Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí...

Tài liệu ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí

.PDF
96
9
138

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------- NGUYỄN THỊ KIM DUNG ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRONG VIỆC THỂ HIỆN TÁC PHẨM BÁO CHÍ Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN HÀ HÀ NỘI – 2009 MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... 2 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................ 10 7. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 10 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) .......................................................................................................... 11 1.1. Khái niệm về multimedia ..................................................................................... 11 1.1.1. Thuật ngữ multimedia ..................................................................................... 11 1.1.2. Định nghĩa ..................................................................................................... 121 1.1.3. Đặc điểm của multimedia .............................................................................. 144 1.1.3.1. Multimedia là công cụ làm báo hiện đại, tích hợp thế mạnh của nhiều loại hình báo chí..................................................................................... 154 1.1.3.2. Khả năng lưu giữ thông tin theo chủ đề .............................................. 155 1.1.3.3. Phá vỡ giới hạn truyền tải và tiếp nhận thông tin ............................... 165 1.1.3.4. Kén chọn đề tài và gắn với sự phát triển của công nghệ ..................... 176 1.1.3.5. Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và gắn liền với dấu ấn cá nhân ........ 187 1.1.4. Thành phần multimedia .................................................................................. 18 1.1.4.1. Chữ viết (text)....................................................................................... 187 1.1.4.2. Hình ảnh tĩnh ......................................................................................... 18 1.1.4.3. Âm thanh (audio) ................................................................................... 18 1.1.4.4. Video ...................................................................................................... 18 1.1.4.5. Animation (Hoạt hình) ........................................................................... 18 1.1.4.6. Slide show (trình diễn ảnh) .................................................................... 18 1.1.4.7. Các phương thức tương tác khác ........................................................... 19 1.1.5. Sự ra đời và phát triển của việc ứng dụng multimedia trên thế giới và Việt Nam ..................................................................................................................... 19 1.1.5.1. Trên thế giới ........................................................................................... 19 1.1.5.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 21 1.2. Khái niệm và đặc điểm báo điện tử ..................................................................... 23 1.3. Sự ra đời và phát triển của báo điện tử ở thế giới và Việt Nam ....................... 27 1.3.1. Thế giới ............................................................................................................. 27 1.3.2. Việt Nam ........................................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT VIỆC ỨNG DỤNG TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN VÀO VIỆC THỂ HIỆN NỘI DUNG TÁC PHẨM BÁO CHÍ TRÊN VIETNAMNET, VNEXPRESS VÀ TUỔI TRẺ ONLINE .......................... 31 2.1. Vài nét về báo điện tử VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online .............. 31 2.1.1. Vài nét về báo VietNamNet ............................................................................... 31 2.1.2. Vài nét về báo Tuổi Trẻ Online ........................................................................ 31 2.1.3. Vài nét về báo điện tử VnExpress ..................................................................... 32 2.2. Tổng quan việc ứng dụng multimedia ở Việt Nam ............................................ 33 2.3. Chủ trƣơng ứng dụng multimedia của 3 trang báo điện tử .............................. 34 2.3.1. Chủ trương ứng dụng multimedia của VietNamNet ........................................ 35 2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online ................................... 36 2.3.2. Chủ trương ứng dụng multimedia của VnExpress ........................................... 37 2.4. Ứng dụng multimedia trên 3 trang báo điện tử. ................................................ 38 2.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng multimedia .................................. 38 2.4.1.1. Đội ngũ nhân sự ..................................................................................... 38 2.4.1.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................... 39 2.4.1.3. Quy trình sản xuất .................................................................................. 40 2.4.1.4. Định hướng lãnh đạo ............................................................................. 42 2.4.2. Các hình thức ứng dụng multimedia vào trong bài báo điện tử ................... 43 2.4.3. Khảo sát việc ứng dụng multimedia ở ba báo VietNamNet, Tuổi Trẻ .......... 44 2.4.3.1. Báo VietNamNet ..................................................................................... 44 2.4.3.2. Khảo sát việc ứng dụng multimedia của Tuổi Trẻ Online ..................... 55 2.4.3.3. Khảo sát về việc ứng dụng multimedia của VnExpress ......................... 61 2.4.4. Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng multimedia vào việc thể hiện nội dung tác phẩm báo chí treenVietNamNet, VnExpress, Tuổi Trẻ Online................ 68 2.4.4.1. VietNamNet ............................................................................................ 70 2.4.4.2. Tuổi Trẻ Online ...................................................................................... 70 2.4.4.3. VnExpress............................................................................................... 71 CHƢƠNG 3: MỘT VÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG MULTIMEDIA VÀO TÁC PHẨM BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ........................... 75 3.1. Triển vọng phát triển multimedia trên báo điện tử ........................................... 75 3.1.1. Thuận lợi ........................................................................................................... 74 3.1.2. Khó khăn ........................................................................................................... 76 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng multimedia trên báo điện tử ................ 79 3.1.1. Nâng cao nhận thức về hiệu quả của multimedia trên báo điện tử .................. 79 3.1.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin .................................................. 81 3.1.3.Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ làm báo điện tử ............................................... 82 3.1.4. Vấn đề đào tạo người làm báo nói chung và người làm báo điện tử nói riêng ............................................................................................................................ 85 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 90 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lĩnh vực tin tức ngày nay, người ta nói nhiều đến truyền thông đa phương tiện (multimedia) và việc ứng dụng nó vào trong việc thể hiện và trình bày nội dung bài báo. Nó giúp người truy cập có thể theo dõi các bài báo, vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc và thuyết phục nhất với các phần thông tin bổ trợ trên video, audio, ảnh, văn bản, trình diễn ảnh (slide show).... Trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và các nước châu Âu, truyền thông đa phương tiện đã và đang được ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ. Nó trở thành một hình thức truyền thông hấp dẫn. Trong khi đó, ở Việt Nam khái niệm truyền thông đa phương tiện còn khá mới mẻ, cần được nghiên cứu. Các trang báo điện tử Việt Nam đã biết khai thác thế mạnh của internet bằng cách phát trực tuyến hoặc phát lại các chương trình tivi, phim, radio hay các đoạn video clip. Tuy nhiên tất cả đều ở hình thức phát lại và một số chỉ mang tính giải trí. Báo VietNamNet, Tuổi Trẻ Online, VnExpress là những tờ báo đi đầu trong việc ứng dụng multimedia trên báo điện tử song vẫn chưa thực sự khai thác được hết thế mạnh của multimedia để nâng cao chất lượng tác phẩm. Bộ phận những người làm báo biết khai thác thế mạnh và ứng dụng multimedia vào bài viết của mình chưa nhiều. Như vậy để nâng cao hiệu quả truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của bạn đọc, việc ứng dụng tiện ích của truyền thông đa phương tiện là rất cần thiết. Với những lý do đó, tác giả quyết định chọn vấn đề "Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện tác phẩm báo chí" (thông qua khảo sát trên ba trang báo điện tử VietNamNet, Tuổi Trẻ Online, VnExpress trong năm 2005-2008) làm luận văn thạc sỹ báo chí. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trên thế giới, các công trình nghiên cứu về multimedia đã có cách đây gần nửa thế kỷ. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu đề cập nhiều đến việc tìm hiểu lịch sử thuật ngữ multimedia và mục đích ứng dụng multimedia vào các lĩnh vực khác nhau, từ giải trí, nghệ thuật, thương mại, báo chí đến công nghệ thông tin. Có thể kể đến các công trình như: “Goldstein's LightWorks at Southhampton” của Richard Albarino năm 1966, “Multimedia Systems” của Mark Deuze năm 2007, “Share It, Reveal It, Reuse It, and Push Multimedia into a New Decade” của Susanne Boll năm 2007…. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về mặt lý luận về việc ứng dụng multimedia như một công cụ làm báo hiện đại vào việc trình bày và thể hiện tác phẩm báo chí không nhiều. Đa số đều là các tài liệu hướng dẫn cách thức thực hành làm một bài báo multimedia mang màu sắc kỹ thuật và công nghệ. Ở Việt Nam, các bài viết về multimedia có thể kể đến như “Báo chí thời truyền thông đa phương tiện” (bài trên VietNamNet ngày 09/04/2006), “Truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam còn manh mún” (bài trên VnExpress ngày 9/8/2004), “Truyền thông đa phương tiện qua mạng di động: vấn đề và giải pháp” (Tạp chí Bưu chính viễn thông ngày 9/1/2003”, “Kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện”(đăng trên VTC ngày 02/07/2007)… Các bài viết chủ yếu nói về sự phát triển của các tổ chức truyền thông đa phương tiện, kỷ nguyên đa phương tiện, các trang báo đa phương tiện mới song không cụ thể. Các bài viết khác chủ yếu là quảng cáo về các mặt hàng trực tuyến có tích hợp các tính năng của multimedia như điện thoại, đồng hồ, laptop. Cũng có những bài viết nói về việc ứng dụng multimedia trong ngành nhiếp ảnh, giảng dạy... coi đó như một phương thức hỗ trợ hữu ích. Tuy nhiên, tất cả mới dừng lại ở việc liệt kê, phản ánh, chứ chưa đưa ra được tổng quan đầy đủ cả về lý luận lẫn thực tế ứng dụng và phát triển của multimedia. Bên cạnh các bài báo, chuyên khảo viết về multimedia, còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về vấn đề này. Theo khảo sát của tác giả, năm 2005, có luận văn của Trần Thị Thúy Bình với đề tài "Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử của các cơ quan phát thanh và truyền hình" song khảo sát trên báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh từ năm 20022005. Những năm này, việc sử dụng multimedia vẫn còn quá ít ỏi. Mặt khác, những website mà luận văn trên khảo sát lại là những website của những đơn vị phát thanh, truyền hình, nên tính đại diện không cao. Cũng về đề tài liên quan đến báo điện tử và multimedia còn có một số luận văn như: "Ngôn ngữ báo chí internet" của Nguyễn Thu An ( học viên cao học khóa 2), “Phát thanh trên mạng internet” của Nguyễn Sơn Minh (học viên cao học khóa 4) song những khóa luận này cũng không trực tiếp đề cập đến việc ứng dụng multimedia trên báo điện tử. Ở cấp khóa luận, nhiều nghiên cứu mới dừng lại ở việc nhắc đến một số vấn đề như: khả năng ứng dụng multimedia đối với các website, tính tương tác của báo chí điện tử, cách thức trình bày và thiết kế một tác phẩm báo điện tử cũng như giao diện của một website, các thể loại tin bài trên báo điện tử, vấn đề bản quyền.... Tuy nhiên, những khóa luận này chưa thực sự tổng kết thành lý luận hay chỉ ra xu hướng phát triển của nó. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Hiện nay, trong làng truyền thông thế giới, có rất nhiều trang báo đa phương tiện như các website của CNN, BBC, Reuters, MSNBC... Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu về việc ứng dụng các thế mạnh của multimedia trong các tác phẩm báo chí.. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển của multimedia ở Việt Nam trên cơ sở khảo sát thực tế hoạt động của báo điện tử VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress. Sở dĩ tác giả chọn 3 website này vì đây là 3 tờ báo hàng đầu biết khai thác và ứng dụng các thế mạnh của multimedia vào việc tổ chức một tác phẩm báo chí trên trang web. Phạm vi nghiên cứu: Với đối tượng như trên, tác giả tập trung khảo sát toàn bộ hoạt động, tin bài ứng dụng multimedia trên 3 báo trong thời gian từ năm 2005-2008. Năm 2005 được chọn làm mốc vì đây thời gian đánh dấu thời kỳ phát triển cực mạnh của truyền thông và internet Việt Nam. Lúc này, báo điện tử của Việt Nam đã bước đầu nắm lấy xu hướng phát triển của báo điện tử trên thế giới. Hơn nữa, năm 2005 cũng là năm Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chiến lược phát triển thông tin Việt Nam tới năm 2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về phát triển và quản lý báo điện tử về các mặt đào tạo đội ngũ làm báo, tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng đội ngũ đào tạo… 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận văn này được thực hiện nhằm mục đích góp phần làm rõ: - Thực trạng sử dụng multimedia vào các tác phẩm báo điện tử. - Từ đó, làm bật lên xu hướng ứng dụng multimedia vào các tác phẩm báo điện tử. - Đưa ra đề xuất nâng cao chất lượng việc khai thác ứng dụng thế mạnh của multimedia trên tác phẩm báo điện tử. - Góp phần vào kho lý luận về báo điện tử, phục vụ công tác giảng dạy báo chí của nhà trường. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được những mục đích trên, đề tài tài này sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu về nội hàm các khái niệm báo báo điện tử, multimedia. - Tìm hiểu quá trình xuất hiện của multimedia trên báo điện tử của thế giới và Việt Nam. - Khảo sát việc ứng dụng multimedia trên VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress. Qua đó, nhận xét về thực tế ứng dụng multimedia của 3 báo điện tử. - Đề xuất những giải pháp nhằm khai thác tốt hơn nữa thế mạnh của multimedia để nâng cao chất lượng cho trang báo điện tử. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp việc ứng dụng multimedia trên VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress. Trên cơ sở nghiên cứu thêm các tài liệu, sách, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các khóa luận, luận văn trước đó, tác giả thống kê, phân tich, tổng hợp và so sánh việc ứng dụng multimedia trên ba báo điện tử. Từ đó, rút ra nhận xét, đánh giá khái quát về thực tế ứng dụng multimedia của 3 tờ báo nói riêng và của báo điện tử Việt Nam nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận: - Đóng góp vào quá trình nghiên cứu xu hướng cũng như việc sử dụng multimedia trên báo điện tử Việt Nam nói chung và báo điện tử VietNamNet, Tuổi Trẻ Online và VnExpress nói riêng. - Làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, đào tạo và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Ý nghĩa thực tiễn: - Góp phần làm thay đổi quan niệm và cách thức đưa tin, thực hiện tin bài của các phóng viên vốn quen với cách làm báo truyền thống. - Giúp ích cho người làm báo trong việc khai thác và triển khai ứng dụng multimedia vào tác phẩm báo chí của mình. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có các chương sau: Chương 1: Tổng quan về truyền thông đa phương tiện Chương 2: Ứng dụng multimedia trên báo điện tử VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online Chương 3: Một vài kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng multimedia trên báo điện tử hiện nay CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN (MULTIMEDIA) 1.1. Khái niệm về multimedia 1.1.1. Thuật ngữ multimedia “Đa phương tiện” (multimedia) đang là một khái niệm “thời thượng” trong nhiều lĩnh vực đời sống hiện đại. Thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Theo nghiên cứu của Richard Albarino trong cuốn "Goldstein's LightWorks at Southhampton” [15, tr. 72], thuật ngữ "đa phương tiện" do Bob Goldstein lần đầu tiên đặt ra tháng 7/1966 để nói về cuộc khai mạc chương trình "LightWorks at L'Oursin" ở Southampton, Long Island. Ngày 10/8/1966, chính Richard Albarino vay mượn lại thuật ngữ này. Hai năm sau - 1968, thuật ngữ "đa phương tiện" được dùng để mô tả công việc của một nhà tư vấn chính trị mang tên David Sawyer [20].. Trong nhiều năm, thuật ngữ này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Cuối những năm 1970, “đa phương tiện” được dùng để miêu tả các bài thuyết trình gồm nhiều slide (trình chiếu). Chỉ đến những năm 1990, thuật ngữ “truyền thông đa phương tiện” mới có ý nghĩa như hiện nay. Cũng trong năm 1990, người ta còn dùng thuật ngữ “đa phương tiện” để chỉ máy tính bán trên thị trường bởi nó được kết hợp với đĩa CD-ROM, cho phép phân phối hàng trăm MB của video, hình ảnh, âm thanh và dữ liệu. Trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, multimedia được dùng để chỉ sự kết hợp của các phương tiện truyền thông bao gồm video, hình ảnh, âm thanh, văn bản. Hàng triệu người hiểu về những nội dung trên web ngày hôm nay như vậy. Thực tế, nhiều nội dung thông tin thường không được coi là đa phương tiện nếu không chứa các hình thức trình bày hiện đại như audio hoặc video. Nhìn chung, có thể hiểu, “multimedia” là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, vấn đề một cách đa diện. Mỗi hình thức truyền thông sử dụng trong bài báo multimedia giống như một mặt của viên kim cương, tạo nên sự “lấp lánh” của chỉnh thể viên kim cương đó. Nhờ đó, bài báo mang vẻ đẹp hoàn thiện nhất, thuyết phục nhất. 1.1.2. Định nghĩa Multimedia là thuật ngữ được sử dụng phổ biến 5 năm gần đây, kể cả ở Mỹ và châu Âu. Định nghĩa “truyền thông đa phương tiện” đang dần thay đổi. Ông Erin Macksey, Giám đốc điều hành Relative Exposure - công ty chuyên cung cấp phóng sự đa phương tiện đầu tiên tại Việt Nam, cho biết: "Truyền thông đa phương tiện là sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang web nhằm truyền tải một câu chuyện, một vấn đề một cách đa chiều và mỗi hình thức thể hiện góp phần tạo thành câu chuyện hoàn chỉnh. Đây là hình thức truyền thông mới mẻ và hấp dẫn nhất mà các hãng thông tấn lớn ở Mỹ như New York Times hay Washington Post đang sử dụng" [32]. Theo Từ điển tiếng Anh Cambridge (2004), multimedia là “sự kết nối các hình ảnh động và tĩnh, tiếng động, âm nhạc, từ ngữ, đặc biệt là lĩnh vực máy tính và giải trí”. [11, tr.25] Định nghĩa này chưa nêu bật được vấn đề đó là multimedia không chỉ là sự kết nối các loại hình truyền thông đơn thuần mà phải theo một chủ đề nhất định. Định nghĩa nhấn mạnh đến truyền thông đa phương tiện trong lĩnh vực máy tính và giải trí, chứ chưa thực sự đề cập đến ứng dụng multimedia trong báo chí. Ngoài ra, định nghĩa cũng không nhắc đến yếu tố đồ họa. Từ điển Phim và Ảnh kỹ thuật số (2005) nhận định multimedia được định nghĩa là “việc sử dụng nhiều loại hình truyền thông khác nhau trong cùng một sản phẩm truyền thông. Nói cách khác, một sản phẩm multimedia có thể hiểu ngắn gọn như một trình diễn slide, được gắn với phần nhạc minh họa, các đồ họa, bài text, âm thanh hoặc hình ảnh động; thậm chí bao gồm các bộ phim và diễn viên trong đó... Bất cứ sản phẩm truyền thông nào sử dụng các yếu tố trên đều là các sản phẩm đa phương tiện”. [11, tr.25] Từ điển Bách khoa Wikipedia định nghĩa, multimedia “là việc sử dụng các loại hình truyền thông khác nhau (phát thanh, văn bản, đồ họa, ảnh động, video và tương tác) để truyền tải thông tin. Multimedia cũng liên quan đến truyền thông máy tính. Vì thông tin được trình diễn bằng các dạng khác nhau, nên truyền thông đa phương tiện tăng cường kinh nghiệm cho người dùng, giúp họ nắm bắt thông tin tốt hơn. Trong nghệ thuật nghe nhìn, nó dùng để miêu tả công việc được sáng tạo từ hai phương tiện trở lên”. [20]. Định nghĩa cho thấy một sản phẩm để tạo nên từ hai phương tiện truyền thông trở lên có thể được gọi là sản phẩm multimedia. Bài báo càng khai thác tốt thế mạnh trình bày thông tin của mỗi loại hình truyền thông, càng giúp người truy cập nắm bắt thông tin tốt hơn. Như vậy, ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự và phi văn tự như audio, video, tranh ảnh, đồ họa, văn bản, trình diễn ảnh,… ) trên cơ sở khai thác thế mạnh từng loại hình truyền thông để thực hiện một sản phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải mang đến cho công chúng từ 2- 3 cách thức truyền tải trở lên. Truyền thông đa phương tiện gồm hai hình thức là bài báo đa phương tiện và trang báo đa phương tiện. Bài báo đa phương tiện là bài viết thay vì chỉ sử dụng hình ảnh và chữ viết, có sử dụng thêm các video clip hoặc băng audio, kết hợp cùng với biểu đồ, đồ thị, hoạt hình hay trình diễn ảnh. Trang báo đa phương tiện là các trang báo phát triển thành các kênh riêng như kênh chuyên về truyền hình, kênh chuyên về phát thanh, kênh chuyên về báo in, kênh chuyên về ảnh. Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đề cập đến bài báo đa phương tiện. 1.1.3. Đặc điểm của multimedia Những năm gần đây, các kênh truyền thông không chính thống như blog, mạng xã hội, các đoạn video, flash... đã thay đổi phần lớn phương thức truyền thông. Nó giúp người đọc có nhiều lựa chọn hơn trong việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin, tiếp nhận thông tin phong phú hơn. 1.1.3.1. Multimedia là công cụ làm báo hiện đại, tích hợp thế mạnh của nhiều loại hình báo chí Các nghiên cứu khoa học cho thấy con người nhận thức nhanh hơn nếu kết hợp ba khả năng nghe, xem, đọc. Việc thông tin một vấn đề theo nhiều cách thức truyền thông làm cho người sử dụng có nhiều lựa chọn hơn trong việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin. Đồng thời, nó làm cho việc trình bày thông tin của báo điện tử phong phú, đa dạng và khác biệt hơn so với các sản phẩm báo chí thể hiện trên các loại hình khác. Nếu như báo in chỉ có đồ họa, chữ viết, phát thanh chỉ có âm thanh, tiếng động, truyền hình chỉ có hình ảnh, tiếng động thì multimedia hội tụ gần như đầy đủ mọi ưu điểm của báo in, phát thanh, truyền hình… Nó đưa người đọc truy cập sâu vào trong bài báo. Mỗi phần video, audio, hình ảnh văn bản hoạt hình sẽ kể một phần bài báo một cách thuyết phục nhất. Và lẽ dĩ nhiên, mỗi loại hình truyền thông có cách cung cấp và truyền tải thông tin khác nhau. Sự tổng hợp tối ưu các loại hình truyền thông tạo nên sức mạnh truyền thông. Nhờ thông tin được sắp xếp theo tầng lớp, công chúng không những hiểu rõ hơn các góc cạnh của vấn đề, mà còn chủ động hơn trong tiếp cận thông tin. Một tác phẩm báo chí thành công là tác phẩm được người đọc hiểu đúng và tiếp nhận trọn vẹn thông điệp mà người làm báo muốn gửi đến. 1.1.3.2. Multimedia giúp lưu giữ thông tin theo chủ đề Thực tế cho thấy những bài báo đa phương tiện trình bày thông tin theo nhiều loại hình truyền thông khác nhau và người làm báo căn cứ vào nội dung để chọn loại hình truyền thông hợp lý và hiệu quả nhất. Một trong những thế mạnh của báo điện tử là không bị giới hạn trong không gian chật hẹp. Nếu như không gian trình bày trong báo in, phát thanh, truyền hình như một cái ao, thì không gian đó trong báo điện tử như một đại dương lớn. Nhờ tính chất “không giới hạn” đó, báo điện tử có thế mạnh trong việc thể hiện đa tầng, đa chiều thông tin và có khả năng lưu giữ nguồn dữ liệu vô tận. Và tất cả các dạng thông tin dù là chữ viết, hình ảnh, audio, video hay hoạt hình… đều nhằm thể hiện một chủ đề, vấn đề nhất định trong bài báo. Khả năng lưu trữ dữ liệu ở mức độ cao giúp người làm báo không còn lo lắng về thời lượng phát sóng, hay độ dài bài báo mà chỉ cần tập trung vào không gian sáng tạo và thể hiện thông tin của mình. Nếu không có ứng dụng multimedia, báo điện tử khó có thể chiếm vị trí vô địch về lưu giữ thông tin đa dạng, phong phú trong làng báo. 1.1.3.3. Phá vỡ giới hạn truyền tải và tiếp nhận thông tin Trong phát thanh - truyền hình, thời gian là tuyến tính. Công chúng không có nhiều lựa chọn trong việc tiếp nhận thông tin. Họ thường xuyên phải theo dõi bài báo từ đầu đến cuối và nếu bỏ giữa chừng thì không có nhiều cơ hội để xem phần bỏ lỡ. Đối với báo in, vấn đề xem lại dễ dàng hơn đôi chút nhưng vẫn gặp khó khăn nếu như công tác lưu trữ không tốt. Bên cạnh đó, do bị giới hạn về không gian, nên báo in chỉ phản ánh được một vài khía cạnh của vấn đề. Để có thể hiểu tường tận vấn đề, công chúng cần theo dõi nhiều kỳ báo hoặc xem nhiều chương trình. Điều này tạo ra một sự phụ thuộc, đôi khi là sự “chờ đợi hồi hộp”, nhưng nó cũng biến công chúng trở thành người thụ động trong tiếp nhận thông tin. Với multimedia, giới hạn truyền thông được mở rộng. Nó trao cho nhà báo công cụ cần thiết để sáng tạo không gian theo khả năng của mình và trao cho công chúng quyền tái tạo không gian theo nhu cầu của mình. Người làm báo có thể sử dụng các phương tiện truyền tải theo ý tưởng và sự sáng tạo của họ, tận dụng triệt để thế mạnh của mỗi loại hình truyền thông để làm nổi bật vấn đề hoặc thông tin muốn gửi tới công chúng. Họ được quyền sắp xếp mạch thông tin theo cách mà họ cho là hợp lý còn người truy cập được toàn quyền quyết định tiếp nhận thông tin trật tự mà họ thích nhất. 1.1.3.4. Kén chọn đề tài và gắn với sự phát triển của công nghệ Trong đời sống hàng ngày có nhiều sự kiện, hiện tượng được chọn làm đề tài đăng tải trên báo chí. Tuy nhiên, không phải sự kiện nào cũng được lựa chọn để trình bày theo dạng multimedia. Sự kiện đó nếu không hấp dẫn, không được xã hội quan tâm, không có phần bối cảnh và diễn biến phù hợp để ghi hình, phỏng vấn, không cần ghi lại âm thanh hay không có nhiều khung cảnh đắt giá để chụp ảnh…, thì khó có thể ứng dụng multimedia. Công nghệ tạo nên kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện. Nó ảnh hưởng mạnh và có tính chất quyết định đối với sự phát triển của multimedia. Khoa học công nghệ càng phát triển, càng có nhiều loại hình truyền thông mới ra đời thì multimedia càng giàu có về phương tiện trình diễn thông tin. Do tích hợp nhiều loại hình truyền thông, nên các sản phẩm multimedia có dung lượng lớn, chiếm nhiều diện tích trong máy chủ (server) nên đòi hỏi phải có một đường truyền băng thông rộng để người đọc có thể xem trực tiếp các file âm thanh và video trên website mà không bị giật. Đường truyền càng nhanh, hiệu quả đạt được của bài báo multimedia càng tối ưu. Vì multimedia gắn với trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với các loại hình truyền thông khác nên nó đòi hỏi người truy cập phải có sự hiểu biết nhất định về công nghệ để xem được các tác phẩm ứng dụng multimedia. 1.1.3.5. Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo và gắn liền với dấu ấn cá nhân Muốn ứng dụng multimedia vào việc trình bày một bài báo, người làm báo phải biết nhiều về kỹ thuật, nắm vững từng loại hình truyền thông. Nó đòi hỏi người làm báo cần có sự chủ động và linh hoạt để xác định thời điểm nào, nội dung nào, chủ đề nào thì sử dụng loại hình truyền thông nào. Multimedia giúp tạo ra sự hấp dẫn trong thông tin nhưng đồng thời nó cũng là một thách thức tay nghề với người làm báo. Mỗi người làm báo lúc này không chỉ là người lên ý tưởng, mà còn phải là người biên tập và cụ thể hóa các ý tưởng. Nó gắn với sự dấn thân, việc lên kế hoạch và sự lựa chọn các cảnh quay, các đoạn ghi âm để thể hiện các dụng ý nội dung nhất định. Do đó, mặc dù một tác phẩm báo chí đa phương tiện thường là sản phẩm của cả một tập thể, nhưng nó vẫn mang dấu ấn và gắn liền với phong cách cá nhân. 1.1.4. Thành phần multimedia 1.1.4.1. Chữ viết (text) Chữ viết là một phương thức biểu thị chuỗi lời nói bằng những kí hiệu viết- đồ hình. Nó là thành phần cơ bản của báo điện tử, dùng để mô tả sự kiện, hiện tượng… Nhiều khi nó là thành phần thuần túy của bài viết, nhiều khi chỉ là một phần. Nó là yếu tố thể hiện nội dung và cả phong cách của nhà báo, thường được dùng khi nhà báo không thể truyền thông tin qua ảnh, video, audio hoặc qua các ngôn ngữ phi văn tự khác. 1.1.4.2. Hình ảnh tĩnh Ảnh tĩnh ghi lại một lát cắt của sự kiện. Nó có tác dụng làm nổi bật cảm xúc, nhấn mạnh một ý, một điểm nào đó trong bài báo và dễ dàng tạo cảm xúc đặc biệt cho người truy cập. Những cảm xúc này gây ấn tượng mạnh và in sâu trong tâm trí người xem hơn là chữ viết. 1.1.4.3. Âm thanh (audio) Âm thanh có thế mạnh về kể chuyện. Nó đặc biệt phát huy thế mạnh trong những trường hợp sự việc không thể miêu tả được bằng lời hoặc bản thân từ ngữ không thể diễn tả hết được sự kiện hoặc diễn tả không chính xác. Tuy không mang lại cảm giác trực quan nhưng nó khiến người nghe như được tham gia vào câu chuyện mà đoạn audio đang kể. 1.1.4.4. Video Dân gian có câu “trăm nghe không bằng một thấy” và video chính là phương tiện đem lại hình ảnh động và chân thực. Nó tiện thể hiện tốt nhất hành động, hình ảnh trong câu chuyện, đưa người đọc đến với nội dung chính của bài báo và theo dõi nhân vật chính trong chuyện. Nó giúp người xem như được chứng kiến, tham gia câu chuyện một cách chân thật nhất. Nó đem lại ấn tượng mạnh và ghi lại được những thời khắc hiếm có. 1.1.4.5. Animation (Hoạt hình) Hoạt hình dùng để tái tạo lại một sự kiện có chuyển động hoặc làm rõ cái gì đó đã xảy ra hoặc đang tiến hành. Đây là cách làm hiệu quả khi không có ảnh tĩnh hay đoạn băng audio. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phim hoạt hình vì khi khán giả quá tập trung theo dõi nó thì có thể gây ra sự xao lãng đối với nội dung của bài báo. 1.1.4.6. Slide show (trình diễn ảnh) Slide show gồm nhiều bức ảnh khác nhau được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Nó có tác dụng bổ trợ, minh họa cho nội dung bài báo với một tốc độ định sẵn, tạo ra một trình bày ảnh. Hình ảnh có thể có thêm chú thích để làm rõ nội dung. Hiện nay, rất nhiều tờ báo lớn trong và ngoài nước đều sử dụng cách trình bày này đối với bức ảnh, tạo ra sự chuyên nghiệp và hiện đại trong phong cách trình bày. 1.1.4.7. Các phương thức tương tác khác Phỏng vấn (giao lưu trực tuyến): Bao gồm dạng hỏi – đáp, nhằm giúp người đọc, người quan tâm, công chúng nêu ra các thắc mắc, trăn trở của mình đối với một vấn đề nhất định. Người tham gia giao lưu với tư cách khách mời sẽ đưa ra quan điểm, ý kiến của mình để giải đáp những vấn đề mà công chúng thắc mắc. Ưu điểm nổi trội của giao lưu trực tuyến là độc giả và nhân vật tham gia không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Trưng cầu ý kiến (poll, vote): là việc khảo sát, thực hiện các điều tra xã hội học, cung cấp tư liệu cho báo chí, đồng thời giúp cho người tham gia biết được có bao nhiêu người có cùng quan điểm hoặc khác quan điểm với mình. Đồ thị: Góp phần biểu diễn quá trình diễn biến của sự việc hoặc minh họa cho một nhận định nào đó. Có trường hợp, nó là phương tiện chính thể hiện bài báo và văn bản, ảnh tĩnh, video giữ vai trò phụ trợ… 1.1.5. Sự ra đời và phát triển của việc ứng dụng multimedia trên thế giới và Việt Nam 1.1.5.1. Trên thế giới Các trang thông tin điện tử hàng đầu thế giới hiện nay như New York Times, Washington Post của Mỹ hay BBC, The Guardian của Anh - những tờ báo lớn nhất hiện nay không chỉ chạy đua đưa tin nhanh nhất, nóng nhất, đầy đủ nhất cho người đọc mà nó còn chạy đua trong việc đưa lại tiện ích cho người đọc khi truy cập báo điện tử. Đã qua rồi thời tòa soạn chỉ có báo giấy với các hình ảnh minh họa giản đơn. Thế kỷ 21 là kỷ nguyên của báo điện tử với những tiện ích mà nó mang lại, trong đó truyền thông đa phương tiện thực
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan