Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà...

Tài liệu Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở hà nội hiện nay

.PDF
128
713
81

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG HOÀNG YẾN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành:Xã hội học Hà Nội-2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VƢƠNG HOÀNG YẾN VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC VĂN HOÁ ỨNG XỬ CHO TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 60 31 30 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Kim Thanh Hà Nội-2012 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 8 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Câu hỏi nghiên cứu 12 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 12 NỘI DUNG 14 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 14 14 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm 14 1.1.2. Lý thuyết tiếp cận 4 27 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 27 1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC VĂN 37 HÓA ỨNG XỬ CHO VỊ THÀNH NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 37 2.2. Thực trạng đạo đức của trẻ vị thành niên ở Hà Nội hiện nay 38 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên trong các gia đình ở Hà Nội hiện nay. 44 2.3.1.Nhận thức của gia đình về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em. 44 2.3.2.Những nội dung cơ bản các gia đình quan tâm giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em. 60 2.3.3.Các phương pháp gia đình sử dụng trong giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em 66 Chương 3 MỘT SỐ NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO 103 DỤC TRẺ EM TRONG CÁC GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1. Đặc điểm gia đình 103 3.2. Phương tiện truyền thông 108 3.3. Văn hoá cộng đồng 111 3.4. Chính quyền đoàn thể 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng2.1:những lỗi mà trẻ em mắc phải(%) Bảng2.2:người trả lời đánh giá về sự thể hiện hành vi đaoh đức trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em so với thế hệ họ trước đây(%) Bảng2.3:lý do giáo dục văn hoá ứng xử trong gia đình là quan trọng(%) Bảng2.4:những khó khăn NTL gặp phải khi giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em(%) Bảng2.5:tương quan khu vực khảo sát và ý kiến người trả lời về những khó khăn gặp phải trong quá trình giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em(%) Bảng2.6:tương quan mức sống với những nội dung giáo dục tập trung giáo dục cho trẻ em(%) Bảng2.7:những việc người trả lời thường làm để giáo dục lòng nhân ái cho trẻ em(%) Bảng2.8:nội dung giáo dục tinh thần tôn sư trọng đạo (%) Bảng2.9: các nội dung giáo dục cách ứng xử đối với người lớn(%) Bảng2.10:Nội dung giáo dục tính trung thực cho trẻ em(%) 41 42 Bảng2.11:nội dung giáo dục lao động(%) 74 78 87 88 93 Bảng2.12:nội dung quan tâm, chăm sóc và tôn trọng bố mẹ, ông bà(%) Bảng2.13.:tương quan tuổi và việc xin lỗi trẻ em(%) Bảng2.14:tương quan học vấn và việc xin lỗi trẻ em(%) Bảng2.15:tương quan thu nhận hình thức khen thưởng trẻ em khi có những hành vi và việc làm tốt(%) Bảng2.16:tương quan học vấn và phương pháp giáo dục của người trả lời khi trẻ em mắc lỗi(%) Bảng2.17:tương quan giới tính với thời gian dành cho trẻ em(%) Bảng3.1: tương quan trình độ học vấn và việc người trả lời sử dụng để giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em(%) Bảng3.2:tương quan số anh chị em trong gia đình và những lỗi trẻ thường mắc phải(%) Bảng 3.3:phương tiện cập nhật kiến thức giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em ở Hà Nội(%) 6 47 56 58 61 65 67 69 72 92 95 97 106 112 DANH MỤC BIỂU Biểu2.1:hạnh kiểm của con ông bà trong học kỳ vừa qua(%) Trang 39 Biểu2.2:đánh giá của cha mẹ về giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay(%) 40 Biểu2.3:đánh giá của phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo 46 đức trong gia đình (%) Biểu2.4:mức độ đồng tình của phụ huynh với thành ngữ “tiên học lễ, hậu học văn”(%) Biểu2.5:tương quan mức độ đồng tình của phụ huynh với thành ngữ”tiên học lễ, hậu học văn”(%) Biểu2.6:nhận thức của người trả lời về việc giữ hoà thuận trong gia đình(%) Biểu2.7:trách nhiệm của các thiết chế xã hội trong việc thực hiện chức năng giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em(%) Biểu2.8:trách nhiệm của các thiết chế xã hội đối với vấn đề trẻ hư(%) Biểu2.9: các hình thức khen thưởng khi con hoàn thành tốt công việc(%) Biểu2.10: thời gian dành cho trẻ em(%) Biểu3.1:mức độ ảnh hưởng lối sống, cách cư xử của người trả lời trong cuộc sống hàng ngày đến hành vi đạo đức của trẻ em(%) Biểu3.2:sự thay đổi các giá trị chuẩn mực đạo đức người trả lời dạy trẻ em hiện nay so với thế hệ họ trước đây(%) Biểu3.3:tương quan giữa hai khu vực khảo sát với ý kiến người trả lời về mức độ thay đổi những giá trị chuẩn mực đạo đức người trả lời dạy trẻ em hiện nay so với trước đây(%) 7 50 50 52 53 55 90 96 107 109 110 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đào tạo được Đảng và nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu giáo dục thời kỳ đổi mới đó là: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy việc không ngừng nâng cao trình độ học vấn, khả năng độc lập, sáng tạo, làm chủ khoa học hiện đại kết hợp với bồi dưỡng văn hoá, đạo đức cho học sinh, sinh viên đặc biệt là văn hoá ứng xử là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của giáo dục hiện nay. Giáo dục nhà trường hay giáo dục gia đình đều nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách con người về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, sức khoẻ, lao động...nhưng phải luôn thấy “đức” – văn hoá ứng xử là gốc như “cây phải có gốc, sông phải có nguồn”, đức là cái trước hết, là cái quán triệt trong tất cả: ý thức – hoạt động – quan hệ. Giáo dục văn hoá ứng xử là bộ phận có tính chất nền tảng trong giáo dục gia đình, cũng như giáo dục nhà trường. Ở tuổi Vị thành niên, giáo dục văn hoá ứng xử càng trở nên quan trọng hơn. Những đặc trưng của tuổi mới lớn, tuổi dậy thì đang bước vào giai đoạn đột biến về sinh học, về xã hội, đang mở rộng tầm nhìn, khát khao tìm hiểu muốn tự khẳng định, nhưng đầy mâu thuẫn...Đối với gia đình không thể bỏ qua kinh nghiệm: bé không vin lớn gãy cành...Bỏ qua giáo dục của trẻ em lúc này sẽ không bao giờ “ bổ sung” lại được nhất là về mặt đạo đức. Ông cha ta có câu: “Gia đình phải có gia giáo - giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách cho con cái; gia lễ - đảm bảo kỷ cương, có thứ bậc, ngôi vị trong gia đình; gia pháp - những phép tắc, luật lệ, khuôn phép của gia đình để 8 giáo dục con trẻ trong gia đình; gia phong - nề nếp, lề thói mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt”. Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Những giá trị đạo đức xã hội của tư tưởng Nho giáo được cha ông răn dạy, chỉ bảo con cái từ thuở mới lọt lòng đến khi trưởng thành được thể hiện rất rõ trong ca dao, tục ngữ. Đó là những bài học ứng xử về hiếu nghĩa, đạo làm con: “Một lòng thờ mẹ, kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”; tình thương yêu anh em ruột thịt: “Anh em như chân, như tay. Như chim liền cánh, như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”...Thế nhưng kinh tế thị trường cuốn con người vào vòng xoáy làm kinh tế … cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Đã có nhiều gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không hạnh phúc… Các thành viên trong gia đình không có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa cha mẹ, ông bà với trẻ như trước đây, đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội…với mục đích tìm các cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới trong xã hội vốn đã đầy rẫy sự phức tạp với vô vàn các tác động xấu. Hơn nữa, thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho trẻ em, mà phần lớn đều có tâm lý chung là chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và 9 chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho trẻ em và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần sự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình. Trước tình hình đó đặt ra cho người nghiên cứu hàng loạt câu hỏi như: gia đình nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên như thế nào; các nội dung và phương pháp của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử đối với vị thành niên hiện nay; các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên; các kiến nghị để nâng cao hiệu quả vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên hiện nay? Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu "Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở Hà Nội hiện nay" đề nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trên. 2. Ý nghĩa luận và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa luận. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết trong hệ thống lý thuyết xã hội học như lý thuyết xã hội hoá, lý thuyết vị thế vai trò, lý thuyết lựa chọn hợp lý. Kết quả nghiên cứu giúp hình thành quan niệm khoa học khi nhìn nhận về việc giáo dục trẻ em. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp cho Nhà nước tổ chức định hướng truyền thông dư luận xã hội về giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên. Kết quả nghiên cứu giúp các gia đình cập nhật thông tin về thực trạng văn hóa ứng xử của trẻ em, các nội dung, phương pháp cần giáo dục cho các em trong điều kiện hiện nay. 10 Kết quả nghiên cứu giúp cho các viện nghiên cứu gia đình, các trung tâm nghiên cứu gia đình trong việc phối hợp đưa ra các nội dung và tiêu chí mới về giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên trong gia đình hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1.Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho vị thành niên ở Hà Nội, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho Vị thành niên 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Thao tác hóa khái niệm sử dụng trong nghiên cứu: Vị thành niên, gia đình, ứng xử, văn hóa, văn hóa ứng xử. Tìm hiểu thực trạng đạo đức trẻ Vị thành niên ở Hà Nội hiện nay. Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em thông qua nghiên cứu nhận thức, nội dung và phương pháp giáo dục của cha mẹ. Phân tích các yếu tố tác động đến việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em trong gia đình. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của gia đình trong giáo dục văn hóa ứng xử cho vị thành niên. 4.2. Khách thể nghiên cứu Các phụ huynh (ông, bà, cha, mẹ...) – những gia đình có trẻ VTN ở Hà Nội hiện nay. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 11 Có nhiều nội dung về giáo dục văn hóa ứng xử như: ứng xử với bản thân (cách ăn, mặc, đi lại, ngôn từ giao tiếp); ứng xử với môi trường; ứng xử nơi công cộng; quan hệ ứng xử với bạn bè, đồng nghiệp; quan hệ ứng xử với thầy, cô giáo; quan hệ ứng xử với người lớn tuổi; quan hệ ứng xử trong gia đình (cha mẹ, con cái, anh chị em...). Mỗi nội dung có các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội khác nhau quy định cách ứng xử của con người. Để giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em, cha mẹ cần có nhận thức về những chuẩn mực đó và lựa chọn những nội dung, phương pháp phù hợp với từng lứa tuổi. Trong giới hạn luận văn chúng tôi chưa thể phân tích đầy đủ các nội dung của văn hoá ứng xử, vì vậy chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau: Giới hạn nhận thức: Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng của giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN. Giới hạn nội dung giáo dục – một số chuẩn mực ứng xử: Lòng hiếu thảo; lòng nhân ái; kính trọng, biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng người lớn tuổi; sự trung thực; tình yêu lao động. Giới hạn phương pháp giáo dục: Phương pháp nêu gương, phương pháp khen thưởng; phương pháp trò chuyện chuyện tâm sự - khuyên bảo nhẹ nhàng. Không gian nghiên cứu: Quận Ba Đình và huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. Quận Ba Đình: Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại. Ba Đình có trụ sở nhiều tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực. Là nơi có trình độ dân trí, kinh tế, văn hoá rất phát triển. Ở đây có quá trình đô thị hoá diễn ra đã lâu; gia đình có thời gian 12 thích ứng với điều kiện mới; tất cả những tác động của nền kinh tế thị trường cả tốt và xấu mọi thành viên trong gia đình đã có thời gian để tiếp thu và gạn lọc. Huyện Từ Liêm là khu vực đang trong quá trình đô thị hoá, có sự chuyển đổi mạnh mẽ của kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong quá trình chuyển đổi ấy xuất hiện nhiều những vấn đề mới nảy sinh trong gia đình: có sự chuyển đổi nghề nghiệp dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động; văn hoá chuyển sự văn hoá làng xã sang văn hoá đô thị; từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Vì vậy có sự giao thoa giữa những chuẩn mực văn hoá cũ và mới, những chuẩn mực văn hoá của người nông dân từ nhiều đời nay nay chưa mất đi, những chuẩn mực văn hoá của người dân đôi thị vẫn chưa được định hình rõ nét. Một bộ phận không nhỏ người dân không thích ứng kịp với những thay đổi đó. Trong khi đó thế hệ trẻ thường năng động sáng tạo và dễ dàng hoà nhập vào nhịp sống mới.... Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn hai địa điểm này đại diện cho những khu vực đã đôi thị hoá và những khu vực đang đô thị hoá ở Hà Nội để làm rõ một số vấn đề nghiên cứu như: so sánh nhận thức của người dân về một số giá trị đạo đức của dân tộc đó được đúc kết hàng ngàn năm có thay đổi không? Họ có gặp những khó khăn gì trong quá trình giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em?... Thời gian nghiên cứu: Năm 2012 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính Phân tích tài liệu: Trước khi tiến hành thực địa, áp dụng phương pháp phân tích tài liệu để tìm hiểu về thực trạng đạo đức của trẻ em ở nước ta nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Kết quả phương pháp này là xác định được tổng quan của vấn đề nghiên cứu. Mặt khác trên cơ sở phân tích tài liệu này sẽ giúp 13 cho việc nghiên cứu chính xác hơn. Phỏng vấn sâu: Nhằm thu thập thông tin về vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN ở Hà Nội. Từ các cuộc phỏng vấn sâu này là cơ sở giải thích kết quả các mối quan hệ giữa các biến số thu được qua nghiên cứu định lượng. Đối tượng phỏng vấn sâu 25 gia đình có con tuổi VTN ở quận Ba Đình, huyện Từ Liêm. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp này thu thập những thông tin định lượng để đo lường thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục văn hoá ứng xử cho VTN ở Hà Nội, cuộc khảo sát phát 200 phiếu cho cha mẹ có con tuổi THCS tại quận Ba Đình và huyện Từ Liêm. Với khách thể nghiên cứu là cha mẹ thì cơ cấu giới tính như sau: 45,6% là nam và 54,4% là nữ. Như vậy tỷ lệ giới tính trong mẫu khảo sát phụ nữ nhiều hơn nam giới. Trong đó số gia đình có mức sống giàu có, khá giả là 15,2%, số gia đình có mức sống trung bình là 75,3%, và số hộ nghèo là 9,5%. Như vậy phần lớn các gia đình được khảo sát có mức sống trung bình. Nghề nghiệp chủ yếu của khách thể nghiên cứu là: cán bộ, viên chức nhà nước chiếm 32,8%, buôn bán dịch vụ 17,8%, lao động phổ thông 16%, công nhân 9,8%, không nghề không việc 8,5%, về hưu, già yếu 9,5%, nông nghiệp 5,6%. Trình độ học vấn của người trả lời tương đối cao: trình độ THCS trở xuống chiếm 17,8%, trình độ THPT chiếm 38,2%; TC,CĐ chiếm 16,4%; ĐH&SĐH chiếm 27,6%. Về độ tuổi: dưới 40 tuổi 30,4%; từ 40 đến 50 tuổi 52,6%; 50 tuổi trở lên là 17%. Trong tổng số phụ huynh được hỏi số người có vợ có chồng chiếm đa số 93,5%, còn lại có gia cảnh goá và li thân, li hôn 6,5%. Số gia đình 2 thế hệ là 77,8%, số gia đình 3 thế hệ trở lên là 22,2%. 14 6. Câu hỏi nghiên cứu: - Đạo đức của trẻ em hiện nay như thế nào? - Các gia đình có giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em trong gia đình không? - Nội dung nào trong giáo dục văn hoá ứng xử được gia đình quan tâm? - Những phương pháp nào được gia đình sử dụng trong giáo dục văn hoá ứng xử. 7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết Một là: Hầu hết các phụ huynh đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em. Giáo dục con cái trong gia đình đang chịu tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là gia đình khu vực đô thị nơi ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường có những biểu hiện rõ nét. Hai là: Những đặc điểm khác biệt về kinh tế, văn hoá, trình độ học vấn, nghề nghiệp, quan hệ gia đình tạo nên sự khác nhau trong nhận thức, nội dung và phương pháp giáo dục của các bậc phụ huynh trong gia đình. Ba là: Ở khu vực đô thị hoá ổn định, tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường làm cho gia đình biến đổi nhanh về cơ cấu, quy mô, thu nhập, mức sống…, xuất hiện sự không đồng nhất về giá trị chuẩn mực giữa cha mẹ và con nên các bậc phụ huynh quan tâm tới giáo dục đạo đức cho con cái hơn khu vực đang trong quá trình đô thị hoá. 15 Khung lý thuyết ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI HÀ NỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH VỀ GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH Đặc điểm gia đình Hệ thống truyền thông Văn hoá cộng đồng Nhận thức của gia đình về giáo dục văn hóa Ứng xử cho trẻ em Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho trẻ em trong gia đình Đạo đức của trẻ em Chương 1 16 Chính quyền đoàn thể Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm Khái niệm văn hoá ứng xử Ứng xử Từ lâu vấn đề ứng xử của con người là một phạm trù được nhiều nhà tâm lý học, xã hội học, sinh học quan tâm. Khẳng định vai trò của ứng xử, nhà sư phạm người Nga Usinxki đã khẳng định: “sự khéo léo ứng xử về sư phạm mà nếu không có nó thì các nhà giáo dục học dù giỏi tới mức nào cũng không bao giờ trở thành nhà thực hành giáo dục tốt, về bản chất không phải cái gì khác là sự khéo léo đối xử”[74; tr191]. Vấn đề ứng xử đã được nhiều người sử dụng khái niệm kép: giao tiếp ứng xử, trong các mối quan hệ xã hội giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội, con người với gia đình và con người với chính mình. Dưới góc độ sinh học, các nhà khoa học cho rằng: Ứng xử là toàn thể phản ứng thích nghi có thể quan sát khách quan mà một cơ chế có một hệ thống thần kinh thực hiện để đáp trả lại những sự kích thích… Điều đáng chú ý là những phản ứng ấy, những ứng xử, xử lý để đáp ứng cơ chế kích thích, tác động “được diễn ra theo cách tương đối ổn định” [23; tr124]. Dưới góc độ tâm lý học: Ứng xử được khai thác dưới hình thức là những phản ứng của con người trong quan hệ giao tiếp, bản chất của ứng xử là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người xung quanh và yếu tố bên ngoái tác động vào con người.[10; tr30]. 17 Như vậy có nhiều cách hiểu, nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm ứng xử. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi tiếp cận và sử dụng khái niệm ứng xử dưới góc độ xã hội học: ứng xử dùng để chỉ cách hành động như thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác... và do đó là những hành động, hoặc là phản ứng theo một cách tương đối. Ứng xử không chỉ giới hạn giữa các vai trò xã hội với nhau mà còn ứng xử với mình, với tác động bên ngoài.[12;tr20] Những ứng xử có vai trò (cá nhân, tập thể, cộng đồng) này từ chỗ mang tính đơn lẻ dần dần được lựa chọn, tập hợp, đánh giá khái quát hoá để trở thành khuôn mẫu chung cho những quan hệ ứng xử, tức là nếp ứng xử hay khuôn mẫu ứng xử hoặc khuôn mẫu văn hoá một khi trở thành khuôn mẫu mang tính chuẩn mực, xã hội mang tính cộng đồng, nếp ứng xử văn hoá dần định vị thành văn hoá ứng xử mang tính chuẩn mực cộng đồng xã hội. Văn hóa Năm 1871, Edward Burnett Taylo – một nhà dân tộc học, nhân chủng học người Anh trong tác phẩm “Primitive cultuer (Văn hoá nguyên thuỷ) đưa ra định nghĩa đầu tiên về văn hoá: Văn hoá là phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, cùng những khái niệm và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội đạt được với tư cách là một thành viên trong xã hội. Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hoá, dưới đây tôi xin trích dẫn một số định nghĩa tiêu biểu về văn hoá của một số nhà Xã hội học nổi tiếng: Theo M.Weber, “văn hóa” chính là: “Khuôn mẫu hành vi, sự định hướng giá trị của con người tiếp thu từ sớm. Nó quy định, điều chỉnh sự giao tiếp con người với nhau và từ đó tạo cho họ sự an toàn trong thái độ 18 và hành động của mình”. “Cột trụ của văn hóa là giá trị. Giá trị cơ bản của phương Tây cổ đại cũng như hiện đại là tư tưởng tự do” (Alfred Weber). “Văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế (chính trị, kinh tế, gia đình, giáo dục, tín ngưỡng và giải trí,…) mà con người cũng có chung trong xã hội” (J.H Fichter). “Văn hóa là tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sống của nó” (W.Summer). “Văn hóa là một hệ thống các khuôn mẫu và chuẩn mực được soạn thảo về hành vi, hoạt động, giao tiếp và tương tác của con người. Nó có chức năng điều tiết và khống chế trong tập thể lớn.” (T.M.Dridze). “Văn hóa là cấu trúc có bề sâu, qui định hành vi, điều chỉnh hành động của con người,... Cuộc sống xã hội được phản ánh ở bề mặt, còn tầng dưới là văn hóa thường tiềm ẩn vào vô thức. Tầng này có sự sắp xếp các qui tắc văn hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên.” (J.Matser – Giáo sư Xã hội học Đức). Có thể nhận thấy “văn hóa” dưới góc độ xã hội học có những điểm cơ bản như sau: Là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội. Là một hệ thống hình thái biểu thị giá trị của một xã hội, là cấu trúc – chức năng xã hội, kỹ thuật, thể chế, các hệ tư tưởng,... được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Là khuôn mẫu chuẩn mực quy định các hành vi xã hội. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội phải tiếp thu, tuân thủ theo các chuẩn mực đó (Về phương diện này có thể coi văn hóa của xã hội là mục tiêu của quá trình xã hội hóa cá nhân). 19 Văn hoá ứng xử Từ khái niệm về ứng xử và văn hoá chúng tôi cho rằng con đường để nắm bắt nội dung và phạm vi của văn hóa ứng xử là tìm hiểu các hành động xã hội (hành vi ứng xử), cách thức hình thành và định hình các khuôn mẫu ứng xử. Từ đó phân tích cách thức cách thức kết hợp các khuôn mẫu ứng xử và các vai trò xã hội của chúng cũng như mối liên hệ qua lại giữa chúng trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa xã hội nhất định. Tổng hòa các khuôn mẫu ứng xử trên cơ sở các chuẩn mực xã hội được vận hành theo một bảng giá trị nào đó trong toàn bộ điều kiện xã hội cụ thể. Khuôn mẫu ứng xử là các hành động ứng phó và xử lý được lặp lại một cách lâu bền ở đa số cá nhân trong cộng đồng xã hội thuộc các cấp độ khác nhau từ địa phương nhỏ(làng, xã...) đến vùng, miền...theo những chuẩn mực xã hội nhất định. Nó được tổng quát hóa, tiêu chuẩn hóa và hợp thức hóa để làm mẫu mực chỉ dẫn cho cá nhân và cả cộng đồng xã hội đó. Khuôn mẫu ứng xử gồm 4 tiêu chí:  “Sự lặp đi lặp lại của các ứng xử thông thường.  Ứng xử được đa số người trong cộng đồng thực hiện thống nhất theo một cách.  Chuẩn mực xã hội hay quy tắc ứng xử  ý nghĩa xã hội của ứng xử”[56,tr28] Khuôn mẫu ứng xử phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và môi trường văn hóa. Khuôn mẫu ứng xử là thể chế hành động (ứng phó và xử lý) của con người trong môi trường văn hóa lịch sử - cụ thể, cho nên nó được thể hiện và thực hiện thông qua các chuẩn mực xã hội (tiêu chí, quy ước, quy 20 chế..) và cả những kỹ năng ứng xử. Các chuẩn mực này cơ bản dựa vào các giá trị văn hóa (luân lý, đạo đức, khoa học, pháp luật, thẩm mỹ...)mà mỗi con người hay cộng đồng tự xác định tin tưởng làm theo; và xã hội đòi hỏi sự “trở thành” của nhân cách. Các kỹ năng ứng xử chỉ đạt đến chuẩn mực văn hóa khi chúng được rèn luyện, bồi dưỡng bởi những tư tưởng, đạo đức, lối sống có văn hóa. Các kỹ năng này được hình thành chủ yếu thông qua con đường giáo dục. Tính chất định hướng cơ bản và xuyên suốt của khuôn mẫu ứng xử là thái độ ứng xử. Thái độ ứng xử với việc lựa chọn, thực hiện khuôn mẫu ứng xử; thái độ ứng xử trong môi trường thiên nhiên xã hội và văn hóa cụ thể; thái độ với việc thể hiện thực hiện các kỹ năng ứng xử. Tóm lại “văn hóa ứng xử là hệ thống các khuôn mẫu ứng xử được thực hiện ở thái độ, kỹ năng ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên nhiên, xã hội và bản thân, trên cơ sở những chuẩn mực văn hóa – xã hội nhất định, để bảo tồn, phát triển cuộc sống của cá nhân và cộng đồng người nhằm làm cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng giàu tính người hơn”(56,tr36) Khái niệm vị thành niên Thuật ngữ Adolescen được đưa ra vào năm 1904 theo đề xuất của nhà tâm lý học G.Stanley, nhằm để chỉ một thời kỳ quá độ từ trẻ con chuyển sang người lớn. Nó cũng được quan niệm đồng nghĩa với tuổi đang lớn hay trưởng thành. Bộ luật Lao động Việt Nam qui định “người lao động vị thành niên” (VTN) là người lao động chưa đến 18 tuổi (điều 119, khoản 1). Năm 1998 trong một tuyên bố chung giữa tổ chức WHO, UNICEF, UNFPA thống nhất phân loại nam nữ trẻ tuổi thành ba loại như sau: VTN (adolescen) từ 10 – 19 tuổi; thanh niên (youth) từ 15 – 24 tuổi, người trẻ 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan