Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao Việt Nam trong tác nghiệp ở nước ngoài...

Tài liệu Ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao Việt Nam trong tác nghiệp ở nước ngoài

.PDF
128
155
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ HOÀNG YẾN ỨNG XỬ VĂN HÓA CỦA PHÓNG VIÊN THỂ THAO VIỆT NAM TRONG TÁC NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3 Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ THỂ THAO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HOÁ............................................................... 14 1.1. Tác động của giao lưu văn hoá đối với sự hình thành và phát triển báo chí thể thao Việt Nam. ............................................................................................................ 14 1.1.1.Vài nét về báo chí thể thao ở Việt Nam trước cách mạng ............................... 14 1.1.2.Về tờ báo thể thao đầu tiên của nước Việt Nam độc lập ................................. 18 1.1.3. Báo chí thể thao Việt Nam sau 1954 .............................................................. 24 1.2.Diện mạo hệ thống báo chí thể thao Việt Nam hiện nay ..................................... 28 1.2.1.Những bước tiến vượt bậc............................................................................... 28 1.2.2. Nền tảng văn hoá của phóng viên thể thao quốc tế trong môi trường truyền thông đầu thế kỷ 21.................................................................................................. 35 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 38 Chương 2 ỨNG XỬ VĂN HÓA QUA CÁC TÁC PHẨM CỦA PHÓNG VIÊN THỂ THAO VIỆT NAM TẠI WORLD CUP VÀ OLYMPIC ............................................. 41 2.1. World Cup và Olympic với môi trường truyền thông toàn cầu ......................... 41 2.1.1.World Cup - Ngày hội bóng đá của cả hành tinh............................................ 41 2.1.2.Olympic với công chúng thể thao thế giới ....................................................... 46 2.2. Khảo sát tác phẩm truyền thông của phóng viên thể thao Việt Nam tác nghiệp tại World Cup ............................................................................................................. 48 2.2.1.World Cup 2002 và hai điều đặc biệt............................................................... 48 2.2.2.World Cup 2006: Thời điểm để kết bạn........................................................... 59 2.3. Khảo sát tác phẩm truyền thông của phóng viên thể thao Việt Nam tác nghiệp tại các kỳ Olympic ...................................................................................................... 69 2.3.1. Olympic 2004: Thế vận hội trở lại Athens- cái nôi của phong trào Olympic . 69 2.3.2.Olympic 2008: Thành công về mọi mặt ......................................................... 78 Chương 3 BÀI HỌC ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG TÁC NGHIỆP CỦA PHÓNG VIÊN THỂ THAO VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI....................................................... 90 3.1.Về công tác chuẩn bị ............................................................................................. 90 3.1.1. Làm thủ tục xuất nhập cảnh .......................................................................... 90 3.1.2. Tìm nơi cư trú thuận lợi................................................................................. 91 3.1.3. Tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà tài trợ ........................................................ 93 3.1.4. Chuẩn bị trang thiết bị cá nhân và đồ ăn dự trữ ............................................ 94 3.1.5. Đến Trung tâm báo chí xin cấp thẻ hành nghề.............................................. 96 3.1.6. Nghệ thuật PR cho hoạt động của đoàn phóng viên ...................................... 98 3.1.7. Làm thủ tục xin cấp thẻ tác nghiệp .............................................................. 100 3.1.8.Chủ động giữ vững liên lạc với Toà soạn ..................................................... 102 3.2.Văn hoá tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt Nam ..................................... 103 3.2.1.Chuẩn bị tư liệu ............................................................................................ 103 3.2.2.Tìm hiểu văn hoá của nước chủ nhà và các quốc gia tham dự..................... 108 3.2.3. Tiếp cận, phỏng vấn những người nổi tiếng ................................................ 112 3.2.4. Tham dự họp báo ......................................................................................... 116 1 3.2.5. Sáng tạo tác phẩm báo chí ........................................................................... 118 Kết luận ........................................................................................................................ 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 130 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử báo chí thể thao cùng phát triển với lịch sử báo chí nói chung, nhưng phải đến năm 1924 thì giới báo chí thể thao trên thế giới mới tập hợp nhau lại trong một tổ chức chung trên toàn thế giới. Tổ chức chung này có tên là Hiệp hội báo chí thể thao quốc tế ( AIPS). AIPS hiện nay có gần 200 thành viên với trên 27.000 phóng viên thể thao được cấp thẻ phóng viên chuyên nghiệp. AIPS là thành viên của Uỷ ban Olympic quốc tế. Ngày 2/7/1995, Đại hội đồng AIPS đã chọn ngày 2/7 hàng năm là “Ngày báo chí thể thao thế giới”. Có thể nói, hiện nay, báo chí thể thao ở các nước trên thế giới là một mảng đề tài rất phong phú và sinh động. Khi bóng đá và các môn thể thao ngày càng được quan tâm thì báo chí về thể thao trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ở nhiều nước phát triển, số lượng các tờ báo chuyên về thể thao có thể lên tới hàng trăm với nhiều tờ báo tên tuổi như Marca; World Soccer; Gazzetta dello Sports…Sport Bild; L’Equipe; France Fooball, Kicker… Mặc dù không nằm trong Hiệp hội báo chí thể thao quốc tế nhưng nền báo chí thể thao của Việt Nam không chủ trương phát triển đơn độc mà cố gắng hoà nhập, học hỏi kinh nghiệm từ các tờ báo nước ngoài và tìm được hướng đi cho riêng mình. Kể từ năm 1896, khi Thế vận hội Olympic hiện đại lần đầu tiên diễn ra tại Athens, Hy Lạp đến nay, cứ 4 năm một lần, ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh lại được tổ chức. Nếu Olympic là đại hội thể thao dành cho tất cả các quốc gia trên thế giới tham dự thi đấu ở hầu hết các môn thể thao thì 1 World Cup là giải vô địch dành cho môn thể thao Vua, môn bóng đá. Có thể nói, không có một sự kiện văn hoá - thể thao nào ở cấp độ toàn cầu lại được nhiều người quan tâm đến như hai sự kiện kể trên. Đối với hàng tỷ con người sống trên trái đất, thể thao chiếm một phần khá quan trọng trong đời sống của họ. Khi báo chí phát triển thì thể thao đến với người hâm mộ càng dễ dàng hơn. Nhờ báo chí truyền thông mà thể thao được phổ biến đến từng người dân ở những vùng xa xôi nhất. Mảng báo chí truyền thông về thể thao đang nổi lên như là một món ăn tinh thần ở khắp nơi trên thế giới. Giờ đây, trong một quốc gia, sự tồn tại của vài chục tờ báo chuyên về thể thao không còn là điều ngạc nhiên. Sự cạnh tranh giữa các tờ báo thể thao cũng là tất yếu. Sự cạnh tranh đó khiến cho nền báo chí quốc gia trở nên sôi động hơn. Ở Việt Nam cũng vậy, sự tồn tại của gần 10 tờ báo chuyên ngành thể thao và hàng chục tờ báo có chuyên đề về thể thao đã được độc giả Việt Nam nhiệt thành đón nhận. Chính những tờ báo này đã, đang và sẽ làm cho đời sống tinh thần, nhu cầu được thông tin về thể thao quốc tế của bạn đọc Việt Nam trở nên phong phú đa dạng hơn. Có thể nói, trong các mảng đề tài thể thao trên báo chí, mảng bóng đá quốc tế là có sức cuốn hút lớn nhất. Đặc biệt là trong các sự kiện thể thao-văn hóa ở tầm thế giới như Thế vận hội Olympic hay World Cup. Sự có mặt của phóng viên thể thao Việt Nam tới đưa tin trực tiếp đã góp phần làm nên những trang báo nóng hổi, đưa đến cho bạn đọc những tin tức cập nhật, độc đáo. Những chuyện hậu trường, bên lề, những bài viết cập nhật về văn hoá của nước chủ nhà, muôn vàn câu chuyện sinh động về cổ động viên mà trước đây do sự khai thác gián tiếp từ nguồn tin báo chí nước ngoài, nay đã được các phóng viên thể thao Việt Nam trực tiếp chuyển tải tới bạn đọc. 2 Trong những năm vừa qua, nhiều phóng viên thể thao Việt Nam đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động thể thao đỉnh cao quốc tế để phản ánh một cách nhanh nhất các sự kiện lớn trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, phóng viên Việt Nam chưa phải là thành viên trong các hiệp hội thể thao quốc tế, do đó việc tác nghiệp báo chí ở lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, mỗi tờ báo, mỗi phóng viên được cử đi công tác tùy theo điều kiện cụ thể, hoàn cảnh cũng như yêu cầu của tòa soạn. Các phóng viên thể thao khi tác nghiệp ở nước ngoài, do hoạt động trong những môi trường văn hoá khác biệt với quốc gia mình nên rất dễ mắc phải những sai sót. Hơn nữa, do hiện nay chúng ta chưa có một tài liệu, giáo trình nào hướng dẫn cụ thể về điều này nên mỗi phóng viên thể thao khi ra nước ngoài thường phải tự vạch cho mình một quy trình tác nghiệp riêng, miễn sao hoàn thành nhiệm vụ. Trong các môn thể thao nói chung, bóng đá vẫn được mệnh danh là môn thể thao “vua” và tầm quan trọng của nó đã lớn đến mức đã xuất hiện khái niệm “văn hoá bóng đá”. Hoặc nói một cách khác, bóng đá - nghệ thuật túc cầu đã được nhìn nhận từ góc nhìn văn hóa. Do đặc thù riêng biệt, văn hoá bóng đá, ngoài ý nghĩa phổ quát, mang tính toàn cầu – đúng như bản chất vốn có của nó, còn mang đặc thù của từng dân tộc. Chính điều này làm nên sức hấp dẫn của bóng đá và tất nhiên là của báo chí viết về bóng đá. Bởi bóng đá của dân tộc nào sẽ mang nét văn hóa riêng của dân tộc ấy. Do vậy, người phóng viên khi tác nghiệp ở các quốc gia khác nhau, nơi diễn ra các sự kiện thể thao lớn, sẽ không chỉ làm nhiệm vụ phản ánh sự kiện thể thao đó mà còn phải thông tin đến bạn đọc về văn hoá của quốc gia chủ nhà, của giải đấu và bóng đá của những nền văn hoá khác nhau mà họ may mắn được tiếp cận. 3 Xét về thực chất, cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá, văn minh hiện nay là sự đánh giá, so sánh, lựa chọn các giá trị văn hóa trong đó đương nhiên có giá trị văn hóa-thể thao theo quan điểm nhân văn hiện đại, nhằm định hướng cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở buổi bình minh của kinh tế tri thức trên toàn cầu. Trong cuộc đối thoại rộng lớn, đa dạng giữa các nền văn hoá, người ta thấy nổi lên quá trình đối thoại, giao tiếp phổ biến giữa nền văn hoá phương Đông với nền văn hoá phương Tây. Quá trình xây dựng nền văn hoá nước ta nằm trong cuộc đối thoại ấy. Nền văn hoá Việt Nam là một bộ phận trong nền văn hoá phương Đông, chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng và tác động của cuộc đối thoại văn hoá ĐôngTây. Vì vậy, mỗi phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngoài trong các sự kiện thể thao lớn cần phải xác tín một cách ứng xử văn hoá kết hợp giữa truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc với sự hiểu biết văn hoá của nước chủ nhà để có thể hoàn thành được nhiệm vụ truyền thông về thể thao quốc tế mà toà soạn đã tin cẩn giao phó. Có thể nói, trong khi các vận động viên đang thi đấu quyết liệt để giành thắng lợi thì bên ngoài sân cỏ cũng là một “cuộc chiến” cũng không kém phần gay gắt của những phóng viên thể thao mà phần thắng sẽ thuộc về những người biết ứng xử một cách văn hoá nhất, thông qua quá trình tác nghiệp và các tác phẩm báo chí của mình. Tất nhiên, trong quá trình đó, cũng giống như nhà báo hoạt động trong các lĩnh vực khác, hoạt động của người phóng viên “luôn gắn bó chặt chẽ với những đặc điểm cơ bản nhất của báo chí mà trong đó chức năng thông tin kịp thời về những cái mới đã đóng vai trò như một đặc điểm quan trọng nhất” [6, 31]. 4 Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang ngày càng tăng cường hội nhập với thế giới thì thể thao luôn đi trước, được coi là sứ giả của hòa bình. Chính vì thế, cơ hội được đi ra nước ngoài để hoạt động nghiệp vụ của các phóng viên thể thao cũng ngày càng mở rộng hơn, đa dạng hơn. Trong tình hình đó, việc nghiên cứu, tổng kết để rút ra những kết luận cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của phóng viên thể thao nói chung và những ứng xử văn hóa của họ nói riêng khi ở ngoài nước là một vấn đề bức xúc của thực tiễn và lý luận báo chí. Đó cũng là lý do khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này cho luận văn Thạc sỹ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến hoạt động của người phóng viên nói chung, ở nước ta đã có khá nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, giáo trình, luận văn tốt nghiệp đại học và sau đại học. Trong số đó, nếu tính theo trình tự thời gian, có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau đây: Giáo trình nghiệp vụ báo chí hai tập (lưu hành nội bộ) của Khoa Báo chí, Trường Tuyên huấn Trung ương 1, Hà Nội xuất bản năm 1978. Đây là một trong những giáo trình báo chí đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong giáo trình này, phần “Công tác phóng viên” gắn với thực tế hoạt động của phóng viên báo chí nước ta trong những năm của thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã được trình bày rất kỹ lưỡng trong tập II. Cuốn sách Nghề nghiệp và công việc của nhà báo do Hội nhà báo Việt Nam xuất bản (1992) từ nguồn tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Trong đó, có nhiều bài nghiên cứu về nghề nghiệp và các công việc của người phóng viên. 5 Cuốn sách Nghĩ về nghề báo của tác giả Hữu Thọ đã được Nhà xuất bản Giáo Dục in và phát hành năm 1997. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên những khía cạnh cơ bản nhất trong hoạt động nghiệp vụ của người làm báo cách mạng Việt Nam. Năm 2000, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội đã cho tái bản cuốn sách Công việc của người làm báo của tác giả Hữu Thọ. Đây cũng là một tài liệu quý, có vai trò đặt nền móng cho những nghiên cứu về báo chí và nghề báo ở nước ta. Cuốn sách Xử lý thông tin - công việc của nhà báo của tác giả Nguyễn Uyển, một nhà báo có nhiều kinh nghiệm đã được Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 1998. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu ra được những kinh nghiệm của một người làm báo đảng địa phương. Năm 1998, PTS Nguyễn Văn Dững và PTS Hoàng Anh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã dịch cuốn sách Nhà báo - Bí quyết kỹ năng nghề nghiệp của các tác giả Vôtxkobôinhikốp - Iyriev (1998). Sách do Nhà xuất bản Lao Động ấn hành. Trong cuốn sách này có một số kinh nghiệm làm báo của các nước phương Tây. Trong các cuốn sách Viết báo như thế nào? và Sáng tạo tác phẩm báo chí (do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản các năm 2001 và 2002), tác giả Đức Dũng đều có những chương dành cho việc trình bày về lao động của nhà báo, chủ yếu tập trung vào công việc sáng tạo tác phẩm báo chí. Phóng viên và toà soạn là một cuốn sách của tác giả Nguyễn Quang Hoà (khi đó là Thư ký Tòa soạn của báo Hà Nội mới). Cuốn sách này được Nhà xuất bản Văn hoá- Thông tin, Hà Nội in và phát hành năm 2002 với nội dung chủ yếu bàn về công việc của ban Thư ký Tòa soạn. 6 Trong cuốn sách Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2003), tác giả G.V. Lazutina đã bàn bạc khá sâu về công việc của nhà báo và cơ sở lý luận của nó,. Nghề làm báo là một cuốn sách của tác giả Philippe Gaillard (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2003). Sách trình bày khá sinh động về kinh nghiệm làm báo của phương Tây. Tác giả V.V.Vôrôsilốp trong cuốn sách Nghiệp vụ báo chí- Lý luận và thực tiễn (Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội, 2004) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của nghề báo. Tổ chức và hoạt động của toà soạn là một cuốn sách của PGS, TS Đinh Hường, do Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội xuất bản năm 2006. Đây là một trong số không nhiều các công trình nghiên cứu có tính lý luận về công việc của phóng viên và tòa soạn báo chí, gắn với thực tế Việt Nam. Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, cho đến nay vẫn chưa thấy có chưa có các công trình khoa học báo chí học nghiên cứu về quá trình tác nghiệp của phóng viên Việt Nam ở nước ngoài, nhất là về những ứng xử văn hoá của họ trong những môi trường văn hóa khác. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các tác phẩm báo chí của họ, như kết quả cuối cùng của quá trình tác nghiệp và ứng xử văn hóa ấy, lại càng hiếm hoi, nếu không muốn nói là chưa có. Trong bối cảnh đó, có thể khẳng định luận văn này là công trình đầu tiên đề cập đến ứng xử văn hoá của phóng viên thể thao khi tác nghiệp ở nước ngoài , thông qua việc tổ chức và truyền thông các tác phẩm báo chí của họ về Việt Nam trong môi trường truyền thông toàn cầu đầu thế kỷ 21. 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những ứng xử văn hóa của phóng viên thể thao Việt Nam trong quá trình tác nghiệp ở nước ngoài và các tác phẩm báo chí của họ như là kết quả của quá trình ứng xử văn hóa ấy. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn ở các tờ báo có cử phóng viên tham gia tác nghiệp ở nước ngoài nhân các sự kiện thể thao lớn như các báo: Thể thao Việt Nam; Thanh niên, Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; Thể thao và Văn hóa và một số báo thể thao, một số báo có chuyên trang thể thao và các báo điện tử… Các tác phẩm báo chí được khảo sát trên các tờ báo nêu trên, gắn với bốn sự kiện thể thao lớn: Olympic 2004 tại Athens - Hy Lạp; Olympic 2008 tại Bắc Kinh - Trung Quốc; World Cup 2002 đồng tổ chức tại Nhật Bản - Hàn Quốc và World Cup 2006 tại Đức. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn này trên cơ sở trình bày, phân tích những ứng xử văn hóa của của phóng viên thể thao Việt Nam trong quá trình tác nghiệp ở nước ngoài và các tác phẩm báo chí của họ, từ đó rút ra những kết luận cần thiết và cố gắng khái quát thành những nguyên tắc ứng xử văn hoá trong tác nghiệp báo chí ở lĩnh vực thể thao khi hoạt động ngoài nước. Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: - Khảo sát các tư liệu là các công trình nghiên cứu lý luận báo chí và các tác phẩm báo chí được đăng tải trên các báo thể thao thuộc phạm vi đề tài đề cập đến. 8 - Phân tích những hoạt động thực tế của phóng viên thể thao Việt Nam hoạt động ở nước ngoài để khái quát, rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho những luận điểm của luận văn. - Những ứng xử của phóng viên thể thao ở nước ngoài như một đại diện về văn hoá của nước mình, thông qua giao lưu văn hoá với các nước bạn. Người viết cũng chú ý sự khác biệt trong phương thức tác nghiệp gắn với những nền văn hoá khác nhau của phóng viên các nước khi hoạt động ở các quốc gia khác nhau. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Nếu được thực hiện thành công, luận văn này sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sau đây: Về mặt lý luận, trên cơ sở phân tích các tác phẩm của phóng viên thể thao Việt Nam hoạt động ở nước ngoài và thông qua đó nhận xét về những ứng xử văn hóa của họ trong quá trình tác nghiệp, luận văn sẽ góp phần chỉ ra những nguyên tắc ứng xử của phóng viên khi tác nghiệp ở nước ngoài, góp phần vào công tác bồi dưỡng nghiệp vụ lý luận báo chí cho các phóng viên, đặc biệt là phóng viên thể thao Việt Nam. Đây cũng là công trình nghiên cứu lý luận đầu tiên về quá trình tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt Nam ở nước ngoài dưới góc nhìn văn hoá. Không chỉ là những bài học kinh nghiệm, tác giả luận văn mong muốn thông qua công trình nghiên cứu này để khái quát thành những nguyên tắc ứng xử văn hoá trong tác nghiệp báo chí thể thao. Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tin cậy đối với những ai quan tâm đến đề tài này. Những cứ liệu thực tế trong luận văn có 9 thể được khai thác sử dụng như những ví dụ cụ thể và sinh động về quá trình tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt nam khi tác nghiệp ngoài nước. Do bản thân tác giả cũng là một phóng viên thể thao và đã nhiều lần tác nghiệp ở ngoài nước nên cũng có những kinh nghiệm muốn được trao đổi với các đồng nghiệp. Đồng thời, tác giả luận văn cũng mong muốn thông qua công trình nghiên cứu này để rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động của các đồng nghiệp khác. Do đó, quá trình thực hiện luận văn cũng là quá trình tác giả tự nâng cao vốn hiểu biết và tri thức lý luận của bản thân mình. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong thực tế hiện nay, những công trình nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung còn hiếm hoi, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về ứng xử văn hoá của phóng viên trong tác nghiệp ở nước ngoài. Cho nên, nguồn tư liệu phục vụ cho việc triển khai đề tài rất hạn chế. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn bao gồm: - Phương pháp khảo sát tài liệu được dùng để tiếp cận các tài liệu nghiên cứu lý luận báo chí nhằm tập hợp những kiến thức lý luận cần thiết, tạo cơ sở lý luận cho luận văn. - Phương pháp phân tích các tác phẩm báo chí của các phóng viên tác nghiệp ở nước ngoài để qua đó tìm ra đặc điểm, phong cách trong ứng xử văn hoá của họ khi tác nghiệp ở nước ngoài. - Phương pháp trao đổi, phỏng vấn được thực hiện với những phóng viên thể thao đã trực tiếp hoạt động nghiệp vụ ở ngoài nước để thu thập thêm những ý kiến, kinh nghiệm cá nhân của họ. - Các phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để rút ra những vấn đề lý luận từ thực tiễn sinh động được khảo sát. Trên cơ sở đó cố 10 gắng xây dựng thành những nguyên tắc ứng xử cần thiết trong tác nghiệp của các phóng viên báo chí thể thao nói riêng và phóng viên nói chung khi tác nghiệp ở nước ngoài trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, những nội dung chính của luận văn gồm 3 chương có tiêu đề như sau: Chương 1: Sự hình thành và phát triển báo chí thể thao Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hoá. Chương 2: Ứng xử văn hóa qua các tác phẩm của phóng viên thể thao Việt Nam tại World Cup và Olympic. Chương 3: Bài học ứng xử văn hóa trong tác nghiệp của phóng viên thể thao Việt Nam ở nước ngoài Cuối luận văn, sau Danh mục tài liệu tham khảo còn có phần Phụ lục, trong đó giới thiệu thêm những tư liệu cần thiết để bổ sung cho những luận điểm của luận văn. 11 Chương 1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ THỂ THAO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIAO LƯU VĂN HOÁ 1.1. Tác động của giao lưu văn hoá đối với sự hình thành và phát triển báo chí thể thao Việt Nam. 1.1.1.Vài nét về báo chí thể thao ở Việt Nam trước cách mạng Trước khi người Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam khá lâu, nhiều người phương Tây đã đặt chân tới Việt Nam. Tuy nhiên, sự truyền bá văn hoá phương Tây ở Việt Nam chỉ diễn ra một cách toàn diện và có hệ thống sau khoảng giữa thế kỷ XIX, khi Pháp sử dụng vũ lực chiếm đóng Việt Nam, đặt Việt Nam hoàn toàn dưới sự cai trị của mình. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của văn hoá phương Tây ở Việt Nam, dẫn tới sự giao lưu giữa văn hoá phương Tây và văn hoá phương Đông chính là sự hình thành và phát triển chữ quốc ngữ. Đó là loại chữ mà các giáo sỹ phương Tây hình thành bằng cách sử dụng bộ chữ cái latin quen thuộc có bổ sung thêm các dấu phụ (mà một số ngôn ngữ phương Tây như chữ Bồ Đào Nha đã từng làm) để ghi âm tiếng Việt. Một biểu hiện khác nữa của việc mở rộng ảnh hưởng văn hoá phương Tây tại Việt Nam chính là sự ra đời phát triển của nhiều tờ báo chữ quốc ngữ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có báo chí Việt Nam. 12 Ở Việt Nam, báo chí tiếng Việt ra đời sớm nhất là tờ Gia Định báo xuất bản hàng tuần tại Sài Gòn, số 1 ngày 15-4-1865. Tuy nhiên, báo chí thể thao xuất hiện muộn hơn nhiều. Một điều dễ hiểu là đến những thập niên đầu thế kỷ 20, một số môn thể thao hiện đại mới có điều kiện du nhập Việt Nam theo đội quân viễn chinh Pháp vào Đông Dương. Những hoạt động thể thao này, trước hết là bóng tròn (bóng đá) được tổ chức trên địa bàn Sài Gòn. Do vậy, báo chí ở Sài Gòn đã sớm thông tin, phản ánh các hoạt động thể thao, trước hết là bóng tròn. Từ năm 1908, một vài tờ báo ở đây như Lục tỉnh tân văn đã đưa tin về các đội bóng tròn người Nam (Tân Định, Phú Mỹ, Chợ Đủi) hoặc đội bóng của các thủy thủ xứ Hồng Mao (Anh quốc) tranh đua với đội bóng của nhà binh Pháp, khi tàu của họ cập bến Sài Gòn… Năm 1924, báo Công luận (Sài Gòn), bên cạnh các mục quan lại thuyên chuyển, tin tàu đến, tàu đi…, có mục tin về các trận đá banh (bóng), tranh tài bơi lội, quần vợt…, nghị luận về thể dục thể thao. Trong những năm 1920-1925, ở Hà Nội, Nam Phong - một tờ tạp chí chính trị - xã hội, đã đăng nhiều bài ca ngợi Trường Thể dục ( EDEP – Ecole d‟e‟ducation physique) và người sáng lập là ông Nguyễn Quý Toản, khuyến khích mọi người luyện tập thể dục. Tờ Nhật báo Đông Pháp (1925-1943), sau đổi tên thành tờ Đông Pháp cũng thường đăng tin, bài về thể dục thể thao, chủ yếu là các hoạt động ở Bắc Kỳ. Hai tờ báo chuyên đề về thể thao bằng tiếng Việt cùng xuất bản trước sau trong năm 1930. Tờ báo đầu tiên ra đời tại Sài Gòn, mang tên Nam Kỳ thể thao, số 1 ấn hành ngày 8-5-1930. Sáu tháng sau, tại Hà Nội, tờ Bắc Kỳ thể 13 thao số 1 ra mắt độc giả ngày 4-11-1930 và xuất bản liên tục trong các năm 1930-1931. Cũng trong thời gian này, ở Sài Gòn, các tờ báo chuyên đề về thể thao bằng tiếng Pháp (hoặc cả tiếng Pháp và tiếng Việt) tiếp tục xuất bản như tờ Sport d’Indochine (Thể thao Đông Dương), Sporting d’Indochine (19331936), Sports de Cochinchine (Thể thao Nam Kỳ-1936-1941) ra hàng tuần hoặc nửa tháng một kỳ. Một số tờ báo khác có phần đề cập đến nội dung thể dục thể thao xuất bản tiếng Việt năm 1933-1934 như tờ Rạng Đông ở Hà Nội, tờ Vận động báo ở Sài Gòn.[37, 63]. Ở Sài Gòn trong những năm từ 1936 đến 1942 còn xuất hiện một số tờ báo thể thao chuyên đề về đua ngựa, đánh cá ngựa... Thời kỳ viên toàn quyền Decoux cử đại tá hải quân Ducoroy vận động phong trào thể thao Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp bảo trợ xuất bản các báo thể thao bằng tiếng Pháp. Ở Hà Nội, tờ Sport d’ Indochine (Thể thao Đông Dương) ra đều kỳ từ 1941 đến 1944; còn ở Sài Gòn, cũng tờ báo mang tên này xuất bản từ 1942 đến 1945 mới đình bản. Đáng chú ý là từ năm 1940, tờ báo tiếng Việt xuất bản ở Hà Nội có ảnh hưởng tương đối rộng là tờ Tin Mới Thể thao, lúc đầu là phụ bản của báo Tin Mới, sau này ấn hành như một tờ báo độc lập chuyên đề về thể dục thể thao cho tới năm 1942-1943. Nói chung, các báo thể thao tiếng Việt và tiếng Pháp nội dung chủ yếu là thông tin, tường thuật, bình luận về bóng đá, xen kẽ với các môn quần vợt, bơi lội, bóng bàn, điền kinh, quyền Anh, đua xe đạp…ở từng miền hoặc toàn Việt Nam và quan hệ với các nước trong xứ Đông Dương. Qua các tờ báo do nhà cầm quyền Pháp chi phối hoặc chịu nhiều ảnh hưởng của Pháp, có thể 14 thấy rõ xu hướng chính là lợi dụng thể dục thể thao như một công cụ để đề cao nền văn minh khai hoá của thực dân Pháp, làm lạc hướng đấu tranh của quần chúng, nhất là thanh niên, tiếp tục duy trì ách thống trị và sau này là tranh giành ảnh hưởng với phát xít Nhật ở Đông Dương, thực hiện âm mưu nô dịch, bóc lột lâu dài nhân dân ta. Tuy nhiên, một số tờ báo thể thao tiếng Việt ở các thời kỳ đều có những bài khéo léo khêu gợi, đề cao tinh thần yêu nước, truyền thống thượng võ của dân tộc, khuyến khích tổ chức và phát triển các Hội đoàn thể thao của người Việt, kêu gọi thanh niên, học sinh luyện tập thể dục thể thao vì vận mệnh và tương lai đất nước. 1.1.2.Về tờ báo thể thao đầu tiên của nước Việt Nam độc lập Cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân ta thành công. Ngày 2-91945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước nhân dân Việt Nam và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Một kỷ nguyên mới của dân tộc ta bắt đầu. Nhiệm vụ xây dựng bộ máy Nhà nước và hệ thống chính quyền, đoàn thể nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với cấp bách chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời đã huy động sức mạnh của toàn dân vừa kiến quốc, vừa cứu quốc. Thể dục thể thao là một lĩnh vực hoạt động được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh năm 1941, đã sớm được chính quyền cách mạng quan tâm xây dựng. Ngày 30-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 14 thành lập Nha 15 Thể dục trung ương thuộc Bộ Thanh niên. Đây là cơ quan lãnh đạo thể dục thể thao đầu tiên của chế độ mới và cũng là dấu mốc khai sinh nền thể dục thể thao của nước Việt Nam mới.[37, 98]. Trong các công việc mở đầu, lãnh đạo Bộ Thanh niên và Nha Thể dục trung ương đã chủ trương xuất bản một tờ báo làm cơ quan ngôn luận chính thức của ngành thể dục thể thao nước ta. Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền giao cho ông Hà Đức Toàn, Giám đốc Nha thể dục trung ương, tiến hành các thủ tục xin phép ra báo. Theo Việt Nam dân quốc công báo số 11, ngày 16-3-1946: “Ông Hà Đức Toàn, Giám đốc Nha Thể dục trung ương, được phép xuất bản tại Hà Nội một tờ báo đặt tên là “Thanh niên khoẻ”… Trong thời gian chuẩn bị ra báo, có sự bàn bạc lại, và ông Dương Đức Hiền quyết định đặt lại tên báo là “Việt Nam khoẻ” để thể hiện rõ tính toàn quốc, toàn dân, không chỉ riêng trong giới thanh niên. Việt Nam khoẻ là tờ báo thể thao đầu tiên ở Việt Nam. Trong “Lời nói đầu” đăng ở số 1, tờ báo nêu rõ tôn chỉ, mục đích của Việt Nam khoẻ là góp phần “gây phong trào ham chuộng thể dục và thể thao trong nước, ngõ hầu làm tăng tiến sức khoẻ và cải tạo nòi giống Việt Nam… Khỏe để gây đời sống mới, mạnh và hùng cho một dân tộc đang tranh đấu cho nền Độc lập nước nhà…”. Trên trang nhất, báo đăng “Tuyên bố của Nha Thể dục trung ương về phong trào thể dục Việt Nam”, đặc biệt giữa trang đóng khung trang trọng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đầu đề: “Hồ Chủ tịch hô hào đồng bào tập thể dục: Sức khoẻ và thể dục”, cùng chữ ký của Người. Lời kêu gọi thiết tha, đầy lòng yêu nước, yêu dân, đặt cơ sở tư tưởng, quan điểm, cở sở khoa học và mục tiêu của nền thể dục thể thao cách mạng, vì “dân cường, quốc thịnh” với 16 mong muốn của Người: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục…” Trong năm 1946, Việt Nam khoẻ đã phát hành gần 30 kỳ báo ra đều đặn hàng tuần với nội dung bám sát tôn chỉ, mục đích và định hướng tuyên truyền đề ra. Bên cạnh phần tin tức, tường thuật các hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở trong các ngành, các giới, mỗi số báo đều đăng nổi bật những bài chuyên luận, trình bày một cách dễ hiểu những nhận thức, quan điểm mới về bản chất và mục tiêu cảu nền thể dục thể thao cách mạng trong chế độ mới; luận bàn về sức khoẻ và thể dục; so sánh hai nền thể thao trước và nay; lợi ích, tác dụng của thể dục thể thao với mọi giới, mọi người… Tác giả các bài báo này đều là những người hoạt động thể dục thể dục thể thao dưới chế độ cũ, sớm giác ngộ cách mạng và đi đầu xây dựng nền thể dục thể thao mới, viết nên những lời tâm huyết yêu nước, yêu nghề xuất phát từ chính cuộc sống thể thao của mình. Buổi ban đầu xây dựng sự nghiệp thể dục thể thao của chế độ mới, nhiệm vụ xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thể dục thể thao có ý nghĩa rất quan trọng. Trên các trang báo, thường xuyên có các mảng thông tin về việc mở các khoá, các lớp đào tạo cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên của Trường Cán bộ Thể dục Việt Nam, của các lớp Thể dục- Quân sự phổ thông điạ phương; về hoạt động của tổ chức thể dục thể thao ở các đơn vị cơ sở, tỉnh, thành phố. Qua báo Việt Nam khoẻ, người ta thống kê có hơn 2.000 học viên từ Cao Bằng đến Thuận Hoá đã được đào tạo ở các khoá, lớp cán bộ thể dục thể thao này trong năm 1946, không kể lớp đào tạo lại các huấn luyện viên cũ của các trường Cao đẳng thể dục Phan Thiết, Đà Lạt. Phản ánh sức sống sôi động của phong trào “Khoẻ vì nước” là hàng loạt tin, bài về hoạt động thể dục thể thao cơ sở với các đề mục “Tin làng khoẻ”, 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan