Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất...

Tài liệu Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất

.PDF
45
582
136

Mô tả:

ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÁO CÁO VI SINH MÔI TRƯỜNG ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU GV HƯỚNG DẪN: NGUYỄN NGỌC TÂM HUYÊN LỚP DH10DL 1. Nguyễn Vũ Hảo 2. Nguyễn Thị My Ly 3. Phạm Thị Khánh Ly 4. Dương Thị Mỹ Nhi TP.HCM - THÁNG 8/2011 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên 5. Trần Thị Ni Ni MỤC LỤC MỤCLỤC…………………………………………………………………….2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ..…………………………………………………………… 3 I.1Thực trạng, hậu quả về tình hình sâu bệnh hại cây trồng..………………...3 I.2Ưu, nhược điểm của thuốc trừ sâu hóa học…………..…………………….5 I.3 Tính ưu việt của thuốc trừ sâu sinh học..………………………………….6 I.4 Mục tiêu của đề tài..……………………………………………………….6 II.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU..…………………………………………..……7 II.1 Khái niệm.………………………………………………………………..7 II.2 Phân loại….………………………………………………………………7 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VI SINH VẬT VÀ CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC.………………………………………7 III.1 Sử dụng vi khuẩn gây bệnh côn trùng……………………………………8 III.2. Sử dụng xạ khuẩn gây bệnh côn trùng….……………………………...15 III.3Sử dụng nấm gây bệnh côn trùng..…………………………………… ...16 III.4 Sử dụng virus trong gây bệnh côn trùng……………………………......20 IV. QUY TRÌNH SẢN XUẤT THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC…….…...25 IV.1 Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu từ vi khuẩn.…………………………..26 IV.2 Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu từ virus….……………………………30 IV.3Quy trình sản xuất thuôc trừ sâu từ nấm….…………………………......32 V. THÀNH TỰU, THÁCH THỨC….…….……………………………….33 Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 2 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên V.I Thành tựu…….…………………………………………………………..34 V.2 Thách thức…….…………………………………………………………35 VI.KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ…..…………………………………………38 VI.1Kết luận…….……………………………………………………………38 VI.2 Kiến nghị…….…….……………………………………………...…….38 VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO…..…………………………………………39 Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 3 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên I.ĐẶT VẤN ĐỀ I.1Thực trạng, hậu quả về tình hình sâu bệnh hại cây trồng Theo thống kê của Tổ chức Lương – Nông thế giới cho thấy: các loài cây tồng bệnh hiện nay trên đồng ruộng phải chống đỡ với 100.000 loài sâu hại khác nhau, 10.000 loài nấm, 200 loài vi khuẩn, 600 loài tuyến trùng và 600 loài virus gây bệnh. Đây quả là một lực lượng hùng hậu tấn công cây trồng, gây tổn thất lớn cho mùa màng. Rừng thông si sâu ăn trụi hết lá Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 4 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Sâu cuốn lá phá hoại lúa Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Dịch rầy nâu, rầy lưng trắng Vì vậy,hàng năm khoảng 20% (tức 1/5) sản lượng lương thực thực phẩm trên thế giới bị mất trắng. Hậu quả kéo theo đó là nạn đói xảy ra , ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Đặc biệt, nghiêm trọng nhất là ở châu Phi. Đại dịch châu chây ở Bắc Phi Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 5 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Do điều kiện tự nhiên khó khăn, cùng nạn dịch sâu bệnh phá hại mùa màng , vì vậy vấn đề lương thực luôn là một trong những vấn đề nan giải ở châu Phi Ngày 26/3/1993, tờ New York Times đăng một tấm ảnh có tên “Kền kền chờ đợi” mô tả hình ảnh một bé gái Sudan (châu Phi) sắp chết đói đang gục đầu trước sự chờ đợi của một con kền kền ăn xác chết Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 6 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Để giả quyết vấn đề trên, con người đã tích cực tìm kiếm các biện pháp phòng chống các tác nhân gây hại. Từ đó đã ra đời nền công nghệp hóa học thuốc trừ sâu, diệt các mầm bệnh cho cây trồng. Cho đến nay không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của thuốc hóa học trừ sâu bệnh hại cây trồng. I.2 Ưu , nhược điểm của thuốc trừ sâu hóa học Ưu điểm :Có hiệu quả nhanh trên quy mô lớn Nhược điểm: Ô nhiễm môi trường khi dùng chất diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu hóa học , làm cho con người bị ngộ độc, súc vật bị chết và cả khu hệ sinh vật đi kèm quanh hệ cây trồng cũng bị ảnh hưởng. Cân bằng sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng. Đáng ngại hơn, một số thuốc trừ sâu chậm bị phân hủy và có thể giữ tác dụng của mình rất lâu trong đất ( ví dụ DDT giữ được 25 năm). Như vậy các hợp chất này được tích lũy lại trong đất và nồng độ của chúng tăng dần theo thời gian. Đặc biệt nghiêm trọng hơn là sự tùy tiện về liều lượng và thời gian phun thuốc hóa học chống sâu bệnh đã tạo nên dư lượng thuốc không cho phép trên các loại rau màu và lương thực, gây nên những vụ ngộ độc thực phẩm rất tai hại cho sức khỏe con người. Trước thực trạng này, con người không chịu bó tay. Những cuộc tìm kiếm, thử nghiệm các biện pháp mới đã được tiến hành và cuối cùng đã thu được kết quả rất khả quan. Cũng từ đó các chế phẩm thuốc trừ sâu bệnh đã được tiến hành và đã thu được những kết quả khả quan. Cũng từ đó, các chế phẩm thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng có nguồn gốc sinh học được ra đời. Thoạt tiên, người ta chỉ chú ý tới những loài côn trùng có lợi trong đấu tranh sinh học như bọ rùa, bọ xít, ong kí sinh… Sau một thời gian, người ta phát hiện được vai trò tích cực của vi sinh vật trong việc điều chỉnh cân bằng sinh học của sinh quần. Biện pháp đấu tranh sinh học được hoàn thiện thêm dần khi người ta sử dụng vi sinh vật để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Ở nhiều nước, chế phẩm vi sinh vật được sản xuất ở quy mô lớn và được sử dụng rộng rãi trong công tác phòng trừ sâu bệnh cho hàng triệu hecta cây trồng và cây rừng. Có thể nói biện pháp đấu tranh sinh học bằng vi sinh vật đã thực sự trở thành một nội dung quan trọng của hệ thống phòng trừ sâu bệnh tổng hợp. I.3. Tính ưu việt của thuốc trừ sâu sinh học Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 7 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái - - Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung. - Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thóai hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất. - Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm. - Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác. - Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường. Do những đặc tính ưu việt của chế phẩm diệt côn trùng có nguồn gốc vi sinh vật nên các chế phẩm này được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn. I.4 Mục đích của đề tài Hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học đang được sử dụng tràn lan và việc sử dụng tùy tiện liều lượng đã gây tác động xấu tới môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật trong hệ sinh thái,… Chính vì vậy đề tài sử dụng vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu phòng bệnh cho cây trồng với mục tiêu giới thiệu tổng quan về vi sinh vật, các đặc điểm , cấu trúc , cơ chế tác động của chúng lên sâu bệnh,… Để từ đó phổ biến vai trò , lợi ích của vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu bảo vệ cây trồng nhằm góp phần giải quyết vấn đề sâu bệnh hại cây trồng mà vẫn đảm bảo cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe của con người và sinh vật. Đồng thời kêu gọi mọi người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học thay thế cho thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 8 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên học để phát triển một nền nông nghiệp bền vững, an toàn và để xây dựng trái đất xanh, sạch, đẹp. II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VI SINH VẬT TRONG SẢN XUẤT CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU II.1.Khái niệm: Thuốc trừ sâu vi sinh là những chế phẩm sinh học được sản xuất ra từ các chủng vi sinh vật được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau theo phương pháp thủ công, bán thủ công hoặc phương pháp lên men công nghiệp để tạo ra những chế phẩm có chất lượng cao có khả năng phòng trừ được các loại sâu hại cây trồng nông, lâm nghiệp. II.2 Phân loại -Thuốc trừ sâu vi sinh có nguồn gốc từ vi khuẩn: bao gồm vi khuẩn que bào mầm( Bacillaceae), nấm que ruột (Enterrobacteriaceae), vi khuẩn đơn bào giả ( Pseudomonadceae). Trong các loài đó có loài chuyên kí sinh, có loài kiêm kí sinh. Chúng được sử dụng nhiều nhất là các loài thuộc chi vi khuẩn thuộc que bào tử mầm (Bacillus). -Thuốc trừ sâu vi sinh có nguồn gốc từ nấm: Nấm có phạm vi kí sinh rât rộng, chỉ riêng thống kê phạm vi của nấm bạch cương là 700 loại thuộc 149 họ 15 bộ côn trùng, hơn 10 loài nhện. v.v… - Thuốc trừ sâu vi sinh có nguồn gốc từ virus: Vào những năm cuối thế kỉ XX người ta đã lợi dụng virus để khống chế sâu hại. Năm 1975 người ta đã phát hiện chúng ký sinh trên 700 loài côn trùng và nhên u. Trong lâm nghiệp thường sử dụng virus dạng que, virus đa diện tế bào chât (CPV), gần đây người ta đã sử dụng cá loại virus đa diện nhân ( NPV) và virus đa diên dạng cầu (GV). - Thuốc trừ sâu vi sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VI SINH VẬT VÀ CHẾ PHẨM THUỐC TRỪ SÂU CÓ NGUỒN GỐC SINH HỌC. Hiện nay người ta đã biết tới 1500 loại vi sinh vật hoặc sản phẩm của chúng có khả năng tham gia vào công việc phòng trừ sâu bệnh, trong đó bao gồm nhiêu nhóm vi sinh vật khác nhau như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm mốc,virus … Để dễ Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 9 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên dàng theo dõi và nắm bắt được vai trò của vi sinh vật trong sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu, chúng ta sẽ tìm hiểu về từng nhóm vi sinh vật , để từ đó sản xuất ra từng loại chế phẩm thuốc trừ sâu phù hợp với nó. I.1Sử dụng vi khuẩn gây bệnh côn trùng Côn trùng chết trong tự nhiên chiếm 80-90%,trong đó hầu hết chết do vi sinh vật,mà vi khuẩn là loài vi sinh vật chiếm đa số. Do đó, trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có tác dụng không nhỏ trong việc điều chỉnh số lượng quần thể sâu hại. Trong đó một só quần thể vi khuẩn đã được sản xuất thành chế phẩm dùng để phòng trừ sâu hại rừng. Người ta đã phát hiện hàng trăm loài vi khuẩn có quan hệ với côn trùng, trong đó có khoảng 90 loài gây bệnh. Trong tự nhiên những loài vi khuẩn gây bệnh không phải đều có thể tạo thành chế phẩm trừ sâu và cần có một số tính chất cơ bản về độ độc,tính ổn định, khả năng lây lan, tác dụng nhanh,chọn lọc tốt, có thể sản xuất hàng loạt, kinh tế và an toàn. a) Một số loài vi khuẩn sinh bào tử điển hình có khả năng điển hình diệt sâu hại. - Clostridium brevifaciens. - Clostridium malacosomae. - Bacillus cereus. - Bacillus thuringienis. - Bacillus popillae. b) Một số loài vi khuẩn không sinh bào tử điển hình có khả năng diệt sâu - Seratia marcescens Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 10 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Pseudomonas putida Proteusmarabilis Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Pseudomonas aeruginosa Proteusvulgaris Trong số rất nhiều loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho côn trùng nói trên thì Bacillus thuringiensis (thường được gọi tắt là Bt) là loại chủ yếu, thường được dùng để tạo chế phẩm giết sâu hại. Có tới trên 300 loài chủng Bac. Thuringiensis khác nhau đã được xác định. *Vi khuẩn Bac. Thuringiensis Vi khuẩn này được nhà côn trùng người Đức phát hiện ra năm 1911 tại Thuringi vùng Địa Trung Hải sau khi phân lập trên loài sâu xám.Trong thập kỉ 60 của thế Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 11 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên kỉ XX người ta còn phát hiện ra được nhiều biến loài trên sâu xám, sâu róm thông, sâu xanh, … và đã tạo ra chế phẩm B.t. Kích thước hiển vi của Bacillus thuringiensis Đặc điểm: Tế bào Bt điển hình có dạng que, kích thước tương đối lớn so với các vi khuẩn khác (3-6 × 0,8-1,3µm), Gram dương, có tiên mao mọc khắp cơ thể, đứng riêng lẻ hay tạo thành chuỗi, khi tế bào trưởng thành thường xuất hiện tế bào hình trứng và một tinh thể độc hình quả trám. Đặc tính sinh lý của vi khuẩn Bt: Bt sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ 120 – 400C, nhiệt độ thích hợp là 27 – 320C, 35 -400C sinh trưởng nhanh nhưng chóng lão hóa, nhiệt độ thấp chúng sinh trưởng rất chậm. pH thích hợp là 7,5, ở pH = 8,5 vẫn có thể hình thành bào mầm. c)Một số loài sâu bị vi khuẩn Bac. thuringiensis gây chết Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 12 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Có khoảng hơn 200 loài côn trùng có thể bị vi khuẩn Bt gây chết, trong số này đa số là các loại sâu hại cây trồng và cây rừng. Ngài đêm hại su hào, bắp cải (Baratha brasiace) Sâu xanh hại bông (Heliothis armigera) Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 13 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Bọ lá khoai tây (Leptinotarsa decemlineata) Bọ xít rùa(Eurygaster integriceps) Sâu đục thân bắp d) Cơ chế tác động của chế phẩm vi khuẩn Bt lên côn trùng Trong quá trình nghiên cứu cơ chế tác động diệt côn trùng của các vi khuẩn Bt, người ta đã phát hiện ra 4 loại độc tố khác nhau do loài vi khuẩn này gây ra: -Nội độc tố δ (delta – endotoxin) hay còn gọi là tinh thể độc. -Ngoại độc tố β (beta – exotoxin) hay còn gọi là ngoại độc tố bền nhiệt -Ngoại độc tố α (alpha – exotoxim) hay còn gọi là leucitinse – C Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 14 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên - Độc tố tan trong nước * Nội độc tố δ hay là tinh thể độc - Hình thái cấu trúc của tinh thể độc : tinh thể hình quả trám, có kích thước khá lớn (dài > 1µm, ngang > 0,5µm), chiếm tới 30% khối lượng khô của tế bào. Có thể quan sát tinh thể khá dễ dàng dưới kính hiển vi quang học nhờ phương pháp nhuộm thông thường. Tinh thể độc Bản chất hóa học của tinh thể độc: tinh thể độc có bản chất là protein, trong đó có 2 loại amino acid chiếm tỉ lệ cao nhất là acid glutmic và acid asparaginic, kế tới là arginine và leucine. Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 15 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Đoạn gen chứa độc tố -Hoạt tính của tinh thể độc: Độc tố dạng tinh thể độc bền ở nhiệt độ cao hơn so với độc tố ở dang hòa tan. Các dạng dung môi hữu cơ như chloroform, methanol… tuy làm mất hoạt tính của tinh thể ở dạng hòa tan nhưng lại không mất ảnh hưởng đến hoạt tính độc của độc tố dạng tinh thể. Tuy nhiên, cũng có một số điều kiện môi trường sau đây ảnh hưởng mạnh đến hoạt tính của tinh thể độc: +pH của môi trường: quá cao (pH >12) hay quá thấp (pH < 3,30 sẽ làm cho tinh thể mất tính độc. +Một số hóa chất gây tủa protein như HgCl 2, acid trichloroacetic cũng sẽ làm mất hoạt tính độc của tinh thể. Cơ chế tác động của tinh thể độc: Sau khi côn trùng ăn phải tinh thể độc trong vòng 1-7 giờ , pH của máu - bạch huyết của sâu sẽ tăng lên và dẫn đến tê liệt đường ruột, xoang miệng và có khi toàn thân của sâu, làm thay đổi tính thấm của thành ruột, tổn thương hệ thống điều hòa trao đổi chất và làm sâu chết. Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 16 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên có nhiều, trong đó người ta cho là do 2 nhân tố thúc đẩy tinh thể độc thể hiện tính độc của mình: +pH đường ruột của côn trùng: Tinh thể sẽ bị phá vỡ trong ruột của nhiều loài côn trùng khi có pH của ruột trước và ruột giữa khá kiềm( khoảng 8,9 trở lên). Khi tinh thể độc bị phân giải sẽ thể hiện tính độc, ví dụ gây phong bế sự dẫn truyền thần kinh (ở loài gián Peripaneta americana). Tinh thể không bị phân giải sẽ không gây ra tác động này. Tuy nhiên, có một số loài côn trùng, có pH đường ruột cao hơn 8,9 gây phá vỡ tinh thể, nhưng lại không gây độc cho sâu. +Khả năng sinh enzyme protease trong đường ruột của côn trùng: những en zimyme này sẽ chuyển hóa dạng tiền độc tố của tinh thể thành dạng độc tố đối với cơ thể của côn trùng. Ở đa số các thứ trong loài vi khuẩn Bt, thành tế bào sẽ bị phân giải sau khi bào tử và tinh thể độc được tạo thành. Khi đó bào tử và tinh thể độc sẽ phóng thích một cách riêng rẽ vào trong môi trường. Riêng ở thứ Bac. th uringgiensis và Finitimus ( type huyết thanh H2), bào tử và tinh thể sau khi giải phóng ra khỏi tế bào vẫn còn dính liền nhau. *Ngoại độc tố β hay c òn gọi là ngoại độc tố bền nhiệt: - Rất bền với nhiệt, ở 120oC sau 15 phút vẫn còn hoạt tính độc, bền ở áp suất cao khi khử trùng. - phân tử lượng là 707-850 đvC,trong phân tử có chứa adenine - phosphateribose, glucose và acid allomucic. - Ở vi khuẩn Bt có một số type huyết thanh là : H1, H4a, H4c, H5, H8, H9, H10 có khả năng sinh ra ngoại độc tố β. - Cơ chế tác động của ngoại độc tố β là cản trở sự tổng hợp ARN thông tin của cơ thể sâu. *Ngoại độc tố α hay còn gọi là leucitinase- C : Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 17 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Loại độc tố này sẽ phát huy tác dụng gây độc hại ở những côn trùng nào có độ pH đường ruột phù hợp với độ pH hoạt động thích hợp của enzyme leucitinase –C. Nó cũng gây nên những tổn thương ở đường ruột của côn trùng. * Độc tố tan trong nước : Phân tử khối lớn hơn 30000 đvC và có thành phần cấu tạo gồm các peptid và một số aminoacid tự do. Loại độc tố này có thể gây ra những triệu chứng bệnh lí ở côn trùng tương tự như độc tố dạng tinh thể. I.2Sử dụng xạ khuẩn trong sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu Các loại cây trồng ngoài việc chống chịu với côn trùng phá hoại còn gặp mối hiểm hóa lớn là các bệnh do các loại vi sinh vật gây ra. Trong số các tác nhân gây bệnh cho cây trồng thì nấm chiếm khoảng 60% và trong số các loại vi sinh vật có khả năng đối kháng với nấm thì xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao (40 -60%). Vì vậy, việc tìm kiếm các chủng xạ khuẩn đối kháng và các chế phẩm kháng sinh kháng nấm gây bệnh để áp dụng vào công tác bảo vệ thực vật có tầm quan trọng đặc biệt. Một số dạng bào tử của xạ khuẩn Trong số các chủng xạ khuẩn, chi Streptomyces với các loài như: Strep. Hygroscopicus,Srep. Rurgersensis,Step. Longisporus,… được sử dụng để sản xuất chế phẩm thuốc trừ các bệnh ở cây trồng như bệnh đạo ôn do nấm Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 18 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Pyricularia oryzae gây ra ở cây lúa, cà chua …, bệnh thối nhũn do Ffuaium oxysporum gây ra ở cây thông …, bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây ra ở cây bắp lúa… Các chất kháng sinh do các chủng xạ khuẩn nói trên sinh ra cũng như chính bản thân xạ khuẩn đã thỏa mãn được những tính chất cần thiết để có thể sử dụng trong việc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, có một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh ưu việt của thuốc trừ sâu là tác dụng tiêu diệt các sinh vật một cách chọn lọc: kháng nấm mốc mạnh, kháng các nhóm vi khuẩn gram dương hơi yếu, với vi khuẩn gram âm không thể hiện tính đối kháng… Các chế phẩm được sản xuất dưới hai dạng: dạng nuôi cấy xạ khuẩn hay là dạng dịch bào tử xạ khuẩn. Phương thức sử dụng: Có thể sử dụng chế phẩm để xử lý đất trồng trước lúc gieo hạt, cây trồng để phòng bệnh cho cây. Để trị bệnh cho cây: Xử lý cùng lúc với gieo, ươm cây hay khi bệnh phát sinh. II.3 Sử dụng nấm sợi gây bệnh côn trùng Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 19 Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Nấm sợi: Rất nhiều loài nấm sợi có khả năng gây bệnh cho sâu hại cây trồng. Tuy vậy cho đến nay chỉ mới có các loài sau đây mới được sử dụng để sản xuất các loại chế phẩm nấm diệt sâu hại: - Aschersoria spp. - Beauveria basiana - Conidiobolus obscurus - Culicinomyces clavosporus - Metarrhizium anisopliae - Hirsutella thompsonu - Zoophthora radicans Trong các loài trên,có một số được sử dụng phổ biến hơn và đạt hiệu quả cao hơn để phòng trừ sâu hại cây trồng và cây rừng là các loài: -Beauveria basiana - nấm bạch cương. - Metarrhizium anisopliae - nấm lục cương a) Nấm bạch cương (Beauveria basiana) Nấm bạch cương còn gọi là nấm cứng trắng, nấm tằm vôi. Là loại thường gặp trên nhiều loài sâu hại. Người ta phát hiện được nấm bạch cương trong trường hợp nấm này gây bệnh làm chết hàng loạt tằm của nghề nuôi tằm. Sau đó người ta tìm cách phân lập và nuôi cấy chúng trên môi trường nhân tạo. Chúng có mặt trên 120 loài thuộc 45 họ 7 bộ côn trùng rừng. Nếu kể cả sâu hai nông nghiệp chúng có thể ký sinh gần 200 loài. Đặc điểm: Thể sợi nấm màu trắng, dạng lông, sợi nấm mảnh có đường kính 1,5 - 2µm, cuống bào tử mọc đơn hoặc phân nhánh. Tế bào sinh bào tử hình bình, hình ống Lớp.DH10DL - Báo cáo vi sinhmôi trường 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan