Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vài giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu tr...

Tài liệu Vài giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận hà đông

.PDF
117
764
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THANH MAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM (Nghiên cứu trƣờng hợp tại quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội ) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên nghành: Công tác xã hội Hà Nội 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- VŨ THỊ THANH MAI MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM (Nghiên cứu trƣờng hợp tại quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội ) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Công tác xã hội Mã số:60 90 01 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Hữu Hà Nội 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, cô giáo Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, cán bộ, nhân viên làm công tác trẻ em và trẻ em lao động tại Quận Hà Đông, cùng gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Hải Hữu đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này./. Học viên Vũ Thị Thanh Mai LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Những nội dung trong luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nuyễn Hải Hữu. 2. Các nội dung tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. 3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2014 Ngƣời thực hiện Vũ Thị Thanh Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 1-Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 7 2- Tổng quan nghiên cứu về lao động trẻ em ...................................................... 9 3.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................. 15 3.1- Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 15 3.2- Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 15 4- Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 15 5- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 15 5.1- Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 15 5.2 – Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 16 6- Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 16 7- Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 16 7.1 Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................... 16 7.2 Khách thể nghiên cứu: ............................................................................... 16 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 17 8.2- Phương pháp thu thập thông tin .............................................................. 17 8.3- Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................... 19 8.4- Phương pháp quan sát .............................................................................. 19 8.5 - Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 19 9- Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 16 9.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu ................................................................... 16 9.2. Phạm vi không gian ................................................................................... 17 9.3. Phạm vi thời gian ....................................................................................... 17 NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................ 20 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu........................................... 20 1 .1. Các khái niệm công cụ trong nghiên cứu .................................................. 20 1.1.1. Khái niệm trẻ em ..................................................................................... 20 1.1.2 Khái niệm lao động trẻ em ...................................................................... 21 1 1.1.3 Phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em ............................ 22 1.2. Các lý thuyết tiếp cận ................................................................................... 24 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu ................................................................................... 24 1.2.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái ................................................................... 25 1.2.3 Lý Thuyết vai trò ...................................................................................... 28 1.3. Luật pháp quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động trẻ em ............... 29 1.3.1. Luật pháp quốc tế liên quan đến lao động trẻ em ................................. 29 1.3.2. Luật pháp Việt Nam liên quan đến lao động trẻ em ............................. 32 1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 35 1.4.1. Một số đặc điểm về kinh tế - xã hội quận Hà Đông .............................. 35 1.4.2- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 37 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................ 39 2.1- Đánh giá chung về thực trạng lao động trẻ em ....................................... 39 2.1.1 Thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam ................................................. 39 2.1.2 Thực trạng lao động trẻ em Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội ....... 42 2.1.2.1 Tình trạng đi học .................................................................................. 42 2.1.2.2 Nơi ở ...................................................................................................... 46 2.1.2.3 Nơi làm việc........................................................................................... 47 2.1.2.4 Ở cộng đồng ......................................................................................... 48 2.1.2.5 Những khu vực kinh tế mà lao động trẻ em tham gia làm việc.......... 50 2.1.2.6 Số giờ làm việc mỗi ngày và hệ luỵ của nó đến việc học tập của trẻ .. 52 2.1.2.7 Điều kiện làm việc của lao động trẻ em ............................................... 54 2.1.2.8 Thu nhập và chi tiêu của lao động trẻ em ........................................... 57 2.1.2.9 Sự tồn tại của các công việc hiện tại mà trẻ đang làm và dự định về công việc tương lai. ........................................................................................... 59 2.2 - Các hình thức lao động trẻ em Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội .... 60 2.2.1. Ở nhà phụ giúp cha mẹ làm kinh tế............................................................. 60 2.2.2 Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình............................................................... 61 2 2.2.3 Trẻ em lang thang và trẻ làm thuê tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ....... 62 2.3 Nguyên nhân lao động trẻ em ....................................................................... 63 2.4 Tác động tiêu cực của lao động trẻ em ........................................................ 69 2.4.1 Tác động tiêu cực của lao động trẻ em với quốc gia .............................. 69 2.4.2 Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đến bản thân trẻ ....................... 69 2.5- Nhận thức và thái độ của xã hội đối với lao động trẻ em ......................... 73 2.5.1. Nhận thức và thái độ của cộng đồng về sự tồn tại lao động trẻ em ..... 73 2.5.2 Hiểu biết của cộng đồng về quyền và những quy định luật pháp về lao động trẻ em ........................................................................................................ 76 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM QUẬN HÀ ĐÔNG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI 79 3.1. Các điều kiện và năng lực thực hiện việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em đã thực hiện ở Quận Hà Đông – Thành phố Hà Nội .. 79 3.1.1 Năng lực của các cơ quan tổ chức bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đối với giải quyết các vấn đề về trẻ em ............................................................. 79 3.1.2. Mức độ sẵn có và năng lực của các tổ chức xã hội và hệ thống dịch vụ hỗ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của lao động trẻ em và gia đình có lao động trẻ em .................................................................................................. 81 3.1.3 Các hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát lao động trẻ em ............ 81 3.2 Một số giải pháp phòng ngừa tình trạng lao động trẻ em ......................... 83 3.2.1 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, vận động xã hội nâng cao nhận thức về vấn đề lao động trẻ em tại cộng đồng ................................................. 83 3.2.2 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền về phòng ngừa, giải quyết tình trạng lao động trẻ em .................................................... 85 3.3. Một số giải pháp giải quyết tình trạng lao động trẻ em ............................ 87 3.3.1 Xây dựng các chương trình, đề án nhằm giải quyết vấn đề lao động trẻ em. ............................................................................................................................... 87 3.3.2 Hoàn thiện và tổ chức thực thi cơ chế, luật pháp, chính sách về phòng ngừa, giải quyết tình trạng lao động trẻ em .................................................... 89 3 3.3.3 Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, được đào tạo chuyên ngành công tác xã hội làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em..................................... 90 3.3.4 Tăng cường công tác thanh gia, kiểm tra và xử lý các trường hợp lạm dụng lao động trẻ em ........................................................................................ 92 3.3.5. Tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa trẻ em bỏ học dựa vào gia đình và cộng đồng. ................................................................ 93 3.3.6 Tăng cường vai trò nhân viên công tác xã hội ở cộng đồng trong việc phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em. .................................... 94 KÊT LUẬN .............................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 100 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 103 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IPEC Asia-Pacific Economic Cooperation ILO Interational Labor Organization HIV/AIDS Human Insuffisance Virus/ Acquired Immune Deficiency Syndrome UNICEF United Nations International Children’s Emergency Fund. ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội CTXH Công tác xã hội BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em UBND Ủy ban nhân dân ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn LHQ Liên hợp quốc LĐTB&XH Lao độngThương binh và Xã hội TP Thành phố 5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU Biểu 1.1. Tháp nhu cầu của Abraham Maslow Trang 19 Biểu 1.2. Mô hình hệ thống sinh thái trẻem Trang 19 Biểu 1.3 Sơ đồ nhận dạng lao động trẻ em Trang 24 Bảng 2.1. Tình trạng đi học của lao động trẻ em chia giới tính Trang 44 Bảng 2.2. Nguyên nhân bỏ học của lao động trẻ em lao động quận Hà Trang 45 Đông – Tp Hà Nội Bảng 2.3: Điều kiện nơi ở của trẻ Trang 47 Bảng 2.4 Thời giờ làm việc bình quân ngày của lao động trẻ em chia Trang 54 theo loại hình công việc 6 MỞ ĐẦU 1-Lý do chọn đề tài Quá trình đổi mới đất nước đã và đang mang lại kết quả rõ rệt. Đời sống vật chất và tinh thần của trẻ em từng bước được nâng cao, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức đến chính sách và phương pháp tổ chức thực hiện. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng người dân đã nhận thức rõ các quyền lợi và bổn phận của trẻ em được ghi trong Công ước LHQ về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho trẻ em đang dần được chăm lo tốt hơn, số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, một mặt quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực mang lại nhiều cơ hội, đưa đất nước theo kịp với khu vực và thế giới, mặt khác cũng tạo ra nhiều thách thức mới đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 (Luật BVCSTE 2004) và một số nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác chưa được đưa vào trong Luật đang có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của các địa phương đến cuối năm 2008, cả nước có khoảng 1,56 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật BVCSTE 2004, nếu tính cả 4 nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được đưa vào Luật (trẻ em bị ngược đãi, bạo lực, buôn bán, trẻ em tai nạn thương tích; trẻ em nghèo) thì cả nước có khoảng trên 4,6 triệu em (Nguồn: Báo cáo Cục BVCSTE 2008). Lao động trẻ em là một hiện tượng tồn tại từ lâu ở tất cả các xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em. Nhưng phải đến đầu những năm 80 của thế kỉ thứ XX vấn đề lao động trẻ em mới được coi là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Ở nước ta, vấn đề tự do hoá thị trường, sức lao động gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay, nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã bỏ nhà đi lang thang, tự lao động kiếm sống, làm những công việc không phù hợp với sức khoẻ và tâm sinh lý của mình. Đáng chú ý nhất là số trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc 7 hại, nguy hiểm. Đa phần những trẻ em này thường có những hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn hoặc đời sống gia đình có nhiều diễn biến phức tạp. Bản thân các em thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, hầu hết các em không chỉ tự nuôi sống bản thân mà còn phải gửi tiền nuôi gia đình, gặp nhiều rủi ro trong cuộc sống mưu sinh, khi mắc bệnh hoặc gặp tai nạn không được chăm sóc chu đáo. Thực trạng lao động trẻ em ở nước ta đã và đang gây ra nhiều bức xúc. Đây cũng là một trong những vấn đề được Chính phủ quan tâm đặc biệt và đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm can thiệp và hỗ trợ có hiệu quả đối với nhóm trẻ em thiệt thòi này. Sự quan tâm được thể hiện: Ngày 17/11/2000, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước 182 về “Cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”. Ngày 9/6/2003, Việt Nam cũng đã chính thức phê chuẩn tham gia Công ước 138 về Quy định tuổi tối thiểu được đi làm việc. Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010 (Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12 tháng 2 năm 2004) Điều đó thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ các quyền trẻ em và quyền con người. Nhưng đến năm 2008, do kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, đời sống một bộ phận người dân gặp khó khăn và tình hình trẻ em lang thang, lao động lại có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Hà Đông trước kia là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tây cũ, từ ngày 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, thành phố Hà Đông được nhập về thủ đô Hà Nội. Ngày 8/5/2009, Hà Đông trở thành một quận thuộc thành phố Hà Nội. Chính từ sự thay đổi đó đã tác động đến quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghành nghề, công nghiệp hóa đã kéo theo làn sóng dân cư từ các tỉnh đổ về, kéo theo tình trạng trẻ em lao động và những hậu quả đi cùng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Vì vậy, nghiên cứu và phân tích đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ 8 em (nghiên cứu trường hợp tại địa bàn quận Hà Đông – Tp Hà Nội)” nhằm mục đích sẽ đóng góp một phần vào việc nghiên cứu tìm ra giải pháp chính sách cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở Quận Hà Đông nói riêng và ở nước ta nói chung. 2- Tổng quan nghiên cứu về lao động trẻ em Để có thể có những nhìn nhận ban đầu về thực trạng lao động trẻ em, xu hướng về quy mô lao động trẻ em trong thời gian trước, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại lao động trẻ em, những hệ luỵ của lao động đến sự phát triển của trẻ em, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập, rà soát phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu trong quá khứ về các vấn đề trẻ em nói chung và lao động trẻ em nói riêng. Thứ nhất, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em nói chung “Báo cáo Phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam” do UNICEF thực hiện năm 2010. Báo cáo lấy cách tiếp cận dựa trên quyền con người, xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ tình hình trẻ em nam và nữ, nông thôn và thành thị, dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, trẻ em giàu và trẻ em nghèo hiện nay ở Việt Nam. Trong đó, nhóm trẻ em thiếu sự chăm sóc của bố mẹ ở Việt Nam có diễn biến phức tạp. Các cơ sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước dưới nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập trung và các hình thức chăm sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài cao trong khi đây được quy định là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác. Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái pháp luật. Đặng Bích Thủy (2009-2010), Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã chỉ ra những vấn đề xã hội mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải đối mặt như bất bình đẳng, trẻ lao động sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi…Tác giả lý giải, phân tích bối cảnh, nguyên nhân của các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi, hành động xã hội 9 đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm góp phần hạn chế và giải quyết các vấn đề của trẻ em. Tuy nhiên nghiên cứu này lại chưa tập trung vào được một đối tượng trẻ em cụ thể với một vấn đề cụ thể, nên các giải pháp được đưa ra ở mức độ để đảm bảo quyền và lợi ích của em nói chung. Bài viết chuyên đề “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác giả Nguyễn Hải Hữu đăng trên website:treem.molisa.gov.vn cho thấy thực tế ở Australia, Thuỵ Điển, Hồng Kông, việc hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là khái niệm “tư pháp thân thiện với trẻ em”. Khi trẻ em vi phạm pháp luật thì áp dụng các hình thức điều tra, xét hỏi, xử lí tại toà án như thế nào để không gây tổn hại cho trẻ em đặc biệt là trong trường hợp trẻ em là nạn nhân của các hành vi bạo lực, xâm hại. Bài viết giúp chúng ta có thể tìm hiểu và áp dụng những ưu điểm, thành tựu thực tế của các nước để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta phù hợp và hiệu quả. “Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Phương đăng trên Website:http://www.socialwork.vn, nhận định tại Anh , Mĩ, Úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép với đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội đa dạng khác nhau . Dịch vụ xã hội cũng có thể bao gồm việc xem xét các nhu cầu phát triển của trẻ em , gia đình, cộng đồng và lồng ghép với sự tham gia của cộng đồng. “Những điểm mở và thách thức cơ bản với phương thức làm chương trình dựa trên cơ sở quyền con người cho phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam” của Christian Salazar Volkmann năm (2004), NXB chính trị quốc gia đã đề cập đến vấn đề quyền của phụ nữ và trẻ em. Tác giả đã làm rõ những yếu tố cơ hội và thách thức cơ bản nhất liên 10 quan đến chương trình đảm bảo quyền và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em Việt Nam trên cơ sở tiếp cận từ quyền con người. Tác giả đồng thời cho thấy, thực hiện đầy đủ quyền đối với phụ nữ và trẻ em mang lại động lực cần thiết để họ tham gia đầy đủ, có hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Tác giả Trịnh Hòa Bình với nghiên cứu “Sự hiểu biết giữa gia đình và trẻ em về vấn đề quyền trẻ em hiện nay” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4/2005. Nghiên cứu tập trung điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng về quyền trẻ em, (2004- 2005) trên quy mô 10 tỉnh, thành phố trong cả nước với sự tham gia của 3000 cha mẹ. Một trong những phát hiện quan trọng trùng khớp với những vấn đề nói trên là sự thấu hiểu giữa cha mẹ và con cái còn nhiều bất cập thể hiện qua những mâu thuẫn cơ bản trong gia đình Việt Nam hiện nay qua việc phân tích những thông tin định tính và định lượng từ cuộc khảo sát. Thứ hai, một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em lao động. Kết quả rà soát, phân tích cho thấy các đề tài nghiên cứu về lao động trẻ em đã được thực hiện ở Việt Nam nhiều năm trước, ở những góc độ khác nhau. Trong phạm vi các công trình có liên quan đến đề tài, tôi nghiên cứu, lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, các đánh giá, bài viết tiêu biểu. Ăngghen trong tác phẩm “Vai trò của lao động trong lịch sử biến hoá từ vượn thành người” đã viết “trong một chừng mực nhất định có thể nói lao động sáng tạo nên chính con người”. Đối với giáo dục con người thì lao động cũng là một biện pháp giáo dục tốt. Như vậy thông qua quá trình tham gia vào hoạt động lao động phù hợp, trẻ em có thể dần hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách và góp phần phát triển toàn diện mọi mặt của trẻ em. Tuy nhiên trên thực tế trẻ em đã và đang là một trong những nguồn lao động chính tại nhiều gia đình, nhiều địa phương ở nước ta. Những hoạt động lao động có ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của trẻ em, gây tổn hại về thể chất hay tâm lý cho trẻ em chính là hành vi vi phạm quyền trẻ em. Những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp nền kinh tế nước ta vươn lên mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự phát triển 11 không đồng đều ở nhiều nơi trong cả nước. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng. Nhiều trẻ em đã phải bỏ học để tự kiếm sống và giúp đỡ gia đình. Một số trẻ em may mắn hơn khi không phải bỏ học thì phải chọn cho mình một công việc nào đó để tự lo liệu tiền để trang trải việc học tập của mình. Các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…đã trở thành đích đến của trẻ em nông thôn mong muốn có thể cải thiện được đời sống. Để có một cái nhìn khái quát về vấn đề lao động trẻ em nói chung, cũng như thực trạng nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam tôi xin tóm lược một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau: Trước hết, chương trình nghiên cứu Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình do Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển (Save the Children Sweden) cộng tác với Khoa Tâm lý học (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện năm 2000. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào nhóm trẻ em giúp việc gia đình tại Hà Nội, nhằm tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm và ảnh hưởng của lao động tới sự phát triển cá nhân của trẻ cũng như mô tả mối quan hệ xã hội của trẻ tại nơi làm việc. Nghiên cứu này được tiến hành bằng sự kết hợp sử dụng các phương pháp định lượng (dùng bảng hỏi), định tính (phỏng vấn sâu 20 trường hợp trong đó có 5 trường hợp phỏng vấn gia chủ và 15 trường hợp trẻ em) và phân tích tư liệu. Tiếp theo là báo cáo của nhóm tác giả về vấn đề Lao động trẻ em tại thành phố Hồ Chí Minh do Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh tiến hành năm 1998. Áp dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để thu thập thông tin về nhiều loại ngành nghề khác nhau có trẻ em tham gia. Và một số báo cáo như, “Điều đầu tiên trước hết trong lao động trẻ em: xoá bỏ những công việc độc hại với trẻ em” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) điều tra năm 1999, “một thế giới phù hợp với trẻ em” được thực hiện năm 2001 dưới sự tài trợ của Quỹ bảo trợ nhi đồng Anh… Vấn đề lao động trẻ em cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bộ ngành liên quan. Một số điều tra tiêu biểu như: Vấn đề lao động trẻ em ở 12 Việt Nam (Bộ Lao động và Thương binh xã hôị, năm 1997), đây là tài liệu tập trung những báo cáo được trình bày tại một cuộc tọa đàm về vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam. Những báo cáo này chỉ rõ nguyên nhân, hậu quả của lao động trẻ em và đưa ra một số kiến nghị. Bài viết “Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay″ của Nguyễn Bao Cường đăng trên Bản tin số 23, Viện Khoa học và Lao động xã hội. Bài viết đã chỉ ra được những nguyên nhân, những nhu cầu, nguyện vọng và Các khó khăn, rào cản trong việc giải quyết tình trạng lao động trẻ em hiện nay, đưa ra được một số giải pháp thực hiện nhằm giải quyết tốt hơn công tác quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em giai đoạn 2010 – 2015. Tuy nhiên các vấn đề khó khăn cũng như các giải pháp đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể để phòng ngừa và giải quyết vấn đề lao động trẻ em một cách có hiệu quả. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tình trạng lao động trẻ em – thực trạng và giải pháp”, do Tiến sĩ Nguyễn Hải Hữu làm chủ nhiệm đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam, những nguyên nhân, hậu quả của lao động trẻ em, thông qua hoạt động khảo sát trên 8 tỉnh thành phố. Đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra những giải pháp để phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em hiệu quả. Theo báo cáo tổng kết quyết định 19/2004/QĐ-TTG ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010 (gọi tắt là chương trình 19). với mục tiêu: “Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ trẻ em; ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản vào năm 2010 số lượng trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, tạo điều kiện để những trẻ em này được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt, có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”. Sau 6 năm triển khai và thực hiện Chương trình kết quả được đánh giá là chương trình này đã nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành, các đoàn 13 thể và các tổ chức xã hội địa phương, gia đình và bản thân trẻ em. Đặc biệt việc thực hiện các mô hình của Đề án 3 về “Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lao động trong nặng nhọc trong điều kiện độc hại và nguy hiểm” được nhiều địa phương nhân rộng, từ đó nâng cao nhận thức của nhiều gia đình, cộng đồng trong việc phòng ngừa và giảm đáng kể tình trạng trẻ em lao động sớm, lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm. Tuy nhiên Chương trình này mới chỉ tập trung vào một số đối tượng trẻ em đặc thù và đặc biệt là với đối tượng lao động trẻ em trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chứ chưa trợ giúp được cho đối tượng lao động trẻ em khác. Theo báo cáo Điều tra quốc gia lao động trẻ em năm 2012 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Đây là cuộc điều tra trên cả nước phủ rộng tới hộ gia đình, với bộ câu hỏi tổng quát về nhiều lĩnh vực như thu nhập, địa điểm và điều kiện làm việc… Cuộc điều tra đã mang lại một bức tranh tổng thể về thực trạng lao động trẻ em hiện nay cũng như những tác động của suy thoái kinh tế tới nhóm lao động trẻ em. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em và những vấn đề có liên quan, tôi nhận thấy lao động trẻ em là nhóm đối tượng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau để tìm ra biện pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em. Xuất phát từ mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em, và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tập trung tìm hiều về thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là trên địa bàn quận Hà Đông nói riêng. Trên cơ sở tìm hiểu các báo cáo nghiên cứu, tạp chí khoa học và vận dụng các phương pháp nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn nữa về thực trạng lao động trẻ em và các giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn quận để tìm ra những biện pháp phù hợp, kịp thời phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em ở quận Hà Đông nói riêng và Việt Nam nói chung. 14 3.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 3.1- Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận bảo vệ trẻ em lao động, qua đó bổ sung và làm phong phú thêm cách nhìn nhận, đánh giá, các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em. 3.2- Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu cung cấp lăng kính tương đối đầy đủ về thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam nói chung và Quận Hà Đông thành phố Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở đó nhà quản lý có những giải pháp tổ chức, điều phối nhân sự và các họat động khác phù hợp với thực tế. Các cán bộ trẻ em, nhân viên công tác xã hội có những cách thức chăm sóc, bảo vệ trẻ em hợp lý, các nhà hoạch định chính sách có thêm góc nhìn về thực trạng lao động trẻ em để đưa ra những điều chỉnh về chế độ chính sách, bồi dưỡng nguồn nhân lực bảo vệ trẻ em phù hợp hơn với điều kiện kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các học giả, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến vấn đề bảo vệ trẻ em lao động. 4- Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu trả lời đƣợc các vấn đề sau: - Thực trạng lao động trẻ em hiện nay ở quận Hà Đông đang diễn ra như thế nào? - Các hệ quả của vấn đề lao động trẻ em hiện nay đối với xã hội như thế nào? - Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em hiện nay? 5- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1- Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng lao động trẻ em trên địa bàn Quận Hà Đông – Tp Hà Nội trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em có hiệu quả. 15 5.2 – Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và đánh giá thực trạng lao động trẻ em đang diễn ra tại quận Hà Đông. - Nghiên cứu và đánh giá các hệ quả của vấn đề lao động trẻ em tới đời sống xã hội. - Đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng lao động trẻ em có hiệu quả. 6- Giả thuyết nghiên cứu Tình trạng lao động trẻ em hiện nay đang diễn biến ngày càng phức tạp do nhiều nguyên nhân với nhiều hình thức khác nhau. Trẻ em lao động đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ , rủi ro và các hệ quả của vấn đề lao động trẻ em. Ở Việt Nam nói chung cũng như trên địa bàn quận Hà Đông nói riêng đã và đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp phòng ngừa và can thiệp để bảo vệ lao động trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho mọi trẻ em phát triển toàn diện tuy nhên vẫn chưa thực sự hiệu quả. 7- Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 7.1 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em. Trong đó có vai trò của nhân viên công tác xã hội. 7.2 Khách thể nghiên cứu: - Cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em - Trẻ em lao đô ̣ng từ 10 – 17 tuổi bao gồm: Trẻ em phụ giúp cha mẹ làm kinh tế, trẻ em làm thuê giúp việc trong gia đình, trẻ em làm thuê tại cơ sở kinh doanh dịch vụ, trẻ em lang thang kiếm sống. 8- Phạm vi nghiên cứu 8.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu Các giải pháp phòng ngừa và giải quyết tình trạng lao động trẻ em bao gồm nhiều nội dung khác nhau như bảo vệ quyền trẻ em, bảo đảm các chính sách ưu đãi 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan