Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ước lượng hàm cầu tiền tại việt nam bằng mô hình thực nghiệm luận văn thạc sĩ 2...

Tài liệu ước lượng hàm cầu tiền tại việt nam bằng mô hình thực nghiệm luận văn thạc sĩ 2015

.PDF
95
390
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------o0o------ HỒ THỊ HỌA MY ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU TIỀN TẠI VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------o0o------ HỒ THỊ HỌA MY ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU TIỀN TẠI VIỆT NAM BẰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và nội dung luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Tác giả Hồ Thị Họa My MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................................2 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VỀ CUNGVÀ CẦU TIỀN TỆ ..........5 1.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CUNG VÀ CẦU TIỀN TỆ ........................5 1.1.1. Tổng quan về lý thuyết cung tiền ...............................................................5 1.1.1.1. Khái niệm .............................................................................................5 1.1.1.2. Các thành viên tham gia quá trình cung ứng tiền tệ ............................6 1.1.2. Tổng quan về lý thuyết cầu tiền .................................................................7 1.1.2.1. Lý thuyết số lƣợng tiền ........................................................................7 1.1.2.2. Những các tiếp cận khác của trƣờng phái tân cổ điển .......................10 1.1.2.3. Lý thuyết của trƣờng phái Keynes .....................................................11 1.1.2.4. Các lý thuyết cầu tiền sau Keynes .....................................................13 1.2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CẦU TIỀN .............................................22 1.2.1. Cơ sở lý thuyết của ƣớc lƣợng hàm cầu tiền ............................................22 1.2.2. Lựa chọn biến số và phƣơng pháp ƣớc lƣợng ..........................................23 1.2.2.1. Lựa chọn biến.....................................................................................23 1.2.2.2. Về phƣơng pháp ƣớc lƣợng và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về hàm cầu tiền ở một số nƣớc trên thế giới. .....................................25 1.2.3.Nghiên cứu cầu tiền tại Việt Nam .............................................................30 Kết luận chƣơng một .............................................................................................33 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẦU TIỀN CỦA VIỆT NAM ......................................................................................................34 2.1. TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM ...........................................................34 2.1.1. Về tăng trƣởng kinh tế (GDP) và chỉ số giá CPI......................................34 2.1.2. Về lãi suất tiền gửi....................................................................................36 2.1.3.Về hiện tƣợng đô la hóa tại Việt Nam.......................................................37 2.1.4. Về thị trƣờng chứng khoán.......................................................................38 2.1.5. Về thị trƣờng vàng....................................................................................40 2.2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................................42 2.2.1. Xây dựng hàm cầu tiền và lựa chọn biến số.............................................42 2.2.2. Phƣơng pháp ƣớc lƣợng ...........................................................................45 2.2.3. Mô tả dữ liệu ............................................................................................46 Kết luận chƣơng hai ...............................................................................................47 Chƣơng 3.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................48 3.1.KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ ĐỂ KIỂM TRA TÍNH DỪNG 48 3.2. ƢỚC LƢỢNG ĐỘ TRỄ TỐI ƢU ..................................................................48 3.3. KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG ARDL ..................................................................49 3.3.1. Kết quả ƣớc lƣợng hàm cầu tiền thực M1/P ngắn hạn. ............................49 3.3.2. Kiểm định đƣờng bao (Bound test) cho hàm cầu tiền M1/P dài hạn .......51 3.3.3. Kết quả ƣớc lƣợng hàm cầu tiền thực M2/P ngắn hạn. ............................52 3.3.4. Kiểm định đƣờng bao (Bound test) cho hàm cầu tiền M2/P dài hạn .......54 Kết luận chƣơng ba ................................................................................................55 Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................57 4.1. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................57 4.2. CÁC KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC ...................................58 4.2.1.Về công tác thu nhập dữ liệu kinh tế vĩ mô...............................................58 4.2.2. Trong việc lựa chọn công cụ của chính sách tiền tệ.................................58 4.2.3. Trong việc nâng cao điều kiện thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả ........60 4.3. CÁC HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................64 KẾTLUẬN ................................................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viếttắt ARDL ADF AIC Nguyênvăn Mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag). Kiểm định Dickey-Fuller mở rộng (Augmented Dickey-Fuller) Akaike’s Information Criteria CSTT Chính sách tiền tệ ECM Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model) FCD Tiền gửi ngoại tệ GDP NHNN Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dometic Product) Thống kê tài chính quốc tế (International Financial Statistics) Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund) Tổng khối lƣợng tiền hẹp (tổng lƣợng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng và các khoản tiền gửi không kỳ hạn) Tổng phƣơng tiện thanh toán (tổng lƣợng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng + tiền gửi bằng VND và bằng ngoại tệ của dân cƣ, doanh nghiệp tại các NHTM) Tổng khối lƣợng tiền cơ sở (tiền mặt ngoài NHNN và tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại NHNN) (Monetary Base) Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng Thƣơng Mại NHTW VND Ngân hàng Trung ƣơng Mô hình hiệu chỉnh từng phần (Partial Adjustment Model) Thị trƣờng tài chính Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model) Việt Nam đồng USD Đôla Mỹ IFS IMF M1 M2 MB PAM TTTC VECM DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Tình trạng đô la hóa tại Việt Nam giai đoạn năm 2005 - 2014. ................38 Bảng 2.2. Mô tả dữ liệu .............................................................................................47 Bảng 3.1. Bảng kết quả ADF unit root test ...............................................................48 Bảng 3.2. Kiểm định về độ trễ của mô hình .............................................................48 Bảng 3.3. Kết quả ƣớc lƣợng ARDL cho cầu tiền M1/P trong ngắn hạn .................80 Bảng 3.4. Kiểm định đƣờng bao của mô hình M1/P ................................................81 Bảng 3.5. Kết quả ƣớc lƣợng hàm cầu tiền thực M1/P trong dài hạn.......................82 Bảng 3.6. Kết quả ƣớc lƣợng ARDL cho cầu tiền M2/P trong ngắn hạn .................83 Bảng 3.7. Kiểm định đƣờng bao của mô hình M2/P ................................................84 Bảng 3.8. Kết quả ƣớc lƣợng hàm cầu tiền thực M2/P trong dài hạn.......................85 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trƣởng GDP và chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 ...............................................................................................................35 Hình 2.2. Biểu đồ lãi suất tiền gửi VND của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 .......36 Hình 2.3. Biểu đồ chỉ số chứng khoán Việt Nam (Vn-index) từ năm 2000-2014 ....39 Hình 2.4. Biểu đồ giá vàng SJC giai đoạn 2005-2014 ..............................................41 Hình 3.1. Kiểm định CUSUM và CUSUM-Squares cho tính ổn định của hàm cầu tiền M1 ngắn hạn. ......................................................................................................86 Hình 3.2 Kiểm định CUSUM và CUSUM-Squares cho tính ổn định của hàm cầu tiền M2/P ngắn hạn. ..................................................................................................87 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL để tìm hiểu mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa nhu cầu nắm giữ tiền thực tế của ngƣời dân (M1/P và M2/P) với các nhân tố tác động đến nó bao gồm thu nhập thực (GDP thực), lãi suất tiền gửi, lạm phát, tỷ giá VND/USD, chỉ số chứng khoán, giá vàng. Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên dữ liệu hàng quý trong khoảng thời gian Q1/2005 đến Q4/2014 tại Việt Nam. Trong ngắn hạn, cầu tiền thực M1/P phụ thuộc thu nhập thực (GDP thực)và lãi suất tiền gửi VND, chỉ số Vn-index. Không có bằng chứng cho thấy giá vàng có tác động đến M1/P. Trong dài hạn chỉ có GDP thực tác động lên cầu tiền M1/P. Trong ngắn hạn, cầu tiền thực M2/P phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nắm giữ tiền của ngƣời dân trong quý trƣớc, thu nhập thực, CPI. Kết quả phù hợp với lý thuyết và phù hợp với diễn biến kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Không có bằng chứng cho thấy cầu tiền thực M2 phụ thuộc vào tỷ giá, giá chứng khoán và giá vàng. Trong dài hạn, chỉ có thu nhập thực tác động đến nhu cầu nắm giữ tiền M2/P. Không có bằng chứng cho thấy lạm phát, tỷ giá VND/USD, giá vàng và chỉ số vnindex tác động đến cầu tiền thực M2/P. Hàm cầu tiền thực trong ngắn hạn phù hợp với lý thuyết và ổn định nên có thể sử dụng trong phân tích và dự báo cầu tiền. 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cầu tiền đóng một vai trò quan trọng trong phân tích các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong việc lựa chọn hành động của chính sách tiền tệ. Cầu tiền ổn định sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách tiền tệ có thể dự báo đƣợc nhu cầu tiền của nền kinh tế và đƣa ra những quyết định liên quan đến cung ứng tiền đáp ứng đƣợc nhu cầu nhƣng không gây ra những bất ổn cho thị trƣờng tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Chính vì sự quan trọng của cầu tiền trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ mà trong vài thập kỷ qua, rất nhiều các nghiên cứu về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực nghiệm về cầu tiền đã đƣợc thực hiện trên thế giới. Những năm gần đây trƣớc tác động của chế độ tỉ giá thả nổi, xu hƣớng toàn cầu hóa thị trƣờng vốn, tự do hóa khu vực tài chính thì việc nghiên cứu cầu tiền ngày càng đƣợc các Ngân hàng Trung ƣơng, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn và thực sự đã trở thành vấn đề thời sự quốc gia. Ở Việt Nam từ năm 1986, sau khi Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế đến nay, nền kinh tế đã từng bƣớc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trƣờng và hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Song song với đổi mới kinh tế vĩ mô, cải cách ở khu vực tài chính ngân hàng cũng đáng kể nhƣnới lỏng các quy định về lãi suất trong nƣớc từ năm 1996;vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam;tái cơ cấu các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc từ năm 2005 và sự cởi mở đối với ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài từ năm 2008, cạnh tranh huy động vốn, khủng hoảng thanh khoản hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm 2007, 2008... Đến nay, những cải cách này đã mang lại nhiều thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế gia tăng qua các năm, hệ thống tài chính ngày càng hiệu quả làm cho các tài sản tài chính ngày càng phong phú. Bối cảnh kinh tế thế giới cũng có nhiều thay đổi. Vì 3 vậy các tác nhân tác động đến nhu cầu nắm giữ tiền của ngƣời dân cũng có nhiều thay đổi qua các thời kỳ. Tuy vậy, cho đến nay số lƣợng các nghiên cứu chính thức về cầu tiền ở Việt Nam là tƣơng đối ít, hiệu quả ứng dụng trong điều hành chính sách tiền tệ còn hạn chế. Từ thực tiễn trên, đề tài: "Ƣớc lƣợng hàm cầu tiền tại Việt Nam bằng mô hình thực nghiệm" đƣợc lựa chọn nhằm xác định các mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến nhu cầu nắm giữ tiền của ngƣời dân từ đó làm cơ sở để phân tích và dự báo cầu tiền giúp cho việc thực thi chính sách tiền tệ một cách hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tổng quan các lý thuyết cầu tiền từ trƣờng phái kinh tế học cổ điển đến nay cùng với thực trạng nghiên cứu cầu tiền ở các nƣớc và tại Việt Nam.  Xác định các nhân tố tác động đến cầu tiền thực M1/P và M2/P tại Việt Nam.  Ƣớc lƣợng hàm cầu tiền thực M1/P, M2/Ptại Việt Nam với các biến giải thích tốt hơn và sử dụng kỹ thuật ƣớc lƣợng ƣu việt hơn để đƣa ra các ƣớc lƣợng cầu tiền phản ánh thực tiễn tốt nhất.  Từ kết quả ƣớc lƣợng các hàm cầu tiền thực trên, tác giả đƣa ra các kiến nghị cho Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc điều hành chính sách tiền tệ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu  Nghiên cứu mối quan hệ giữa cầu tiền với thu nhập thực và các tài sản có thể thay thế tiền tại Việt Nam.  Nghiên cứu định lƣợng các tác độngtừ các nhân tố này tới nhu cầu nắm giữ tiền tại Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu Dữ liệu kinh tế vĩ mô bao gồm M1, M2, GDP thực, CPI, lãi suất tiền gửi VND, tỷ giá VND/USD, chỉ số VN-INDEX, giá vàngtại Việt Nam đƣợc trích xuất từ quý 1/2005 đến quý 4/2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp thống kê. 4  Phƣơng pháp mô hình hóa: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm làm rõ hơn những phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể và làm cho các vấn đề trở nên dễ hiểu hơn.  Phƣơng pháp phân tích định lƣợng: luận văn sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợngtheo mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) cho việc nghiên cứu thực nghiệm cầu tiền ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2014. 5. Ý nghĩa khoa học của luận văn Luận văn với đề tài “Ƣớc lƣợng hàm cầu tiền tại Việt Nam bằng mô hình thực nghiệm” khi đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu sẽ có những đóng góp sau:  Hệ thống hóa đƣợc các lý thuyết cầu tiền từ trƣờng phái kinh tế học cổ điển đến nay cùng với thực trạng nghiên cứu cầu tiền ở các nƣớc và tại Việt Nam. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu thực nghiệm cầu tiền tại Việt Nam.  Qua tổng hợp số liệu các chỉ báo kinh tế vĩ mô nhƣ: GDP thực, CPI, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chỉ số VN-INDEX, giá vàng cho thấy bức tranh tổng quan về thực trạng nền kinh tế Việt Nam qua các năm.  Luận văn cũng áp dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng (ARDL) khi phân tích các tác động lẫn nhau (đồng liên kết) giữa các nhân tố ảnh hƣởng tới nhu cầu nắm giữ tiền của Việt Nam. Qua đó chỉ rõ các nhân tố tác động đến nhu cầu nắm giữ tiền của ngƣời dân Việt Nam và định lƣợng đƣợc các ảnh hƣởng khi các nhân tố thay đổi sẽ tác động đến cầu tiền nhƣ thế nào. Vì vậy, hàm cầu tiền này có thể làm cơ sở cho việc đƣa ra chính sách tiền tệ đƣợc hiệu quả. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng: Chƣơng 1.Tổng quan về lý thuyết cung và cầu tiền. Chƣơng 2.Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến cầu tiền của Việt Nam. Chƣơng 3.Phân tích kết quả nghiên cứu. Chƣơng 4. Kết luận và kiến nghị. 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VỀ CUNGVÀ CẦU TIỀN TỆ Cung và Cầu tiền đóng vai trò quan trọng trong hoạch định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là trong việc đƣa ra chính sách tiền tệ. Chƣơng này mô tả những lý thuyết về cung và cầu tiền qua thời gian đã tiến triển nhƣ thế nào và tóm lƣợc các nghiên cứu thực nghiệm về cầu tiền trên thế giới và Việt Nam. 1.1. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT CUNG VÀ CẦU TIỀN TỆ 1.1.1. Tổng quan về lý thuyết cung tiền 1.1.1.1. Khái niệm “Cung tiền là khối lƣợng tiền cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo các nhu cầu sản xuất, lƣu thông hàng hóa cũng nhƣ các nhu cầu chi tiêu trao đổi khác của nền kinh tế xã hội” (Nguyễn Đăng Dờn, 2009, trang 28). Nhƣ vậy, mức cung tiền tệ là toàn thể khối tiền tệ đã đƣợc cung cấp cho nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Mức cung tiền tệ tạo thành khối tiền tệ bao gồm các thành phần sau:  Tiền giao dịch (M1): Tiền giao dịch là khối tiền trực tiếp làm phƣơng tiện lƣu thông và phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế. Vì vậy, nó cho phép đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán của các cá nhân, tổ chức.Tiền giao dịch (M1) bao gồm: + Tiền mặt đang lưu hành (C-cash): Tiền mặt lƣu hành, còn gọi là tiền mặt trong lƣu thông bao gồm ba bộ phận: • Tiền mặt trong tay nhân dân. • Tiền mặt trong quỹ các đơn vị, tổ chức kinh tế. • Tiền mặt trong quỹ nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ba bộ phận tiền mặt này còn đƣợc gọi là cơ số tiền tệ gây áp lực trực tiếp và mạnh mẽ đối với lực lƣợng hàng hóa dịch vụ của nền kinh tế vì vậy nó là bộ phận cần đƣợc theo dõi và kiểm soát chặt chẽ. Tiền mặt lƣu hành chính là lƣợng tiền giấy do 6 ngân hàng Trung ƣơng phát hành và đang nằm trong lƣu thông. Do đó nó còn đƣợc gọi là tiền Trung Ƣơng. + Tiền gửi không kỳ hạn (Deposit) Tiền gửi không kỳ hạn đƣợc xem là tiền giao dịch, bởi vì ngƣời gửi tiền (chủ tài khoản) bất kỳ lúc nào cũng có thể sử dụng tiền trên tài khoản này để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ…Tuy nhiên, tính kịp thời và ngay lập tức trong chi trả của tiền gửi không kỳ hạn không thể ngang bằng với tiền mặt đƣợc. Tuy có sự khác nhau giữa tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn nhƣng nó đều có năng lực giải tỏa rất nhanh chóng đáp ứng kịp thời các nhu cầu giao dịch của ngƣời sở hữu chúng. Và vì vậy ngƣời ta gọi nó là tiền giao dịch. Nó còn đƣợc gọi là tiền mạnh.  Khối tiền giao dịch mở rộng (M2): Bên cạnh khối tiền giao dịch (M1) còn có những khoản khác gọi là “chuẩn tệ” nhƣ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi định kỳ, trái phiếu kho bạc ngắn hạn, các hối phiếu, kỳ phiếu ngắn hạn… Những tài sản này không sử dụng ngay lập tức nhƣ tiền mặt, tiền gửi hoạt kỳ nhƣng sau một thời gian, nó có thể đƣợc sử dụng. Do vậy nó phải đƣợc cấu tạo vào trong khối tiền tệ của nền kinh tế. Khối tiền rộng vì vậy trở thành đối tƣợng quan trọng của chính sách tiền tệ quốc gia. Tùy mức độ “giải tỏa” của các loại “chuẩn tệ” khối tiền cũng đƣợc phân thành các cấp độ khác nhau. M2=M1+Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi định kỳ.  Khối tiền (moneytary block) – Ký hiệu là M M=M2+ tiền gửi khác Khối tiền của nền kinh tế với các thành phần của nó, biến động tùy theo tình hình kinh tế tài chính và sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống ngân hàng. 1.1.1.2. Các thành viên tham gia quá trình cung ứng tiền tệ  Ngân hàng trung ương: cơ quan chính phủ có chức năng theo dõi bao quát hệ thống hoạt động ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo chính sách 7 tiền tệ. Ở Mỹ, đó là hệ thống Dự trữ Liên bang. Ở Việt Nam hiện nay là Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.  Các ngân hàng (các tổ chức nhận tiền gửi): Những trung gian tài chính, họ nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức và thực hiện cho vay – các ngân hàng thƣơng mại, các công ty tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tƣơng trợ và các liên hiệp tín dụng.  Người gửi tiền: các cá nhân và các tổ chức nắm giữ tiền gửi ở các ngân hàng.  Người đi vay: các cá nhân, tổ chức vay tiền từ các tổ chức nhận tiền gửi hoặc từ các tổ chức phát hành các trái khoán, các trái khoán đó đƣợc các tổ chức nhận gửi mua. Trong bốn thành viên trên, thì Ngân hàng trung ƣơng đóng vai trò quan trọng nhất. Ngân hàng trung ƣơng điều hành chính sách tiền tệ liên quan đến các hoạt động tác động làm thay đổi bảng cân đối tài sản của nó. 1.1.2. Tổng quan về lý thuyết cầu tiền 1.1.2.1. Lý thuyết số lƣợng tiền Lý thuyết về cầu tiền đƣợc các nhà kinh tế học cổ điển bắt đầu nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.Thực tế các lý thuyết cổ điển không đề cập trực tiếp đến cầu tiền mà nó giải quyết vấn đề giá trị danh nghĩa của tổng thu nhập đƣợc xác định nhƣ thế nào. Do đó, nó cho biết bao nhiêu tiền đƣợc nắm giữ đối với thu nhập đã cho nên nó cũng là học thuyết về cầu tiền. Cách tiếp cận theo lý thuyết số lƣợng tiền đƣợc trình bày rõ nhất trong tác phẩm “Sức mua của tiền tệ” của nhà kinh tế học ngƣời Mỹ Fisher (1911). Fisher xem xét mối quan hệ giữa tổng lƣợng tiền tệ M với tổng chi tiêu để mua hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất ra trong nền kinh tế PY.Trong đó P là mức giá cả và Y là tổng sản phẩm. Tổng chi tiêu PY đƣợc coi nhƣ là tổng thu nhập danh nghĩa của nền kinh tế hoặc nhƣ tổng sản phẩm quốc gia danh nghĩa GNP. Fisher tìm thấy mối quan hệ giữa M và PY và thể hiện đó qua đại lƣợng V mà Fisher gọi là “tốc độ chu chuyển của tiền” tức là số lần trung bình trong một năm mà một đồng đô la đƣợc dùng để mua tổng số hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất trong nền kinh tế. 8 V PY M (1.1) * Phƣơng trình trao đổi của Fisher: Nhân hai vế của phƣơng trình (1.1) cho M ta đƣợc phƣơng trình trao đổi MV=PY(1.2) Phƣơng trình trao đổi cho biết lƣợng tiền nhân với số lần mà đồng tiền đó đƣợc chi ra trong một năm đã cho phải bằng thu nhập danh nghĩa của năm đó. Để tính đƣợc số tiền đƣợc nắm giữa là bao nhiêu ta chia hai vế của phƣơng trình trao đổi (1.2) cho V, ta đƣợc M 1 x PY V Khi thị trƣờng tiền tệ cân bằng, số lƣợng tiền mà ngƣời dân nắm giữ (M) bằng số lƣợng tiền đƣợc yêu cầu (Md), đặt k=1/V (k là hằng số vì V là hằng số) ta viết lại phƣơng trình trên nhƣ sau: Md  k x PY (1.3) Phƣơng trình (1.3) cho biết số lƣợng tiền Md mà ngƣời dân yêu cầu đƣợc xác định thông qua các giao dịch sinh ra bởi một mức cố định của thu nhập danh nghĩa (PY). Nhƣ vậy, lý thuyết số lƣợng tiền tệ của Fisher nêu lên rằng tiền tệ thuần túy là một hàm số của thu nhập và lãi suất không có ảnh hƣởng đến cầu về tiền tệ. * Cách tiếp cận của Cambridge Trên cơ sở ban đầu của lý thuyết số lƣợng tiền của Fisher (từ phƣơng trình (1.1)), một nhóm nhà kinh tế học cổ điển tại đại học Cambridge, Anh, bao gồm Alfred Marshall và A.C.Pigou tiếp tục nghiên cứu về vấn đề đó. Mặc dù phân tích của họ đƣa đến một phƣơng trình giống y nhƣ phƣơng trình cầu tiền tệ của Fisher (phƣơng trình 1.3), nhƣng cách tiếp cận của họ khác với cách tiếp cận của Fisher. Thay vì nghiên cứu cầu tiền tệ bằng cách chỉ nhìn vào mức giao dịch và các tổ chức ảnh hƣởng đến cách dân chúng tiến hành các giao dịch coi đó là những yếu tố quyết định chủ chốt, những nhà kinh tế học Cambridge đặt câu hỏi xem các cá nhân sẽ muốn giữ bao nhiêu tiền trong một tình huống đƣợc giả định. Trong mô hình 9 Cambridge, các cá nhân có một sự linh hoạt trong việc quyết định nắm giữ tiền và hoàn toàn không phụ thuộc vào những hạn chế và thể chế chẳng hạn nhƣ họ có thể đƣợc sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hay không.Vì vậy mà cách tiếp cận của Cambridge không xóa bỏ ảnh hƣởng của lãi suất đối với cầu tiền tệ. Những nhà kinh tế học cổ điển Cambridge thừa nhận rằng tiền có hai thuộc tính thúc đẩy ngƣời ta muốn giữ tiền: Thứ nhất, tiền hoạt động nhƣ một phƣơng tiện trao đổi mà ngƣời ta cần dùng để tiến hành các giao dịch. Các nhà kinh tế học Cambridge đồng ý với Fisher rằng cầu tiền tệ phải có liên quan đến (nhƣng không đƣợc quyết định bởi) mức các giao dịch và rằng sẽ có một yếu tố cấu thành giao dịch của cầu tiền tệ tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa. Thứ hai, tiền hoạt động nhƣ một phƣơng tiện cất giữ của cải. Thuộc tính này của tiền tệ đƣa các nhà kinh tế học Cambridge đến việc nêu lên rằng mức của cải của con ngƣời cũng ảnh hƣởng đến cầu tiền tệ. Do của cải của một cá nhân tăng trƣởng, nên anh ta cần cất giữ của cải bằng cách nắm giữ một lƣợng lớn hơn các tài sản mà một trong các tài sản đó là tiền. Bởi vì những nhà kinh tế học Cambridge tin rằng của cải theo số danh nghĩa là tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa, cho nên họ cũng tin rằng bộ phận của cải cấu thành của cầu tiền tệ tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa. Các nhà kinh tế học Cambridge kết luận rằng cầu tiền tệ phải tỷ lệ với thu nhập danh nghĩa và biểu thị hàm số cầu tiền tệ nhƣ sau Md  k x PY (1.4) Trong đó k là hằng số của tính tỷ lệ. Vì phƣơng trình này giống y nhƣ phƣơng trình (1.3) về cầu tiền của Fisher, cho nên cũng giống nhƣ Fisher, nhóm Cambridge đồng ý rằng lãi suất không đóng vai trò gì trong cầu tiền tệ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhóm Cambridge cho rằng những quyết định dùng bao nhiêu tiền để cất giữ của cải phụ thuộc vào hoa lợi và lợi tức dự tính về các tài sản khác mà cùng đƣợc xem nhƣ phƣơng tiện cất giữ của cải. Do đó, khi những đặc điểm của các tài sản khác thay đổi, thì lúc đó k có thể cũng thay đổi. Điểm khác biệt nhỏ này các nhà kinh tế học Cambridge sau này đã giúp Keynes mở rộng và đi đến một quan điểm 10 khác hẳn với những nhà kinh tế thuộc lý thuyết số lƣợng về tầm quan trọng của lãi suất đối với cầu tiền tệ. 1.1.2.2. Những các tiếp cận khác của trƣờng phái tân cổ điển Các nhà kinh tế học tân cổ điển cũng xem xét vai trò cơ bản của tiền là phƣơng tiện trao đổi trong phân tích cầu tiền. Tiền, theo họ, đƣợc mọi ngƣời tìm kiếm và nắm giữ vì nó đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hoá và dịch vụ. Tiền là thứ yêu thích mang tính kinh tế vì nó đƣợc chi tiêu và luân chuyển trong nền kinh tế. Tuy vậy, họ không bỏ qua chức năng cất trữ giá trị của tiền nhƣng họ lại không đề cập trực tiếp đến vai trò của lãi suất - chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền - trong việc xác định cầu tiền. Các nhà kinh tế này cho là cầu về tiền có nhiều nhân tố khác ảnh hƣởng tới nhƣ sự bất ổn trong tƣơng lai (Marshall và Pigou), lạm phát dự kiến (Cannan). Các nhà kinh tế học Cambridge khi phân tích cầu tiền đã đƣa ra ràng buộc “coi nhƣ tất cả các yếu tố khác là không thay đổi”. Ràng buộc này ngầm chứa ảnh hƣởng của lãi suất tới cầu tiền. Trong phân tích của họ, nhân tử k hàm chứa ảnh hƣởng dƣơng của tỷ lệ lãi suất thu hồi vốn của các tài sản tài chính khác thay thế tiền. Lavington (1921) cho rằng tỷ lệ lãi suất là yếu tố cơ bản ảnh hƣởng tới chi phí của việc nắm giữ tiền và sau đó Fisher (1930) cũng có quan điểm tƣơng tự. Tuy nhiên, năm 1935 Hicks cho rằng lý thuyết cầu tiền cần đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết giá trị truyền thống, nghĩa là cầu tiền là kết quả của sự lựa chọn tối ƣu giữa các tài sản tài chính khác nhau. Với một khối lƣợng tài sản giới hạn nào đó thì cầu tiền phụ thuộc vào tình trạng lợi tức và rủi ro của các loại tài sản cũng nhƣ các khoản chi phí giao dịch. Đó cũng chính là cơ sở khẳng định cầu tiền phụ thuộc vào chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền, đó là lãi suất. Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy lý thuyết cầu tiền của trƣờng phái kinh tế học cổ điển là lý thuyết cầu tiền giao dịch. Cầu tiền phụ thuộc chính vào thu nhập danh nghĩa. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cầu tiền của trƣờng phái này thì lãi suất cũng đƣợc một số nhà kinh tế cổ điển nói tới khi giải thích nhu cầu nắm giữ tiền nhƣ Lavington, Fisher, Hicks. Nhƣng không có ai trong số họ giải thích một cách thoả đáng tầm quan trọng của lãi suất đến cầu tiền mà chỉ có Keynes là ngƣời giải thích thỏa đáng 11 đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của hệ số nhạy cảm cầu tiền đối với lãi suất trong phân tích vĩ mô. Đó chính là lý thuyết mà Keynes đƣa ra năm 1936 về “sự ƣa thích thanh khoản”. 1.1.2.3. Lý thuyết của trƣờng phái Keynes Keynes đƣa ra nhiều phân tích chặt chẽ hơn những ngƣời tiền nhiệm của ông ấy và xem xét cầu tiền dƣới góc độ hoàn toàn khác. Khi các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển phân tích cầu tiền chủ yếu trong điều kiện “sự vận động của tiền” đó là, không có tình trạng dành dụm khi mà thu nhập phải đƣợc tiêu xài hết, Keynes phân tích rằng điều kiện “cất trữ” (nhƣ trong cách tiếp cận Cambrigde của thuyết số lƣợng tiền) và dựa trên động cơ đó dẫn dắt ngƣời ta nắm giữ tiền và cầu tiền tăng từ những động cơ này. Keynes mặc định rằng cá nhân nắm giữ tiền với ba động cơ: giao dịch, dự phòng và đầu cơ. Động cơ giao dịch Động cơ giao dịch tƣơng tự với lý thuyết số lƣợng tiền tệ xem tiền nhƣ là phƣơng tiện trao đổi.Ông ấy cho rằng mức giao dịch bao nhiêu là do mỗi cá nhân cũng nhƣ tất cả các cá nhân trong nền kinh tế quyết định. Do tổng mức giao dịch có quan hệ ổn định với thu nhập nên ông cho rằng “cầu tiền giao dịch” phụ thuộc vào thu nhập. Động cơ dự phòng Theo Keynes các cá nhân không biết chắc chắn về các khoản cần thanh toán hoặc phải thanh toán, các khoản chi tiêu không định trƣớc, bất thƣờng xảy ra nên họ nắm giữ tiền với động cơ dự phòng. Keynes đƣa ra giả thuyết rằng động cơ dự phòng cũng tạo nên cầu tiền. Cầu tiền dự phòng đƣợc Keynes gọi là “ƣa thích thanh khoản”. Keynes cố gắng làm rõ các khía cạnh của các đề nghị trƣớc đƣợc đƣa ra bởi Marshall và Pigou rằng việc không chắc chắn trong tƣơng lai là một nhân tố ảnh hƣởng đến cầu tiền. Thay vì nói không chắc chắn chung chung, Keynes dựa trên một biến số kinh tế nhƣ mức lãi suất tƣơng lai, cụ thể là lợi tức trái phiếu tƣơng lai để phân tích. Keynes tin rằng số tiền dự phòng mà ngƣời ta muốn nắm giữ đƣợc xác định trƣớc tiên bởi mức độ các giao dịch mà ngƣời ta dự tính sẽ thực hiện trong 12 tƣơng lai và rằng những giao dịch đó tỷ lệ với thu nhập. Do đó, cầu tiền dự phòng tỷ lệ với thu nhập. Động cơ đầu cơ Chức năng cất trữ giá trị đƣợc xem trọng trong động cơ đầu cơ của cầu tiền. Keynes chia các tài sản có thể dùng để cất trữ của cải làm hai loại: Tiền và trái phiếu. Cá nhân có thể nắm giữ của cải dƣới dạng tiền hoặc trái phiếu. Giá cả mà cá nhân sẵn sàng để trả cho trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất khi ngƣời mua tiềm năng muốn kiếm ít nhất là bằng với lãi suất trên phần trái phiếu trong danh mục đầu tƣ của họ. Keynes cho rằng vào mọi thời điểm, có lẽ có một giá trị hoặc một khoảng giá trị của lãi suất có thể coi nhƣ là giá trị chuẩn mà qua đó mọi ngƣời điều chỉnh hành vi. Khi lãi suất trên mức bình thƣờng này xuất hiện khuynh hƣớng mọi ngƣời mong đợi nó giảm hoặc kỳ vọng nó tăng khi tỷ lệ này dƣới mức đó. Giả định, tại một thời điểm nào đó có một vài ý kiến khác nhau về tỷ lệ lãi suất kỳ vọng, và việc nắm giữ tiền và trái phiếu của mỗi tác nhân không liên quan gì tới tổng khối lƣợng tiền trong nền kinh tế, thì hàm cầu tiền dự phòng là một hàm trơn và có quan hệ nghịch với lãi suất hiện hành. Đặt chung ba động cơ với nhau Khi đặt chung ba động cơ giữ tiền vào vào phƣơng trình cầu tiền tệ. Keynes đã phân biệt giữa số lƣợng danh nghĩa và số tiền thực tế. Tiền đƣợc đánh giá theo giá trị vật mà nó có thể mua. Ví dụ, mọi giá cả trong nền kinh tế tăng gấp đôi (mức giá cả tăng gấp đôi), vậy thì cùng một lƣợng tiền danh nghĩa có thể mua đƣợc chỉ một nửa lƣợng hàng hóa. Keynes cho rằng ngƣời ta muốn giữ một số nhất định của số dƣ tiền thực tế (lƣợng tiền theo giá trị thực tế) và số tiền này sẽ liên hệ với thu nhập thực tế (Y) và lãi suất (i) theo phƣơng trìnhđƣợc gọi là hàm số ƣu thích tiền mặt sau: Md  f (i  ,Y ) (1.5) P Trong đó: Md/P là cầu về số dƣ tiền thực tế, Y là thu nhập thực tế, i là lãi suất. Dấu “-” dƣới i trong phƣơng trình (1.5) cho biết cầu về số dƣ tiền thực tế là liên hệ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan