Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đề phát triển các loài song,mây ở quản nam...

Tài liệu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đề phát triển các loài song,mây ở quản nam

.PDF
117
65
139

Mô tả:

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG NAM TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ THÔNG TIN KH – CN BÁO CÁO DỰ ÁN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI SONG, MÂY Ở QUẢNG NAM Mã số: NTMN.DA.08-2007 Quảng Nam, Năm 2010 1 BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG NAM TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ THÔNG TIN KH – CN BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI SONG, MÂY Ở QUẢNG NAM Mã số: NTMN.DA.08-2007 CƠ QUAN CHỦ TRÌ CHỦ NHIỆM DỰ ÁN Nguyễn Nhật Tân Phan Văn Phu 8647 Quảng Nam, Năm 2010 2 MỞ ĐẦU Ở nhiều nước Đông Nam Á, song mây là nhóm lâm sản có giá trị kinh tế đứng hàng thứ 3 sau gỗ và tre nứa. Ở Việt Nam, từ lâu mây song đã được khai thác chế biến và gieo trồng để cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu trong nuớc và xuất khẩu. Những sản phẩm bằng song mây đã đi vào cuộc sống của người dân ở mọi miền đất nước. Mây song làm đồ dùng gia đình, đan đác làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Bàn, ghế, giường có giá trị xuất khẩu cao. Nhưng cho tới nay các công trình nghiên cứu về cây song mây của Việt Nam còn rất ít, chưa có nhiều các dự án sản xuất giống, trồng, khoanh nuôi để phát triển các loài song mây; Hiện nay, do nhu cầu của thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng cùng với việc thu hoạch không bền vững và thiếu khâu kiểm soát ,nên người dân đã tranh nhau khai thác quá mức, tùy tiện và hậu qủa là suy thoái rừng càng ngày càng trầm trọng, đã được cảnh báo từ nhiều năm nay. Thực tế cho thấy ngành song mây Việt Nam phải đương đầu với vấn đề khai thác cạnh kiệt nguồn song mây trong nước. Việt Nam phải nhập khẩu 45% lượng mây từ Lào (theo số liệu của UN Comtrade,2005) và nhập khẩu một lượng đáng kể từ Campuchia. Từ các thông tin trên có thể nhận định rằng ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nơi đã tạo đuợc việc làm cho nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu nguyên liệu và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đển người dân ở trung du, miền núi, vùng sâu, vùng xa; nơi người dân gắn bó và nương tựa vào rừng trong nhiều đời qua. Để giải quyết được các vấn đề vừa có tính thời sự cấp bách; vừa có tính lâu dài, chiến lược đòi hỏi các ngành, các cấp, các doanh nghiệp cùng vào cuộc để chung tay giúp người dân có việc làm, tạo thu nhập ổn định, chính đáng, thiết thực từ cây song mây; đồng thời, gắn người dân với rừng, giữ rừng và sống 3 được từ rừng; thông qua đó từng bước nâng dần độ che phủ rừng, cân bằng sinh thái rừng; Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài song mây ở Quảng Nam” là dự án không lớn với khoản kinh phí còn khiêm tốn so với yêu cầu và đòi hỏi từ thực tế cũng như nguyện vọng của người dân; tuy nhiên, sự tham gia thực hiện và thành công của dự án cũng phần nào đóng góp vào việc tạo ra nguyên liệu, giải quyết việc làm, nâng độ che phủ rừng và điều mà dự án đạt được rất lớn trước mắt cũng như lâu dài đó là: Đào tạo, hướng dẫn nguời dân biết thu hái hạt giống, xử lý hạt giống, gieo ươm tạo cây con trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế song mây là điều mà từ lâu nay họ chưa bao giờ làm được.; đây cũng là cách để đưa khoa học - công nghệ đến với người nông dân một cách thiết thực hiệu quả nhất. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đã được các ngành các cấp tạo điều kiện hỗ trợ đắc lực như: Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam, Ban chỉ đạo dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài song mây ở Quảng Nam” của Tỉnh, UBND của 09 huyện có dự án và đặc biệt là sự đồng thuận của người dân trực tiếp tham gia cũng như nguời dân trong vùng dự án. Nhân dịp này chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Quảng Nam, các Sở ban ngành liên quan đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện dự án. 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Kế hoạch phát triển mây của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2007 - 2010 tại 5 vùng trồng chính: Tây Bắc, Đông Bắc, duyên hải Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên (Quyết định: 2242/QĐBNN&PTNT ngày 07/8/2007). - Dự án quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 20062020 (Thống kê của Trung tâm Thông tin Bộ NN&PTNT). - Gây trồng và phát triển song mây (Trung tâm UNESCO của Vũ Văn Dũng - Lê Huy Cường - Hoàng Nam, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc năm 2000). - Qui trình sản xuất giống, trồng, chăm sóc mây song, của Công ty cổ phần phát triển mây song Dũng Tấn, tỉnh Thái Bình. - Kỹ thuật thu hoạch và chế biến nguyên liệu sợi mây nếp, của Công ty cổ phần phát triển mây song Dũng Tấn, tỉnh Thái Bình. - Thiết lập hệ thống sản xuất sản phẩm song mây bền vững tại Quảng Nam, Dự án WWF. - Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng của Cục Phát triển Lâm nghiệp năm 2002. - Phân tích chuỗi giá trị song mây tại Quảng Nam, do nhóm nghiên cứu: TS Thái Thanh Hà, TS Ninh Khắc Bản, Mr Le Thanh An, Mr Do Hoang Chung. - Báo cáo đầu tư mô hình trồng mây dưới tán rừng khoanh nuôi, tại xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, của Chi cục HTX và phát triển nông thôn, tỉnh Quảng Ngãi. 5 PHẦN I MỞ ĐẦU Chương I. Thông tin chung về dự án: I. Tên dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài Song mây ở Quảng Nam “. II. Mã số: NTMN.DA.08-2007 III. Cấp quản lý: Bộ KH&CN IV. Thời gian thực hiện: 9/2007-9/2010 V. Kinh phí: 2.078.900.000đồng; Trong đó: - Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương: 1.395.000.000đồng - Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác: 683.900.000đồng VI. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án. - Tên tổ chức: Trung tâm Ứng dụng và Thông tin Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Nam thuộc Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Nam - Địa chỉ: Số 54 Hùng Vương, Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Điện thoại: 0510.2240622 Fax: 0510.3810138 - Cơ quan phối hợp: Chi cục Lâm nghiệp Quảng Nam Trung tâm Nông nghiệp và Khuyến nông - Địa chỉ: 1A Phan Bội Châu,Tam Kỳ, Quảng Nam. - Điện thoại: 0510.852643 Fax: 0510.852643 Chủ nhiệm dự án: Phan Văn Phu - Học vị: Kỹ sư - Địa chỉ: 54 Hùng Vương,Tam Kỳ, Quảng Nam - Điện thoại: 0510.2240622 Fax: 0510.3810138 DĐ: 0905142209 - Thư ký dự án: Hồ Thị Mỹ Dung - Học vị: Kỹ sư - Địa chỉ: 54 Hùng Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam - Điện thoại: 0510.810138 Fax: 0510.810138, VII. Cơ quan chuyển giao công nghệ: 6 -Tên cơ quan: Công ty cổ phần TMSX & PT mây song - Dũng Tấn - Địa chỉ: Xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình - Điện thoại: 0363.510751 Fax: 0363.514169 Chương 2. Đặt vấn đề: Song mây là 2 loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế trong nước, là nguyên liệu cho nhiều mặt hàng xuất khẩu. Đặc biệt, đối với đồng bào miền núi, Song mây là một trong những nguồn tài nguyên có giá trị trong đời sống hàng ngày. Song mây phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, ngoài ra còn một số ít loài mây ở phía Bắc châu Đại Dương và châu Phi nhiệt đới. Toàn thế giới có 14 chi và gần 600 loài Song mây. Riêng Đông Nam Á có 9 chi, 316 loài. Chi mây nếp (Calamus) lớn nhất với 133 loài. Vùng tập trung là: Indonêsia, Malaixia, Philippine,Thái Lan, Đông Bắc ấn Độ, Đông Dương và New Guinea. Nước sản xuất nhiều mây nhất là Indonesia chiếm khoảng 70% tổng sản lượng Song mây trên thế giới, 15 % các nước trong khu vực Đông Nam Châu Á và 15% còn lại thuộc các nước Châu Phi. Trước đây, nhiều nước Đông Nam Á xuất khẩu hàng Song mây qua chế biến và cả dạng thô chưa qua chế biến, nhưng từ thập kỷ 70 trở lại đây, việc xuất khẩu mây thô đã bị đình chỉ ở hầu hết các nước. Đến nay, nguồn Song mây vẫn khai thác chủ yếu trong rừng tự nhiên; khoảng 50 loài mây có giá trị kinh tế và được sử dụng nhiều ở các nước. Nghề trồng mây ở Đông Nam Á mới bắt đầu khoảng 100 năm về trước ở Indonesia và Malaixia, số lượng mây trồng còn quá ít. Ở Việt Nam, Song mây còn được nghiên cứu quá ít, tới nay chưa có cuốn sách nào viết riêng về Song mây, các tài liệu xuất bản chỉ dừng lại ở một số bài báo về kinh nghiệm gieo trồng Song mây ở các địa phương. Bộ Lâm nghiệp (cũ) đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng song mật và mây nếp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa được điều chỉnh nên có nhiều điều chưa phù hợp cần được bổ sung. Song mây trong nước chủ yếu khai thác từ các loài mọc hoang dại, các loài được khai thác nhiều nhất là: Mây nếp, Mây đắng, Song mật, Song bột. 7 Gần đây, do giá xuất khẩu Song mây lên cao nên đối tượng này bị khai thác mạnh, nhiều loại Song mây có khả năng bị tuyệt chủng ở từng vùng. Đến nay, đã thống kê được 4 loài mây trồng là: Mây nếp, mây đắng, mây nước hay mái (Calamus armarus Lour còn có tên là Calamus tenuis Roxb) và song mật, 3 loài trên có kích thước nhỏ trên dưới 1cm đường kính, riêng loài song mật có kích thước lớn (đuờng kính trên dưới 3cm) mới được gieo trồng rải rác ở Hoà Bình. Mây nếp là loại mây trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, tập trung ở các tỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sản lượng ước tính 1.500 – 2.000 tấn/năm. Tuy vậy, việc gieo trồng mây nếp vẫn dừng lại ở mức độ kinh nghiệm của nhân dân ở một số làng xã thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cần có nhiều nghiên cứu để cải tiến khâu tạo giống và trồng rừng các loài mây có giá trị kinh tế này. Đến nay, do nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề phát triển nên sản lượng Song mây khai thác hằng năm là rất lớn, dẫn đến nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt dần. Những năm gần đây, khi quan hệ thương mại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới không ngừng được mở rộng thì nhu cầu về mặt hàng lâm sản ngoài gỗ nói chung và Song mây nói riêng ngày càng tăng. Hơn nữa, từ trước đến nay hầu như Song mây đều được khai thác từ rừng tự nhiên và ít được gây trồng; vì vậy đó cũng là lý do làm cho nguồn tài nguyên này càng thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Tỉnh Quảng Nam có nguồn tài nguyên Song mây phong phú phân bố chủ yếu ở các huyện miền núi với 10 loài sau: Calamus bousigoniin Becc, C. tetradactylus Hance, C. rhabđocldus Burret, Pletôcmia elongata Mart ex Blume, Daemonorops poilanei J. Dransf, C. platycanthus Warrb ex Becc, Plectocomiopsis geminiflora (Griff) Becc, C. dioicus Lour, Daemonorops jenkinsiana Mart, C. walkeri Hance; đáng chú ý là các loài Daemonorops poilanei, C.tetradactylus, C. platyacanthus và C. walkeri đang được khai thác nhiều nhất. 8 Toàn tỉnh có khoảng 1.449.698 người, nguồn sống của đồng bào dân tộc ở các huyện miền núi chủ yếu là đi khai thác mây với thu nhập bình quân 30.000 đồng - 35.000 đồng/người/ngày, đó là khoảng thu không nhỏ, khai thác Song mây không chỉ giải quyết việc làm lúc nông nhàn mà còn trang trải được cuộc sống lúc thiếu đói, giáp hạt. Hiện có 21 nhà buôn, 6 công ty thương mại của 6 huyện miền núi, 16 công ty chế biến xuất khẩu và có 10 làng nghề mây tre đan. Sản lượng khai thác của tỉnh từ năm 1999: 1.688 tấn, 2000: 1.361 tấn, 2001: 1.395 tấn, 2002: 1.127 tấn, 2003: 1.272 tấn, 2004: 1.385 tấn, 2005: 1.595 tấn; Khối lượng xuất khẩu mây tre của tỉnh gia tăng theo từng năm với 99.000 sản phẩm trong năm 2003, đến hơn 118.000 sản phẩm năm 2005; giá trị xuất khẩu từ 42.000 USD trong năm 2003 đến 197.000 USD năm 2005 và thu nhập xuất khẩu từ mây tre (kể cả xuất thô) cũng tăng lên trong 3 năm, từ 208.000 USD năm 2003 lên 956.000 USD năm 2004 và 492.000 USD trong 6 tháng đầu năm 2005. Quảng Nam là tỉnh có 09 huyện miền núi với những điều kiện tự nhiên và xã hội phù hợp cho việc phát triển các loài cây lâm đặc sản nói chung và Song mây nói riêng. Hiện nay, ở Quảng Nam có những đơn vị, tư nhân trồng Song mây; tuy nhiên còn ở dạng phân tán chưa có qui mô lớn nhưng đã có những thành công bước đầu. Trong những năm qua, nghề mây, tre đan đã phát triển một cách mạnh mẽ ở Quảng Nam và ngày càng được nhân rộng ra các vùng nông thôn, đặc biệt là các huyện: Duy Xuyên, Núi Thành, Điện Bàn, Thăng Bình, Tam Kỳ. Điều này chứng tỏ thành phần kinh tế mây tre đã đi sâu vào vùng nông thôn có lao động nhàn rỗi, thành phần kinh tế này đã đạt tổng số là 900 tấn chế biến hoàn toàn và 1,3 triệu loại sản phẩm mây tre có giá trị 34,8 tỉ đồng; Tuy trữ lượng Song mây giảm do khai thác quá mức nhưng yêu cầu cung cấp nguyên liệu ngày càng tăng, nên lượng khai thác từ năm 2002- 2005 diễn ra với tốc độ nhanh chóng; điều này một mặt giúp cho người khai thác nhận ra giá trị kinh tế của mây tre và vì vậy mà tăng cường khai thác, mặt khác nguồn cung 9 cấp nguyên liệu thô không thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà máy chế biến trong tỉnh. Hậu quả của việc khai thác thiếu khoa học dẫn đến sự suy kiệt không lường trước được các nguồn lực mây tre ở Quảng Nam, gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, những người sống nhờ vào Song mây và ảnh hưởng đến phát triển rừng bền vững. Từ các điều kiện tự nhiên nêu trên, cho thấy Quảng Nam có đủ các điều kiện về tự nhiên và xã hội để phát triển lâm nghiệp nói chung và các loài Song mây nói riêng, đặc biệt là ở các huyện miền núi như Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước,… Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của thành phần mây tre trong nền kinh tế của Tỉnh. Về nghiên cứu, mới có một số đề tài nghiên cứu về Song mây và chưa có hệ thống. Tóm lại, tình hình nghiên cứu và sản xuất Song mây ở nước ta có một số đặc điểm sau: - Còn thiếu các tài liệu điều tra cơ bản về Song mây, hiểu biết quá ít về nhóm lâm sản có giá trị này. Đến nay, đã có một số nghiên cứu về Song mây nếp; tuy vậy, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các đặc điểm phân loại, phân bố và đặc tính sinh thái, có rất ít nghiên cứu về kỹ thuật trồng hoặc có các nghiên cứu về vấn đề này chỉ là những tư liệu chung chung, hầu như chưa có tài liệu đầy đủ về một loài Song mây nào đó. - Nguồn nguyên liệu Song mây chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác chưa chú ý đến tái sinh tự nhiên hoặc trồng lại, khai thác đến đâu mất giống đến đó nên không bảo đảm kinh doanh bền vững, lâu dài. - Chúng ta có truyền thống trồng mây rất lâu đời nhưng vẫn mang tính tự phát, chưa có các khu trồng tập trung và thiếu chính sách khuyến khích. Các mô hình trồng Song mây thường trồng trong vườn hay ở qui mô thí nghiệm với diện tích nhỏ và chưa hình thành các khu rừng tập trung với qui mô lớn. - Trong sản xuất Song mây mới chú ý đến khâu khai thác, chế biến và xuất khẩu, còn xem nhẹ khâu sản xuất nguyên liệu. 10 - Trong 10 loài đang được trồng chỉ có 4 loài là mây Nếp (C .tetradactylus Hance), mây đắng (C. Tonkinensis Becc) và mây Nước (daemonorops pierreanus . Becc) và song Mật (C. platyacanthus Warb) được trồng phổ biến với qui mô nhỏ. Từ những tư liệu nêu trên, cho thấy lâm sản ngoài gỗ nói chung và Song mây nói riêng có ý nghĩa lớn trong đời sống nhân dân và nền kinh tế quốc dân nên việc tìm biện pháp khôi phục, phát triển chúng là việc làm cần thiết. Chương 3. Mục tiêu, đối tượng, nghiên cứu và kỹ thuật tiến hành I. Mục tiêu chung: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, nhân giống, gieo trồng, sơ chế để phát triển một số loài Song mây phù hợp với điều kiện tự nhiên phục vụ việc phát triển ngành thủ công mỹ nghệ của tỉnh Quảng Nam. II. Mục tiêu cụ thể - Sử dụng một số giống Song mây vừa thích hợp với điều kiện sinh thái của Quảng Nam, vừa cho năng suất, chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ trong nước và xuất khẩu để nhân rộng phát triển ở Quảng Nam. - Xây dựng 1 vườn ươm mẫu nhằm sản xuất giống và cung cấp cây giống cho trồng rừng ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận. - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật gây trồng thâm canh và xây dựng các mô hình trồng Song mây có năng suất cao, chất lượng đáp ứng các yêu cầu sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cho 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam; từ đó, làm cơ sở cho việc mở rộng qui mô trồng Song mây trong các vùng có điều kiện tương tự. - Xây dựng mô hình rừng giống, với qui mô 10 ha. - Đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho nông dân về kỹ thuật thu hái, ươm giống, trồng và thu hoạch, sơ chế mây. III. Phạm vi nghiên cứu của dự án: Dự án đựợc thực hiện ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Bao gồm các huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Nông Sơn. 11 Về đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu cho loài song mật ( Calamus platyacanthus Warb. ex Becc) mây nếp (C. tetradactylus Hanc) và mây nước (Calamus armarus Lour). IV. Tính mới của dự án: Dự án được thực hiện là một công trình vừa có tính khoa học, vừa có tính phổ cập, vì dự án là một công trình tổng kết, nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về Song mây so với các tài liệu đã có đến nay; đồng thời góp phần tạo vùng nguyên liệu cho sản xuất các mặt hàng mây, tre đan trong nước và xuất khẩu ở tỉnh Quảng Nam. Qua dự án giúp cho người dân có thêm kinh nghiệm và kiến thức về gây trồng Song mây; trước mắt tạo việc làm, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo cho người dân miền núi của tỉnh Quảng Nam. Dự án sử dụng tổng hợp các kinh nghiệm và kiến thức đã có về Song mây cũng như các phương pháp nghiên cứu, thực nghiệm đang được áp dụng trong nghiên cứu nông, lâm nghiệp nên sẽ thu được kết quả tốt. Mặt khác, Song mây là mặt hàng đang có nhu cầu lớn ở Quảng Nam và các tỉnh trong cả nước; đồng thời, dự án sẽ thực hiện ở các huyện miền núi của Quảng Nam nên nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và đồng bào các dân tộc miền núi. V. Nội dung dự án: 1. Điều tra tình hình phân bố, kỹ thuật gây trồng, khả năng phát triển và nhu cầu sử dụng Song mây tại tỉnh Quảng Nam. Từ kết quả điều tra để đề xuất phương hướng phát triển Song mây cho tỉnh Quảng Nam. 2. Xây dựng 01 vườn ươm giống diện tích 1.000m2 để cung cấp giống Song mây cho tỉnh Quảng Nam. 3. Xây dựng các mô hình rừng trồng thâm canh Song mây có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu của sản phẩm xuất khẩu. 4. Xây dựng rừng giống với 1-2 loài mây (sinh trưởng nhanh, chất lượng phù hợp với yêu cầu của các mặt hàng trong nước và xuất khẩu) tại Quảng Nam nhằm cung cấp giống có chất lượng cao cho trồng rừng trong Tỉnh và các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ. 5. Hoàn thiện các qui trình kỹ thuật phù hợp điều kiện của Quảng Nam: 12 - Qui trình công nghệ thu hoạch, sơ chế Song mây; - Qui trình công nghệ bảo quản xử lý hạt nẩy mầm; - Qui trình công nghệ gieo ươm Song mây; - Qui trình công nghệ trồng cây mây. 6. Chuyển giao kỹ thuật: - Chuyển giao kỹ thuật gây trồng song mây và khai thác bền vững cho các địa phương trong Tỉnh - Chuyển giao qui trình kỹ thuật gieo ươm song mây cho cơ quan chủ trì và một số các bộ kỹ thuật có liên quan khác; - Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng Song mây tại các huyện có triển khai dự án (lý thuyết và thực hành ngoài hiện trường) 7. Hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật trồng song mây; 8. Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về gieo ươm giống Song mây để làm cơ sở cho việc tạo và nhân giống, cung cấp nguồn giống cho địa phương và các tỉnh lân cận (kỹ thuật bảo quản giống, xử lý hạt nẫy mầm và gieo ươm song mây). Chương 4. Tổng quan về ngành mây Việt Nam – Vai trò và vị trí trong ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam I. Nguyên liệu mây ở Việt Nam: Cho đến nay, chưa có số liệu định lượng được công bố và cũng chưa có nghiên cứu nào về lượng mây hiện tại ở Việt Nam. Trên thực tế, cũng rất khó xác định được số lượng cụ thể của nguyên liệu mây bởi cây mây thường sống xen lẫn với các loại gỗ khác trong rừng. Việt Nam có 30 loài mây thuộc 6 chi, được phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau. Trong đó, 10 loài mây có giá trị kinh tế cao, được sử dụng phổ biến trong sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Vùng có trữ lượng mây nhiều nhất nằm ở duyên hải trung bộ (201.076 ha / 381.936 ha tổng diện tích rừng có mây của Việt Nam – Theo MARD). Mây tự nhiên phân bố chủ yếu trong rừng ở các vùng miền núi. Mây vườn, những năm gần đây đã được trồng khá phổ biển ở nhiều tỉnh, trong đó trọng tâm là một số tỉnh miền Bắc (Thái Bình, Hà Tây cũ, 13 Tuyên Quang, …) và miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, …). Cả hai loại mây này đều có giá trị tăng thu nhập, không chỉ cho đồng bào dân tộc thiểu số mà còn cho người nghèo nông thôn. Mây được thu hoạch và chế biến quanh năm nhằm đảm bảo nguồn thu đủ mua thực phẩm cho gia đình. Tính riêng ở vùng Bắc Trung Bộ, khoảng 4.000 người liên quan đến các hoạt động thu gom mây từ rừng tự nhiên, chế biến mây…tạo tổng giá trị khoảng 1,6 triệu USD/năm. Có tới 09 trong tổng số 10 loài mây có giá trị sử dụng cũng như giá trị kinh tế cao của Việt Nam phân bố ở khu vực Bắc Trung Bộ. Đây là một minh chứng rõ nét cho tính thích nghi của cây mây đối với điều kiện sinh thái (đất đai, khí hậu) của vùng. Ngoài ra, còn có nhiều loài mây khác cũng phân bố trong các khu rừng tự nhiên ở nơi đây. Theo số liệu định lượng về những vùng có khả năng khai thác trữ lượng mây ở Việt Nam là 381.936 ha năm 2005 (nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), trong đó vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa là vùng có trữ lượng lớn nhất (201.076 ha), tiếp theo là Vùng Duyên hải Trung Nam Bộ với 180.270 ha. Con số trên chỉ ra rằng trữ lượng mây có thể khai thác vào khoảng 36,510 tấn trên toàn quốc với hai loài chủ yếu là mây nếp và mây nước, trong khi nhu cầu sử dụng nguyên liệu Song mây hàng năm là trên 100 ngàn tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thông qua Kế hoạch bảo tồn và phát triển các sản phẩm phi gỗ đến năm 2010, trong đó các diện tích trồng và phát triển mây đến năm 2010 là 740.000 ha (gấp đôi diện tích hiện tại) với năm vùng trồng chính là Tây Bắc, Đông Bắc, Duyên Hải Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, và Tây Nguyên (theo quyết định số 2242 /QD-BNN-LN ngà 7/8/2007). Song, trong thực tế những năm qua diện tích mây được khoanh nuôi bảo vệ, trồng mới không nhiều, sản lượng mây tăng thêm chưa đủ bù đắp sản lượng mây được khai thác đi hàng năm. Như vậy có thể nhận định rằng, tổng sản lượng mây của cả nước hiện nay không bằng ở năm 2005 – Thời điểm mà Bộ 14 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông qua kế hoạch này. Trong khi đó nhu cầu sử dụng nguyên liệu mây gia tăng trung bình khoảng 8-12%/năm. Chuỗi giá trị mây thực hiện với các nhân tố chính là người trồng mây, người khai thác, người thu gom, cơ sở chế biến và nhà xuất khẩu. Người khai thác chủ yếu là người dân tộc sống ở gần rừng, họ là người đầu tiên trong chuỗi giá trị này. Người thu gom thường là những nhà thương mại nhỏ ở làng/xã, họ bán mây cho các cơ sở chế biến mây và công ty thương mại trong tỉnh hoặc trong vùng. Những công ty này thường có xưởng chế biến riêng, họ có các hợp đồng cung cấp nguyên liệu cho các công ty sản xuất hàng thủ công, họ thường ở làng nghề hoặc các thành phố lớn. Mặc dù mây có đóng góp lớn về mặt kinh tế xã hội và văn hoá đặc biệt cho những người nghèo, nhưng việc quản lý bền vững nguồn lực chưa được chú trọng dẫn đến suy giảm về nguồn nguyên liệu thô. Việc khai thác nguyên liệu sẽ ngày càng khó khăn do nguyên liệu hiện chỉ còn có ở trong rừng sâu. Giá nguyên liệu mây nước chẻ cũng đã tăng 43% giai đoạn 2001-2007, từ 14.000 đồng/kg năm 2001 đến 2007 đã là 20.000 đồng/kg, nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ năm 2008 do số lượng các đơn hàng sử dụng nguyên liệu mây giảm dưới sức ép của suy thoái kinh tế thế giới. Bên cạnh nguyên liệu mây rừng, nguồn nguyên liệu mây vườn (mây nếp) cũng đã tăng 67% từ 20012007 và đạt mức giá 7.500 đồng/kg năm 2007 so với 4.500 đồng/kg năm 2001. Cây mây ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tính riêng ở vùng Bắc Trung Bộ, khoảng 4.000 người liên quan đến các hoạt động thu gom mây từ rừng tự nhiên, chế biến mây… tạo ra tổng giá trị khoảng 1.6 triệu USD/năm. Mạng lưới Mây Việt Nam, thành viên của Mạng lưới mây toàn cầu đã được thành lập với sự tham gia của tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị là một bước tiến mới hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến mây tại Việt Nam. Tính đến nay, mạng lưới mây đã thu hút trên 200 hội viên liên quan đến trồng mây, chế biến mây và cung cấp các dịch vụ như cây giống, thiết bị chế biến... Mạng lưới cũng đã bao phủ 24 tỉnh thành có vùng nguyên liệu mây cả 15 nước, trong đó Nghệ An cũng là thành viên tích cực của mạng lưới với sự tham gia của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp... II. Doanh nghiệp ngành mây ở Việt Nam: Theo kết quả điều tra tháng 9/2009, hiện cả nước có 238 doanh nghiệp đang hoạt động trong các công đoạn khác nhau của ngành mây (từ khai thác, chế biến, xuất khẩu), trong đó đa số các công ty nằm ở khu vực đồng bằng Sông Hồng (97 doanh nghiệp, chiếm 40%), miền Đông Nam Bộ (59 doanh nghiệp, chiếm 25%) và Bắc Trung Bộ (34 doanh nghiệp, chiếm 14%). Nhiều công ty tham gia cả chế biến và xuất khẩu, phân theo chức năng có 25 công ty chế biến nguyên liệu mây, 161 công ty trực tiếp sản xuất, 184 công ty có các hoạt động kinh doanh và 130 công ty có các hoạt động xuất khẩu. III. Xuất khẩu hàng mây tre ở Việt Nam Theo kết quả điều tra, hiện có 713 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số làng nghề thủ công ở Việt Nam và có số lượng lao động tham gia sản xuất lớn nhất – 342 nghìn lao động. Các làng nghề mây tre đan phân bố rộng khắp trong cả nước và trên một nửa số làng nghề tập trung ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Người Việt Nam, dù là miền xuôi hay miền núi đã và đang làm các vật dụng hàng ngày từ mây tre ở địa phương như khay, giỏ, bàn ghế…v.v. Khu vực Đ. bằng sông Hồng Đông Bắc Tây Bắc Số làng nghề mây tre 337 77 45 121 6,3% 17% % 47,3% 10,8% Bắc Nam Đông Đ.bằng Tây Trung Trung Nam Sông Nguyên Bộ Bộ Bộ C.Long 16 34 0 26 73 4,8% 0 3,6% 10,2% Nguồn: JICA – MARD 2002 Bản đồ phân bố làng nghề thể hiện ở bảng sau đây: Làng nghề mây tre đan và thợ thủ công 713 làng (24% tổng số làng nghề) Sự phân bố các làng nghề mây tre đan 342 nghìn thợ (25,4% tổng số thợ thủ công) Lịch sử nghề mây tre đan More Less Dưới 10 năm than 10 19,8years % than Trên 100 năm 100 29% years 29.0% 19.8% 10 – 3010-30 năm 19 % years 30-100 30years – 100 năm 32,2% 32.2% 19.0% Số lao động tham gia sản xuất trong làng nghề Thu nhập trung bình năm 2002 (đồng) Vùng sản xuất chính Nam Nữ Tổng Nam Nữ Trung bình 136.057 206.404 342.461 333.000 258.000 288.000 Bắc Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình.. Trung Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Định Nam Tây Ninh, T.P Hồ Chí Minh Nguồn: JICA – MARD 2002 Riêng đối với các sản phẩm mây, có thể phân thành 2 nhóm mặt hàng chính: Các mặt hàng đan lát từ mây và các mặt hàng nội ngoại thất. Sự phát triển của vùng nguyên liệu mây ở Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào thị trường tiêu thụ của các sản phẩm từ mây, đặc biệt là vai trò của thị 17 trường xuất khẩu – nơi tiêu thụ đến khoảng 95% các sản phẩm từ mây của Việt Nam. (Nguồn: Bộ NN&PTNT, Dự án Quốc gia về bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020 kết hợp số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin Bộ Thương Mại) Mặc dù không có số liệu thống kê riêng biệt thể hiện giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng mây nói riêng mà chỉ có số liệu thống kê của các mặt hàng mây tre lá nói chung – còn gọi là sợi tự nhiên/natural fibers (các mã số HS4601.20/ 4602.10/ 4602.90/ 6504.00 / 9401.50 và 9403.80). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm mặt hàng sợi tự nhiên hàng năm hoàn toàn có thể đại diện cho tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm mây. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre, lá, thảm sơn mài của Việt Nam trong năm 2008 đạt 224,7 triệu USD, tăng 3% so với năm 2007. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu nhóm các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam trong năm 2008 là Đức đạt 37 triệu USD, Mỹ 32,3 triệu USD, Nhật Bản 31,1 triệu USD, Pháp 12,8 triệu USD, Tây Ban Nha 10,8 triệu USD, Đài Loan 10,4 triệu USD,....(Nguồn Trung tâm Thông tin Bộ Công Thương 2009) Trong cơ cấu các chủng loại hàng mây tre lá, thảm, sơn mài xuất khẩu chủ yếu trong năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng bằng tre đan chiếm tỷ trọng cao nhất với 55,6 triệu USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của cả nước, trong khi tỷ lệ này của năm 2007 là 21,6%. Tiếp đến là các mặt hàng bằng mây đan, trong năm 2008, kim ngạch xuất kẩu các mặt hàng bằng mây đan của Việt Nam đạt 33,1 triệu USD, giảm 17,9% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của cả nước trong năm, trong khi tỷ lệ này của năm 2007 là 18,4%. Trong các sản phẩm mây đan xuất khẩu trong năm 2008, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bàn ghế bằng mây đan đạt cao nhất với 15,3 triệu USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2007 và chiếm 46,2% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây đan của cả nước. Một số các sản phẩm khác xuất khẩu trong năm 18 2008 cũng đạt kim ngạch khá cao như: khay mây, giỏ mây, hộp mây, thùng mây, rổ rá bằng mây đan; bát đĩa mây; kệ mây.....Các thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan chủ yếu của Việt Nam trong năm 2008 là Đức, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Thuỵ Điển, Anh, Ba Lan, Hà Lan, Bỉ.... Theo thông tin từ Mạng lưới Mây tre toàn cầu (INBAR), sức tiêu thụ của thị trường mây thế giới là 4 tỷ USD/năm. Trong khi đó tổng giá trị sản xuất các mặt hàng mây trên toàn thế giới chưa vượt qua con số 1,5 tỷ USD/năm. Như vậy thị phần của các sản phẩm mây Việt Nam (33,1 triệu USD) chiếm chưa đến 1% thị phần mây thế giới và Việt Nam vẫn có cơ hội để nâng cao thị phần các sản phẩm mây của mình. IV. Nhập khẩu nguyên liệu mây Việt Nam đang phải nhập khẩu mây từ một số quốc gia trong khu vực như Lào, Philippine, Indonesia.. Theo số liệu thống kê của Liên hiệp quốc, kim ngạch nhập khẩu mây của Việt Nam năm 2004 là 1.34 triệu USD, các năm 2005, 2006 và 2007 có giá trị kim ngạch nhập khẩu là 1.66 triệu, 1.43 triệu và 0.65 triệu USD. Lượng nhập khẩu mây này có thể được hiểu trên 2 phương diện – Phương diện thứ nhất là do giá thành mây của Việt Nam đắt hơn của nước ngoài nên các đơn vị sản xuất hàng mây ở Việt Nam phải nhập khẩu mây ở nước ngoài về - tuy nhiên lập luận này có thể được loại trừ do thực tế mức giá trung bình của mây nhập khẩu từ các bảng trên là 2.19 USD/kg – cao hơn rất nhiều so với giá thành mây trung bình hiện đang được bán tại Việt Nam với giá (25.000 - 28.000 đồng/kg). Do vậy, phương diện thứ 2 hoàn toàn có cơ sở có thể khẳng định việc nhập khẩu mây tại Việt Nam là do sự thiếu nguyên liệu trong nước buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận nhập khẩu với đơn giá cao để đảm bảo nhu cầu sản xuất trong nước. Việc nhập khẩu nguyên liệu Song mây sẽ ngày một khó khăn hơn do chính sách “thắt chặt” xuất khẩu của các nước. Qua những phân tích trên, sự đòi hỏi đẩy mạnh phát triển nguyên liệu Song mây trong nước là một thực tế khách quan, là vấn đề bức thiết hiện nay để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành hàng mây tre, đồng thời cũng là 19 phương thức rất tốt để tạo thu nhập cho người trồng mây, nhất là đối với những nông dân nghèo sinh sống tại các vùng miền núi. V. Vai trò của các làng nghề sản xuất hàng mây tre Các làng nghề sản xuất hàng mây tre đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và thu nhập ở vùng nông thôn, giảm tải dòng di cư ngày càng nhiều ra các thành phố lớn và hạn chế nhiều bất ổn trong nền kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh việc tạo việc làm cho 342.000 lao động, nếu phân tích trên góc độ thu nhập hộ gia đình các hộ làm nghề năm 2008, các hộ gia đình làm hàng gốm sứ, gỗ mỹ nghệ và sơn mài có thu nhập cao nhất (2,5 – 3 triệu đồng/tháng), tiếp theo là các hộ gia đình làm hàng mây tre đan và dệt lụa (2,3 triệu đồng/tháng). So với các hộ làm nông nghiệp trên cùng địa phương thì thu nhập của các hộ làm nghề mây tre đan cao hơn 2,3 lần. Thu nhập bình quân của người làm nghề năm 2007 cũng đã tăng từ 30% đến 103% so với năm 2001, trong đó mức tăng của nhóm hàng mây tre là 43%. Như vậy, làng nghề có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo thu nhập cho người lao động, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong các vùng miền. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội để tiếp tục gia tăng thu nhập cho người lao động thông qua các hoạt động sản xuất tại các làng nghề thông qua việc nâng cao hệ số sử dụng nguyên liệu, bố trí quy trình sản xuất hợp lý (giảm chi phí đầu vào), đa dạng hóa sản phẩm trong đó tập trung vào các sản phẩm có giá trị cao (tăng giá trị sản phẩm bán ra), tăng cường công tác thị trường… Đây sẽ là những nhân tố góp phần tạo dựng nguồn thu nhập cao và bền vững cho lao động làng nghề. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng