Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ mẫu...

Tài liệu ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớntrường mầm non khai quang vĩnh yên vĩnh phúc

.PDF
74
1200
119

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON LÊ THỊ MINH HẢO ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON KHAI QUANG - VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sƣ phạm Giáo dục Mầm non Hƣớng dẫn khoá luận: ThS. Nguyễn Hữu Hiệp HÀ NỘI- 2016 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, em luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của ThS. Nguyễn Hữu Hiệp, sự động viên, khích lệ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non và khoa Giáo dục Thể chất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hữu Hiệp cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non và khoa Giáo dục Thể chất, cũng như các cô giáo ở Trường Mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc đã giúp em hoàn thành khóa luận này. Trong khuôn khổ thời gian có hạn nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô cùng bạn đọc để em tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập và giảng dạy sau này. Hà Nội, ngàythángnăm 2016 Sinh viên Lê Thị Minh Hảo LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Lê Thị Minh Hảo Sinh viên lớp K38B- GDMN Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi xin cam đoan đề tài này là của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của đề tài không trùng với bất cứ đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này tại Trường Mầm non Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. Toàn bộ những vấn đề đưa ra bàn luận, nghiên cứu là những vấn đề mang tính cấp bách và đúng thực tế tại Trường Mầm non Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. Hà Nội,ngàythángnăm 2016 Sinh viên Lê Thị Minh Hảo DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích từ viết tắt BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo CP Chính phủ CTGDMN Chương trình Giáo dục Mầm non ĐC Đối chứng GDMN Giáo dục Mầm non GDTC Giáo dục Thể chất MGL Mẫu giáo lớn NQ/HNTW Nghị quyết Hội nghị Trung ương NXB Nhà xuất bản QĐ Quy định QĐ - BGDĐT Quy định – Bộ Giáo dục Đào tạo STT Số thứ tự TCVĐ Trò chơi vận động TDTT Thể dục Thể thao TN Thực nghiệm TT-BGDĐT Thông tư- Bộ Giáo dục Đào tạo VNĐ Việt Nam đồng MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận xác định hướng nghiên cứu của đề tài ................................. 4 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Mầm non ..........................4 1.1.2. Giáo dục Mầm non ..........................................................................................5 1.1.2.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục Mầm non .........................................................5 1.1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục Mầm non ........................................ 6 1.1.2.3 Yêu cầu về nội dung, phương pháp Giáo dục Mầm non ...................... 7 1.1.3. Một số vấn đề về Giáo dục Thể chất trong trường mầm non hiện nay ........8 1.1.3.1. Vị trí, vai trò của Giáo dục Thể chất .................................................... 8 1.1.3.2. Ý nghĩa của Giáo dục Thể chất trong trường mầm non....................... 8 1.1.3.3. Nhiệm vụ của Giáo dục Thể chất cho trẻ mầm non........................... 10 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý và các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền của trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang.......................................................... 11 1.2.1. Đặc điểm tâm lý .............................................................................................11 1.2.2. Đặc điểm sinh lý ............................................................................................13 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức bền của trẻ ..................................................15 1.3. Một số nét đặc trưng của trò chơi vận động............................................. 17 1.3.1. Khái niệm trò chơi vận động ........................................................................17 1.3.2. Ý nghĩa của trò chơi vận động ......................................................................18 1.3.3. Đặc điểm và phân loại trò chơi vận động....................................................19 1.3.3.1. Đặc điểm trò chơi vận động ............................................................... 19 1.3.3.2. Phân loại trò chơi vận động ............................................................... 20 1.3.3.3. Phương pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi vận động .......................... 23 1.3.4. Một số hạn chế khi áp dụng trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo lớn .......23 1.4. Tố chất sức bền ........................................................................................ 24 1.4.1. Khái niệm sức bền ................................................................................. 24 1.4.2. Phân loại sức bền................................................................................... 24 1.4.3. Những nhiệm vụ và yêu cầu phát triển sức bền .................................... 24 1.4.4. Một số phương pháp huấn luyện sức bền ............................................. 25 Chƣơng 2. NHIỆM VỤ, PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .. 28 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ...............................................28 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ...............................................................................28 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ...................................................................29 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.............................................................29 2.2.5. Phương pháp toán thống kê ..........................................................................30 2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 31 2.3.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................................................31 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................32 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................32 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33 3.1. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức giáo dục thể chất và việc sử dụng một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang ........................................................................ 33 3.1.1. Thực trạng cơ sở vật chất và công tác Giáo dục Thể chất Trường Mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc ...............................................................33 3.1.1.1. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường ..................................... 33 3.1.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ và giáo viên ........................................ 33 3.1.1.3. Thực trạng công tác Giáo dục Thể chất Trường Mầm non Khai Quang ..................................................................................................... 34 3.1.2. Thực trạng việc sử dụng trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang...................................................35 3.1.2.1. Thực trạng giảng dạy trò chơi vận động trong giờ chính khóa.......... 35 3.1.2.2. Thực trạng giảng dạy trò chơi vận động trong giờ hoạt động ngoại khóa ....................................................................................................... 38 3.1.2.3. Thực trạng quá trình sử dụng một số trò chơi vận động nhằm pháttriển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc ............................................................................................... 37 3.2. Ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn trong giờ Giáo dục Thể chất thông qua trò chơi vận động .......................................................................................................... 38 3.2.1. Lựa chọn trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang............................................38 3.2.2. Lựa chọn test đánh giá việc áp dụng trò chơi vận động trong quá trình dạy học môn Giáo dục Thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn ở Trường Mầm non Khai Quang ..............................................................................................................46 3.2.3. Tiến trình thực nghiệmtrò chơi vận động.....................................................47 3.2.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của trò chơi đã chọn nhằm phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên Vĩnh Phúc .................................................................................................................47 3.2.4.1. Tổ chức thực nghiệm trò chơi vận động ............................................ 47 3.2.4.2. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 47 3.2.4.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm ..................................................... 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG STT Nội dung Bảng 3.1 Thực trạng về số lượng và trình độ của cán bộ và Trang giáo viên trong Trường Mầm non Khai Quang (n=19) Bảng 3.2 34 Kết quả phỏng vấn giáo viên về lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang - Vĩnh YênVĩnh Phúc (n=16) Bảng 3.3 39 Bảng phỏng vấn lựa chọn test kiểm tra đánh giá sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Bảng 3.4 45 Tiến trình giảng dạy trò chơi vận động nhằm phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớn Trường Mầm non Khai Quang - Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 2 nhóm ĐC và TN ( Bảng 3.6 47 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 2 nhóm ĐC và TN ( Biểu đồ 3.1 = 30) 48 Thành tích chạy tùy sức 5 phút của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm của trẻ nam Biểu đồ 3.2 46 50 Thành tích chạy tùy sức 5 phút của 2 nhóm trước và sau thực nghiệm của trẻ nữ 50 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập sâu rộng với quốc tế, tiến tới mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện thành công mục tiêu đó yếu tố con người có vai trò quyết định hàng đầu. Để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay. Con người Việt Nam mới cần có trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin tốt, biết tự lựa chọn những cách thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách hiệu quả, từ đó có khả năng thích ứng với biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm đó được đặt trên vai ngành giáo dục; đòi hỏi ngành phải có những thay đổi về nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và phương tiện dạy học học một cách phù hợp tích cực. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà còn đào tạo những con người đủ phẩm chất và trí tuệ, thể lực để đón đầu sự phát triển của xã hội. GDMN là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. Giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu và đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con người. Giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước, vì thế ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt Giáo dục Thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Trong Nghị quyết Trung Ương Đảng lần thứ 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [7]. 2 GDTC là một bộ phận quan trọng trong sự phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. GDTC cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể của trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối. Nếu không có sự chăm sóc giáo dục đúng đắn có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc trẻ mầm non. Nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú tinh thần và trong sáng về đạo đức là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Theo đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non “Dễ nhớ, dễ quên, học mà chơi, chơi mà học”. Vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Trò chơi được coi là phương tiện dạy học tích cực, gây hứng thú và thu hút được sự ham thích, tham gia nhiệt tình của trẻ. Các trò chơi được sử dụng trong chương trình GDMN đều có mục đích. Trong quá trình chơi trẻ phát triển tính hợp tác, đoàn kết và tinh thần chủ động sáng tạo, trẻ luôn hứng thú trong quá trình chơi. Một trong những phương pháp để phát triển sức bền cho trẻ là sử dụng trò chơi. Khi chơi trẻ được hoạt động một cách linh hoạt,những kỹ năng vận động và kỹ năng giải quyết vấn đề được hình thành giúp trẻ phát triển các tố chất thể lực. Việc ứng dụng trò chơi trong phát triển sức bền cho trẻ sẽ tạo cho trẻ sự dẻo dai và hứng thú trong khi chơi. Tuy nhiên trong quá trình đi thực tập, tiếp xúc dự giờ với các giáo viên tại trường mầm non, tôi nhận thấy rằng quá trình sử dụng các trò chơi để phát triển sức bền vẫn chưa được chú trọng. 3 Trên thực tế, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về GDTC chất cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Một số công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này đã thành công như: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo bé nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chấtcho trẻ” (Huỳnh kim Vui, Đại học sư phạm Hà Nội- 2005); “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua trò chơi đóng vaitheo chủ đề” (Lục Thị Trung Hải, Đại học sư phạm Hà Nội- 2005); “Sử dụng trò chơi vận động phát triển kỹ năng phối hợp vận động cho trẻ 5- 6 tuổi Trường Mầmnon Đại Thịnh- Mê Linh” (Trần Thị Hoàng Giang, Đại học sư phạm Hà Nội 2- 2015)… Song đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá về ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ MGL Trường Mầm non Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc. Xuất phát từ lý do trên, đề tài tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ mẫu giáo lớnTrƣờng Mầm non Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc”. *Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là ứng dụng trò chơi vận động nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ MGL ở trường Mầm non Khai Quang nói riêng và các trường mầm non khác nói chung góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện cho đất nước. *Giả thiết khoa học Trong quá trình phát triển thể chất cho trẻ do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên việc tổ chức các hoạt động thể chất cho trẻ chưa thực sự hiệu quả. Nếu việc ứng dụng trò chơi đạt hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện tốt để tìm ra các biện pháp, phương pháp phù hợp với điều kiện vật chất, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm nâng cao hiệu quả phát triển sức bền cho trẻ MGL. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận xác định hƣớng nghiên cứu của đề tài 1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Mầm non Điều 21 luật giáo dục năm 2005 quy định: GDMN thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. -Từ chỉ thị 53/CP của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12 tháng 8 năm 1966 đã xác định mục tiêu của GDMN: “GDMN tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Sáng này 19 tháng 9 năm 2006 tại Hà Nội BộGiáo dục và Đào tạo tổ chức giới thiệu đề án “Phát triển Giáo dục Mầm non giai đoạn 2006- 2015”. Mục tiêu của đề án là mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN đặc biệt chú trọng phát triển mầm non với đồng bào dân tộc, vùng kinh tế khó khăn, hải đảo xa xôi. Nội dung của đề án làm đa dạng các phương thức chăm sóc giáo dục bảo đảm chế độ chính sách cho giáo viên mầm non theo quy định của nhà nước. Đối với vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006- 2015 sẽ đầu tư kinh phí đào tạo trình độ chuẩn cho 3000 giáo viên trang bị cơ sở vật chất theo những tiêu trí đạt 25000 cơ sở giáo dục ở các vùng này. Đồng thời đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục mầm non, các hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ phù hợp với tâm sinh lý của trẻ khắc phục tình trạng dạy lớp một cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Thực hiện chương trình thí điểm tin học Kid Smart cho trẻ làm quen với tin học. Cung cấp các thiết bị học tập, vui chơi cho trẻ. Đề án phát triển GDMN được chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn 1: từ 2006 đến 2010 + Giai đoạn 2: từ 2010 đến 2015 Tổng kinh phí đầu tư cho dự án này 5000 tỷ VNĐ 5 Mục tiêu lớn nhất của đề án này rút ngắn khoảng cách GDMN nông thôn với GDMN thành thị. Đề án phát triển GDMN từ 2006 đến 2015 là đề án được đầu tư kinh phí lớn nhất từ trước đến nay. 1.1.2. Giáo dục Mầm non 1.1.2.1.Vị trí, vai trò của Giáo dục Mầm non Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non là tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ, bởi tuy trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiếp thu học tập, bộ não đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, những thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. GDMN sẽchuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông. Theo nhà giáo dục lỗi lạc Nga đã nói “Những cơ sở căn bản của việc giáo dục trẻ, đã hình thành trước tuổi lên năm, những điều dạy cho trẻ trong thời kỳ đó chiếm 90% tiến trình giáo dục trẻ”. Về sau giáo dục con người vẫn tiếp tục, nhưng đó chỉ là bước đầu đếm quả, còn những nụ hoa thì được trồng 6 năm năm đầu tiên. Vậy nên đứa trẻ lớn lên trở thành người như thế nào phần lớn phụ thuộc vào tuổi thơ của các em được diễn ra ra sao, bàn tay nào đã dẫn dắt các em trong những năm tháng đầu đời và dẫn dắt như thế nào? Điều này phần lớn phụ thuộc vào cha mẹ và đặc biệt là GDMN. Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo tới sự nghiệp GDMN. Người từng căn dặn: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, dạy trẻ cũng như trồng cây non,trồng cây non được tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Lời dạy của người vẫn luôn được cán bộ, giáo viên ngành mầm non khắc ghi và biến thành phương trâm của mình. GDMN là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong những năm gần đây GDMN phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng để khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội. GDMN có những bước tiến vượt bậc khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội, khẳng định vị trí của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đến GDMN hơn bao giờ hết. Bên cạnh nhiều chủ chương chính sách về phát triển GDMN đã được ban hành như QĐ 161 của Thủ tướng chính phủ. Đề án phát triển GDMN 2006– 2015. Và mới đây công bố thực hiện CTGDMN của BGD&ĐT, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật giáo dục đã nêu rõ: Phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi. Đây là văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý để GDMN giải quyết được những khó khăn, bất cập, có bước phát triển đột phá. Như vậy GDMN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tầm quan trọng của GDMN là chỗ đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. 1.1.2.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của Giáo dục Mầm non Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ 7 vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 1.1.2.3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp Giáo dục Mầm non *Yêu cầu về nội dung Giáo dục Mầm non - Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống. - Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết thích đi học. *Yêu cầu về phương pháp Giáo dục Mầm non Phương pháp GDMN chủ yếu thông qua việc tổ chức các hoạt động chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ. -Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý đặc biệt cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm- sinh lý; tạo môi trường giáo dục gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ. 8 -Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và với điều kiện thực tế. 1.1.3. Một số vấn đề về Giáo dục Thể chất trong trường mầm non hiện nay 1.1.3.1.Vị trí, vai trò của Giáo dục Thể chất GDTC có vị trí vô cùng quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục quốc dân, là sự phát triển của con người toàn diện. Vai trò của GDTC là: GDTC là cơ sở nền tảng của nền TDTT quốc gia. GDTC là yếu tố tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần. GDTC làm phong phú đời sống xã hội. GDTC là yếu tố căn bản để chuẩn bị cho lao động và sẵn sàng để bảo vệ tổ quốc. 1.1.3.2. Ý nghĩa của Giáo dục Thể chất trong trường mầm non GDTC trong trường mầm non có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để đảm bảo cho sự phát triển của toàn xã hội, việc phát triển nhân tố con người, nguồn nhân lực con người phải tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh, 9 thậm chí ngay từ khi trẻ vẫn đang còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì vậy, công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là GDTC đang có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung. Mục tiêu của nền giáo dục nước ta đặt ra là phải đào tạo ra những con người toàn diện về mọi mặt có đủ: đức, trí, thể, mỹ, lao động. Bên cạnh công tác giáo dục văn hóa thì GDTC cũng chiếm một vị trí quan trọng. Nó là một tiền đề giúp người học có đủ sức khỏe, tinh thần thoải mái, sảng khoái để tiếp thu kiến thức của bộ môn khác. GDTC trường học là cơ sở nền tảng của TDTT quốc dân. Đây là một chiến lược quan trọng, là yếu tố cơ bản để chuẩn bị sức khỏe, thể lực phục vụ cho lao động, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. GDTC còn có mối liên hệ mật thiết tới việc giáo dục đức, trí, thẩm mỹ và lao động cho trẻ. Bởi các hoạt động của trẻ phụ thuộc vào các trạng thái sức khỏe của trẻ. Sự khỏe mạnh giúp trẻ linh hoạt hơn, năng động hơn, tinh tế hơn và có khả năng tạo ra cái đẹp trong mọi hoạt động của cuộc sống. Thể dục giúp trẻ có sức khỏe dẻo dai, có các thao tác vận động chính xác, có cảm giác tốt về nhịp điệu và định hướng không gian nhanh nhẹn. Từ đó giúp trẻ dễ dàng và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Ở nước ta GDTC ngày càng được quan tâm và chú trọng. Đây được coi là những nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục nói chung và trường mầm non nói riêng. Bởi lẽ, sức khỏe là vốn quý giá nhất, có ý nghĩa sống còn của con người. Tuy nhiên, tình hình sức khỏe của trẻ em ở nước ta còn rất nhiều vấn đề đáng lo ngại, vẫn còn nhiều trẻ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, các bệnh về đường hô hấp và đường ruột… Ngoài ra, điều kiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếu thốn, cơ sở vật chất ở các trường và gia đình còn quá chật hẹp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường cho trẻ sinh hoạt và học tập. 10 1.1.3.3. Nhiệm vụ của Giáo dục Thể chất cho trẻ mầm non Thực hiện mục tiêu GDMN là chuẩn bị những tiền đề quan trọng, đảm bảo những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Để thực hiện mục tiêu GDMN, công tác GDTC trong trường mầm non cần thực hiện các nhiệm vụ sau: *Bảo vệ và tăng cường sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa của trẻ: -Cần rèn luyện cơ thể, nâng cao tính miễn dịch đối với các loại bệnh trẻ thường mắc phải và đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển đúng lúc và hoàn chỉnh trẻ. -Tổ chức cho trẻ được vận động, rèn luyện sức khỏe cho trẻ một cách hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển một cách cân đối, tăng cường khả năng vận động và sự thích ứng của trẻ khi thay đổi thời tiết, tăng cường khả năng miễn dịch. -Cần đảm bảo chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt (ăn, ngủ, học tập, vui chơi, lao động) hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng. -Cần tích cực phòng bệnh cho trẻ, tiêm cho trẻ đúng và đầy đủ vắcxin theo quy định của Bộ Y tế. Cần làm tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, đảm bảo sự luân phiên giữa hoạt động và nghỉ ngơi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt. *Rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và những phẩm chất vận động: -Cần hình thành, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản như đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo, bò và trườn. Rèn luyện kỹ năng phối hợp cảm giác với vận động, phối hợp vận động của các bộ phận với nhau như đầu, thân, chân, tay… giúp trẻ thực hiện nhanh nhẹn và chính xác hơn. -Rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vận động đồng thời rèn luyện những phẩm chất vận động cho trẻ, dần hoàn thiện các động tác trở nên nhanh 11 nhẹn, chính xác, gọn gàng và dẻo dai. Trẻ thực hiện các bài tập vận động một cách hợp lý trong các điều kiện khác nhau và biết kết hợp các bài tập vận động đã học. *Giáo dục nếp sống, hình thành thói quen vệ sinh: -Giáo dục trẻ nếp sống có giờ giấc, rèn luyện thói quen ăn, ngủ và dễ dàng thích nghi khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Thói quen này giúp trẻ đưa vào nền nếp, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có khả năng làm việc cao hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển thể chất diễn ra bình thường và sức khỏe của trẻ được củng cố. -Hình thành thói quen vệ sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tăng cường thể lực. Khi trẻ biết vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, giúp ngăn chặn những ảnh hưởng xấu từ môi trường xung quanh tới trẻ. Tuy nhiên khả năng nhận thức cũng như vận động của trẻ còn hạn chế nên chúng ta cần hình thành, rèn luyện những thói quen đó cho trẻ một cách tỉ mỉ và kiên trì trong thời gian dài để thói quen đó được củng cố, ổn định. 1.2.Đặc điểm tâm sinh lý và các yếu tố ảnh hƣởng đến sức bền của trẻ mẫu giáo lớnTrƣờng Mầm non Khai Quang 1.2.1.Đặc điểm tâm lý TrẻMGL đã có khả năng tiếp thu được một lượng kiến thức không hề nhỏ. Theo A.X.Macarenco, một nhà giáo dục nổi tiếng của Nga thì: “Nền tảng của giáo dục chủ yếu được xây dựng từ khi trước 5 tuổi, nó chiếm 90% chất lượng của cả quá trình giáo dục”. Trẻ MGL có đặc điểm tâm lí rất quan trọng là ý thức bản ngã (cái tôi): - Trẻ phân biệt rõ ràng giữa bản thân với những người xung quanh. Trẻ có ý thức về tính sở hữu, biết cái gì là của mình và cái gì là của người khác. - Tuổi MGL tư duy của trẻ có một bước ngoặt lớn. Xuất hiện kiểu tư 12 duy trực quan hình tượng mới- tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của tư duy logic. Tư duy của trẻ đã đạt tới những ranh giới của tư duy trực quan hình tượng, những hình tượng và biểu tượng trong đầu trẻ vẫn còn gắn liền với những hành động điều đó thể hiện trong trường hợp, khi trẻ giải quyết những bài toán thực tế. Sự phát triển xúc cảm và ngôn ngữ: -Ở lứa tuổi này trẻ xuất hiện tình cảm bạn bè. Đời sống xúc cảm ổn định hơn so với trẻ 4- 5 tuổi, mức độ phong phú, phức tạp tăng dần theo các mối quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Các sắc thái xúc cảm con người trong quan hệ với các lứa tuổi khác nhau, vị trí xã hội khác nhau, được hình thành như: tình cảm mẹ con, anh chị em, tình cảm với cô giáo. Tuy nhiên đời sống xúc cảm của trẻ còn dễ dao động, mang tính chất tình huống. Tình cảm trí tuệ: Tình cảm trí tuệ của trẻ phát triển, mỗi nhận thức mới đều kích thích niềm vui, hứng thú, sự say mê thích thú của trẻ; tính tò mò ham hiểu biết, làm nảy sinh nhiều xúc cảm tích cực; trong vui chơi, học tập, lao động tự phục vụ nhiều thành công thất bại củng cố sự phát triển tình cảm trí tuệ ở trẻ. Tình cảm đạo đức: Do lĩnh hội được ý nghĩa các chuẩn mực hành vi tốt, xấu. Qua vui chơi giao tiếp với mọi người; do các thói quen nếp sống tốt được gia đình, xã hội xây dựng cho trẻ, trẻ ý thức được nhiều hành vi tốt đẹp cần thực hiện để vui lòng mọi người. Tình cảm thẩm mỹ: Qua các tiết học nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh. Cùng với nhận thức về cái đẹp tự nhiên, hài hòa về bố cục, sắp xếp trong gia đình và lớp học. Trẻ ý thức rõ nét về cái đẹp cái xấu theo chuẩn,xúc cảm thẩm mỹ và óc thẩm mỹ phát triển. -Đây là lứa tuổi trẻ phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giao tiếp, trẻ có khả năng nói những câu đầy đủ, đôi khi phức tạp cũng có khi hiểu được những câu nói dài. Điều này là cơ sở để trẻ tiếp nhận những kiến thức của lớp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan