vậy mỗi quốc gia muốn phát triển và khẳng định vị trí của mình đều phụ thuộc vào khả năng mở cửa hội nhập với nền văn hóa thế giới. Chúng tôi chọn đề tài “Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống” bởi để hòa nhập được với thế giới, trước hết phải dựa trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc mình. Trong quá trình hội nhập, tiếp nhận văn hóa nước ngoài là điều thiết yếu. Tuy nhiên, trong làn sóng công nghiệp hóa của xã hội hiện đại, nhiều nước đã đánh mất đi bản sắc văn hóa riêng của nước mình. Nhưng cũng có nhiều quốc gia đã, đang hội nhập với nền văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống của dân tộc mình, trong đó Nhật Bản là một nước điển hình trong công cuộc tiếp thu tinh hoa của nhân loại, phát huy những tinh hoa ấy trên cơ sở bản sắc văn hóa dân tộc. Cùng với các loại hình văn hóa truyền thống của Nhật Bản như kịch Kabuki, kịch No, Trà đạo, Vườn cảnh...nghề thủ công truyền thống như sơn mài, giấy Nhật, đặc biệt là gốm sứ được xem là tải sản quý báu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Sau khi tiếp nhận, học hỏi kĩ thuật mới, thiết kế phù hợp của nước ngoài, Nhật Bản đã cố gắng để đưa ra những sản phẩm phù hợp, phục vụ cho đời sống nhân dân trong nước. Bên cạnh đó Nhật Bản cũng nỗ lực phục hồi, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống để tạo ra những sản phẩm tinh xảo của tinh hoa nhân loại mà cũng đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày nay, khi tiếp xúc với các sản phẩm thủ công truyền thống của Nhật, người nước ngoài không khỏi khâm phục kĩ thuật tinh xảo, sự phong phú, tinh tế trong các sản Trang 3 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh phẩm. Từ đó nghề thủ công truyền thống Nhật Bản đã đạt đến trình độ cao với nét độc đáo của riêng mình và chính từ thủ công truyền thống đã đưa Nhật Bản phát triển như ngày nay. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này là các loại sản phẩm gốm sứ Nhật Bản và Việt Nam. Sản phẩm gốm sứ có vai trò rất quan trọng của đời sống người dân Nhật Bản.  Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong lĩnh vực văn hóa đời sống của người Nhật, bao gồm văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Từ đó đưa ra vài nét so sánh sự giống nhau và khác nhau của gốm sứ Nhật Bản và Việt Nam. 3. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của chúng tôi khi chọn đề tài nghiên cứu “Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống” là: Thứ nhất, khái quát sự hình thành và quá trình phát triển của gốm sứ Nhật Bản, đồng thời nêu lên được vai trò của gốm sứ trong văn hóa đời sống. Thứ hai, đưa ra vài nét so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa những dòng gốm sứ điển hình của Nhật Bản và Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có thể kể ra một số phương pháp chính như sau:  Phương pháp diễn dịch, quy nạp là các phương pháp cơ bản trong quá trình nhận thức và xử lí thông tin, tư liệu cho các nhận định, kết luận của mình. Ví dụ, trong các nguồn thông tin và tư liệu khác nhau, chúng tôi Trang 4 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh tổng hợp và xử lí các vấn đề quan trọng trong các quan điểm và thành tựu nghiên cứu có trước, lí giải, phân tích chúng trong hệ thống tiếp cận riêng, từ đó tiếp tục phát triển vấn đề đưa ra các nhận định cũng như diễn giải theo cách riêng của mình.  Phương pháp so sánh: Chúng tôi so sánh giữa dòng gốm sứ điển hình của Nhật Bản và Việt Nam để đưa ra vài nét giống nhau và khác nhau trong vai trò của sản phẩm cũng như cách cảm nhận nghệ thuật của hai nước. 5. Nguồn tƣ liệu Trong bài luận văn này, chúng tôi kết hợp thông tin từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, gồm những nguồn chính sau:  Những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước  Nguồn tài liệu bằng tiếng Anh  Nguồn tài liệu bằng tiếng Nhật  Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt  Các thông tin liên quan trên mạng 6. Một số đóng góp mới Luận văn này sẽ đem lại một số đóng góp cụ thể như sau:  Góp phần bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về nghề thủ công truyền thống Nhật Bản.  Giúp người đọc hiểu thêm về thẩm mĩ của người Nhật Bản trong văn hóa đời sống. Trang 5 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh  Góp phần giới thiệu mối tương quan giữa gốm sứ Nhật Bản và Việt Nam nhằm đưa ra những giống nhau và khác nhau trong kĩ thuật sản xuất của hai nước.  Góp phần thúc đẩy mối quan hệ hiểu biết sâu sắc lẫn nhau giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật. 7. Bố cục luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khai thành ba chương:  Chương 1: Sự hình thành và phát triển của gốm sứ Nhật Bản  Chương 2: Gốm sứ trong văn hóa đời sống  Chương 3: Đôi nét giống nhau và khác nhau giữa gốm sứ Nhật Bản và Việt Nam Ngoài ra, luận văn cũng thêm phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo. Trang 6 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh CHƢƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GỐM SỨ NHẬT BẢN Con người xuất hiện từ bao giờ? Đó là một câu hỏi lớn được đặt ra từ trước cho đến nay. Sự quan tâm của con người về nguồn gốc xuất thân của mình được thể hiện qua nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích về sự sáng tạo của thế giới mà bất cứ dân tộc nào cũng có. Thời cổ đại, một số học giả cho rằng thoạt đầu con người có hình dáng nửa người, nửa động vật. Dần dần qua quá trình tiến hóa, con người đã biết lao động sản xuất và cải tạo thiên nhiên. Như vậy, lao động đã sáng tạo ra loài người. Ở thời kì tiền sử, con người đã biết chế tạo công cụ lao động. Từ chỗ chỉ biết dùng cành cây, hòn đá nhặt được bên đường...con người đã biết chế tạo ra các dụng cụ bằng đất, đá để phục vụ cho đời sống của mình. Vì vậy, từ khi con người biết làm ra các đồ vật để sử dụng cũng là lúc nghề thủ công truyền thống ra đời. Ở Nhật Bản, từ thời cổ đại phụ nữ đã đảm đương công việc dệt vải, cung cấp quần áo trong khi đàn ông làm những đồ vật bằng gỗ, áo mưa bằng rơm, rổ rá và những công cụ cấy cày. Mong muốn làm ra những thứ cho bản thân mình là thiên hướng bẩm sinh của con người. Thậm chí đến ngày nay, hầu hết các cụ già ở các làng quê dù là đồng bằng hay miền núi đều có thể đan rổ rá, bện áo mưa...vì xưa kia họ đã từng làm ra những đồ vật như vậy để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Nhu cầu trong đời sống của con người phát triển khác nhau tại các thời điểm khác nhau nên các dụng cụ phục vụ cho đời sống cũng biến đổi không ngừng. Trong thời kì kĩ thuật thô sơ, con người chỉ có thể sản xuất ra những sản phẩm thô sơ, và hiện đại lên dần cũng với thời gian. Trang 7 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh Giống như mỗi người đều có dòng họ, mỗi nghề cũng có quá trình sáng tạo và phát triển riêng. Nghề gốm sứ Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật đó, cũng có lịch sử phát triển gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử của dân tộc Nhật Bản. Ra đời bắt nguồn từ nhu cầu cuộc sống, gắn bó với đời sống tiêu dùng hàng ngày cũng như đời sống văn hóa tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, nghề gốm sứ đã thực sự góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi thời kì khác nhau, các sản phẩm gốm sứ có tính vượt trội hơn so với các sản phẩm thời trước. Từ đất nung, một sản phẩm sơ khai đã phát triển lên thành gốm, sành và sứ - những sản phẩm có thẩm mĩ và tinh xảo hơn đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Ở Nhật, thời đồ đất nung được làm ra đầu tiên vào khoảng 13.000 năm về trước. Những cái vại lớn và sâu dùng để đựng nước là loại phổ biến nhất. Đất sét được trang trí bằng cách lăn hoặc ép những sợi dây được nặn bằng đất sét tết lên trên bề mặt của nó. Do đó đồ đất nung thời kì đầu tiên này được gọi là Jomon doki (jo = sợi dây, mon = hoa văn, doki = đồ đất nung). Vào thời Jomon, một số mẫu thiết kế đặc biệt sinh động đã ra đời, bao gồm những mẫu trang trí bằng sóng cuộn ở vành chậu và những hoa văn kì lạ trên khắp mặt ngoài của sản phẩm. Đến thời Yayoi, kĩ thuật canh tác lúa và những loại đồ gốm mới góp phần quan trọng trong cuộc sống, được dùng để đựng đồ, nấu nướng và ăn uống [7]. Theo ghi chép trong lịch sử, vào thời đại Yayoi, các dòng văn hóa từ lục địa vào Châu Á và đặc biệt là bán đảo Triều Tiên đã tác động mạnh mẽ đến Nhật Bản. Năm 1974, tại thành phố Fukuoka, các nhà khảo cổ học đã tiến hành thám sát tại 18 di chỉ có niên đại đầu thời Yayoi. Kết quả cho thấy, những hiện vật gốm mang phong cách Triều Tiên chiếm tỉ lệ trội vượt hơn so với số hiện vật gốm mang thuần chất Nhật Bản. Trải qua thời gian, đồ gốm mang phong cách Trang 8 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh Triều Tiên ngày càng giảm trong khi đó loại hình gốm đặc trưng của Nhật Bản ngày càng tăng lên. Nguyên nhân có thể là do gốm sứ Triều Tiên đem tới đã không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở Nhật Bản. Ngay cả những người Triều Tiên di cư đến Nhật Bản, bên cạnh việc tiếp tục dùng gốm truyền thống, họ cũng đồng thời phải chế tạo ra những vật dụng mới từ nguyên liệu bản địa. Do vẫn tiếp tục áp dụng cùng một kĩ thuật chế tác nên sự khác biệt giữa hai loại gốm này không rõ ràng. Vào giữa thời Yayoi, nhiều sản phẩm gốm của Nhật Bản được đưa tới Pusan, Kinhae và Kyongsang-namdo, vùng cực Nam của bán đảo Triều Tiên thông qua con đường giao lưu giữa các đảo. Hiện vật được tìm chủ yếu là các vò dùng trong nghi lễ mai táng. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ học còn tìm thấy một số chế tác tại Nhật Bản được làm và nung ở Triều Tiên mang phong cách Nhật Bản. Ngoài những hiện vật được khẳng định là đưa từ Nhật Bản đến, số gốm sứ còn lại là do dân Yayoi di cư từ Nhật Bản sang chế tác tại địa phương. Sau này, Risambei, một nghệ nhân thời Edo đã đem cách thức chế tạo sứ từ Hàn Quốc về Nhật. Ông đã cố gắng và làm thành công loại sứ này tại tỉnh Arita. Sản phẩm này được đánh giá tốt hơn sứ Trung Quốc. Thế kỉ 17, số lượng lớn gốm sứ của tỉnh Imari, đảo Nabe - Nhật Bản - được chuyển sang Châu Âu. Mặc dù vẫn áp dụng phương thức sản xuất phương Đông nhưng sau cải cách sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật kết hợp men kim loại và men tro phương Đông, đã phát triển mạnh ở Châu Âu. Từ đó, kĩ thuật chế tạo gốm sứ một cách khoa học đã trở thành phương thức chế tạo tại các nước phát triển ở phương Đông [8]. Đầu thời Minh Trị, kĩ thuật sản xuất gốm sứ hiện đại đã được Wagner (người Đức) mang đến Nhật, và kĩ thuật hiện đại này đã phát triển mạnh mẽ. Ngày nay, Nhật Bản kết hợp khéo léo kĩ thuật sản xuất của phương Đông với Trang 9 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh phương Tây và có thể nói Nhật Bản ở vị trí dẫn đầu các nước. Tuy vậy, phải có được sự đánh giá cả chất lượng và số lượng của gốm sứ tại Nhật Bản. Cuối thế kỉ 19, Nhật Bản tiếp thu kĩ thuật hiện đại của phương Tây, kết hợp với sáng tạo riêng của mình để phát triển gốm sứ và ngày nay là một nước có nghề gốm sứ phát triển trên thế giới. Gốm sứ được phân làm 4 loại theo quá trình phát triển của kĩ thuật sản xuất: đất nung, gốm, sành và sứ. Mặc dù có sự phân loại như vậy nhưng tùy thuộc vào nguyên liệu chính, cách kết hợp và điều kiện sản xuất mà cho ra đời các loại sản phẩm khác nhau. Theo truyền thống người ta chia nguyên liệu để sản xuất gốm sứ làm 3 loại chính: Nguyên liệu dẻo, nguyên liệu không dẻo. Dù được làm với nguyên liệu nào đi chăng nữa, các sản phẩm đều có một điểm chung là dụng cụ phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân như gạch ngói, dụng cụ chứa đựng như bình hoa, bình trà, chén bát...những dụng cụ rất đỗi quen thuộc và tiện ích. Trong xã hội cổ đại, con người chỉ biết tận dụng thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống, không biết đến khoa học kĩ thuật thì việc tạo ra được các sản phẩm cao cấp là điều khó khăn. Dần theo thời gian, con người đã sáng tạo và làm được những sản phẩm cao cấp và hiện đại hơn, giống như đất nung, đã được nâng cấp thành gốm, sứ khi con người tìm ra cách chế tạo men. Cho đến tận bây giờ, người ta cho rằng đồ đất nung của Nhật Bản biểu lộ được sự đa dạng tuyệt vời nhất thế giới về mặt kĩ thuật và kiểu dáng. Đồ đất nung có thể được phân thành ba loại: Thứ nhất, đồ gốm đá, loại có kết cấu độc đáo giống như đất và được thể hiện xuất sắc nhất qua đồ gốm Bizen, Shigaraki, Echizen và Tokoname; Thứ hai, đồ gốm, có nhiều loại màu men và tạo cho ta cảm giác ấm áp của đất, nổi tiếng qua các sản phẩm gốm Oribe và Mino dùng trong Trà đạo. Đồ gốm mộc mạc của Mashiko và đồ gốm Karatsu và Hagi gợi Trang 10 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh nhớ đến nghệ thuật làm gốm sứ của bán đảo Triều Tiên; Thứ ba, đồ sứ, như sứ Imari, nổi tiếng vì cách sử dụng hiệu quả nền màu trắng, và đồ sứ Kutani, với bề mặt được phủ bằng những sắc sáng chói. Dù được làm từ kĩ thuật nào, lò nung ở đâu thì đồ đất nung Nhật Bản luôn đi tìm cái đẹp từ bao thế kỉ qua [44]. 1.1. Thời Cổ đại Hàng vạn năm trước, những người Nhật đầu tiên sống trên đảo với cuộc sống dựa vào ân huệ của thiên nhiên bằng săn bắt, hái lượm, dần dần họ biết phát nương, làm rẫy, sống tập trung, xây dựng làng xóm tạo nên xã hội lấy quan hệ huyết thống làm nền tảng cho sinh hoạt. Trong sinh hoạt, người Jomon đã biết làm đồ gốm bằng đất nung để phục vụ cho mình. Đây là sự kiện quan trọng trong đời sống văn hóa của người Nhật. Đồ gốm bắt đầu từ thời tiền sử, các bằng chứng sớm nhất về gốm sứ Nhật Bản được đánh dấu từ giai đoạn Jomon. Những đồ đựng bằng gốm nhỏ đã được khai quật với số lượng đáng kể ở phía Đông nước Nhật. Hầu hết các sản phẩm này đều có màu xám thẫm, hoa văn là những đường cong được bố trí rất nghệ thuật trông giống với mặt chiếu. Sản phẩm này được tạo ra bằng cách cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau để tạo hình, rồi vuốt phẳng bằng tay. Sau cùng mới trang trí hoa văn quấn thừng. Hình dáng phổ biến là dạng góc cạnh, đáy nhọn, có tay cầm hình đầu thú. Với nhu cầu của cuộc sống, người nguyên thủy đã chế tạo ra những dụng cụ để sử dụng hàng ngày. Thời này, chưa có khoa học kĩ thuật nên gốm Jomon được làm ra bằng tay, và đưa qua lửa với nhiệt độ thấp. Trang 11 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh Giai đoạn đầu thời Jomon, đa phần gốm có hình tam giác. Phương pháp làm sản phẩm này là dùng đất sét cuộn những vòng đất sét chồng lên nhau, vì thế bề mặt của sản phẩm không mịn mà khá ghồ ghề. Sản phẩm được làm ra không chỉ là dụng cụ phục vụ đời sống của còn người mà nó đã chứng tỏ con người có thể chinh phục thiên nhiên. Đến giữa thời Jomon, hình dáng của gốm Jomon đã có sự thay đổi. Gốm thời này tinh xảo hơn so với thời kì đầu. Con người đã chú ý đến những vặn thừng trên sản phẩm. Họ đã làm những vặn thừng nhỏ và miết mạnh tay hơn để tạo ra sản phẩm có độ mịn và đỡ thô hơn. Trong giai đoạn này, họ còn làm ra các sản phẩm có hình người, nhiều nhất là hình dáng của phụ nữ. Người nguyên thủy chưa biết dùng quần áo bằng vải vóc, họ chỉ biết mặc đồ bằng lá cây hay da thú. Cuối thời Jomon, đồ dùng mỏng, hình dạng nhỏ và đa dạng hơn về chủng loại, nhưng vẫn sử dụng vặn thừng để trang trí. Có nhiều sản phẩm có vặn thừng được khắc nổi trên bề mặt khá đẹp và độc đáo. Đồ gốm Jomon đại diện cho nền văn hóa thời đại đồ đá mới do chính người Nhật làm ra, không chỉ là sản phẩm có nghệ thuật tạo hình với các hoa văn phong phú, mà nó còn thể hiện tín ngưỡng và sức sống mãnh liệt của người Jomon trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Chính vì thế, văn hóa gốm Jomon đã trở thành mẫu mực cho văn hóa các địa phương khác và càng về cuối thì tính thời đại và tính địa phương rất mạnh. Tiến sĩ khoa học M.G Munro có nhận xét về đồ gốm Nhật thời xưa như sau: “Nó len lỏi vào những quan niệm vô cùng phong phú về hình dáng và trang trí mà có lẽ Trang 12 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh chưa ở đâu và chưa bao giờ có gì vượt được nó”. Ông còn cho rằng: “Tài năng nghệ thuật của người Nhật sau này bắt nguồn từ trong quá khứ tiền sử.” Trải qua một thời gian dài, khi bước vào thời Yayoi, đồ gốm Jomon vẫn tồn tại nhưng có những kĩ thuật cao hơn và nó còn tiếp tục ảnh hưởng cho đến khi văn hóa Yayoi lan rộng [7]. Văn hóa Yayoi là nền văn hóa đồ gốm tiếp sau văn hóa Jomon, tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng đã có những phát triển đáng chú ý. Gốm thời kì này cũng được nung ở nhiệt độ thấp, không tráng men. Màu chủ đạo là màu đỏ sẫm, bên cạnh đó còn có màu đỏ nhạt. Thời kì này, sản xuất nông nghiệp lúa nước ra đời. Đồ đồng, đồ sắt xuất hiện. Đồ gốm lúc này vẫn là đồ gốm Jomon của thời kì trước. Loại gốm này về cơ bản vẫn dựa trên kĩ thuật xoắn các vòng đất, nhưng tiến bộ hơn một bước là bắt đầu có sự pha màu và hình dáng cũng được trau chuốt với kĩ thuật cao hơn mặc dù hoa văn không phong phú như gốm Jomon. Ảnh hưởng của văn hóa lục địa tràn đến đã làm cho văn hóa của thời đại Yayoi phát triển thêm một bước mới. Nó đã đóng góp cho xã hội kĩ thuật chế tạo ra các công cụ vô cùng phong phú như chế tạo đồ gốm với kĩ thuật cao. Vì thế, khi nhìn vào đồ gốm thời này, có thể nhận thấy sự thay đổi lớn trong tinh thần người dân, đồng thời gốm đã phản ảnh được thực trạng xã hội. Theo các nguồn tư liệu và di chỉ khảo cổ học, người ta biết được sau thời đại Yayoi, một chính quyền thống nhất của các tiểu vương quốc được thành lập ở vùng Yamato, hay còn gọi là nước Yamato. Khi nhà nước Yamato và triều Trang 13 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh đình Yamato có sự thống nhất cũng là lúc họ bắt đầu tích cực tiếp thu kĩ thuật mới của lục địa. Thế kỉ thứ 5, kĩ thuật gốm từ Triều Tiên du nhập vào Nhật, và loại gốm này hoàn toàn khác với đất nung. Từ đó, người Nhật biết đến sự tồn tại của bàn xoay. Chiếc bàn xoay thô sơ đầu tiên ra đời, gốm liền mảng (gốm Sueki) đã từng bước thay thế cho việc cuộn vòng đất sét. Gốm Hajibe, hay còn gọi là đồ sành được tìm thấy chủ yếu trong các gò mộ lớn, đó là những tượng đất nung không tráng men. Gốm Sueki là sản phẩm được dùng đất sét có khả năng chịu nhiệt cao và được đưa vào bàn xoay để tạo hình, sau đó được nung trong lò với nhiệt độ cao (hơn 10000C). Thời kì đầu, gốm sueki không phải là sản phẩm dùng trong các dụng cụ ăn uống, mà chỉ là dụng cụ dùng cho người chết. Thói quen này đã ăn sâu vào trong suy nghĩ của người Nhật. Đến thế kỉ thứ 7, người Nhật đã làm bát đĩa theo kĩ thuật của sueki. Và đến thế kỉ thứ 8, số lượng lớn sản phẩm này được đưa vào sử dụng như dụng cụ sinh hoạt hàng ngày như bình, chén, bát...các sản phẩm này được chế tạo rộng rãi từ vùng Kyushu đến vùng Kanto. Sản phẩm này tiếp tục được sản xuất rộng rãi trong các giai đoạn tiếp theo, và trong thời Minh Trị, Đại Chính nó còn được mệnh danh là “lời chúc tụng” [7]. Đồ gốm Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng của gốm sứ Trung Hoa vào thời Heian. Nhiều loại gốm men xanh nổi tiếng được du nhập vào thời này, song đồ gốm thời này không có nhiều tiến bộ mà chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất đồ gia dụng. Trang 14 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh 1.2. Thời Trung đại Trong thời cổ đại, các sản phẩm chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất đồ gia dụng để cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày. Đến thời Trung đại đánh dấu một bước chuyển biến rất quan trọng của gốm sứ Nhật Bản, khi Kato Shirozaemon Kagesama – còn được gọi là Toshiro theo đoàn tùy tùng của Thiền sư Dogen (1200 – 1253) sang học nghề gốm ở Trung Hoa. Khi về Nhật Bản, ông đã dựng lò gốm ở làng Seto gần Nagoya – một trung tâm gốm cổ. Đây là vùng có loại đất sét phù hợp để làm gốm và từ đây bắt đầu thời kì phát triển thịnh đạt của gốm sứ Nhật Bản với nhiều dòng gốm nổi tiếng. Vì vậy, Setomono trong tiếng Nhật có nghĩa là gốm sứ, giống như từ China được người phương Tây dùng để gọi cho đồ sứ, do sự nổi danh của sứ Trung Hoa. Các dòng gốm nổi tiếng ở Seto là Koseto (Seto cổ) với vẻ đẹp tinh tế khuôn mẫu và kĩ thuật hoàn thiện, Ki-seto (Seto vàng) có lớp men vàng bong [7]. Giữa thế kỉ thứ 7, những người làm đồ gốm Nhật Bản bắt đầu học hỏi những kĩ thuật của Trung Quốc và Triều Tiên. Họ học cách tráng men, nung đất sét ở nhiệt độ tương đối thấp. Một số lớp men tráng bằng kĩ thuật này có màu xanh lục đậm, trong khi các vật dụng Nara sansai lại nổi trội với ba màu đỏ, vàng và xanh lục. Tuy nhiên, chỉ có triều đình, giới thượng lưu và đền chùa mới được sử dụng các loại gốm này, nhưng đến thế kỉ 11 chúng không còn được sản xuất nữa. Trong quá trình áp dụng và cải tiến kĩ thuật làm đồ gốm, những người làm đồ gốm phát hiện ra rằng tro từ củi trong lò nung nóng phản ứng với đất sét sẽ tạo ra một loại men tự nhiên, vì thế họ thường rắc tro từ cây cỏ đã cháy lên đất sét trước khi nung. Kĩ thuật tráng men tro tự nhiên này đã được phát triển. Trang 15 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh Thời Muromachi, cùng với sự thịnh hành của Trà đạo, đồ gốm được sản xuất để phục vụ cho các nghi lễ trà cũng rất phát triển, đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Đồ gốm Shino được chế tạo theo đơn đặt hàng của Trà nhân Shino Shoshin đã trở thành sản phẩm nổi tiếng cho vẻ đẹp giản dị với lớp men tráng dày, có vân rạn, hoa văn mộc mạc. Thời Muromachi cũng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của gốm Bizen, còn gọi là Imbe yaki. Gốm được làm từ đất sét chất lượng tốt của Imbe, khi nung xong, xương gốm đặc biệt cứng chắc, sản phẩm thường là dụng cụ trà như chai, bình nhỏ. Vào thời Momoyama, nhiều loại gốm sứ mới ra đời như dòng gốm Raku, mang đậm ảnh hưởng của Trà đạo. Đây là loại gốm được nung trong lò ôxi hóa nhỏ, ở nhiệt độ tương đối thấp, sau đó được chuyển ra khỏi lò một cách đột ngột, rồi dìm trong nước lạnh, hoặc vùi trong rơm. Nghệ thuật của sự thay đổi đột ngột đã đem đến cho gốm một vẻ đẹp đặc biệt. Trong trào lưu sản xuất gốm trà, nổi tiếng còn có các lọai gốm sản xuất ở tỉnh Mino như Setomono, Shino, Oribe, Tokoname... Tokoname yaki là sản phẩm ra đời từ cuối thời Heian, được coi là một trong sáu loại gốm cổ Nhật Bản. Vào thời Muromachi và Momoyama đồ gốm này được dùng chủ yếu trong Trà đạo và Hoa đạo. Nhờ có nguyên liệu là chất đất phong phú, chất lượng cao nên mặt hàng gốm này vẫn tiếp tục giữ thương hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản. Thời kì Edo được gọi là kỉ nguyên vàng của nghề thủ công truyền thống với các loại hàng hóa sản xuất khắp đất nước Nhật Bản. Nếu như ở các thời đại trước, nghệ thuật bị độc chiếm trong tay tầng lớp quý tộc thì đến giai đoạn này nghệ thuật đã được mở rộng tới tầng lớp bình dân. Một nguyên nhân là do trong thời kì yên bình nhất của lịch sử này, người dân đã dần dần tích lũy được của cải trong khi tấng lớp quý tộc và quân nhân bị sa sút, và cuối cùng thì những người Trang 16 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh này đã làm hình thành ở Nhật Bản một tầng lớp mới đông đảo mà thị hiếu tiêu dùng của họ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển nghệ thuật: tầng lớp thị dân. Mặt khác, do chính sách bế quan tỏa cảng của chính phủ trong hơn hai thế kỉ, nghệ thuật bản địa, mà chủ yếu nghệ thuật thủ công truyền thống đã khởi sắc. Lúc này, Edo trở thành trung tâm chính trị xã hội quan trọng nhất Nhật Bản. Các lãnh chúa đều phải có mặt ở Edo trong những khoảng thời gian hạn định nên việc xây dựng dinh thất của họ kéo theo các thương gia và thợ thủ công tới đây, biến nơi này thành một trung tâm lớn của nghề thủ công truyền thống [45]. Thời đại này, gốm sứ cũng đã đạt đến sự hưng thịnh tột bậc. Các sản phẩm gốm sứ được chế tác vô cùng đa dạng, từ đất nung không men, đất nung có men, sành, sứ. Đặc biệt, các nghệ nhân được đưa tới Nhật Bản trong các cuộc chinh phạt Triều Tiên đã có công thúc đẩy nghệ thuật làm gốm sứ phát triển. Bên cạnh đó, sự phổ biến của Trà đạo trong tầng lớp bình dân cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nghề này. Bước tiến bộ vượt bậc của gốm sứ là đã chế tạo được sản phẩm nhiều màu sắc và nước men mới đạt đến độ tinh xảo rực rỡ tới mức người ta nói rằng những tiêu bản đẹp nhất về màu sắc của gốm chỉ có thể tìm thấy ở gốm sứ thời Edo của Nhật Bản. Các sản phẩm nổi tiếng thời kì này là gốm Ninsei, sứ Kakiemon, Ironabeshima, Satsuma, Kotakuni, sứ Setosometsuki... Setosometsuki ra đời vào năm 1807, sau khi đã học nghề gốm sứ tại Kyushu, Kato Tamikichi trở về quê hương và truyền dạy kĩ thuật cao cho dân vùng này đã đánh dấu sự ra đời của đồ sứ có nhuộm màu. Từ đó, nghề sứ dần dần thay thế chỗ đứng của nghề gốm. Trung tâm của sứ Seto là vẽ màu với đường nét và hoa văn tinh tế của hội họa Nhật Bản. Nền sứ trắng đến trong suốt, đất được nghiền kĩ cho khả năng hiện màu tốt, các nét vẽ chịu ảnh hưởng của trường phái Nam họa nổi tiếng là những đặc trưng để sản phẩm này trở thành có Trang 17 Vai trò của gốm sứ Nhật Bản trong văn hóa đời sống Nguyễn Thị Lan Anh một không hai trên thế giới. Đầu thời Minh Trị, sản phẩm này được các nước Âu Mĩ đánh giá cao trong Hội chợ Quốc tế về hàng mĩ nghệ và tên tuổi của nó được nổi tiếng trên toàn thế giới. Hiện nay áp dụng kĩ thuật truyền thống, các sản phẩm như bát đĩa, lọ hoa vẫn được sản xuất với số lượng lớn. Vùng sản xuất chính là tỉnh Aichi. Thời điểm đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển đồ gốm, sứ Nhật Bản là “cuộc chiến tranh đồ sứ” giữa Nhật Bản và Triều Tiên vào thế kỉ 16. Lúc này, các vị tướng lĩnh Nhật Bản đua nhau cướp bóc, mang về nước những đồ sứ đẹp nhất của Triều Tiên với mục đích phát triển nó thành nghệ thuật đồ sứ Nhật Bản. Và đồ sứ đầu tiên của Nhật Bản đã ra đời ở tỉnh Arita, phía bắc đảo Kyushu sau này trở thành một trong những trung tâm sản xuất đồ sứ nổi tiếng nhất Nhật Bản, gắn liền với tên tuổi của Risambei – người thợ gốm Triều Tiên đã phát hiện ra ở đây một loại đất cao lanh mịn có khả năng chịu nhiệt, nung ở độ lửa cao (trên dưới 13000C) cho ra chất sứ. Từ đây, cũng bắt đầu mở ra thời kì phát triển nở rộ của các sứ đa sắc cao cấp của Nhật Bản. Với những hoa văn minh họa màu lam trên nền trắng và những kiểu dáng rất ấn tượng, đồ sứ đã nhanh chóng trở thành cơn sốt trên toàn nước Nhật. Lúc đầu, có thể nhận thấy rõ sự ảnh hưởng của sứ Triều Tiên, nhưng sau đó người Nhật đã tìm hiểu kĩ thuật của Trung Quốc, họ đã áp dụng và cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm nội địa một cách rõ rệt. Một nghệ nhân tên là Sakaida Kakiemon đã phát mính ra một cách để thêm vào tông màu đỏ cam nhạt, điều này dẫn đến những hoa văn minh họa đầy màu sắc tuyệt vời được tôn thêm bởi màu trắng sữa. Trong suốt thế kỉ 17, cuộc buôn bán đồ sứ quan trọng đã phát triển, cung cấp cho người Châu Âu giàu có những sản phẩm màu sắc và kì lạ để trang trí cho các lâu đài và cung điện của họ. Đồ sứ Nhật Bản lúc đầu được người Châu Âu Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan