Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân...

Tài liệu Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động thành phố hà nội (nghiên cứu trường hợp tại quận hai bà trưng, hà nội)

.PDF
126
1107
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- TRẦN NGỌC TRÀ LINH VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã ngành: 60.31.30 Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------TRẦN NGỌC TRÀ LINH VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI) Chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60.31.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Chủ tịch hội đồng GS. TS Phạm Tất Dong Giảng viên hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội - 2013 MỤC LỤC Trang Danh mục viết tắt Danh mục các bảng và biểu đồ MỞ ĐẦU………………………………………………………………… 4 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………....... 4 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ……………………………... 6 2.1. Ý nghĩa khoa học …………………………………………….. 6 2.2. Ý nghĩa thực tiễn……………………………………………… 7 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………. 8 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu………………………. 8 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………... 8 4.2. Khách thể nghiên cứu………………………………………….. 8 4.3. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….. 8 5. Câu hỏi nghiên cứu…………………………………………………... 9 6. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………....... 9 7. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………............. 9 7.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin……………………................. 9 7.1.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu……………………............. 9 7.1.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến……………………............. 10 7.1.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu……………………................. 13 7.1.4. Phƣơng pháp quan sát……………………........................... 13 7.2. Các kỹ thuật xử lý thông tin……………………........................ 13 8. Khung phân tích…………………….........…………………….......... 14 NỘI DUNG CHÍNH…………………….................................................. 15 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI….. 15 1.1. Các khái niệm……………………............................................... 15 1 1.1.1. Vai trò…………………….........……………………............. 15 1.1.2. Định hƣớng nghề nghiệp……………………........................ 16 1.1.3. Gia đình …………………….........……………………......... 20 1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu.................................. 22 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc-chức năng.............................................. 22 1.2.2. Lý thuyết vị thế xã hội, vai trò xã hội................................... 23 1.2.3. Lý thuyết Xã hội hóa............................................................. 26 1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................... 29 1.3.1. Trong nƣớc……………………...................................... 29 1.3.2. Ngoài nƣớc……………………....................................... 34 1.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu …………………................ 35 1.4.1. Quận Hai Bà Trƣng……………………................................ 35 1.4.2. Phƣờng Quỳnh Mai……………………................................ 38 1.4.3. Phƣờng Vĩnh Tuy……………………................................... 40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON TRONG GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG HIỆN 40 NAY............................................................................................................ 2.1. Nhận thức và định hƣớng của cha mẹ về bậc học và đầu tƣ học tập cho con 2.1.1. Nhận thức của cha mẹ trong định hƣớng nghề nghiệp cho con 2.1.2. Định hƣớng của cha mẹ về bậc học và đầu tƣ học tập cho con 2.2. Mức độ tác động của cha mẹ trong định hƣớng nghề nghiệp và định hƣớng chọn nghề cho con theo khu vực làm việc 2.2.1. Mức độ tác động của cha mẹ trong định hƣớng nghề nghiệp cho con 2.2.2. Định hƣớng chọn nghề cho con theo khu vực làm việc 2.3. Định hƣớng của cha mẹ về nhóm nghề nghiệp cho con và 2 40 40 43 64 64 72 77 theo các giá trị xã hội .......... 2.3.1. Định hƣớng của cha mẹ về nhóm nghề nghiệp cho con 2.3.1.1. Định hƣớng của cha mẹ về nhóm nghề nghiệp cho con trai, con gái 2.3.1.2. Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với việc định hƣớng nghề nghiệp cho con 2.3.2. Định hƣớng nghề nghiệp của cha mẹ cho con theo các giá trị xã hội CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG ĐỊNH HƢỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON....... 77 77 79 82 85 3.1. Một số yếu tố khách quan ……………………........................... 85 3.1.1. Bối cảnh xã hội……………………........................................ 85 3.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về định hƣớng việc làm cho thanh niên và sinh viên hiện nay ……………………............ 86 3.2. Yếu tố chủ quan: Đặc tính nhân khẩu xã hội của cha mẹ…… 88 3.2.1. Giới tính…………………….................................................. 3.2.2. Độ tuổi…………………….........……………………............ 88 89 3.2.3. Yếu tố trình độ học vấn của cha mẹ ………………………. 91 3.2.4. Điều kiện kinh tế hộ gia đình ………………………............ 96 3.2.5. Mối quan hệ xã hội của các thành viên trong gia đình 99 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………... 102 1. Kết luận……………………………………………………………….. 102 2. Khuyến nghị………………………………………………………….. 103 2.1. Đối với cha mẹ……………………............................................ 104 2.2. Đối với bản thân trẻ ................................................................. 104 2.3. Đối với xã hội…………………………………………………. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 MẪU BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1. CN Công nhân 2. UBND Ủy ban nhân dân 3. CĐ/ĐH/Sau ĐH Cao đẳng/ Đại học/ Sau đại học 4. THPT Trung học phổ thông 5. THCS Trung học cơ sở 6. Crosstabs Bảng chéo, chạy tương quan nhiều biến trong SPSS 15.0 7. VNĐ Việt Nam Đồng (ký hiệu tiền Việt Nam) 8. LĐ Lao động 9. GS. TSKH Giáo sư, Tiến sĩ khoa học 10. THCN-Dạy nghề Trung học chuyên nghiệp-Dạy nghề 11. >1 triệu Lớn hơn 1 triệu 12. Sl Số lượng 13. Tl Tỷ lệ 14. TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu người 4 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Tên Bảng STT Bảng 2.1 Mức độ cần thiết của việc định hƣớng nghề nghiệp cho con trong gia đình Bảng 2.2 Cha mẹ định hƣớng bậc học cho con trong gia đình công nhân, lao động Bảng 2.3 Dự định bậc học cho con trai xét theo học vấn của cha mẹ Bảng 2.4 Dự định bậc học cho con gái xét theo học vấn của cha mẹ Bảng 2.5 Trang 42 45 47 48 Tƣơng quan giữa thu nhập bình quân đầu ngƣời của gia đình trong 1 tháng đến việc định 51 hƣớng bậc học cho con Bảng 2.6 Những nội dung cơ bản mà cha mẹ đầu tƣ học cho con (%) Bảng 2.7 Tƣơng quan giữa thu nhập của cha mẹ tới việc đầu tƣ thêm các phƣơng tiện cho con học (%) Bảng 2.8 Chi phí học tập của con cái chiếm khoảng % so với tổng chi tiêu trong gia đình Bảng 2.9 Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định lựa chọn nghề cho con trai Bảng 2.12 59 60 bậc học cho con gái Bảng 2.11 58 Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định bậc học cho con trai Bảng 2.10 57 Tƣơng quan giữa học lực của trẻ và dự định lựa chọn nghề cho con gái 5 61 62 63 Bảng 2.13 Mức độ thực hiện của cha mẹ là công nhân, lao động trong việc định hƣớng nghề nghiệp cho con Bảng 2.14 Ngƣời chịu trách nhiệm chính trong gia đình về việc hƣớng nghiệp cho con Bảng 2.15 Mức độ tham gia của cha mẹ về định hƣớng nghề nghiệp cho con Bảng 2.16 Ý thức tìm hiểu thông tin liên quan đến hƣớng nghiệp cho con Bảng 2.17 Thời điểm phù hợp định hƣớng nghề nghiệp cho con Bảng 2.18 Bảng tần suất khu vực định hƣớng chọn nghề cho con Bảng 2.19 69 70 72 73 74 Tƣơng quan giữa khu vực làm việc của cha mẹ với định hƣớng chọn khu vực làm việc cho con (%) Bảng 2.20 65 75 Tƣơng quan giữa khu vực làm việc của cha mẹ với việc định hƣớng nghề nghiệp cho con trai và con 76 gái (%) Bảng 2.21 Dự định lựa chọn nghề cho con trai và con gái Bảng 2.22 Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với việc định hƣớng nghề nghiệp cho con trai Bảng 2.23 Lý do định hƣớng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động Bảng 3.1 80 Tƣơng quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với việc định hƣớng nghề nghiệp cho con gái Bảng 2.24 78 81 82 Tƣơng quan giữa giới và nhận thức về mức độ cần thiết thực hiện việc định hƣớng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động 6 88 Bảng 3.2 Tƣơng quan giữa giới và mức độ thực hiện việc định hƣớng nghề nghiệp cho con trong gia đình công 88 nhân, lao động Bảng 3.3 Tƣơng quan giữa độ tuổi và mức độ quan tâm đến việc định hƣớng nghề nghiệp cho con Bảng 3.4 90 Tƣơng quan giữa trình độ học vấn của cha, mẹ và mức độ quan tâm đến việc định hƣớng nghề 91 nghiệp cho con Bảng 3.5 Định hƣớng nghề nghiệp cho con trai theo trình độ học vấn của cha mẹ Bảng 3.6 Định hƣớng nghề nghiệp cho con gái theo trình độ học vấn của cha mẹ Bảng 3.7 Khoảng thu nhập bình quân của gia đình trên 1 Bảng 3.8 tháng Khoảng thu nhập bình quân đầu ngƣời trên 1 tháng Bảng 3.9 93 94 96 97 Tƣơng quan giữa thu nhập bình quân đầu ngƣời của gia đình trong 1 tháng và mức độ quan 98 tâm đến việc định hƣớng nghề nghiệp cho con Bảng 3.10 Về tình trạng hôn nhân của cha mẹ 99 Bảng 3.11 Dự kiến mối quan hệ sẽ giúp việc cho con 100 Biểu đồ 2.3 Học lực của con công nhân, lao động 7 60 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước vào thế kỷ XXI, nghề nghiệp trong xã hội có những chuyển biến nhiều so với giai đoạn trước đây. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo điều kiện để nhân loại tiến từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức, thông tin, trong đó máy tính và các công nghệ truyền thông viễn thông là những yếu tố chiến lược. Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát huy nội lực, cần kiệm để xây dựng đất nước... Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần một lực lượng lao động có đủ trình độ năng lực và làm chủ được công nghệ kỹ thuật của đất nước, đủ điều kiện đảm bảo hoàn thành tốt công việc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nếu chúng ta không chiếm hữu được tri thức, không sáng tạo và sử dụng được thông tin trong các ngành sản xuất thì không thể thành công trong sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường. Chính vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ hôm nay, chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm hơn bao giờ hết. Ngày nay, cùng với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường là sự thay đổi về định hướng giá trị của con người Việt Nam nói chung và lứa tuổi thanh thiếu niên nói riêng đang đứng ở trung tâm của sự biến đổi của đất nước, trong đó có những biến đổi về lối sống, về nghề nghiệp bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực. Những quan điểm tiêu cực của đời sống xã hội nảy sinh đã ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng ngành, nghề cho con cái trong các gia đình. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một thế hệ thanh niên không còn là một khối thanh niên đồng nhất gượng ép và cứng nhắc như trong thời bao cấp mà là những nhóm đa dạng và năng động ngày càng trở nên phức tạp và khó nhận biết. Đó là sự thay đổi về cách đánh giá, về chuẩn mực xã hội. Đặc biệt, một bộ phận không nhỏ những thanh thiếu niên đang rơi vào tình trạng chưa định hướng rõ mình sẽ thay đổi những lý tưởng gì, lựa chọn ngành nghề gì cho phù hợp với khả năng của mình và những 8 đòi hỏi của xã hội. Việc chọn nghề của học sinh phổ thông trung học còn nhiều lệch lạc ở chỗ: nặng về chuộng bằng cấp-hình thức để trở thành cử nhân, kỹ sư, bác sĩ,... theo ý thích chủ quan và cảm tính, có khi theo trào lưu trước mắt, đua nhau thi vào những trường "đắt giá". Việc chọn nghề như vậy là thiếu thực tế, không quan tâm đến ngành nghề đó có phù hợp với khả năng hay trình độ của bản thân hay không. Từ thực tế trên cho thấy, lao động việc làm đang trở thành vấn đề nan giải. Cha mẹ phải định hướng cho con cái mình những ngành nghề sao cho phù hợp với khả năng và trình độ để đáp ứng nhu cầu của xã hội bởi khởi nghiệp của cá nhân bắt đầu từ sự định hướng và định hướng ban đầu cho sự nghiệp của mỗi cá nhân, thường là định hướng nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm cá nhân, khả năng bản thân và điều kiện gia đình. Đứng trước vấn đề đó, gia đình, nhà trường, xã hội cần phải quan tâm hơn trong việc hướng nghiệp cho con cái, trong đó vai trò của cha mẹ là nhân tố quan trọng hàng đầu. Cha mẹ không những chỉ nuôi dưỡng, giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách cho con mà còn định hướng cho con làm những công việc phù hợp với khả năng của họ. Muốn được như vậy thì người làm cha, làm mẹ phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của mình trong việc hướng nghiệp cho con cái, đó là yếu tố rất cần thiết đối với lớp trẻ khi bước vào xã hội. Lý do tác giả đề tài lựa chọn quận Hai Bà Trưng làm địa bàn nghiên cứu vì: Quận Hai Bà Trưng thành lập ngày 31/5/1961 có cơ cấu kinh tế là tăng tỷ trọng giá trị thương mại-dịch vụ-công nghiệp. Năm 2011, quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và Hà Nội: Dệt Kim Đồng Xuân; cảng Hà Nội; cụm Công nghiệp Minh Khai-Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp nhà máy, thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm. Năm 2007, Ủy ban nhân dân Hà Nội phê duyệt kế hoạch chuyển Nhà máy Dệt 8/3- thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội) về Phú Xuyên (Hà Nội), Yên Mỹ và Phố Nối (Hưng Yên); Trung tâm xử lý nước thải khu công nghiệp Dệt may phía Nam Hà Nội từ khu Mai Động (Hai Bà Trưng) sang khu Công Nghiệp Phố Nối B (Hưng Yên) để tránh ô nhiễm trong nội thành. Địa điểm cũ của nhà máy đã di dời sẽ xây khu đô thị mới, diện tích đất dành cho xây dựng trụ sở cơ quan, văn phòng cho thuê 43.200 m2, đất 9 ở 75.000 m2. Đến năm 2012, nhiều nhà máy trên mới được di dời hoàn toàn theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Sự kiện này ở quận Hai Bà Trưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích kinh tế, thu nhập, cơ hội công việc, định hướng nghề nghiệp của công nhân, lao động trên địa bàn và các con của họ trong tương lai. Đây là một trong những lý do quan trọng mà tác giả luận văn lựa chọn quận Hai Bà Trưng để nghiên cứu. Phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy là 2 phường thuộc quận Hai Bà Trưng có tập trung thành phần dân cư làm công nhân, lao động nhiều nhất so với 18 phường còn lại của địa bàn quận Hai Bà Trưng. Không thể khởi nghiệp cũng như không thể thành công trong nghề nghiệp nếu như không bắt đầu từ sự định hướng nghề nghiệp đúng đắn, vì thế nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho con cái trong giai đoạn hiện nay đối với gia đình nói chung, gia đình công nhân, lao động trên địa bàn quận Hai Bà Trưng nói riêng, tôi chọn đề tài: “Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động thành phố Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) để nghiên cứu trong luận văn của mình. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu nhằm khẳng định tính đúng đắn và phù hợp của lý luận xã hội học về định hướng giá trị trên cơ sở một nghiên cứu xã hội học thực nghiệm cụ thể. Nghiên cứu nhằm chỉ ra cách thức nghiên cứu định hướng giá trị của một nhóm xã hội cụ thể, từ đó có thể có những bài học nhất định về mặt lý luận khi nghiên cứu về giáo dục nói chung và giáo dục con em trong gia đình nói riêng. Giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng được nhiều ngành nghề khoa học quan tâm nghiên cứu như: Tâm lý học, Giáo dục học, Đạo đức học. Bên cạnh những ngành khoa học đó thì Xã hội học cũng khẳng định được vị trí, vai trò của mình với tư cách là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống khoa học xã hội. Theo cách tiếp cận Xã hội học, đề tài nghiên cứu, xem xét, nhìn nhận vấn đề 10 một cách khoa học để có thể lý giải và chứng minh một số quan điểm và khía cạnh dưới góc độ Xã hội học, phân biệt với cách nhìn của một số ngành khoa học xã hội khác. Bằng phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Nghiên cứu khẳng định quy luật: Định hướng giáo dục của một nhóm xã hội đặc thù, biến đổi trên cơ sở của sự biến đổi xã hội mạnh mẽ, đặc biệt trong thời kỳ phát triển quá độ của xã hội. Đề tài nghiên cứu đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng nhận thức lý luận xã hội học, nâng cao nhận thức về vai trò chức năng của lý thuyết xã hội học cho bản thân và những người quan tâm. Đồng thời đề tài còn vận dụng một số lý thuyết phạm trù cơ bản của xã hội học vào nghiên cứu làm sáng tỏ một số khía cạnh về chức năng giáo dục của gia đình. Cụ thể là vận dụng các lý thuyết xã hội học thực nghiệm để nghiên cứu các đặc trưng của cha mẹ tác động đến việc hướng nghiệp cho con cái trong điều kiện hiện nay. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu chỉ ra cho những người quan tâm (quản lý, nghiên cứu và đặc biệt là các bậc cha mẹ trong gia đình công nhân, lao động) thấy được thực trạng của việc giáo dục con trong gia đình mình, qua đó nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của cha mẹ trong việc hướng nghiệp cho con là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa xã hội rất lớn. Nó nhằm nâng cao nhận thức của mọi người, thấy được tầm quan trọng của nghề nghiệp phù hợp trong cuộc sống. Đề tài cũng chỉ ra được những khó khăn, hạn chế của các bậc cha mẹ là công nhân, lao động trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cũng như xu hướng biến đổi của việc lựa chọn nghề nghiệp trong điều kiện hiện nay. Ứng dụng của đề tài là góp phần chỉ ra những nhân tố chủ quan, khách quan, giúp cho các nhà quản lý, những cơ quan chính quyền sở tại và các cấp, các ngành nên có những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của nhóm cha mẹ là công nhân, lao động trong khu đô thị để nhóm cha mẹ công nhân, lao động nói riêng và các bậc cha mẹ nói chung thực hiện tốt vai trò của mình. Nghiên cứu này còn giúp các gia đình, các bậc cha mẹ có những định hướng đúng đắn để đi 11 đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho con một cách hợp lý trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước Việt Nam ta. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu các vấn đề sau: Phân tích thực trạng vấn đề hướng nghiệp cho con của các bậc cha-mẹ trong gia đình công nhân-lao động, tìm hiểu những mong muốn, dự định của các bậc cha mẹ trong việc đầu tư học tập để hướng tới việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho con họ để thấy được mức độ thay đổi, thích ứng của định hướng nghề nghiệp cho con trước những nhu cầu, đòi hỏi mới của xã hội. Bên cạnh đó tìm hiểu, phân tích những yếu tố cơ bản liên quan tác động và hình thành các đặc trưng của các bậc cha mẹ trong gia đình công nhân, lao động trong việc định hướng nghề nghiệp cho con hiện nay để thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này. Luận văn cung cấp những thông tin thực nghiệm, những phân tích, lý giải từ cách nhìn xã hội học về định hướng nghề nghiệp của các bậc cha mẹ, cho các bậc cha mẹ cũng như bản thân các bạn trẻ trong việc xác định nghề nghiệp, lối sống, nâng cao chất lượng sống phù hợp với khả năng và đáp ứng sự đòi hỏi của sự phát triển xã hội. 4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động 4.2. Khách thể nghiên cứu Công nhân, lao động có con đang học trung học cơ sở trở lên. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Đề tài thực hiện trong thời gian: từ tháng 09 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013. Về không gian: Tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và trong hai phường tập trung nhiều công nhân, lao động đô thị trong quận là hai phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy. 12 Hạn chế của đề tài: làm trong thời gian ngắn, nghiên cứu trường hợp tại 1 quân thông qua hai phường. Mặt khác, mới tập trung vào gia đình công nhân, lao động về việc định hướng nghề cho con mà chưa có điều kiện so sánh sâu, cụ thể với những tầng lớp dân cư khác cùng sống trong đô thị về định hướng nghề nghiệp cho con. 5. Câu hỏi nghiên cứu: Hiện nay có sự thay đổi giá trị về định hướng giáo dục cho con em trong các gia đình công nhân, lao động tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội không? Những nhân tố ảnh hưởng đến định hướng giáo dục cho con em là gì? ( Các đặc trưng của cha mẹ như trình độ học vấn, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế của gia đình…là những nhân tố ảnh hưởng.) Có hay không có sự khác biệt trong định hướng giáo dục cho con trai và con gái? 6. Giả thuyết nghiên cứu - Định hướng nghề nghiệp cho con cái hiện nay là một trong những mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc cha mẹ là công nhân, lao động. Đã có sự thay đổi giá trị về định hướng nghề nghiệp cho con cái trong các gia đình công nhân, lao động quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đặc trưng của các bậc cha mẹ làm công nhân, lao động đều muốn con mình vào những ngành nghề trong khu vực kinh tế nhà nước như sư phạm, kỹ sư hay cán bộ hành chính. - Các đặc trưng của cha mẹ như trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng như điều kiện kinh tế của gia đình, mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong gia đình…có ảnh hưởng nhất định trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. - Trong định hướng nghề nghiệp có sự khác biệt giữa con trai và con gái. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp chính sau: 7.1.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu Phương pháp phân tích tài liệu được áp dụng để phân tích các tài liệu chính (các kết quả khảo sát, các bài viết trên sách, báo và tạp chí) có liên quan đến đề tài 13 nghiên cứu, chủ yếu là các tài liệu có liên quan đến vai trò của cha mẹ và chức năng giáo dục của gia đình. Các tài liệu thu thập được sắp xếp theo nội dung nghiên cứu. 7.1.2. Phƣơng pháp trƣng cầu ý kiến Đây là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm cơ bản nhất của đề tài. Phiếu trưng cầu được xây dựng trên cơ sở của nội dung nghiên cứu bao gồm các câu hỏi về thực trạng định hướng nghề nghiệp cho con cái trong gia đình công nhân, lao động, các nhân tố ảnh hưởng, sự khác nhau giữa các gia đình có những đặc trưng khác nhau về định hướng nghề nghiệp cho con. Chọn mẫu khảo sát trong nghiên cứu này được thực hiện chọn theo cách chọn tỷ lệ ngẫu nhiên. Dung lượng mẫu: 207 hộ gia đình. Đơn vị lấy mẫu: hộ gia đình. Phạm vi lấy mẫu: 2 phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Mỗi phường hơn 100 hộ gia đình. Cơ cấu mẫu đƣợc lựa chọn trên cơ sở nguồn xử lý số liệu của đề tài: + Về cơ cấu giới tính (nam, nữ) của đơn vị lấy mẫu: 47.8% những người được hỏi là nam, 52.2% những người được hỏi là nữ. Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Nam 99 47.8 2. Nữ 108 52.2 Tổng 207 100.0 + Về cơ cấu tuổi của đơn vị lấy mẫu: tuổi của cha, mẹ từ 20 tuổi đến 60 tuổi, nhưng tập trung vào đối tượng từ 25 tuổi đến 50 tuổi. Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Từ 20-30 tuổi 39 18.8 2. Từ 31-40 tuổi 84 40.6 3. Từ 41-50 tuổi 67 32.4 4. Từ 51-60 tuổi 17 8.2 207 100.0 Tổng 14 + Về cơ cấu trình độ học vấn của đơn vị lấy mẫu Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Tiểu học 2 1.0 2. Trung học cơ sở 29 14.0 3. Trung học phổ thông 108 52.2 4. Trung học chuyên nghiệp-dạy nghề 43 20.8 5. Cao đẳng, Đại học 25 12.1 207 100.0 Tổng + Về cơ cấu nghề nghiệp của đơn vị lấy mẫu  Phân loại công nhân Phân loại CN Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Công nhân 175 84.5 2. Công nhân quản lý 17 8.2 3. Lao động tự do 15 7.2 207 100.0 Tổng Đối tượng nghiên cứu là công nhân bản địa trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Có 92.7% công nhân được hỏi đều phải có chồng hoặc vợ cùng làm nghề công nhân, có 7.2% Lao động tự do mà trước đây làm công nhân giờ chuyển nghề đều phải có vợ hoặc chồng đều là lao động tự do mới được lựa chọn làm mẫu nghiên cứu; có đặc điểm nghề nghiệp: Là Công nhân chiếm 84.5%: công việc cụ thể hiện tại như là công nhân bao gói, bao bì, công nhân đứng máy sản xuất bánh; điện nước, sửa chữa nước, công nhân in, công nhân kỹ thuật, lắp ráp, cơ khí, công nhân cắt, may, công nhân vận hành may, công nhân kỹ thuật may, công nhân sâu go trong ngành may, công nhân phụ kho, công nhân vận chuyển, lái xe, công nhân ban tang lễ thành phố Hà Nội, công nhân cây xanh, cắt lá, quyét rác; Làm công nhân nhưng có chức vụ quản lý chiếm 8.2% cơ cấu mẫu: Công nhân quản lý chất lượng, công nhân đứng quản lý theo dây truyền sản xuất, phó ngành may, quản lý kho, tổ phó sản xuất, tổ trưởng sản xuất; 15 Lao động tự do: Đối tượng này chiếm 7.2%, là tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu mẫu. Đối tượng này là Công nhân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng hoặc trước đây là công nhân làm việc cho các nhà máy trên địa bàn quận Hai bà Trưng nhưng năm 2012 một số nhà máy đó đã chuyển về Phố Nối Hưng Yên theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, họ không theo được nhà máy nên chuyển sang làm lao động tự do nhưng bản chất của họ vẫn là công nhân: trước là công nhân nhà máy Bánh kẹo Hải châu nhưng nay bán sim điện thoại, làm tạp vụ, nghỉ hưu non; trước là công nhân nhà máy dệt 8-3, nay bán xôi, buôn bán vặt, lái xe Taxi Mai Linh, trông xe, xe ôm, bảo vệ. Đó là những lý giải vì sao tác giả để cơ cấu của mẫu về nghề nghiệp là công nhân chiếm 92.7% , lao động chiếm 7.2% trong tổng cơ cấu nghề nghiệp của mẫu. Công nhân, lao động làm việc thuộc các loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Số lượng 1. Công nhân, lao động trong doanh nghiệp Nhà nước Tỷ lệ (%) 4 1.9 2. Công nhân, lao động trong công ty cổ phần 168 81.2 3. Công nhân, lao động trong công ty tư nhân 26 12.6 4. Công nhân, lao động tự do làm thuê 9 4.3 207 100.0 Tổng + Những ngƣời đƣợc khai thác thông tin là công nhân, lao động đã có con và con ở độ tuổi từ 12 tuổi-học lớp 6-Phổ thông cơ sở trở lên Số con hiện có Số con Số con trai Số con gái Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần suất (%) suất (%) suất Một con 62 30 126 75 107 84.3 Hai con 136 65.7 39 23.2 19 15.0 Ba con 9 4.3 3 1.8 1 0.8 207 100 168 100 127 100.0 Tổng Tỷ lệ (%) Cơ cấu mẫu trên cho sự phản ánh của thông tin thu được có thể đại diện cho tổng thể trong nghiên cứu. 16 Điều tra thử được tiến hành trên 30 hộ gia đình để kiểm tra các câu hỏi trong phiếu trưng cầu về tính hợp lý, dễ hiểu, khả thi, đầy đủ, tính hiệu lực... 7.1.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu Phương pháp này được sử dụng để bổ sung thông tin định tính cho hệ thống thông tin thu được qua phiếu trưng cầu. Các vấn đề không trực tiếp thu nhận được trong phiếu trưng cầu ý kiến được tác giả luận văn đưa vào nội dung của các phỏng vấn sâu. Tác giả đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các bậc phụ huynh (cha mẹ), tổ trưởng dân phố dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp xoay quanh vấn đề định hướng lựa chọn ngành nghề cho con cái một cách tổng quát. Cụ thể, luận văn làm 10 phỏng vấn sâu trên địa bàn 2 phường Quỳnh Mai và Vĩnh Tuy. Trong đó, mỗi phường có 4 phỏng vấn sâu đối tượng là cha mẹ; 1 phỏng vấn sâu đối tượng là tổ trưởng tổ dân phố. Kết quả của phỏng vấn được làm phân tích định tính trong bài viết. 7.1.4. Phƣơng pháp quan sát Trong quá trình phỏng vấn, phương pháp này được áp dụng để quan sát thái độ của người được phỏng vấn, nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thông tin mà người đó trả lời. 7.2. Các kỹ thuật xử lý thông tin Thông tin thu được qua phiếu trưng cầu ý kiến được xử lý bằng Computer với phần mềm xử lý thống kê xã hội SPSS Windows 15.0. 17 8. Khung phân tích ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI QUẬN HAI BÀ TRƢNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về định hƣớng việc làm cho thanh niên, sinh viên hiện nay Gia đình công nhân, lao động Đặc tính nhân chủng học của cha mẹ Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con Nhận thức và định hƣớng của cha mẹ về bậc học và đầu tƣ học tập cho con Mức độ tác động của cha mẹ trong định hƣớng nghề nghiệp và định hƣớng chọn nghề cho con theo khu vực làm việc 18 Định hƣớng của cha mẹ về nhóm nghề nghiệp cho con và theo các giá trị xã hội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan