Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kỹ thuật - Công nghệ Điện - Điện tử ưu và nhược điểm của các mô hình e learning...

Tài liệu ưu và nhược điểm của các mô hình e learning

.PDF
40
1152
93

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ---------–&—--------CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG BÀI THU HOẠCH MÔN E-LEARNING ĐỀ TÀI: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH E-LEARNING Giảng viên: TS. Nguyễn Kim Dung Nhóm học viên: Space Tp.HCM, Tháng 6/2013 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” Danh sách học viên nhóm Space STT MSHV Họ Tên Ghi chú 1 CH1101124 Nguyễn Mai Thương Nhóm trưởng 2 CH1101051 Nguyễn Thị Phúc Triêm Thư ký 3 CH1101160 Trần Duy Phong 4 CH1101129 Vũ Công Tâm 5 CH1101137 Nguyễn Thị Thanh Thảo 6 CH1101158 Huỳnh Lê Quốc Vương Trang 2 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” Đề cương và phân công công việc STT 1 2 3 4 5 Nội dung Học viên thực hiện I. Giới thiệu về E-learning 1. Làm rõ khái niệm E-learning 2. Vì sao phải sử dụng E-learning 3. Giới thiệu các mô hình E-learning 4. Phân loại các mô hình E-learning II. Mô hình CBT & WBT 1. Giới thiệu 2. Ưu điểm 3. Nhược điểm III. CH1101051 Vũ Công Tâm CH1101129 Mô hình online learning Nguyễn Thị Thanh Thảo 1. Giới thiệu CH1101137 2. Ưu điểm 3. Nhược điểm IV. Mô hình distance learning Huỳnh Lê Quốc Vương 1. Giới thiệu CH1101158 2. Ưu điểm 3. Nhược điểm V. Mô hình LMS (Learning management Nguyễn Mai Thương system) CH1101124 1. Giới thiệu 2. Ưu điểm 3. Nhược điểm 6 Nguyễn Thị Phúc Triêm VI. Làm báo cáo Power Point. Mô hình blended learning Trần Duy Phong 1. Giới thiệu CH1101160 2. Ưu điểm 3. Nhược điểm Trang 3 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” 7 VII. Tổng kết Trần Duy Phong 1. Ưu nhược điểm của E-learning CH1101160 2. Hướng phát triển Trang 4 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” MỤC LỤC I. Giới thiệu về E-learning 10 1. Làm rõ khái niệm E-learning 10 2. Vì sao phải sử dụng E-learning? 10 3. Giới thiệu các mô hình E-learning 12 a. Mô hình CBT & WBT 12 b. Mô hình Online learning 12 c. Mô hình Distance learning 12 d. Mô hình LMS 12 e. Mô hình Blended learning 13 4. II. Phân loại các mô hình E-learning 13 Mô hình CBT & WBT 1. CBT (Computer Base Training) Khởi đầu của mọi mô hình e-learning. 14 a. Khái niệm 14 b. Đặc điểm 14 c. Người nào có thể học bằng CBT 14 d. Ưu điểm của CBT 14 2. III. 14 WBT (Web Base Training) 15 a. Khái niệm 15 b. Ưu điểm của WBT 15 c. Khuyết điểm của CBT và WBT 16 d. Tiêu chí của một ứng dụng CBT-WBT tốt 16 Mô hình online learning 17 1. E-learning - cách mạng hay cải cách? 17 2. Đào tạo trực tuyến là gì? 19 3. Một công nghệ đào tạo trực tuyến 21 Trang 5 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” 4. Cán cân giữa ưu điểm và nhược điểm 22 5. Sơ kết 23 IV. Mô hình distance learning 23 1. Giới thiệu về đào tạo từ xa 23 2. Ưu và nhược điểm của phương pháp đào tạo từ xa. 26 V. a. Ưu điểm 26 b. Nhược điểm 26 Mô hình LMS (Learning Management System) 27 1. Định nghĩa 27 2. Phân loại 28 3. Đặc điểm của LMS 28 4. Chức năng của LMS 29 5. Ưu và nhược điểm của LMS 29 a. Ưu điểm 29 b. Hạn chế 30 6. Giới thiệu các hệ thống LMS hiện nay: 31 7. Đánh giá khả năng ứng dụng LMS vào thực tế ở Việt Nam hiện nay 32 VI. Mô hình blended learning 33 1. Blended Learning là gì? 33 2. Mô hình triển khai thực tế 34 2.1 Thời lượng học 34 2.2 Chuẩn bị 34 2.3 Triển khai 35 3. Ưu và nhược điểm 38 3.1 Ưu điểm của mô hình Blended learning 38 3.2 Nhược điểm của mô hình Blended learning 38 Trang 6 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” VII. TỔNG KẾT 1. 2. 39 Ưu và nhược điểm của mô hình E-learning 39 a. Ưu điểm 39 b. Nhược điểm 39 Niềm tin và E-learning 39 Trang 7 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như việc cần thết phải học tập, cập nhật và trau dồi kiến thức ngày càng cao. Cũng vì lẽ đó mà E-learning đang trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Bởi vì E-learning chính là chất xúc tác làm thay đổi toàn bộ mô hình học tập cho học sinh, sinh viên, viên chức và cho nhiều loại đối tượng tiềm năng khác như bác sĩ, y tá, giáo viên… thực tế là cho bất kỳ ai mong muốn được học tập dù dưới hình thức chính thống hay không chính thống. Hiện nay E-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới và rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E-learning ra đời. Trong phạm vi bài tiểu luận của mình chúng em xin trình bày, làm rõ khái niệm E-learning cũng như những mô hình E-learning căn bản, đồng thời phân tích ưu khuyết điểm của từng mô hình. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên không tránh khỏi sai sót, mong được sự góp ý, phê bình từ cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn: - Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP HCM đã tạo điều kiện cho chúng em được nghiên cứu và học tập. - Cô TS. Nguyễn Kim Dung đã tận tâm giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập môn Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning. - Các anh chị học viên trong nhóm của lớp CH6 đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học, trau đổi, và thực hiện bài thu hoạch. Chúng em xin chân thành cảm ơn ! Trang 8 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Trang 9 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” I. Giới thiệu về E-learning 1. Làm rõ khái niệm E-learning Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e-Learning đặc trưng nhất: E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton); (2) ELearning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc); (3) E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục (MASIE Center); (4) Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (Coputer Base Training) (Sun Microsystems, Inc)… Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ Internet. Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng Internet, mạng vệ tinh, đĩa CD học liệu…; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: người học theo dõi bài giảng qua mạng (trực tiếp hoặc gián tiếp), e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum) … Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung E-Learning đều có những điểm chung sau: dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… 2. Vì sao phải sử dụng E-learning? Chúng ta sử dụng E-learning vì những lợi ích và hiệu quả mà nó mang lại: Theo Bill Gates, The Road Ahead “Information technology will bring mass customization to learning too....Workers will be able to keep up to date on techniques in their field. People anywhere will be able to take the best courses taught by the greatest teachers”. Nếu công nghệ thông tin đạt tới đỉnh điểm của nó thì thật là tuyệt vời. Ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể Trang 10 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” tham gia các khóa học bên Mĩ với thầy giáo giỏi nhất. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình, và cá nhân. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. Tức là đối tượng học tập sẽ bao gồm cả người lớn. Với sự hỗ trợ của các phần mềm thông minh, có tính tương tác cao sẽ đưa ra cách giảng dạy phù hợp với từng người. Đây là cơ hội tuyệt vời để người bị coi là “cá biệt” theo cách đào tạo truyền thống bắt kịp với các người bình thường khác. Đối với các công ty, sự đào tạo nhân viên các kĩ năng mới sẽ quyết định chất lượng sản phẩm và các dịch vụ mà họ cung cấp. Một vấn đề đặt ra với các công ty là làm sao tạo ra tạo các nội dung huấn luyện nhanh nên họ rất cần các công cụ tạo nội dung dễ dàng, nhanh và không đòi hỏi kiến thức về IT quá nhiều. So sánh với lớp học truyền thống, E-learning có những lợi thế sau: Đào tạo mọi lúc mọi nơi: Truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. Đào tạo bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu họ muốn. Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng kí khoá học và có thể đăng kí bao nhiêu khoá học mà họ cần. Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống do rút giảm sự phân tán và thời gian đi lại. Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến Trang 11 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên. Với khả năng tạo những bài đánh giá, người quản lí dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ. 3. Giới thiệu các mô hình E-learning a. Mô hình CBT & WBT CBT (Computer-Based Training-Học trên máy tính): Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CDROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. WBT (Web-Based Training – Học trên Web/Internet/Intranet): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung học, các thông tin quản lý khóa học, thông tin về người học được để trên các Website và người dùng có thể dễ dàng truy nhập qua trình duyệt. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, email…, thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. b. Mô hình Online learning Sử dụng Internet hoặc hội thảo cầu truyền hình để tạo ra các cộng đồng học tập. Tài liệu học tập được cung cấp trên trang web và đôi khi trên đĩa CD-ROM, email, bảng tin, diễn đàn, và chat được sử dụng để tương tác với các sinh viên và giáo viên khác. Việc học có thể diễn ra trong lớp học hoặc nơi làm việc, có thể được thực hiện tại nhà, tại các trung tâm truy cập trực tuyến, hoặc tại một thư viện công cộng. c. Mô hình Distance learning Thuật ngữ này nói đến hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web. d. Mô hình LMS Trang 12 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” Learning management là một ứng dụng phần mềm cho việc quản lý, theo dõi, báo cáo và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho các khóa học giáo dục e-learning hoặc các chương trình đào tạo. Thông thường, một LMS có thể chạy trên nền web nên người học có thể truy cập nội dung học tập mọi lúc mọi nơi. e. Mô hình Blended learning Là sự kết hợp phương pháp học tập mặt đối mặt ở lớp với các hoạt động qua trung gian máy tính để tạo thành một phương pháp giảng dạy tích hợp. Trong phương pháp này, học sinh tiếp tục nhận được các hướng dẫn trên lớp từ giáo viên và tham gia các hoạt động trên lớp truyền thống khác. Tuy nhiên, việc học sẽ được bổ sung bởi các hoạt động online, một số hoạt động sẽ mang tính tự định hướng và tự học, một số sẽ khuyến khích sự hợp tác. 4. Phân loại các mô hình E-learning Trong hệ thống E-Learning, vai trò của người học là trung tâm. Ta phân loại mô hình Elearning dựa vào 3 cấp độ: Cấp độ 1: CBT (Computer-Based Training-Học trên máy tính) & WBT (Web-Based Training – Học trên Web/Internet/Intranet): Khởi đầu của mọi mô hình e-learning. Học thông qua CD-ROM hoặc Web (Mô hình học qua Web đang ngày càng phát triển), có kiểm tra đầu vào, học từng bước và có kiểm tra mức độ tiếp thu bài, hoc viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn, chi phí thấp. Cấp độ 2: Học trực tuyến có giảng viên Học thông qua Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS), có sự giao tiếp giữa giảng viên – học viên, học viên – học viên, giảng viên có thể trực tiếp trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, chấm điểm đánh giá học viên, giảng viên có thể đánh giá khả năng của học viên, đồng thời có thể chỉ dẫn học viên tham gia các khóa học mức cao hơn. Cấp độ 3: Lớp học ảo Học thông qua mạng Internet/Intranet, sử dụng Hệ thống Quản lý Học tập (LMS), các “lớp học ảo” được tổ chức ngay trên mạng như các lớp học thông thường, các giờ học “live” được tổ chức để thảo luận về các “case studies”. Giáo viên có thể thực hiện các hướng dẫn trực tiếp (hands-on) nhờ e-lab, sinh viên có thể học trực tiếp hoặc xem lại các bài giảng và làm bài tập off-line với hình thức giống như đang tham gia lớp học trực tiếp, tất cả các khoá học trực tuyến có thể được quản lý, giám sát giống như các lớp học thông thường. Trang 13 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” II. Mô hình CBT & WBT 1. CBT (Computer Base Training) Khởi đầu của mọi mô hình e-learning. a. Khái niệm Hiểu theo nghĩa rộng, thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhưng thông thường thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CDROM Based Training. Đôi khi còn được gọi là Computer Aided Instruction (CAI). b. Đặc điểm • Học thông qua CD-ROM. • Có kiểm tra đầu vào. • Học từng bước, có kiểm tra mức độ tiếp thu bài. • Học viên tự học, không có giáo viên hướng dẫn. c. Người nào có thể học bằng CBT Những người đủ khả năng sử dụng máy tính thành thạo và quen với việc đánh máy tính: Học sinh, sinh viên, nhân viên, giáo viên … d. Ưu điểm của CBT • Cho phép người học tự điều chỉnh nhip độ học theo trình độ của riêng mình. Người học có thể lướt qua những mảng kiến thức đã biết hoặc có thể đi chậm lại những mảng kiến thức mà chưa nắm rõ. • Học sinh có thể có tùy chọn để chọn tài liệu học tập đáp ứng mức độ nhận thức và sự quan tâm của mình • Thay đổi phong cách học tập truyền thống và tiếp cận mới • Nâng cao kiến thức về kĩ năng sử dụng máy tính vì có nhiều thời gian làm việc trên máy tính Trang 14 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” • Tạo cho người học tính tự giác và chủ động trong việc học, biết cách tự tạo ta thời gian biểu cho riêng mình. • Có sự hỗ trợ của các ứng dụng khác trên máy tính có thể giúp người học dễ hình dung hơn về bài học (Hình ảnh và âm thanh minh hoạ rõ nét hơn kiểu truyền thống). • Nội dung của chương trình đào tạo là thống nhất và giống nhau cho tất cả những người học, không phụ thuộc vào người dạy như chương trình truyền thống. • Giảm thời gian đi lại cho người học • Chủ động thời gian học tập, một người học có thể tham dự khoá học ở bất kỳ lúc nào họ muốn, kể cả khi đi du lịch. Chủ động sắp xếp công việc của gia đình và việc học. • CBT còn tiết kiệm chi phí tổ chức hướng dẫn, sắp xếp chi phí đào tạo, chi phí đi lại và thời gian. • Thông qua CBT, nhân viên có thể theo kịp với công nghệ bao giờ thay đổi. • Công nghệ CBT cũng chia nhỏ một phần mềm phức tạp thành các module có kích thước nhỏ giúp cho sự hiểu biết chúng dễ dàng và nhanh chóng hơn. 2. WBT (Web Base Training) a. Khái niệm Là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lý khoá học, thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt Web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail... thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình. b. Ưu điểm của WBT • Các khóa huấn luyện rất dễ dàng chuyên giao đến con người do áp dụng trên môi trường web • Thích hợp đào tạo cho cả cá nhân và theo nhóm • Khả năng chạy trên đa nền tảng: Windows, Mac, UNIX, PDA, phone … • Nội dung dễ dàng được cập nhật • Yêu cầu hiểu biết về kĩ thuật máy tính ít. Trang 15 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” • Có thể dễ dàng liên kết tới một chương trình đào tạo khác. c. Khuyết điểm của CBT và WBT • Người học không có tinh thần tự giác, động lực thấp và thói quen học tập thụ động sẽ bị rơi lại phía sau. • Nếu cấu trúc chương trình quá khác với các cấu trúc truyền thống sẽ làm người học khó tiếp cận và gây nhầm lẫn. • Người học có thể cảm thấy bị cô lập từ giảng viên và bạn cùng lớp do chỉ học một mình trên máy tính • Học sinh sẽ phải tự tìm lời giải cho những vấn đề khúc mắc mà không có sự giúp đỡ của giáo viên và bạn bè • Phụ thuộc quá nhiều vào đường truyền internet (WBT). Mọi sự cố lien quan đến đường truyền internet đều có thể làm gián đoạn quá trình học tập • Những người chưa làm quen với máy tính có thể gặp khó khăn trong những ngày đầu tiếp cận học trên máy tính. • Khó có thể tạo một buổi thực hành hoặc làm việc trong phòng thí nghiệm như những lớp học truyền thống, người học phải tự tìm những công việc tương tự để thực hành. d. Tiêu chí của một ứng dụng CBT-WBT tốt Độ tin cậy của nội dung và thiết kế (Content reliability and design): Nếu nội dung lạc hậu, lỗi thời và thiết kế kém sẽ làm hại nhiều người hơn. Do đó, cần phải có những nhà cung cấp nội dung uy tín, nội dung tài liệu được chứng minh độ đúng đắn và chương trình được thiết kế tốt. Gói ứng dụng thông minh (Intelligent bundling): Mỗi chương trình CBT hướng đến những kĩ năng và mục đích đào tạo riêng, do đó người học phải chọn lựa và tìm những chương trình phù hợp nhất với nhu cầu khác nhau của mình. Khả năng tùy biến (Customizability): Nhà cung cấp sẵn sang tùy biến chương trình của họ để tương thích với điều kiện và sở thích của người học hay không. Tích hợp dễ dàng (Ease of integration): Có thể dễ dàng tích hợp vào cơ sở đào tạo sẵn có của của người học hay không Trang 16 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” Dịch vụ khách hàng (Customer service): Nhà cung cấp có một hồ sơ theo dõi sao lưu giải pháp đào tạo trực tuyến của họ cộng với với một dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao hay không? III. Mô hình online learning 1. E-learning - cách mạng hay cải cách? Trước khi đi vào mô hình đào tạo trực tuyến, ta trở lại một chút với e-learning qua câu hỏi rất thú vị “e-learning thật sự là một cuộc cách mạng hay chỉ là một cách cải tiến trong đào tạo, giảng dạy”. Để trả lời câu hỏi này thì ta xem qua một nghiên cứu của Andrew Ettinger và Viki Holton thuộc trường Ashridge đã thực hiện phỏng vấn với 16 công ty về các vấn đề trọng tâm xoay quanh e-learning [9]. Allied Irish Bank; The BBC; The British Council; Coca-Cola GB; Deutsche Bank; Electrocomponents; Franz Haniel Akademie; Gartmore Investment Management; Lloyds TSB; Logicom; Mercer Human Resource Consulting; The Ministry of Defence; Norwich Union Life; Somerset County Council; Volvo Truck Corporation; Xerox Europe. Trong các công ty được phỏng vấn ở trên có khá nhiều công ty danh tiếng. Chẳng hạn như cái tên đầu tiên Allied Irish Bank là một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhất của Ireland, nhóm này có được mệnh danh là Big Four. BBC, The British Council thì chắc không ai không biết, … Việc phỏng vấn với những công ty nổi tiếng này có thể đảm bảo phần nào cho chất lượng khảo sát. Quay lại với e-learning, theo tình hình hiện nay thì mặc dù e-learning vẫn đang được phát triển mở rộng nhưng lại chậm hơn những dự đoán ban đầu đã rất kỳ vọng vào nó. Nhiều người cho rằng e-learning đơn giản chỉ là một cách khác để học, đào tạo. Tuy nhiên, nhiều quan điểm lại cho rằng e-learning lại rất có tiềm năng, tin rằng e-learning có đầy đủ sức mạnh thể thay đổi hoàn toàn cách học cũng như trong việc quản lý nguồn tri thức. Chia thành 2 nhóm người sceptics và believers. Nhóm sceptics thì thường đánh giá e-learning là một cách tiếp cận nghèo nàn để học tập. Với các comments đơn giản như “nó tạo ra một môi trường tồi tệ cho người học” hay cho đến một cách độc đoán như là “e-learning không thể thay thế các buổi học trong phòng”. Những khó khăn trong những năm đầu của e-learning cũng là một trong những nguyên nhân của những comments như thế. Các vấn đề về công nghệ đã gây ra nỗi ám ảnh cho e-learning trong Trang 17 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” những buổi đầu. Một ví dụ chẳng hạn như khó khăn trong việc chuyển đổi – kết hợp giữa các nền tảng công nghệ khác nhau giữa các phòng ban, các website và các quốc gia khác nhau. Và mọi người thường nghĩ vấn đề này chỉ xảy ra với những công ty không có kiến thức IT chuyên sâu. Không phải vậy, vấn đề này ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các tổ chức. Các vấn đề về công nghệ từ nhỏ đến lớn đều được đề cập đến bởi hầu hết những người được phỏng vấn. Điều này cho thấy công nghệ vẫn gặp hết nhiều khó khăn. Dĩ nhiên, công nghệ bây giờ đã tiến xa rất nhiều so với những năm giữa thập niên 1990. Do đó những vấn đề này có thể được khắc phục trong những năm tới. Chẳng hạn như bây giờ phần mềm có thể tạo ra tiếng vang như trong phòng học tạo cho người dạy cảm giác hơn. Cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ cũng giúp giảm chi phí cho việc phát triển e-learning. Ngược lại với nhóm sceptics là nhóm believers. Tuy nhiên, nhóm này không nhất thiết là những người truyền giáo luôn suy nghĩ e-learning nên, hay có thể thay thế các loại hình học tập khác. Nhóm này tin tưởng vào tiềm năng của e-learning sẽ đem lại những sự khác biệt trong đào tạo. Hầu hết các công ty được phỏng vấn trong nghiên cứu này tin tưởng rằng e-learning hoàn toàn trở thành một phương pháp đào tạo. Một số công ty có nhu cầu trong việc đào tạo rộng khắp thì báo cáo rằng e-learning loại bỏ đi những thủ tục hành chính rườm rà tốn thời gian, và tiết kiệm chi phí hiệu quả cho việc đào tạo số lượng lớn. Để chứng tỏ doanh nghiệp mình đang đi theo xu hướng hiện đại của thế giới thì trong những quảng cáo giới thiệu về mình có đính kèm theo chữ e-learning. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Ashridge thì tổng số tiền đầu tư vào e-learning không tỷ lệ thuận với thành công của họ, cho dù cách tiếp cận xây dựng e-learning là stand-alone hay kết hợp với các phương pháp đào tạo khác thì vẫn rất khó khăn để hiện thực. Nghiên cứu này còn cho biết nhiều người nghe tới e-learning thì sợ rằng đây là một cách để cắt giảm chi phí đào tạo, gây ra những hiệu ứng tiêu cực. Và thực trạng Việt Nam Trở lại với vấn đề trên ở Việt Nam, nghe tới e-learning thì hầu hết mọi người có ác cảm với nó, mọi người thường nghĩ đây là một chương trình đào tạo qua loa, cho có bằng có cấp. Và thực sự hiện nay đúng là như vậy, có một bài viết của BS Hồ Hải chỉ trích về vấn đề này khi thấy một thực trạng là tồn tại nhiều cử nhân, thạc sĩ online của ngành giáo dục nước nhà, thậm chí ngay cả những tiến sĩ có bằng ngoại quốc nhưng tiếng Anh một chữ bẻ đôi cũng không biết. Trích dẫn 1 đoạn như sau: “Lịch sử E-learning của Việt Nam: Đi tắt đón đầu là chuyện mà ai cũng thường thấy trong vài thập niên trở lại đây ở Việt Nam. Nên chuyện E-learning cũng được phát động phong trào như trăm Trang 18 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” hoa đua nở ở Việt Nam chỉ sau thế giới, đặc biệt là sau ông William D. Graziedei (là người nghĩ ra chương trình giáo dục online vào những năm đầu thập niên 1993) chỉ có 3 năm, tức vào năm 1996! Sau 12 năm thực hiện dự án E-learning của bộ giáo dục và đào tạo phát động, một hội thảo hòanh tráng ở Viện nghiên cứu giáo dục có một tổng kết khoa học: Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Một tổng kết 169 trang với nhiều bài viết khoa học những rất không khoa học!!! Việt Nam chúng ta luôn bắt chước cái mới rất nhanh, nhưng chúng ta chỉ bắt chước bằng tâm thế và tư thế của một kẻ khôn ranh, chưa bao giờ chúng ta bắt chước với tâm thế và tư thế của một người khôn ngoan.” Xem thêm tại đây. Có thể thấy rõ ràng khá nhiều khó khăn trong việc áp dụng và triển khai e-learning. Vậy đào tạo trực tuyến thì sao, nó cũng là một hình thức của e-learning. Để tìm ra nguyên nhân vấn đề cũng như giải pháp thích hợp đào tạo trực tuyến trong giảng dạy thì trước tiên ta cần phải hiểu được đào tạo trực tuyến là gì? 2. Đào tạo trực tuyến là gì? Sự nhập nhằng giữa các thuật ngữ Thế nào là e-learning? Thế nào là đào tạo từ xa? Thế nào là đào tạo trực tuyến? … Nếu ta thì lục tìm trên mạng thì sẽ không thấy được định nghĩa chuẩn nhất có những thuật ngữ liên quan đến e-learning này. Để cụ thể hơn, xem kết quả [2] của 43 người được phỏng vấn để trả lời về định nghĩa cho các thuật ngữ e-learning, distance learning, online learning theo các đặc điểm [2]. Các thuật ngữ được so sánh với nhau có 2 kết quả xảy ra là giống nhau và không giống nhau. Nếu giống nhau có thể sử dụng thay thế cho nhau thì không có gì để nói. Còn nếu khác nhau thì được chia làm 2 loại: o khác nhau về mặt quan hệ cha-con giữa các thuật ngữ o khác nhau về đặc điểm của thuật ngữ (cách truy cập để có thể học, cách tương tác với nhau: đồng bộ hay không đồng bộ, sử dụng phương tiện gì, giống với gì) Ta dễ dàng nhận ra sự không thống nhất ở kết quả phản hồi [2], nếu đi tiếp tìm hiểu định nghĩa những thuật ngữ này thì khá lùng bùng. Do đó, ta sẽ đi vào ngay chính bản chất của nó tường minh ngay trên cụm từ “đào tạo trực tuyến”. Như đã nói ở trên để có thể đi đến được các vấn đề liên quan đến đào tạo trực tuyến thì ta cần phải hiểu được đào tạo trực tuyến là gì hay nói cách khác là cần phải hiểu được chữ trực tuyến Trang 19 Bài thu hoạch môn “Phương pháp giảng dạy đại học và E-learning” ở đây có nghĩa như thế nào, nó khác gì với đào tạo thông thường ngồi tại lớp học. Ta thường thấy cụm từ như game trực tuyến, chat trực tuyến hay mua bán, giao dịch trực tuyến thì chữ trực tuyến trong cụm từ đào tạo trực tuyến ở đây cũng có cùng ngữ cảnh, ngữ nghĩa như thế. • Game trực tuyến có nghĩa là cho phép mọi người cùng chơi một game, trao đổi với nhau nhưng không nhất thiết phải ngồi cạnh nhau. • Chat trực tuyến là tán gẫu qua mạng, hai người hoặc nhiều người không ở chung một nơi nhưng vẫn có thể thấy nhau và nói chuyện với nhau. Vậy trực tuyến ở đây có nghĩa là một hình thức trao đổi gián tiếp mà những người tham gia không nhất thiết phải ngồi bên cạnh nhau [1]. Thường thì trực tuyến thường được hiểu ngầm là trao đổi gián tiếp qua internet. Nhưng thực ra không nhất thiết như vậy, ví dụ radio trực tuyến: bạn có thể trao đổi với người dẫn chương trình qua điện thoại khi chương trình đang được phát. Các thành phần chính yếu trong đào tạo trực tuyến Và dựa trên chữ trực tuyến này, có nhiều định nghĩa đã được đưa ra cho đào tạo trực tuyến. Với mỗi vùng miền, mỗi trường có cách định nghĩa khác nhau phụ thuộc vào cách thức mà họ triển khai áp dụng mô hình đào tạo trực tuyến [2] nhưng thành phần căn bản cốt yếu nhất trong tất cả các định nghĩa đó là việc sử dụng các thiết bị terminal như desktop, laptop, tablet, smartphone, … và thông qua các công nghệ truyền thông, giao tiếp để deliver (truyền) và receive (nhận) có thể là tài liệu như file word, pdf hay có thể là hình ảnh, âm thanh tương tác với nhau của người học, người dạy để đạt được mục tiêu là trực tuyến. Chú ý: Đào tạo trực tuyến không phải 100% hoàn toàn là không gặp nhau mà ở đó sẽ có những buổi gặp gỡ giữa người học và người dạy nhằm tổng hợp các kiến thức đã học, đánh Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan