Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch...

Tài liệu Vai trò của chính quyền tỉnh ninh bình trong hoạt động xúc tiến du lịch

.DOCX
151
229
128

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRỊNH THỊ MAI CHI VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNHTRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội –2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRỊNH THỊ MAI CHI VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNHTRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội –2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRỊNH THỊ MAI CHI VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNHTRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Tuấn Anh XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐCHẤM LUẬN VĂNTS. Bùi Tuấn AnhPGS.TS. Nguyễn Trúc Lê Hà Nội –2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o-------- TRỊNH THỊ MAI CHI VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNHTRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Bùi Tuấn Anh XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐCHẤM LUẬN VĂNTS. Bùi Tuấn AnhPGS.TS. Nguyễn Trúc Lê Hà Nội –2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Bùi Tuấn Anh. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, khách quan và có nguồngốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực, chuẩn xác của nội dung luận văn. Hà Nội, ngày Tác giả tháng năm LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giảng dạy, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, giúp tôi tiếp thu được nhiều kiến thức căn bản và quan trọng trong nghiên cứu khoa học, giúp tôi nâng cao và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn và năng lực công tác của bản thân.Trước hết, tôi xin gửi lời tri ân tới Ban Giám hiệu TrươngĐaihocKinhtế–ĐạihọcQuốcgiaHàNộicùngcacThây, CôgiaođagiangdayvagiupđơtântinhvêmoimătđêtôihoanthànhtốtkhóađàotạoThạcsĩc huyênnganhQuanlýKinhtếcuaTrươngĐaihocKinhtế.Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Tuấn Anh -người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công tác tại Sở Du Lịch tỉnh Ninh Bình đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp thông tin tư liệu để tôi hoàn thành luận văn này.Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, songluậnvănnaykhông thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Thầy giáo, Cô giáo và Quý độc giả để luận văn được hoàn thiện và đề tài có giá trị thực tiễn cao hơn./. Hà Nội, ngày Tác giả tháng năm MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................i DANH MỤC BẢNG..................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH.................................................................................................iii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH..........................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................4 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn.......................4 1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.....................................................5 1.2. Một số vấn đề cơ bản về xúc tiến du lịch........................................................6 1.2.1. Khái niệm về xúc tiến du lịch...................................................................6 1.2.2. Nội dung hoạt động xúc tiến du lịch.........................................................7 1.2.3. Vai trò của hoạt động xúc tiến du lịch...................................................13 1.3. Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch...............16 1.3.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch.........................................................................................16 1.3.2. Nội dung vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch....................................................................................................................19 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch.........................................................................................24 1.3.4. Tiêu chí cơ bản để đánh giá vai trò của Chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch.........................................................................................28 1.4. Kinh nghiệm thực hiện vai trò của chính quyền các tỉnh, thành trong hoạt động xúc tiến du lịch.............................................................................................30 1.4.1. Kinh nghiệm thực hiện vai trò của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động xúc tiến du lịch.......................................................................30 1.4.2. Kinh nghiệm thực hiện vai trò của chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong hoạt động xúc tiến du lịch................................................................................33 1.4.3. Kinh nghiệm thực hiện vai trò của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong hoạt động xúc tiến du lịch.......................................................................34 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch.....................................................37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................39 2.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu.............................................39 2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..........................................................39 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp......................................................40 2.2.2. Phương pháp so sánh.............................................................................40 2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả..................................................................40 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONGHOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH..................41 3.1. Tình hình hoạt động xúc tiến du lịch ở tỉnh Ninh Bình.................................41 3.1.1. Điều kiện, tiềm năng và thế mạnh của Ninh Bình trong phát triển du lịch..........................................................................................................................41 3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 –2016...463.1.3. Thực trạng hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2016..........................................................................................................................5 03.2. Hiện trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch....................................................................................................................52 3.2.1. Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển........53 3.2.2. Côngtác tổ chức bộ máy hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch..................54 3.2.3. Công tác tổ chức thực hiện chính sách về hoạt động xúc tiến du lịch...56 3.2.4. Công tác điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch................................58 3.2.5. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động xúc tiến du lịch.....................................................................................................................60 3.3. Đánh giá chung về thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch.....................................................................................61 3.3.1. Những mặt đạt được...............................................................................61 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân........................................................................64 CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN DU LỊCH..................................................................................................................67 4.1. Quan điểm, mục tiêu đẩy mạnh xúc tiến du lịch Ninh Bình.........................67 4.1.1. Quan điểm chung....................................................................................67 4.1.2. Quan điểm xúc tiến du lịch.....................................................................68 4.1.3. Mục tiêu..................................................................................................68 4.2. Giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình.............................................................................69 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động xúc tiến dulịch................69 4.2.2. Nâng cao nhận thức, năng lực của chính quyền tỉnh và cán bộ hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch................................................................................71 4.2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xúc tiến du lịch....................................................................................................................72 4.2.4. Mở rộng liên kết hợp tác xúc tiến du lịch của tỉnh với các các địa phương trong nước và quốc tế..........................................................................73 KẾT LUẬN..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................77 PHỤ LỤC 01................................................................................................................ PHỤ LỤC 02................................................................................................................ ANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STTKý hiệuNguyên nghĩa 1ASEANHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2EATOFĐại hội diễn đàn du lịch Liên khu vực Đông Á 3EULiên minh Châu Âu 4GDPTổng sản phẩm quốc nội 5PRQuan hệ công chúng 6PTTHPhát thanh truyền hình 7TCVNTiêu chuẩn Việt Nam8TPThành phố 9UBNDỦy ban nhân dân 10UNESCOTổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc 11UNWTOTổ chức du lịch thế giới1 2WTOTổ chức thương mại thế giới 13XHCNXã hội chủ nghĩa ANH MỤC BẢNG STTBảngNội dungTrang1 Bảng 3.1Lượng khách du lịch đến Ninh Bình từ năm 2010-2016492 Bảng 3.2Tổng hợp cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình51 DANH MỤC HÌNH STTHìnhNội dungTrang1 Hình 3.1Doanh thu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 –2016472 Hình 3.2Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 –201649 LỜIMỞ ĐẦU 1.Về tính cấp thiết của đề tàiKhi kinh tế -xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu về văn hóa, tinh thần được con người ngày càng xem trọng. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu về các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch cũng được xem như một lựa chọn hàng đầu khi con người muốn nâng cao đời sống tinh thần. Từ góc nhìn vĩ mô, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ngành công nghiệp không khói, đây là một ngành dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần bảo tồn và gìn giữ những cảnh quan thiên nhiên của đất nước.Xúc tiến du lịch có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển du lịch, là chất xúc tác, là đòn bẩy để phát triển du lịch, là một phần không thể thiếu, một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển ngành du lịch của bất cứ địa phương nào.Ninh Bình là tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng đất này lại được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như khu du lịch sinh thái Tràng An được ví như "Hạ Long trên cạn" (khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc -Bích Động), Vườn quốc gia nguyên sinh Cúc Phương, khu thiên nhiên ngập nước Vân Long, suối nước nóng Kênh gà. Bên cạnh những kỳ quan thiên nhiên Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử nhân văn như Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đình, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm,phòng tuyến Tam Điệp –Biện Sơn... Tất cả những điều kiện đó đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng to lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch hấp dẫn.Thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đổi mới, có bước phát triển nhanh vàđang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Song cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Ninh Bình vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng và lợi thế vốn có của địa phương. Mặc dù chính quyền tỉnh đã có nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch, xây dựng nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ xúc tiến du lịch nhằm đẩy mạnh hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, các hoạt động này còn kém hiệu quả, chưa thực sự chất lượng. Một trong những nguyên nhân khiến hoạt động xúc tiến kém hiệu quảlà do chính quyền tỉnh chưa thực sự nhận thức đúng về tầm quan trọng của mình trong hoạt động này, dẫn đến việc chưa phát huy hết vai trò của chính quyền trong các hoạt động xúc tiến du lịch. Từ những lý do phân tích trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch”làm luận văn nghiên cứu của mình.Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:Thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình như thế nào và Chính quyền tỉnh Ninh Bình cần làm gìđể đẩy mạnh xúc tiến du lịch tỉnhNinh Bình phát triển? 2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứuMục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình,từ đó đề xuất giải pháp tăngcường vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt độngxúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tới năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể thực hiện được mục đích nghiêncứu, đề tài xác định cho mình những nhiệm vụ sau:-Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về xúc tiến du lịch; vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch.-Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong đẩy mạnh xúc tiến du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua.-Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn Ninh Bình đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứuLuận văn nàytập trung nghiên cứu vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch trên địa bàn cụ thể -tỉnh Ninh Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứuPhạm vikhông gian: Nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Ninh Bình.Phạm vithời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịchtừ năm 2010 đến năm2016và đề xuất giải pháp đến năm 2020. 4.Đóng góp của luận văn-Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn vềvai trò của chính quyền cấp tỉnhtrong hoạt động xúc tiến du lịch.-Đánh giá được thực trạngvai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịchtừ năm 2010 đến năm 2016, từ đótìm ra những mặt đạt được, hạn chếvà nguyên nhân.-Đề xuất một số giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịchtrong thời gian tới. 5. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận vănđược chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình 4CHƢƠNG 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG HOẠT ĐỘNGXÚC TIẾN DU LỊCH 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận vănCho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh, công tácquản lý nhà nước về du lịch vàhoạt động xúc tiến du lịch. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan tới hướng nghiên cứu của luận văn như sau:-Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường quốc tế trọng điểm” do Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch làm cơ quan chủ quản do TS. Đỗ Thị Thanh Hoa chủ nhiệm đề tài (2005); Đề tàiđã hệ thống hóa cơ sở lý luận nghiên cứu thị trườngdu lịch và thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, chỉ ra kinh nghiệm tổ chức tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước trên thế giới, khu vực và thực trạng ở Việt Nam,đồng thời chỉ ra các giải phápnhằmtăngcườngcáchoạtđộngtuyêntruyềnquảngbácủaDulịchViệtNamtạicácthịtr ườngdulịchquốctếtrọngđiểm;-Luận án tiến sĩ luật học,của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2007) Khoa Luật-Đại học Quốc gia Hà Nội: “Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Namhiện nay”; Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế thị trườngvà tìm hiểu những thay đổi trong vai trò của chính quyền cấp tỉnh từ nền kinh tếkế hoạch hóa, tập trung sang nềnkinh tếthị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa;-Luận án tiến sĩ kinh tế,của tác giả Nguyễn Tấn Vinh (2008) Trường đại học Kinh tế Quốc dân: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịchtrên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; Mục đích nghiên cứu của Luận ánlà đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch góp phần phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng;-Luận án tiến sĩ kinh tế, của tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2015) Trường đại học Kinh tế Quốc dân: “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình”; Đề tài đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; vai trò củachính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững.Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong pháttriển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua. Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền trong pháttriển du lịch bền vững trên địa bàn Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;-Luận văn thạc sĩ du lịch,của tác giảCao Như Hoàng (2014)Trường Đại họcKhoa học Xã hội vàNhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh”. Nội dung của đề tài tập trung vào một số vấn đề cơ sở lý luận về điểm đến và xúc tiến điểm đến du lịch; khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động du lịch và xúctiến du lịch do cơ quan quản lý du lịch Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch trong thời gian 2014 –2020;-Luận văn thạc sĩ du lịch, của tác giả Đinh Thị Hà (2014) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội:“Nghiên cứu hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Ninh Bình cho thị trường khách quốc tế”. Nội dung chính của đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động xúc tiến cho thị trường khách quốc tế, từđó đẩy mạnh hoạt động xúc tiến của du lịch Ninh Bình đến thị trường khách quốc tế một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình; 1.1.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứuCác công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập khá rõ và đầy đủ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn vềvai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh, công tácquản lý nhà nước về du lịch và hoạt động xúc tiến du lịch,từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị.Tuy nhiên, cho đếnnay chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào được công bố liên quan đến vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch. Điều đó thúc đẩy tác giả mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.Luận văn sẽlàmrõ thêmvề cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hoạt động xúc tiến du lịch, phân tíchthực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong hoạt động xúc tiến du lịch. Trong quá trình thực hiện tác giả sẽ kế thừa, học tậpkết quả của các công trình nghiên cứu trước đó là những tài liệu tham khảo có giá trị nhất định cho việc nghiên cứu hoàn thành luận văn này. 1.2. Một số vấn đề cơ bản về xúc tiến du lịch 1.2.1.Khái niệm về xúc tiến du lịchXúc tiến du lịch bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh “Tourism promotion” và cũng được hiểu là tuyên truyền quảng bá hay chiêu thị du lịch. Hiện nay, có nhiều quan điểmkhác nhau về xúc tiến du lịch như: Quan điểmcủa Lawton và Weaver(2005, trang 14): “Xúc tiến du lịch là cố gắng làm gia tăng nhu cầu bằng truyền tải một hình ảnh tích cực về một sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng thông qua những đòi hỏi, nhu cầu, thị hiếu, giá trị và thái độ đã biết của thị trường hoặc một phân đoạnthị trường mục tiêu nào đó”. Theo Simon Hudson(2008, trang 255)“xúc tiến du lịch là một thành phần trong marketing du lịch hỗn hợp, nó có vai trò thuyết phục khách hàng tiềm năng về những lợi ích của việc hoặc sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức nào đó”. Các quan điểmnày mới phản ánh được bản chất, vai trò của hoạt động xúc tiến đối với những sản phẩm, dịch vụ du lịch đơn lẻ nhưlà một khách sạn, một chương trình du lịch.Trên quan điểm quản trị điểm đến, theo lý thuyết marketing: “Xúc tiến du lịch là việc thu hút khách hàng trả tiền bằng cách thuyết phục họ rằng điểm đến với các dịch vụ hiện hữu, các điểm du lịch hấp dẫn và các lợi ích tương ứng phù hợp với những gì họ mong muốn hơn sovới tất cả cácđiểm đến khác” (Nguyễn Văn Dung, 2008,trang12).Đặc biệt là khái niệm xúc tiến du lịch của Luật Dulịch được coi là thiết thực đối với ngành du lịch Việt Nam. Khoản 17, điều 4 của Luật Du lịch2005cũng đã khẳng định, “Xúc tiến du lịch làhoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúcđẩy cơ hội phát triển du lịch”. Mặc dù đây là một quan niệm khá rộng về xúc tiến du lịch, nó bao hàm từ việc tuyên truyền quảng cáo về điểm đến, nâng cao nhận thức xã hội, huy động nguồn lực, tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch... nhưng nó đề cập xúc tiến du lịch trên cả ba khía cạnh. Một là tạo nên sự thu hút khách du lịch bằng việc truyền tải thông tin, hình ảnh hấp dẫn về điểm đến. Hai là tuyên truyền tạo dựng sự đồng thuận trong nhận thức vàhànhđộng của cộng đồng dân cư. Ba là thúc đẩy sự phát triển du lịch nhằm tăng sự hấp dẫn đối với các thị trường khách mục tiêu của điểm đến.Xúc tiến du lịch cụ thể là tất cả các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch như: cung cấpthông tin, tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch thông qua các ấn phẩm, phương tiện truyền thông đại chúng, tổ chức các đoàn fam trip, tổ chức, tham gia các sự kiện du lịch: lễ hội, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, đào tạo nâng cao năng lực hoạt động du lịch cho các doanh nghiệp, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch... 1.2.2. Nội dung hoạt động xúc tiến du lịchXúc tiến là một hợp phần lớn trong kế hoạch marketing hay còn được gọi là chương trình truyền thông marketing. Theo quan điểm kinh doanh nói chung, kinh doanh du lịch, lữ hành nói riêng, coi điểm đến du lịch như là một sản phẩm du lịch, các cơ quan quản lý điểm đến thường tổ chức các hoạt động xúc tiến như: quảng cáo (advertisment), xúc tiến bán (sales promotion), bán hàng trực tiếp (personal selling), tiếp thị trực tiếp (direct marketing) quan hệ công chúng (public relation). Tùy theo từng giai đoạn, các công ty xác định thứ tự ưu tiên sử dụng các công cụ truyền thông trong chương trình xúc tiến hỗn hợp của mình.Luật Du lịch2005của Việt Nam đã xác định xúc tiến du lịch gồm 4 nội dung chính: (1) Tuyên truyền giới thiệu về điểm đến; (2) Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch; (3) Huy động các nguồn lực để phát triển du lịch; (4) Nghiên cứu thị trường và xây dựng sản phẩm du lịch. Đây là bốn vấn đề lớn, để thực hiện hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương. 8(1) Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;(2)Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lànhmạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;(3) Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất -kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch; (4)Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp vớithị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.Điểm đến du lịch có thể coi là một sản phẩm du lịch, nhưng không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ, điểm hấp dẫn khác nhau nằm trong một vùng địa giới hành chính đã được xác định rõ do chính quyền địa phương quy hoạch và quản lý. Do vậy với đặc thù ở tầm quản lý nhà nước, hoạch định và thực hiện chiến lược phát triển du lịch của cơ quan quản lý du lịch các cấp đã được nêu trong Luật Du lịch Việt Nam, chương trình xúc tiến du lịch cấp địa phương, tỉnh, thànhphố có thể tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:(1) Hoạt động ấn hành các ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch; (2) Hoạt động quảng cáo du lịch; (3) Hoạt động tuyên truyền và quan hệ công chúng; (4) Hoạt động xúc tiến bán; (5) Hoạt động hội chợ, triển lãm du lịch; (6) Hoạt động tiếp thị trên internet và website.Thứ nhất là,hoạt động ấn hành ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch.Ấn phẩm thông tin là một hình thức quảng bá truyền thống và là một phần không thể thiếu của hoạt động tiếp thị, đặc biệt là đối với quá trình tiếp thị điểm đến du lịch. Ấn phẩm thông tin là tất cả những tài liệu dạng in ấn hoặc điện tử được thiết kế nhằm tạo ra sự nhận biết đối với khách hàng hiện tại và tiềm năng, kích thích nhu cầu và ham muốn về một sản phẩm hay điểm đến cụ thể nào đó(Middleton, 1994). Do vậy việc tạo hình ảnh ấn tượng, thông điệp hấp dẫn về điểm đến du lịch trên các ấn phẩm truyền thông sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc thu hút khách du lịch hiện tại cũng như khơi gợi sự tò mò khám phá điểm đến đối với những du khách tiềm năng thông qua các ấn phẩm mà họ nhận được từ bạn bè hay các văn phòng du lịch.Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ số, đã giúp cho việc tạo ra nhiều loại ấn phẩm, tài liệu quảng bá độc đáo, ấn tượng và sống động hơn cả về nội dung, lẫn hình thức với chi phí hợp lý. Đối với hoạt động xúc tiến điểm đến du
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng