Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của ngư...

Tài liệu ước tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trường của người dân thành phố vĩnh long

.PDF
71
427
106

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRƢƠNG BẢO TRÂN ƢỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG Mã số ngành: 52850102 12-2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TRƢƠNG BẢO TRÂN 4105706 ƢỚC TÍNH MỨC GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƢỜNG Mã số ngành: 52850102 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Th.s HUỲNH THỊ ĐAN XUÂN 12-2013 LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập tại trƣờng Đại Học Cần Thơ, em chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế và QTKD đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức và kĩ năng giúp em có thể hoàn thành bài luận văn này. Trong quá trình làm luận văn ngoài nỗ lực của riêng bản thân em thì em xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô và các bạn khóa 36 đã giúp đỡ em rất nhiều. Đặc biệt là Cô Huỳnh Thị Đan Xuân và Thầy Huỳnh Việt Khải đã tận tình hƣớng dẫn em làm tốt luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn những ngƣời dân trên sống trên địa bàn thành phố Vĩnh Long đã cung cấp cho em những thông tin, kiến thức giúp em thu thập tốt những thông tin cần thiết để hoàn thành tốt bài viết của mình. Tuy nhiên do hạn chế về kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận đƣợc ý kiến của quý thầy cô để bài luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & QTKD trƣờng Đại học Cần Thơ dồi dào sức khỏe, công tác tốt và không ngừng thăng tiến trên con đƣờng sự nghiệp của mình. Ngày …. tháng …. năm …. Sinh viên thực hiện Nguyễn Trƣơng Bảo Trân TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Nguyễn Trƣơng Bảo Trân NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Ngày …. tháng …. Năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN  Họ và tên ngƣời nhận xét: Huỳnh Thị Đan Xuân Học vị: Thạc Sĩ  Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp  Cơ quan công tác: Đại học Cần Thơ  Tên sinh viên: Nguyễn Trƣơng Bảo Trân MSSV: 4105706  Lớp: Kinh tế Tài nguyên môi trƣờng, Khoá 36  Tên đề tài: Ƣớc tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng củ ngƣời dân thành phố Vĩnh Long. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ………………………………………………………………………………… 2. Hình thức trình bày: ………………………………………………………………………………… 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ………………………………………………………………………………… 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ………………………………………………………………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu) ………………………………………………………………………………… 6. Các nhận xét khác: ………………………………………………………………………………… 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày ….. tháng …. Năm 2013 Giáo viên hƣớng dẫn Huỳnh Thị Đan Xuân NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 12 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 13 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 13 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 13 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 14 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 14 1.3.1 Không gian nghiên cứu.......................................................................... 14 1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu ............................................................. 14 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 14 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 15 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 15 2.1.1 Sản phẩm thân thiện với môi trƣờng ..................................................... 15 2.1.2 Khái niệm mức giá sẳn lòng trả (willingness to pay-WTP) .................. 15 2.1.3 Thang đo NEP _ New Ecological Paradigm Scacle .............................. 16 2.1.4 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation MethodCVM) .............................................................................................................. 17 2.1.4.1 Định nghĩa .......................................................................................... 17 2.1.4.2 Các bước thực hiện ............................................................................. 18 2.1.5 Áp dụng CVM vào nghiên cứu ............................................................. 11 2.1.6 Lƣợc khảo tài liệu .................................................................................. 24 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 25 2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu ..................................................... 25 2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................... 25 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 26 Chƣơng 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG29 3.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Vĩnh Long và thành phố Vĩnh Long .......... 29 3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 29 3.1.2 Đặc điểm khí hậu ................................................................................... 30 3.1.3 Đặc điểm dân số, xã hội, kinh tế ........................................................... 30 3.2 Giới thiệu tổng quan về VQG Tràm Chim ............................................... 34 3.2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 34 3.2.2 Thực trạng về Sếu đầu đỏ ...................................................................... 38 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ SẴN LÒNG TRẢ TIỂN CHO SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN CỦA NGƢỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG 41 4.1 Mô tả đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................... 41 4.2 Thái độ của các đáp viên về các vấn đề môi trƣờng................................. 44 4.2.1 Hành vi và thái độ bảo vệ môi trƣờng ................................................... 44 4.2.2 Kiến thức về vƣờn quốc gia Tràm Chim ............................................... 45 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng trả tiển cho sản phẩm gạo thân thiện của ngƣời dân thành phố Vĩnh Long ...................................... 46 4.3.1 Các câu trả lời cho câu hỏi WTP ........................................................... 46 4.3.2 Giải thích các biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng chi trả của đáp viên cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân thành phố Vĩnh Long. ......................................... 40 4.3.3 Kết quả xử lý mô hình Logit về các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng chi trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân thành phố Vĩnh Long ....................................................................................................... 42 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ SẢN PHẨM GẠO THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƢỜNG .............................. 53 5.1 Giải pháp nâng cao nhận thức của ngƣời dân cho việc sử dụng sản phẩm gạo thân thiên với môi trƣờng ........................................................................ 53 5.2 Giải pháp cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng........................... 54 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 55 6.1 Kết luận..................................................................................................... 55 6.2 Kiến nghị .................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 50 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 52 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 2.1 Số lƣợng bảng câu hỏi nhận lại ........................................................ 16 Bảng 2.2 Tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng trong mô hình hồi quy Logit . 18 Bảng 3.1 Số lƣợng sếu đầu đỏ qua các năm ở VQG Tràm Chim ................... 30 Bảng 4.1 Mô tả đối tƣợng nghiên cứu ............................................................. 32 Bảng 4.2 Số thành viên trong gia đình ............................................................ 33 Bảng 4.3 Kiến thức của đáp viên về VQG Tràm Chim................................... 37 Bảng 4.4 Các câu trả lời cho câu hỏi WTP ..................................................... 39 Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mô hình logit các yếu tố ảnh hƣởng đến giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiên với môi trƣờng………………………42 Bảng 4.6 Đo lƣờng WTP của đáp viên bằng phƣơng pháp Turnbull .............. 44 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Vĩnh Long ........................................................................ 19 Hình 3.2 Số lƣợng sếu đầu đỏ qua các năm (1998-2008) ................................... 30 Hình 4.1 Tổng thu nhập của gia đình đáp viên ................................................... 33 Hình 4.2 Trình độ học vấn của đáp viên ............................................................ 34 Hình 4.3 Cơ cấu giới tính của đáp viên .............................................................. 35 Hình 4.4 Tình trạng hôn nhân của đáp viên ....................................................... 35 Hình 4.5 Cơ cấu đáp viên đồng ý và không đồng ý với sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng .................................................................................................... 38 Hình 4.6 Tỷ lệ các đáp viên sẵn lòng chi trả cho sản phẩm gạo thân thiên với môi trƣờng .................................................................................................................. 40 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long VQG: Vƣờn quốc gia Tiếng Anh CVM: Contigent Valuation Method (Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên) WTP: Willingness To Pay (Mức sẵn lòng trả) CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu của mỗi ngƣời không chỉ còn là ăn no mặc ấm mà đã trở thành ăn ngon mặc đẹp. Đặc biệt là một đất nƣớc phát triển chủ yếu bằng nghề trồng lúa và gạo là món ăn chính hằng ngày nên thị trƣờng gạo trong nƣớc rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên để có một loại gạo vừa sạch, vừa ngon, giá cả hợp lí lại là vấn đề cần thiết hơn bao giờ hết nhằm nâng cao thƣơng hiệu gạo Việt và mang lại lợi ích cho chính chúng ta. Hiện nay trên thị trƣờng, khái niệm gạo sạch, rau sạch không còn xa lạ với ngƣời tiêu dùng và gạo thân thiện với môi trƣờng là một khái niệm khái quát hơn về gạo sạch. Gạo thân thiện với môi trƣờng là loại gạo đƣợc trồng theo các tiêu chuẩn trong nƣớc (VietGAP), Châu Á (ASEAN GAP) và quốc tế (GLOBAL GAP) nhằm tạo ra sản phẩm gạo vừa thân thiện với môi trƣờng vừa đảm bảo sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất. Với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp: ít thuốc bảo vệ thực vật, mức lƣu tồn hóa chất trong gạo ở mức cho phép; khi sử dụng gạo thân thiện với môi trƣờng sẽ đảm bảo về an toàn hơn so với các sản phẩm gạo đƣợc sản xuất theo phƣơng pháp cổ truyền-là phƣơng pháp canh tác lúa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với số lƣợng lớn, làm ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, tác động tiêu cực đến môi trƣờng sống của nhiều loài động vật quý hiếm, trong đó có sếu đầu đỏ. Sếu đầu đỏ là một trong 15 loài sếu quý hiếm của Thế giới, là loài lớn nhất trong các loài sếu, và cũng là loài chim cao nhất trong các loài chim bay hiện nay. Trong số hơn 350 loài bị đe doạ ở Việt Nam thì Sếu đầu đỏ Việt Nam là loài có nguy cơ bị đe doạ lớn nhất. Cụ thể là vùng Đồng Tháp Mƣời-Vƣờn Quốc gia (VQG) Tràm Chim, nơi cƣ trú của sếu đầu đỏ ở Việt Nam có diện tích lúa ma và năn-nguồn thức ăn chủ yếu của sếu đang bị thu hẹp lại. Vì lý do đó, làm cho số lƣợng sếu hằng năm bay về VQG Tràm Chim giảm đi rất nhiều qua các năm. Số lƣợng sếu này đã giảm từ 1.052 con năm 1988 xuống hiện còn hơn 50 con. Vì vậy, vừa để đáp ứng nhu cầu của con ngƣời về một loại gạo có chất lƣợng (tốt cho sức khoẻ ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất và không làm hại đến môi trƣờng) vừa bảo tồn loài sếu đầu đỏ, tại sao chúng ta không nghĩ đến sẽ trồng một loại gạo vừa thân thiện với môi trƣờng vừa giúp bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở Việt Nam? Vì vậy việc thực hiện một dự án bảo tồn sếu đầu đỏ thông qua nhãn hiệu gạo thân thiện với môi trƣờng là một vấn đề đáng đƣợc quan tâm. Đề tài “ Ƣớc tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân thành phố Vĩnh Long” đƣợc thực hiện nhằm ƣớc tính mức giá sẵn lòng trả tiền của ngƣời dân cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng để bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở VQG Tràm Chim Đồng Tháp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Ƣớc tính mức giá sẵn lòng trả cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng của ngƣời dân Thành phố Vĩnh Long. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thái độ và nhận thức của ngƣời dân ở Thành phố Vĩnh Long về vấn đề bảo tồn sếu đầu đỏ và đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim. - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến ƣớc muốn sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ và đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim của ngƣời dân Thành phố Vĩnh Long. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về việc bảo tồn đa dạng sinh học và giải pháp cho sản phẩm gạo thân thiện với môi trƣờng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu trong địa bàn Thành phố Vĩnh Long. 1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu - Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013. - Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ ngày 27/8/2013 đến ngày 15/9/2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Các hộ gia đình sống trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Sản phẩm thân thiện với môi trƣờng “Sản phẩm thân thiện với môi trƣờng” là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hƣởng tiêu cực đối với môi trƣờng (hoặc nếu có thì tác động đến môi trƣờng cũng nhẹ hơn so với các sản phẩm tƣơng tự cùng loại). Xét trong chừng mực nào đó, đôi khi các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng còn có ảnh hƣởng tích cực tới môi trƣờng. Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện cân bằng lại sinh thái, hoặc khi phân huỷ chúng đảm bảo khả năng tái tạo lại độ mùn của đất, các sản phầm và dịch vụ khắc phục sự cố môi trƣờng, các công nghệ sạch. Nếu ngƣời tiêu dùng yêu cầu những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng-sản phẩm xanh, chắc chắn thị trƣờng sẽ cung cấp cho họ. Vậy sản phẩm xanh là những sản phẩm nào? Cái gì làm cho một sản phẩm đƣợc xem là “xanh”? Ngƣời tiêu dùng làm thế nào để biết một sản phẩm là thân thiện với môi trƣờng và làm sao để chọn lựa các sản phẩm này? Quan trọng hơn nhà sản xuất đang đặt câu hỏi, “Làm thế nào để chúng tôi sản xuất ra những sản phẩm xanh hơn?”. Một sản phẩm đƣợc xem là xanh nếu đáp ứng đƣợc một trong 4 tiêu chí dƣới đây: - Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường: Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mói, thô, nó có thể đƣợc xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh nhƣ tre hay bần (sử dụng để lót nều) là những sản phẩm thân thiện với môi trƣờng vì là sản phẩm đựơc tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp nhƣ rơm hoặc dầu nông nghiệp. -Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống: ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ nhƣ creosote, đƣợc biết là một hợp chất gây ung thƣ. -Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng: (ít chất thải, sử dụng năng lƣợng tái sinh, ít chi phí bảo trì), ngƣời tiêu dùng châu Âu nhiều năm qua đã quay lại sử dụng chai sữa thủy tinh và giảm tỉ lệ sử dụng loại sữa đựng trong chai nhựa sử dụng 1 lần rồi bỏ. Chai thủy tinh có thể sử dụng nhiều lần, dễ dàng tái chế. -Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ: Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trƣờng an toàn trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng nhƣ sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm nhƣ sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh (bụi, nấm mốc, vi khuẩn..) và cải thiện chất lƣợng chiếu sáng. 2.1.2 Khái niệm mức giá sẳn lòng trả (willingness to pay-WTP) - Sự sẵn lòng trả đƣợc định nghĩa theo nhiều cách dƣới đây là một cách định nghĩa về WTP: “WTP là số tiền tối đa mà một cá nhân tuyên bố họ sẵn sàng trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ tốt”(DFID, 1997) - Có nhiều kỹ thuật khác nhau để đánh giá WTP, nhƣng có thể phân ra làm 2 cách tiếp cận: + Cách tiếp cận dùng giá thị trƣờng để phản ánh WTP. Cách này đo lƣờng thiệt hại dƣới dạng mất mát thu nhập hay sản lƣợng, hay tiêu dùng để bù đắp thiệt hại. Thuật ngữ thƣờng đƣợc dùng là đo lƣờng WTP trực tiếp. + Cách tiếp cận WTP của các cá nhân thông qua hành vi tiêu dùng của họ hoặc hỏi trực tiếp. Cách này đƣợc thực hiện khi không có thị trƣờng thực. Thuật ngữ thƣờng đƣợc dùng là đo lƣờng WTP gián tiếp. 2.1.3 Thang đo NEP _ New Ecological Paradigm Scacle Theo Mark W. ANDERSON (2012) tổng hợp từ tác giả Dunlap và nhiều tác giả khác (2000) thì thang đo NEP là một thƣớc đo để kiểm chứng thái độ ủng hộ bảo bệ môi trƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi trong giáo dục, xã hội, khu vui chơi giải trí và những nơi mà có sự khác biệt về thái độ và hành vi. Thang đo đƣợc xây dựng từ 15 ý kiến và phải chọn đồng ý hay không đồng ý (bao gồm 5 mức độ không đồng ý hoàn toàn, không đồng ý, không chắc chắn, đồng ý, đồng ý hoàn toàn) về các vấn đề môi trƣờng : - Chúng ta đang dần tiến tới giới hạn dân số mà trái đất có thể chịu đựng. - Con ngƣời có quyền điều chỉnh môi trƣờng tự nhiên theo yêu cầu cần thiết của họ. - Con ngƣời can thiệp vào tự nhiên sẽ dẫn đến tƣ nhiên sẽ bị hƣ hại. - Sự khéo léo của con ngƣời sẽ bảo đảm rằng chúng ta không làm cho trái đất không còn sự sống. - Con ngƣời đang lạm dụng nghiêm trọng đến môi trƣờng. - Trái đất có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên nếu chúng ta chỉ cần tìm hiểu làm thế nào để phát triển chúng. - Thực vật và động vật có quyền tồn tại nhƣ con ngƣời. - Sự cân bằng của tự nhiên là đủ mạnh để đối phó với những tác động của các quốc gia công nghiệp hiện đại. - Mặc dù có khả năng đặc biệt của chúng ta, con ngƣời vẫn phải tuân theo các quy luật tự nhiên. - Những thông tin về “Cuộc khủng hoảng sinh thái” mà con ngƣời phải đối mặt đã đƣợc phóng đại rất nhiều. - Trái đất giống nhƣ một tàu vũ trụ có độ rộng và các nguồn lực rất hạn chế. - “Con ngƣời” có nghĩa là ngƣời cai trị phần còn lại của thiên nhiên. - Sự cân bằng của tự nhiên rất mỏng manh và dễ dàng bị tổn thƣơng. - Con ngƣời cuối cùng sẽ tìm hiểu đủ về quy luận vận hành của tự nhiên để có thể kiểm soát nó. - Nếu các hoạt động can thiệp vào tự nhiên của con ngƣời nhƣ hiện nay, chúng ta sẽ sớm gặp một thảm họa sinh thái lớn. Qua 15 câu trắc nghiệm thái độ về môi trƣờng sẽ tính ra điểm NEP của cá nhân trả lời. Điểm số tối đa là 75 điểm và điểm tối thiểu là 15 điểm. Nếu điểm số càng cao thì cho thấy ngƣời đó có thái độ ủng hộ môi trƣờng. Các báo cáo về nghiên cứu chỉ tiêu này cho thấy điểm trung bình của thang đo này là 53,3 điểm. Nếu cá nhân có điểm số cao hơn 53,3 điểm cho thấy cá nhân này có thái độ môi trƣờng tốt hơn trung bình. Và ngƣợc lại nếu ít hơn 53,3 điểm thì đƣợc xếp vào loại có hành vi kém thân thiện với môi trƣờng. 2.1.4 Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method-CVM) 2.1.4.1 Định nghĩa - Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: là phƣơng pháp dùng để đánh giá giá trị hàng hóa môi trƣờng bằng cách hỏi trực tiếp. Phƣơng pháp này gọi là phƣơng pháp định giá “ngẫu nhiên” vì nó cố làm cho ngƣời đƣợc hỏi nói họ hành động thế nào nếu họ đặt trong một trƣờng hợp giả định. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp hàng hóa hay dịch vụ không hoặc chƣa đƣợc buôn bán trên thị trƣờng và chỉ có cách hỏi các đối tƣợng nghiên cứu xem họ chọn thế nào khi đƣợc đặt vào trƣờng hợp nhất định. - Điểm mạnh của phương pháp CVM: Điểm mạnh của phƣơng pháp này chính là linh động, có thể áp dụng cho bất kì thứ gì mà con ngƣời có thể hiểu đƣợc, bao gồm hàng hóa thị trƣờng và hàng hóa không thị trƣờng tƣơng ứng, định đƣợc giá phi sử dụng. - Điểm yếu của phương pháp CVM: + Đặt tính giả định: do ngƣời đƣợc hỏi đƣa ra quyết định trong trƣờng hợp giả định, không thật nên có hai khả năng xảy ra: Một là, trong tình huống thật họ không quyết định nhƣ vậy. Hai là, không có động lực để họ trả lời thật sự quyết định của mình với phỏng vấn viên. + Động lực nói không đúng giá sẵn lòng trả, có hai động lực: một là, ngƣời đƣợc hỏi đoán rằng câu trả lời của họ sẽ đƣợc dùng để đƣa ra mức phí bảo hiểm họ sẽ đƣa ra mức thấp hơn mức sẵn lòng trả của họ; hai là, ngƣời trả lời sẽ đƣa ra mức giá cao hơn vì họ nghĩ rằng ngƣời khác cũng nhƣ vậy vì họ thực sự chƣa chi trả tiền. - Ứng dụng: Có thể đánh giá giá trị của: + Sự cải thiện môi trƣờng: Max WTP để đạt đƣợc sự cải thiện, Min WTP để từ bỏ sự cải thiện. + Sự thiệt hại môi trƣờng: Max WTP để tránh thiệt hại, Min WTP để chấp nhận thiệt hại. 2.1.4.2 Các bước thực hiện Bƣớc 1: Xác định hàng hoá cần đánh giá Sự thay đổi chất lƣợng môi trƣờng đƣợc đo ở đây là gì? Cần phải mô tả rõ sự thay đổi về môi trƣờng Sử dụng bảng, hình ảnh,…v.v để minh hoạ. Bƣớc 2: Xác định đối tƣợng khảo sát. Là toàn bộ các đối tƣợng (cá nhân, hộ gia đình) hƣởng lợi tìm năng từ hàng hoá/dịch vụ đang đánh giá. Bƣớc 3: Lựa chọn phƣơng thức khảo sát/ cách đặt câu hỏi a/ Cách đặt câu hỏi: Bài viết sử dụng phƣơng pháp Close-ended question để hỏi đáp viên. Dƣới đây là một số phƣơng pháp phổ biến dùng để hỏi trong nghiên cứu: Open-ended question: phƣơng pháp này hỏi ngƣời đựơc phỏng vấn họ muốn trả bao nhiêu. Close-ended question: Đƣa ra cho ngƣời đƣợc phỏng vấn 1 con số (số tiền phải trả)và hỏi họ đồng ý trả hay không. Payment card: đƣa thẻ ghi một dãy số và đề nghị ngƣời đƣợc phỏng vấn chọn. Stochastic payment card: đƣa thẻ ghi một dãy số và hỏi ngƣời đƣợc phỏng vấn xác suất/khả năng họ đồng ý trả cho mỗi số tiền. Double-bounded: Ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu. Nếu trả lời có, hỏi mức cao hơn. Nếu trả lời không, hỏi mức thấp hơn. Ngoài ra, còn có các cách đặt câu hỏi nhƣ: Bidding game, v.v... b/ Phƣơng thức phỏng vấn: Đề tài sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp để phỏng vấn đáp viên. Bƣớc 4: Xây dựng công cụ khảo sát * Xây dựng bảng câu hỏi: rất quan trọng trong CVM Bảng câu hỏi tốt là bảng câu hỏi cung cấp chính xác các thông tin, làm ngƣời trả lời phải suy nghỉ nghiêm túc và từ đó thu thập đƣợc WTP đúng * Các bước xây dựng bảng câu hỏi: - Xác định lại hàng hoá cần đánh giá - Thiết kế kịch bản - Đặt câu hỏi về WTP Các câu hỏi phụ liên quan đến: thái độ và sự hiểu biết liên quan đến vấn đề đƣợc hỏi (attitude, opinion, knowledge question), các câu hỏi“tiếp theo” (“folow-up question), đặc điểm kinh tế xã hội (demographic) - Khảo sát thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi * Cấu trúc của bảng câu hỏi: - Các câu hỏi về kiến thức thái độ - Kịch bản - Mô tả các thuộc tính của hàng hoá - Mô tả thị trƣờng: đơn vị cung cấp, ai sẽ hƣởng lợi và thiệt hại? - Phƣơng thức thanh toán (payment vehicle): thanh toán nhƣ thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình? Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu tiền? Phƣơng thức chi trả đạt yêu cầu nếu ngƣời đƣợc phỏng vấn tin là công bằng và có tính thực tế. - Câu hỏi về sự hài lòng và nhu cầu - Câu hỏi WTP - Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (Follow up question) - Đặc điểm kinh tế xã hội * Xác định các mức giá - Để xác định mức giá: cần thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân. - Xác định mức giá nhƣ thế nào còn liên quan đến cách đặt câu hỏi. Bƣớc 5: Khảo sát Sử dụng bảng câu hỏi đã xây dựng để khảo sát và thu thập số liệu Bƣớc 6: Xử lý số liệu Phương pháp tham số * Mô hình lí thuyết Theo lý thuyết cơ bản của phƣơng pháp tiếp cận CV phân đôi bởi Hanemann (1984) là đề xuất ý tƣởng ƣa chuộng bằng cách áp dụng CV trong thực tế là yêu cầu mỗi ngƣời trả lời một câu hỏi đóng, cụ thể là liệu họ sẽ chấp nhận trả một số tiền nhất định để có đƣợc một sự thay đổi đƣợc đƣa ra trong tình trạng hiện tại của họ. Do đó, câu trả lời là kiểu "có (yes)" hoặc "không (no)",đòi hỏi một lý thuyết nhƣ thế nào để chuyển các câu trả lời riêng biệt vào ƣớc tính giá sẵn lòng trả (WTP) có ý nghĩa. Chúng tôi cho rằng một ngƣời trả lời đƣợc yêu cầu xem xét sự thay đổi từ hiện trạng Q0 đến Q1, tại Q1 đề cập đến chất lƣợng môi trƣờng và có lẽ là sự lựa chọn thứ hai là thích hợp hơn với trƣớc đây. Biểu thị các hữu dụng gián tiếp của ngƣời trả lời nhƣ V(P,Q,I,Z), trong đó P là một vector của giá, I là thu nhập của ngƣời trả lời và Z là một vector của các đặc tính của ngƣời trả lời. Sau đó nếu ngƣời trả lời đƣợc hỏi liệu anh có sẵn sàng trả một số tiền M để có đƣợc Q1, câu trả lời sẽ là "có" nếu các điều kiện sau đây đạt đƣợc (trong đó PR biểu thị xác suất) Pr(Yes) = Pr{V(P,Q1, I – M, Z) + ε1 ≥ V(P,Q0, I – 0, Z) + ε0} = Pr{V(P,Q1, I – M, Z) – V(P,Q0, I – 0, Z) + ε1 – ε0 ≥ 0} Trong đó ε0 và ε1 là thành phần không có ý nghĩa của hàm hữu dụng và giống nhau và phân phối độc lập biến ngẫu nhiên với số không có nghĩa. Nếu chúng ta định nghĩa: ∆V = V(P,Q1, I – M, Z) – V(P,Q0, I – 0, Z) và γ = ε1 – ε0 ta có thể viết lại: Pr{Yes} = Pr( γ ≥ – ∆V) = 1 – Fγ(– ∆V) = Fγ( ∆V) (2.1) Khi đó Fγ( ∆V) đại diện cho hàm mật độ tích lũy của giá sẵn lòng trả tối đa. Trong phƣơng pháp phân tích CV phân đôi ƣớc tính giá trung bình và mức giá sẵn lòng trả trung bình (WTP) dựa trên các hệ số liên quan đến giá sẵn lòng trả (WTP) với một hằng số và giá (BID). Hệ số bổ sung (X) của biến khác nhƣ câu trả lời cho câu hỏi thái độ hoặc thông tin cá nhân của ngƣời trả lời cũng có thể là một nhân tố trong mô hình. Probit và mô hình logit đƣợc áp dụng phổ biến để phân tích các lựa chọn dạng phân đôi của phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này sử dụng các hàm logit tính toán tƣơng đối dễ dàng hơn so với phƣơng pháp của hàm probit. Sau đây hàm số logistic có thể ƣớc tính cho các hệ số: Pr(Yes) = Fγ( ∆V) = Trong đó và = (2) là các hệ số ƣớc tính và giá (BID) là số tiền ngƣời đƣợc hỏi yêu cầu trả. Mô hình logistic có thể ƣớc tính với khả năng cao nhất. Cho Rk là chỉ số biến cho quan sát k, với: Pr(Yes) = Pr(Rk = 1) = Pr( γk ≤ ∆Vk) = Fγ( ∆Vk) Pr(No) = Pr(Rk = 0) = Pr( γk ≤ ∆Vk) = 1 – Fγ( ∆Vk) (3) Để log đƣợc hình thành: logL = + (1 – Rk)ln(1 – Fγ( ∆Vk))} (4)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng