Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vai trò của báo chí việt nam trong giám sát quyền lực chính trị thời kỳ đổi mới...

Tài liệu Vai trò của báo chí việt nam trong giám sát quyền lực chính trị thời kỳ đổi mới

.PDF
108
1124
65

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- LÊ THỊ HOÀI AN VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM TRONG GIÁM SÁT QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH TRỊ HỌC Hà Nội - 2009 §¹i häc Quèc gia Hµ Néi Tr-êng §¹i häc Khoa häc X· héi vµ Nh©n v¨n --------------------------- Lª ThÞ Hoµi An Vai trß cña b¸o chÝ ViÖt Nam trong gi¸m s¸t quyÒn lùc chÝnh trÞ thêi kú ®æi míi Chuyªn ngµnh : ChÝnh trÞ häc M· sè : 60 31 20 LuËn v¨n th¹c sü ChÝnh trÞ häc Ng-êi h-íng dÉn: GS.TS Phïng H÷u Phó Hµ Néi - 2009 MỤC LỤC Phần mở đầu ....................................................................................................4 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................4 1.1.Ý nghĩa khoa học .........................................................................................4 1.2.Ý nghĩa thực tiễn ..........................................................................................5 2. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................9 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................9 6. Đóng góp của luận văn................................................................................. 10 7. Cấu trúc của luận văn ................................................................................... 11 Chƣơng I: Vai trò chính trị của báo chí - Một số vấn đề chung .................. 12 1. Báo chí trong hệ thống chính trị ................................................................... 12 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 12 1.2. Vị trí của báo chí trong hệ thống chính trị ................................................. 21 1.3. Vai trò của báo chí đối với giám sát chính trị ............................................ 25 2. Những luận điểm cơ bản của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sứ mệnh, vai trò và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam ......................................................................................................... 27 2.1. Tổng quan lịch sử báo chí và báo chí cách mạng Việt Nam ...................... 27 2.2. Tổng quan về đƣờng lối lãnh đạo báo chí của Đảng, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo chí ............................................................................................... 29 2.2.1. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí.............................................. 29 2.2.2. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về lãnh đạo, quản lý báo chí ....... 30 2.2.3. Đƣờng lối lãnh đạo báo chí của Đảng trong thời kỳ Đổi mới ................. 31 2.2.4. Nhà nƣớc quản lý báo chí ....................................................................... 32 Chƣơng II: Tình hình thực hiện nhiệm vụ giám sát quyền lực chính trị của báo chí Việt Nam thời kỳ Đổi mới .......................................................... 36 1. Tổng quan về báo chí Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới ................................ 36 1 1.1. Vài nét về tình hình phát triển của báo chí trong thời kỳ Đổi mới ............. 36 1.2. Về quản lý và phát triển báo chí trong thời kỳ đổi mới .............................. 41 1.3. Những tác động của nền kinh tế thị trƣờng đến hoạt động báo chí thời kỳ Đổi mới............................................................................................................ 43 1.3.1. Những thuận lợi ..................................................................................... 43 1.3.2. Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng đối với báo chí .............. 47 2. Tình hình thực hiện vai trò giám sát quyền lực chính trị của báo chí Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới .............................................................................. 50 2.1. Sự thể hiện vai trò giám sát quyền lực chính trị của báo chí Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ....................................................................................... 50 2.1.1. Nhận định chung .................................................................................... 50 2.1.2. Tình hình báo chí Việt Nam tham gia giám sát quyền lực chính trị trong thời kỳ Đổi mới ...................................................................................... 53 2.2. Những hạn chế của báo chí Việt Nam trong việc giám sát quyền lực chính trị và nguyên nhân ........................................................................................... 75 2.2.1. Hạn chế .................................................................................................. 75 2.2.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 82 Chƣơng III: Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng vai trò giám sát quyền lực chính trị của báo chí ..................................................................... 86 1. Những yêu cầu cơ bản về sự phát triển của báo chí ...................................... 86 1.1. Phƣơng hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc đặt ra đối với báo chí .................... 86 1.2. Phƣơng hƣớng phát triển của báo chí trong giai đoạn tới .......................... 88 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát quyền lực chính trị của báo chí ............................................................................................................. 89 2.1. Về hệ thống báo chí .................................................................................. 89 2.1.1. Nâng cao chất lƣợng chuyên môn nghiệp vụ .......................................... 89 2.1.2. Trau dồi đạo đức nghề nghiệp ................................................................ 90 2.1.3. Ngƣời thủ trƣởng cơ quan báo chí .......................................................... 92 2.1.4. Hội nghề nghiệp ..................................................................................... 93 2 2.2. Về hệ thống chính trị ................................................................................. 93 2.3. Về cơ quan quản lý báo chí ....................................................................... 95 2.4. Các đối tƣợng khác trong xã hội................................................................ 96 Nhận xét và kết luận ...................................................................................... 98 Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................... 103 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Ý nghĩa khoa học Trong các hệ thống xã hội - chính trị hiện đại, truyền thông đại chúng (mass media) nói chung và báo chí nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng về nhiều phƣơng diện, nhất là chính trị. Báo chí chính là cầu nối giữa môi trƣờng chính trị và hệ thống chính trị, là một trong những phƣơng tiện quan trọng nhất cung cấp thông tin cho các công dân, thông qua đó góp phần quan trọng trong xã hội hóa chính trị (political socialization), thông qua đó mà góp phần làm tăng cƣờng hay giảm thiểu ảnh hƣởng của hệ thống chính trị, góp phần tác động tới thái độ, định hƣớng và hành vi chính trị của công dân và là một trong những yếu tố quan trọng của nền văn hóa chính trị hiện đại. Chính vì vậy, trong các nền chính trị hiện đại, truyền thông đại chúng đƣợc coi là một thiết chế, một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị, có vai trò tham gia giám sát quyền lực và phản biện xã hội. Trong chế độ ta, khi Hiến pháp nƣớc CHXHVN đã trang trọng khẳng định rằng “tất cả quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân” (Điều 2, Hiến pháp năm 1992) thì ngƣời dân phải thực sự có đủ năng lực và phƣơng tiện để thực hiện quyền lực đó của mình trong thực tiễn. Theo luật pháp hiện hành của nƣớc ta, báo chí và truyền thông có những chức năng và vai trò rất quan trọng. Trƣớc hết, báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có vai trò cung cấp thông tin mọi mặt cho công dân và cho toàn xã hội (chức năng cung cấp thông tin). Thứ hai, báo chí và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có chức năng tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật và các chính sách của Nhà nƣớc. Chức năng thứ ba của báo chí và các phƣơng tiện truyền thông khác là phản ánh mọi mặt tình hình của đất nƣớc và phản ánh nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân 4 dân (chức năng cung cấp thông tin cho đầu vào của quá trình chính trị). Và cuối cùng, báo chí và truyền thông có chức năng giáo dục, định hƣớng dƣ luận, hành vi của công dân, thông qua việc tôn vinh những giá trị tốt đẹp, nêu gƣơng những ngƣời tốt, việc tốt, phê bình những hiện tƣợng, việc làm và những hành vi không tốt, phƣơng hại tới lợi ích của xã hội, cộng đồng và của công dân. Nhìn nhận dƣới góc độ khoa học chính trị, bốn chức năng cơ bản của báo chí và truyền thông nói trên đều tập trung vào hai vai trò chủ đạo là xã hội hóa chính trị và giám sát quyền lực. Hai vai trò này có quan hệ mật thiết với nhau thống nhất trong hoạt động thực tiễn của báo chí và các phƣơng tiện truyền thông khác. Theo phân tích của Anthony Downs thì một trong những yếu tố căn bản nhất để đảm bảo ngƣời dân trong xã hội hiện đại có năng lực và điều kiện tham gia/tham dự vào quá trình chính trị chính là sự phát triển của truyền thông đại chúng trong một xã hội thông tin hiện đại và lành mạnh, trong đó không chỉ quyền tự do ngôn luận đƣợc đảm bảo mà cả quyền đƣợc thông tin đầy đủ và xác thực của công dân cũng phải đƣợc đảm bảo. Chỉ khi nào dân chúng đƣợc tự do và có điều kiện để tiếp xúc với các nguồn thông tin, đƣợc thông tin đầy đủ thì họ mới tự phát triển đƣợc năng lực và nhu cầu tham dự vào tất cả các khâu đoạn của quá trình chính trị, từ input (đầu vào) đến process (quá trình), output (đầu ra) và feedback (phản hồi). Thiếu thông tin hoặc không đƣợc thông tin xác thực chính là rào cản lớn nhất đối với quá trình tham dự chính trị của dân chúng [56, 76-77]. Với ý nghĩa nhƣ vậy, báo chí và truyền thông đại chúng có một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền đƣợc nắm thông tin về đƣờng lối chính trị và tham gia giám sát hệ thống chính trị của ngƣời dân. 1.2.Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu về vai trò chính trị của báo chí Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới cũng góp phần làm rõ hơn lịch sử của công cuộc Đổi mới ở nƣớc ta trong hơn 20 năm qua, trên cơ sở đó góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho định 5 hƣớng tăng cƣờng vai trò của báo chí Việt Nam trong thời gian tới. Làm rõ hơn những kết quả đạt đƣợc của báo chí Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua và mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn tới. Nêu những giải pháp nhằm góp phần tăng cƣờng chức năng quản lý của Nhà nƣớc đối với hoạt động báo chí, phát huy hơn nữa vai trò chính trị của báo chí Việt Nam. Trong điều kiện thông tin bùng nổ hiện nay, khi đất nƣớc đang chủ động hội nhập vào môi trƣờng kinh tế, văn hóa và chính trị quốc tế, nghiên cứu này góp phần làm rõ những đặc điểm và vai trò chính trị của báo chí Việt Nam, làm cơ sở thực tiễn cho công tác lãnh đạo, quản lý và tác nghiệp báo chí. Bản thân học viên đang là một cán bộ hoạt động trong lĩnh vực báo chí, vì vậy nghiên cứu này trƣớc hết nhằm phục vụ tốt hơn công tác của học viên và đơn vị công tác là Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Đồng thời đƣa ra những giải pháp nhằm giúp các cơ quan báo chí, các nhà báo có sự chủ động, tích cực nâng cao vai trò trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào quá trình chính trị mà quan trọng hơn hết là giám sát chính trị, góp phần xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về báo chí và đặc biệt là báo chí cách mạng là một trong những đề tài lớn mà các nhà nghiên cứu về lịch sử cũng nhƣ lý luận báo chí đã dành nhiều công sức để tổng kết và đánh giá trong rất nhiều công trình khoa học khác nhau từ trƣớc đến nay. Dƣới góc độ báo chí học đã có những công trình tiếp cận vấn đề dƣới góc độ lịch sử báo chí, ví dụ các công trình của Nguyễn Thành (Báo chí cách mạng Việt Nam (1925 - 1945), do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1984). Một công trình khác nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam nhƣng ở giai đoạn trƣớc cách mạng, đó là cuốn “Lịch Sử Báo Chí Việt Nam” của Huỳnh Văn Tòng, giới thiệu quá trình ra đời và phát triển của báo chí Việt Nam từ tờ báo đầu tiên cho đến năm 1930, đƣợc Trí Đăng xuất bản năm 1973. 6 Công trình “Lịch sử báo chí Việt Nam (1865 – 1945)” do Đỗ Quang Hƣng chủ biên, đƣợc Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2000, trình bày về lƣợc đồ báo chí Việt Nam giai đoạn thuộc địa, chủ yếu đề cập đến các dòng báo, các khuynh hƣớng báo chí, mối quan hệ của sự phát triển báo chí với cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp; sự đụng độ và tiếp xúc văn hóa Đông Tây trên địa hạt báo chí; những giá trị xã hội, chính trị và văn hóa của báo chí giai đoạn này. Cùng với đó là một số cuốn giáo trình lịch sử báo chí của Đỗ Quang Hƣng và Phạm Đình Lân - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và một số công trình của các tác giả Học viện báo chí tuyên truyền. Nhìn chung các công trình nói trên đều tiếp cận báo chí ở góc độ lịch sử từ khi báo chí Việt Nam ra đời, hòa nhập trong dòng chảy chung của lịch sử ở những giai đoạn khác nhau. Tất cả đều phản ánh một cách tổng quan về lịch sử báo chí nƣớc nhà, qua đó cho thấy dù trong thời kỳ phát triển nào thì báo chí, đặc biệt là báo chí cách mạng Việt Nam đã thể hiện vai trò chính trị của mình, chủ yếu là vai trò xã hội hóa chính trị, là công cụ tuyên truyền cho Đảng và Nhà nƣớc, động viên tập hợp quần chúng cách mạng… Những tài liệu này đã gián tiếp đánh giá và nêu lên những bài học kinh nghiệm của báo chí thời kỳ trƣớc đổi mới, trên cơ sở đó cung cấp những tƣ liệu và những vấn đề có ý nghĩa phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra, các tài liệu của Đỗ Quang Hƣng, Huỳnh Văn Tòng là những công trình nghiên cứu về báo chí một cách bài bản, công phu, do vậy là chỗ dựa cả về tƣ liệu và cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này. Về lý luận báo chí và thực tiễn hoạt động báo chí, gần đây còn có những công trình nghiên cứu đánh giá về công tác phát triển của báo chí trong thời kỳ đổi mới. Trong nƣớc có một số bài nghiên cứu của Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng (Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). Trong số các công trình của các nhà khoa học nƣớc ngoài đáng lƣu ý nhất có công trình của Shawn McHalle “Printing, Power, and the Transformation of Vietnamese 7 Culture, 1925-45” (Cornell University, 1995), và công trình nghiên cứu do David G. Marr chủ biên “Mass Media in Vietnam” (Canberra, 1998). Trong khi công trình thứ nhất chủ yếu đề cập tới vai trò chính trị của báo chí Việt Nam thời cận đại thì công trình thứ hai trực tiếp khảo sát ở mức độ nhất định vai trò của báo chí Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới. Hai công trình này đều là tài liệu tham khảo có giá trị cho luận văn. Nhìn chung các công trình kể trên bƣớc đầu đã đánh giá vai trò chính trị của báo chí, trong đó có cả vai trò xã hội hóa chính trị và giám sát quyền lực chính trị của báo chí. Nhƣng chủ yếu nhấn mạnh phƣơng diện xã hội hóa chứ chƣa có công trình nào trực tiếp bàn về vai trò của báo chí dƣới góc độ giám sát quyền lực chính trị Dƣới góc độ nghiên cứu lịch sử Đảng, đáng chú ý là một số nghiên cứu tổng kết những thành tựu của Đảng sau 20 năm đổi mới, nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa tƣ tƣởng nói chung và báo chí, văn học nghệ thuật nói riêng, trong đó có “Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới” của Nguyễn Vũ Tiến (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2005). Ở góc độ khoa học chính trị và luật pháp thì gần đây có những bài đăng trên báo hàng ngày phản ánh việc báo chí đƣa tin không chính xác, hiện tƣợng một số nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật.v.v… đã góp phần hâm nóng bầu không khí công luận quan tâm đến vai trò chính trị của báo chí. Tất cả những công trình trên dù trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến đề tài này ở góc độ khác nhau đều có giá trị tham khảo đối với nghiên cứu này. Nhƣng qua góc nhìn một cách hệ thống nhƣ trên có thể thấy chƣa có một đề tài nào trực tiếp đề cập đến đề tài này, và có thể khẳng định luận văn này không trùng lặp với bất cứ đề tài nào trƣớc đó. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích của Luận văn là bƣớc đầu làm rõ vai trò chính trị của báo chí Việt Nam trên các phƣơng diện chính: 8 + Vai trò góp phần giám sát quyền lực chính trị, trong đó chủ yếu là phản ánh, phê bình các hiện tựơng tiêu cực, lạm quyền của các cơ quan công quyền, các thiết chế chính trị-xã hội hoặc cá nhân hoặc tình trạng chồng chéo trong cơ chế, tệ quan liêu hoặc những bất cập mang tính hệ thống của cơ chế chính trị, hành chính. + Thực trạng vai trò giám sát quyền lực chính trị của báo chí trong thời kỳ đổi mới, những han chế và bài học kinh nghiệm, phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm đổi mới hoạt động của báo chí nƣớc nhà, đặc biệt là nâng cao vai trò giám sát quyền lực chính trị của báo chí. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về phạm vi, trong khuôn khổ có hạn của Luận văn, công trình này chỉ giới hạn xem xét vai trò của báo chí (chứ không phải của tất cả các phƣơng tiện truyền thông đại chúng) trên hai phƣơng diện nói trên. Luận văn cũng chủ yếu tập trung khảo sát thể loại báo viết, báo điện tử, bên cạnh đó cũng khảo sát thể loại báo hình ở một mức độ nhất định. Về thời gian, phạm vi đƣợc giới hạn của nghiên cứu là từ năm 1986 đến hết tháng 6 năm 2009. - Về nguồn tƣ liệu: chủ yếu là một số công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo đăng trên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ báo viết, báo điện tử; bên cạnh đó có một số tƣ liệu khai thác từ báo hình trong nƣớc thời kỳ Đổi mới. Trong khuôn khổ cho phép, tác giả sẽ cố gắng tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu một số chuyên gia và các đồng chí lãnh đạo báo chí ở Hà Nội và một số nhà báo lớn. 5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối lãnh đạo báo chí của Đảng và Pháp luật của Nhà nƣớc làm cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, đề tài còn đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống lý luận của một số môn khoa học: Chính trị học, Lý luận về báo chí, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về báo chí… và hệ thống các tài liệu, văn bản pháp luật, bài viết… liên 9 quan đến chính trị và báo chí, quản lý Nhà nƣớc về báo chí, thực tiễn hoạt động của báo chí và những ngƣời làm báo. Về phƣơng pháp: các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc áp dụng là phƣơng pháp lịch sử, logic, phỏng vấn, khảo tả, so sánh, thống kê, tổng hợp, hệ thống… trong hƣớng tiếp cận căn bản là nghiên cứu văn hóa chính trị. Do đối tƣợng nghiên cứu ở đây có tính đặc thù rất cao là báo chí và các loại hình báo chí cho nên bên cạnh những phƣơng pháp nói trên thì tác giả rất quan tâm đến phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù áp dụng cho báo chí đó là nghiên cứu so sánh; nghĩa là luôn luôn xem xét vai trò của báo chí trong góc độ so sánh với mối tƣơng quan gắn bó với những thiết chế chính trị khác. 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Về phƣơng diện học thuật, trƣớc hết luận văn này hy vọng đƣa lại những đóng góp ở mức độ nhất định trong việc làm sáng tỏ những khái niệm công cụ và những nguyên tắc của việc báo chí tham gia giám sát quyền lực chính trị thông qua vai trò tác nghiệp và hoạt động chuyên môn của mình. Thứ hai, luận văn bƣớc đầu khôi phục diện mạo và làm sáng tỏ vấn đề: Báo chí Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt cũng nhƣ chƣa tốt chức năng nhiệm vụ của mình đã tham gia giám sát quyền lực chính trị nhƣ thế nào trong thực tiễn công cuộc Đổi mới ở Việt Nam hơn 20 năm qua. Thông qua đó phân tích, làm rõ sự đóng góp của báo chí Việt Nam trong thắng lợi chung mang tính chất lịch sử của công cuộc đổi mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng. - Về phƣơng diện thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu bƣớc đầu của luận văn này, tác giả mong muốn trƣớc hết thu hoạch đƣợc những kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn cho hoạt động nghiệp vụ của báo chí nói chung, cũng nhƣ của bản thân tác giả với tƣ cách là một ngƣời hoạt động trên lĩnh vực báo chí. Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu, công trình này hy vọng cung cấp một nguồn tƣ liệu nhất định cho công tác quản lý báo chí cũng nhƣ công tác nghiên cứu, đào tạo về vai trò chính trị của báo chí trong thời kỳ đổi mới. 10 7. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo gồm có 3 chƣơng, 13 tiết, 30 tiểu tiết. Chƣơng 1: Vai trò chính trị của báo chí – Một số vấn đề chung Chƣơng 2: Tình hình thực hiện nhiệm vụ giám sát quyền lực chính trị của báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới Chƣơng 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng vai trò giám sát quyền lực chính trị của báo chí 11 CHƢƠNG I VAI TRÒ CHÍNH TRỊ CỦA BÁO CHÍ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. BÁO CHÍ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 1.1. Một số khái niệm cơ bản + Chính trị Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, chính trị về thực chất bắt nguồn từ quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó trƣớc hết và cơ bản nhất là lợi ích kinh tế. Cái chi phối trực tiếp chính trị chính là quan hệ giai cấp và vấn đề trung tâm then chốt nhất trong chính trị là vấn đề quyền lực Nhà nƣớc. Quyền lực nhà nƣớc là công cụ cơ bản để thực hiện quan hệ với các giai cấp, các nhóm xã hội theo hƣớng có lợi cho lực lƣợng nắm quyền. Trong cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng khốc liệt, những ngƣời có sức mạnh kinh tế - những ngƣời thuộc giai cấp thống trị dần dần liên kết, gắn bó lại với nhau để bảo vệ địa vị của họ, chống lại những ngƣời bị thống trị trong xã hội. Do nhu cầu nội tại của nó (mà trƣớc hết và cơ bản là bảo vệ, tăng cƣờng lợi ích kinh tế), giai cấp thống trị buộc phải tìm cách duy trì sự ổn định của xã hội, ép buộc giai cấp đối kháng và toàn xã hội phải chấp nhận sống trong vòng trật tự có lợi cho giai cấp thống trị, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, giai cấp thống trị đã lập ra bộ máy bạo lực và sử dụng nó cho việc tổ chức lại xã hội trong một khuôn khổ, theo một trật tự có lợi cho bản thân họ. Xã hội đƣợc tổ chức lại theo cách thức tổ chức nhƣ thế đƣợc gọi là Nhà nƣớc. Vì vậy, nói đến chính trị không thể không nói đến nhà nƣớc. Theo Lênin, chính trị là sự tham gia vào những công việc nhà nƣớc, là việc vạch hƣớng đi cho nhà nƣớc, là việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung cho hoạt động của nhà nƣớc. 12 Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa: “Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước” [58, 8]. Tuy nhiên, nói đến chính trị nếu chỉ nói đến giai cấp và nhà nƣớc là chƣa đủ, mặc dù vấn đề giai cấp và vấn đề nhà nƣớc là hai vấn đề cơ bản nhất của chính trị, nhất là trong thời đại ngày nay khi mà hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ, tự do, bình đẳng đã trở thành mệnh lệnh sống của nhân loại. Gần đây, sự phát triển của khoa học chính trị phƣơng Tây đã bổ sung và làm cho khái niệm về chính trị trở nên phong phú hơn. Theo đó, chính trị đƣợc hiểu là “tất cả các hoạt động của con người nhằm xác lập những chế định bắt buộc chung đối với nhóm hoặc giữa các nhóm người” [56, 58]. Chúng tôi xem đây là một cách hiểu có giá trị tham khảo đối với nghiên cứu này. + Hệ thống chính trị, hiểu theo cách chung nhất theo quan niệm chính trị học phƣơng Tây hiện đại là “một tiểu hệ thống của xã hội đảm nhiệm chức năng tạo ra các chế định bắt buộc cho xã hội đó. Về nguyên tắc hệ thống chính trị bao gồm hệ thống chính quyền, nghị viện, các Đảng phái, các nhóm lợi ích, truyền thông đại chúng và các thiết chế quản lý hành chính” [56, 64]. Hiểu theo cách cụ thể hơn phù hợp đặc điểm tình hình nƣớc ta thì hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế chính trị (các cơ quan quyền lực nhà nước, các Đảng chính trị các tổ chức và các phong trào xã hội…) được xây dựng trên các quyền và các chuẩn mực xã hội, phân bố theo một kết cấu chức năng nhất định, vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền lực chính trị [58, 262]. Hệ thống chính trị của các quốc gia trên thế giới rất khác nhau, phần lớn các quốc gia tồn tại nhiều Đảng chính trị, nhƣng có những quốc gia chỉ có một Đảng chính trị duy nhất, ví dụ nhƣ ở Việt Nam. Hệ thống chính trị ở nƣớc ta, về mặt thể chế bao gồm: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 13 (gồm Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam) là cơ sở của chính quyền nhân dân. Mỗi bộ phận trong hệ thống chính trị có vị trí, vai trò nhất định. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lƣợng lãnh đạo hệ thống chính trị nƣớc ta. Hiến pháp 1992 tại Điều 4 quy định “Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Nhƣ vậy, Đảng cộng sản Việt Nam là lực lƣợng lãnh đạo, hƣớng dẫn xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị, các cơ quan và tổ chức xã hội ở nƣớc ta. + Quyền lực chính trị hiểu theo nghĩa khoa học chính trị hiện đại là cơ hội mà ngƣời ta xác lập đƣợc những chế định bắt buộc cho xã hội bất chấp sự phản kháng của ngƣời khác. Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì đó là quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp để thực hiện sự thống trị chính trị trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền, cơ bản bằng quyền lực nhà nước, là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình và đảm bảo mức độ nhất định sự công bằng xã hội [58, 219]. Trên thực tế quyền lực chính trị hiểu một cách cụ thể nhất, đƣợc thể hiện ở ba loại quyền gắn với những bộ phận cốt lõi của hệ thống chính trị đó là quyền lập pháp, tƣ pháp và hành pháp. Trong các hệ thống chính trị phƣơng Tây, báo chí đƣợc coi là quyền lực thứ tƣ - quyền giám sát ba quyền trên. Trong điều kiện Việt Nam, ba quyền đó không phân biệt rạch ròi mà đƣợc tích hợp vào nhau dƣới một sự lãnh đạo cao nhất đó là vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Do vậy quyền lực chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam phải đƣợc hiểu là quyền lực của nhân dân, nói nhƣ Hồ Chí Minh thì “tất cả mọi quyền lực thuộc về 14 nhân dân”. Quyền lực chính trị của nhân dân đƣợc thể chế hóa thông qua vai trò lãnh đạo của Đảng, các cơ quan dân cử, hệ thống chính quyền và các bộ phận khác của hệ thống chính trị. Trong hệ thống chính trị nƣớc ta, các quan hệ chính trị đƣợc xác lập do một cơ chế chủ đạo (và cũng là quan hệ chủ đạo): Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nƣớc quản lý. Đảng lãnh đạo bằng các cƣơng lĩnh, đƣờng lối, chủ trƣơng, thông qua các nghị quyết của các tổ chức Đảng, từ nghị quyết đại hội Đảng đến nghị quyết chi bộ cơ sở. Đƣờng lối cƣơng lĩnh của Đảng đƣợc thể chế hóa trong hiến pháp và pháp luật, trong hệ thống văn bản pháp quy của nhà nƣớc. Lãnh đạo bằng giáo dục, tuyên truyền, vận động, nêu gƣơng, bằng công tác tổ chức và cán bộ, bằng công tác kiểm tra. Nhân dân làm chủ, trƣớc hết đƣợc xác định ở địa vị chủ thể quyền lực Nhà nƣớc. Chỉ nhân dân mới có chủ quyền đối với quyền lực Nhà nƣớc, nhƣng nhân dân ủy quyền ấy cho các đại biểu của mình và giám sát đại biểu đó trong quá trình thực thi quyền lực nhà nƣớc. Nhân dân cũng còn làm chủ bằng các hình thức trực tiếp và gián tiếp thông qua các đại biểu, các cơ quan dân cử và các đoàn thể của dân. Quyền làm chủ của nhân dân ở nƣớc ta không chỉ đƣợc đảm bảo bằng Hiến pháp, pháp luật, mà còn bằng hệ thống truyền thông, các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các cuộc vận động, thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhà nƣớc quản lý xã hội trƣớc hết bằng hệ thống quy phạm pháp luật, bằng hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ các Bộ đến các cơ sở, trong đó không loại trừ các biện pháp cƣỡng chế để đảm bảo thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Nhà nƣớc thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quản lý theo ngành hoặc lãnh thổ theo cấp vĩ mô hoặc vi mô. Nhà nƣớc thực hiện sự quản lý bằng cả chính sách, các công cụ đòn bẩy khác… Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân, phát huy 15 quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo cho nhân dân đƣợc làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. + Xã hội hóa chính trị: Trong khoa học chính trị hiện đại nói chung thì xã hội hóa chính trị là một khái niệm rất quan trọng. Nó đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất, về tâm lý học và xã hội học: Một con ngƣời sinh ra lúc đầu là trẻ con, chƣa tham gia nhiều vào quá trình tƣơng tác xã hội, thì xã hội hóa chính trị là quá trình làm cho con ngƣời xã hội của nó ngày càng lớn lên trong mối tƣơng tác với xã hội, làm quen với các chế định bắt buộc - đó là quá trình xã hội hóa của một cá nhân. Nghĩa thứ hai, về góc độ chính trị thì xã hội hóa chính trị là làm cho các chế định bắt buộc bao gồm các quy ƣớc, quy định, tiêu chí ứng xử chính trị, đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc.v.v… đƣợc ngƣời dân, xã hội nhận thức, hiểu đúng và làm theo. Thực ra đó là quá trình tuyên truyền, phổ biến nhận thức của hệ thống chính trị đối với xã hội, giải thích vì sao ngƣời ta phải tuân theo cái này mà không tuân theo cái kia. Do vậy cái cốt lõi của xã hội hóa chính trị hiện đại chính là quá trình tuyên truyền, cổ động hay vận động và cƣỡng chế xã hội… đó là chiều xuôi từ phía hệ thống chính trị. Còn ở chiều ngƣợc, ngƣời dân có nhu cầu nắm đƣợc thông tin, sau đó bày tỏ ý nguyện để xã hội biết họ muốn gì ở hệ thống chính trị, tìm cách tác động vào quá trình chính trị để ý nguyện cuả họ đƣợc thể hiện ở đầu ra của quá trình chính trị. Trên thực tế, từ khi có xã hội loài ngƣời đƣợc tổ chức thành nhà nƣớc dƣới bất kỳ hình thức nào thì đã xuất hiện xã hội hóa chính trị. Quá trình này đƣợc thể hiện một cách giản đơn ở trong xã hội nguyên thủy. Ví dụ thời vua Hùng, truyền thuyết cho thấy mỗi khi có giặc đến vua sai sứ giả đi loan truyền trong khắp thiên hạ để tìm ngƣời giúp nƣớc. Hoặc trong mỗi bộ lạc đều định ra một số quy ƣớc nhất định nào đó mà những ngƣời trong bộ lạc bắt buộc phải tuân theo. Phƣơng pháp xã hội hóa chính trị ấy có 16 thể xem là thô sơ, đơn giản nhất, chủ yếu thông qua hình thức truyền miệng, truyền tín hiệu.v.v… Khi xã hội phát triển, nhu cầu của con ngƣời về thông tin ngày càng tăng, lƣợng thông tin cũng ngày càng phong phú và đồ sộ hơn. Ngƣời ta không thể trông đợi vào những hình thức thông tin thô sơ đơn giản nhƣ trƣớc nữa, mà cần đƣợc cung cấp thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, kịp thời hơn. Do vậy, phải có báo chí và truyền thông. Trong xã hội hiện đại, phƣơng tiện truyền thông đại chúng lại trở thành công cụ của hệ thống chính trị và của ngƣời dân. Trƣớc hết là ở chiều xuôi, báo chí truyền thông đƣợc hệ thống chính trị sử dụng vào mục đích tuyên truyền nhằm làm cho ngƣời dân biết đƣợc đƣờng lối chính sách của mình, lý lịch của các nhà chính trị .v.v… để làm cho ngƣời dân tin theo ngƣời này hay không tin ngƣời khác... Quá trình đó đƣợc kết hợp bằng cách tuyên truyền, cổ động, vận động, áp đặt cƣỡng bức, từ chỗ dẫn dắt, động viên đến ép buộc ngƣời dân phải làm theo các đƣờng lối chính sách của hệ thống chính trị. Ở chiều ngƣợc lại, kể cả ngƣời dân sống trong xã hội nguyên thủy trƣớc đây vốn rất nghèo nàn về thông tin, và hiện nay trong xã hội hiện đại, sống giữa một “rừng” những chế định bắt buộc, họ cũng càng có nhu cầu nắm đƣợc thông tin để biết đƣợc mình nên làm gì và không nên làm gì. Sau khi đã nắm đƣợc thông tin rồi, ngƣời dân trong xã hội dân chủ cũng phải biết cách xây dựng ý nguyện và bày tỏ ý nguyện của mình cho ngƣời khác biết, tức là họ cung cấp thông tin đầu vào (input) của quá trình chính trị, và không chỉ cung cấp thông tin đầu vào, họ còn tìm cách tác động vào quá trình chính trị bằng cách thành lập những diễn đàn, gửi thƣ, kêu gọi biểu tình… và phản hồi chính sách, bình luận về chính sách đó… để cho hệ thống chính trị hiểu đƣợc chính sách của mình là sai hay đúng. Nhƣ vậy trong xã hội hiện đại vai trò quan trọng của truyền thông đại chúng, trong đó có báo chí đã đƣợc khẳng định, là cầu nối giữa hệ thống chính trị và ngƣời dân. Chính từ vai trò xã hội hóa chính trị sẽ dẫn đến vai trò phản 17 biện, giám sát chính trị mà sự tham gia của báo chí đóng vai trò quan trọng hơn cả. + Quá trình chính trị: Hiểu theo định nghĩa phổ biến nhất của khoa học chính trị phƣơng Tây hiện đại là một khái niệm tập hợp dùng để chỉ tất cả những bước đi, và quá trình của sự hình thành ý chí chính trị, ra các quyết định chính trị, thực hiện những quyết định đó và xác lập tính hợp pháp chính trị [56, 81]. Một cách giản dị hơn, quá trình chính trị là quá trình mà hệ thống chính trị thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Là quá trình các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở vừa độc lập tƣơng đối vừa có quan hệ biện chứng với nhau …Hoặc có thể nói “Qúa trình chính trị là tất cả những quá trình hành động, được dẫn dắt hay thúc đẩy bởi bất kỳ động cơ hay lợi ích nào, để thông qua đó xác lập nên những chế định bắt buộc cho xã hội”.[56, 81-82] Trong mỗi chế độ chính trị và với mỗi hệ thống chính trị, các quá trình này diễn ra theo những phƣơng thức khác nhau. Điều này không những phụ thuộc vào bản chất của chế độ và hệ thống chính trị mà còn phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống chính trị. Ví dụ trong chế độ chuyên chế, độc tài thì hệ thống chính trị tự cho rằng nó có quyền áp đặt các chế định bắt buộc cho xã hội. Do đó, thủ lĩnh độc tài và hệ thống chính trị hoàn toàn chế ngự quá trình hình thành ý chí chính trị, và ngƣời dân bị gạt ra khỏi quá trình đó, ý nguyện của họ không đƣợc hệ thống chính trị đếm xỉa tới nên kết quả là thậm chí ngƣời dân trở nên thờ ơ với chính trị. Còn trong chế độ dân chủ, các quá trình hình thành ý chí chính trị đƣợc diễn ra theo những quy trình pháp định. Tại đó, việc trƣng cầu dân ý, thu thập ý nguyện dân chúng cho các quyết sách đƣợc luật pháp quy định chặt chẽ và buộc tất cả các đảng phái cầm quyền phải tuân theo. Ngoài các quy trình pháp định đó, còn có nhiều quy trình và các “kênh” để ngƣời dân có thể tham dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình hình thành ý chí chính trị. Họ có thể trực 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan