Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ ứng dụng thi thử lý thuyết a2 trên android...

Tài liệu ứng dụng thi thử lý thuyết a2 trên android

.PDF
56
60
67

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ====== KHÚC MINH PHƯƠNG ỨNG DỤNG THI THỬ LÝ THUYẾT A2 TRÊN ANDROID KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sư phạm Tin học Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. TRỊNH ĐÌNH THẮNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Trịnh Đình Thắng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Công nghệ thông tin trường Đai học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ em trong thời gian hoàn thiện đề tài. Đây là lần đầu tiên em quen với công việc nghiên cứu, nội dung của cuốn khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên. Sinh viên thực hiện Khúc Minh Phương LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Ứng dụng thi thử lý thuyết xe máy trên Android” là kết quả mà em đã trực tiếp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng tài liệu của một số tác giả. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để em rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của cá nhân em, hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sinh viên Khúc Minh Phương MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH, TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 3 1.1. Một số hệ điều hành trên điện thoại ....................................................... 3 1.1.1. Hệ điều hành Android ....................................................................... 3 1.1.2. Hệ điều hành IOS............................................................................... 4 1.1.3. Hệ điều hành Windows Phone .......................................................... 5 1.2. Kiến trúc của Android ............................................................................. 6 1.2.1. Applications ........................................................................................ 6 1.2.2. Application framework ..................................................................... 6 1.2.3. Library ................................................................................................ 6 1.2.4. Android Runtime ............................................................................... 7 1.2.5. Linux kernel ....................................................................................... 7 1.3. Android emulator..................................................................................... 7 1.4. Các thành phần cơ bản trong một ứng dụng Android ......................... 8 1.4.1. Activity ................................................................................................ 8 1.4.3. Service ................................................................................................. 9 1.4.4. Content provider và uri .................................................................... 9 1.4.5. View ................................................................................................... 10 1.4.6. Lưu trữ dữ liệu ................................................................................. 11 1.5. XML ......................................................................................................... 11 1.5.1. Tổng quan về XML ......................................................................... 11 1.5.2. Cấu trúc tài liệu XML ..................................................................... 13 1.6. RSS ........................................................................................................... 14 1.7. Các lớp, giao diện phân tích XML trong Android .............................. 14 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ BÀI TOÁN ............................. 15 2.1. Nhu cầu thực tế ....................................................................................... 15 2.2. Nội dung bài toán.................................................................................... 15 2.3. Thiết kế hệ thống .................................................................................... 16 2.3.1. Giới thiệu .......................................................................................... 16 2.3.2. Chức năng Ôn thi............................................................................. 16 2.3.4. Chức năng Tìm kiếm câu hỏi.......................................................... 20 2.3.5. Chức năng hướng dẫn thi thực hành ............................................. 22 2.3.6. Thông tin về ứng dụng .................................................................... 22 CHƯƠNG III: CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG TRÊN HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID .......................................................................................................... 23 3.1. Giới thiệu về các giao diện của chương trình ...................................... 23 3.1.1. Giao diện danh mục hệ thống ......................................................... 23 3.1.2. Giao diện chức năng ôn thi ............................................................. 24 3.1.3. Giao diện chức năng thi thử ........................................................... 30 3.1.4. Giao diện chức năng tìm kiếm câu hỏi .......................................... 35 3.1.5. Giao diện chức năng hướng dẫn thi thực hành ............................ 36 3.1.6. Giao diện chức năng thông tin ứng dụng ...................................... 38 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 41 DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH, TỪ VIẾT TẮT Trong khóa luận tốt nghiệp này dùng các từ tiếng anh và các chữ cái viết tắt sau: Từ Tiếng Anh, từ viết tắt Ý nghĩa Open Handset Alliance Liên minh Thiết bị Cầm tay Mã Nguồn mở SGML (Standard Generalized Siêu ngôn ngữ có khả năng sinh ngôn ngữ Markup Language) khác ISO International Organization for Standards W3C( World Wide Web Tổ chức độc lập định ra tiêu chuẩn cho Consortium) trình duyệt Web, máy chủ và ngôn ngữ TEI Text Encoding Initiative DTD Document Type Definition XML4J XML for Java JAXP Java API for XML Processing SAX Simple API for XML DOM Document Object Model DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Cấu trúc stack hệ thống Android.......................................................... 6 Hình 1.2: Vòng đời của một Activity .................................................................... 9 Hình 2.1. Biểu đồ phân cấp chức năng ............................................................... 16 Hình 2.2. Biểu đồ ngữ cảnh của ứng dụng .......................................................... 16 Hình 2.3. Sơ đồ chức năng ôn thi mức 1............................................................. 17 Hình 2.4. Sơ đồ chức năng chọn đáp án mức 2 .................................................. 17 Hình 2.5. Sơ đồ chức năng đối chiếu mức 2 ....................................................... 18 Hình 2.6. Sơ đồ chức năng đưa ra câu hỏi mức 2 ............................................... 18 Hình 2.7. Sơ đồ chức năng thi thử mức 1 ........................................................... 19 Hình 2.8. Sơ đồ chức năng chọn đáp án mức 2 .................................................. 19 Hình 2.9. Sơ đồ chức năng đối chiếu mức 2 ....................................................... 20 Hình 2.10. Sơ đồ chức năng chọn câu hỏi mức 2 ............................................... 20 Hình 2.11. Sơ đồ chức năng thống kê mức 2 ...................................................... 20 Hình 2.12. Sơ đồ chức năng tìm kiếm câu hỏi mức 1 ......................................... 21 Hình 2.13. Sơ đồ chức năng nhập đối tượng mức 2 ........................................... 21 Hình 2.14. Sơ đồ chức năng chọn câu hỏi mức 2 ............................................... 22 Hình 2.15. Sơ đồ chức năng hướng dẫn thi thực hành mức 1............................. 22 Hình 2.16. Sơ đồ chức năng thông tin về ứng dụng mức 1 ................................ 22 Hình 3.1. Giao diện màn hình ứng dụng ............................................................. 23 Hình 3.2. Giao diện danh mục hệ thống ............................................................. 24 Hình 3.3. Giao diện chức năng ôn thi ................................................................. 25 Hình 3.4. Câu hỏi khái niệm ............................................................................... 26 Hình 3.5. Câu hỏi quy tắc.................................................................................... 27 Hình 3.6. Câu hỏi tốc độ ..................................................................................... 28 Hình 3.7. Câu hỏi biển báo.................................................................................. 29 Hình 3.8. Câu hỏi sa hình .................................................................................... 30 Hình 3.9. Giao diện chức năng thi thử ................................................................ 31 Hình 3.10. Các câu hỏi thi thử ............................................................................ 32 Hình 3.11. Hết giờ làm bài thi thử ...................................................................... 33 Hình 3.12. Thoát bài thi thử ................................................................................ 34 Hình 3.13. Kết quả bài thi thử ............................................................................. 35 Hình 3.14. Giao diện chức năng tìm kiếm câu hỏi ............................................. 36 Hình 3.15. Giao diện chức năng hướng dẫn thi thực hành ................................. 37 Hình 3.16. Giao diện chức năng thông tin ứng dụng .......................................... 38 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại của công nghệ thông tin, cùng với sự ra đời của hệ thống điện thoại, máy tính bảng. Chúng đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc, giải trí của người sử dụng. Trong đó hệ điều hành Android là hệ điều hành trên điện thoại di động cho phép phát triển và tạo ra các ứng dụng di động hấp dẫn. Android cung cấp truy cập đến một loạt các thư viện công cụ hữu ích và có thể được sử dụng để xây dựng các ứng dụng phong phú. Em chọn đề tài: “Ứng dụng thi thử lý thuyết xe máy trên Android” cho khóa luận của mình nhằm mục đích tìm hiểu về hệ điều hành Android và cung cấp cho người dùng một ứng dụng tiện ích, dễ dàng sử dụng. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu khái quát về hệ điều hành Android, sau đó xây dựng ứng dụng thi thử lý thuyết xe máy trên nền tảng Android: gồm các bộ đề, sau khi thi thử lý thuyết sẽ xem được kết quả, thống kê số câu trả lời đúng/sai và xem được đáp án trả lời đúng. Ứng dụng cung cấp được các nội dung ôn tập và thi bằng các bài học, khái niệm, hình ảnh minh họa,... Cung cấp chức năng tìm kiếm câu hỏi, hướng dẫn thi thực hành. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý thuyết về hệ điều hành Android và xây dựng được ứng dụng thi thử lý thuyết xe máy trên Android. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hệ điều hành Android và người muốn thi thử lý thuyết xe máy trên nền tảng Mobile. - Phạm vi nghiên cứu: phần mềm chạy trên hệ điều hành Android. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Ứng dụng thi thử lý thuyết xe máy trên Android như một cuốn cẩm nang luyện thi ngay trên điện thoại di động. Phát triễn ứng dụng 1 giúp em học thêm được công nghệ mới, tạo nên ứng dụng mang tính chất thực tiễn, tạo tiền đề để phát triễn, hoàn thiện ứng dụng vào thực tế. - Ý nghĩa thực tiễn: Ứng dụng thi thử lý thuyết xe máy trên Android xây dựng thành công sẽ giúp cho người dùng có một ứng dụng tiện lợi, dễ dàng sử dụng để thi thử lý thuyết xe máy. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu qua việc đọc sách báo và các tài liệu liên quan đến hệ điều hành Android, ứng dụng thi thử lý thuyết xe máy nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài và các biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề của đề tài. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: tham khảo ý kiến của chuyên gia về hệ điều hành Android và ứng dựng thi thử lý thuyết xe máy trên Android để thiết kế ứng dụng phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, đánh giá và kết luận, nội dụng khóa luận gồm: Chương I: Cở sơ lý thuyết Chương II: Phân tích và thiết kế bài toán Chương III: Chương trình ứng dụng trên hệ điều hành Android 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trong chương này em đã sử dụng các tài liệu tham khảo [2], [3], [4], [5], [6], [7]. 1.1. Một số hệ điều hành trên điện thoại 1.1.1. Hệ điều hành Android Android được thành lập vào năm 2003 bởi Andy Rubin, Rick Miner, Nick Sears và Chris White. Vào năm 2005 công ty này được Google mua lại. Vào cuối năm 2007, Android thuộc về Open Handset Alliance gồm các công ty viễn thông, phần mềm và phần cứng: Texas Intruments, Google, HTC, Intel, LG, Marvell Technology Group, Motorala, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel, T-Mobile, ARM Holdings, Atheros Communications, Asustek Computer Inc, Garmin Ltd, Softbank, Sony Ericsson, Toshiba Corp,… Mục tiêu là đổi mới để đáp ứng nhu cầu người dùng và tạo ra một chuẩn mở cho điện thoại trong tương lai. Vào năm 2008, Android 1.0 – phiên bản thương mại đầu tiên được phát hành với nhiều tính năng vẫn chưa lỗi thời được kể đến như: trình duyệt web, Google Maps và đồng bộ các ứng dụng Gmail. Những bức tượng mô phỏng món ăn tráng miệng dựng trên bãi cỏ ở trụ sở chính của Google tại Mountain View, California đã tạo nguồn cảm hứng cho Android 1.5 Cupcake ra đời vào tháng 4 năm 2009. Tích hợp camera cho phép người dùng chụp và xem ảnh một cách nhanh chóng, đơn giản được tìm thấy ở Android 1.6 Donut (15/09/2009). Càng về sau càng có nhiều phiên bản Android được cải tiến để phù hợp với nhu cầu người dùng; có thể nhắc tới như: Android 2.0 Éclair (26/2010), Android 2.2 Froyo (05/2010), Android 2.3 Gingerbread (12/2010), Android 3.0 Honeycomb (02/2011), Android 4.0 Ice Cream Sandwich (10/2011), Android 4.1 Jelly Bean (07/2012), Android 4.4 KitKat (10/2013), Android Wear (03/2014), Android 5.0 Lollipop (06/2014). Các tính năng nổi bật của Android: 3 - Tích hợp dịch vụ của Google một cách hoàn hảo: Những ứng dụng của Google như gmail, google maps, google voice, gtalk đều là những thành phần mặc định của Android nên trải nghiệm chúng sẽ có cảm giác tuyệt nhất. - Flash: với flash trên Android, bạn có thể trải nghiệm đầy đủ nội dung flash trên di động từ xem phim ảnh cho đến chơi game flash. - ROM đa dạng, phong phú - Cài đặt ứng dụng không cần dây nối - Pin và bộ nhớ có thể thay thế - Widget - Nhiều Launcher thay thế - Tự động hóa - Bàn phím thay thế 1.1.2. Hệ điều hành IOS IOS là hệ điều hành trên điện thoại di động được phát triển bởi Apple. Ban đầu IOS chỉ dùng cho iPhone, nhưng sau đó được mở rộng để hỗ trợ các thiết bị khác như iPod Touch (tháng 9 năm 2007), iPad (tháng 1 năm 2010), iPad Mini (tháng 11 năm 2012). 31/5/2011, App Store của Apple chứa khoảng 500000 ứng dụng và được tải về tổng cộng khoảng 15 tỷ lần. Giao diện của người dùng IOS dựa trên cơ sở thao tác bằng tay. Các phiên bản hệ điều hành trên di động: iPhone OS 1 (2007), iPhone OS 2 (2008), iPhone OS 3 (2009), iPhone OS 4 (2010), iPhone OS 5 (2011), iPhone OS 6 (2012), iPhone OS 7 (2013), iPhone OS 8 (2014). Phiên bản năm 2007 có chức năng tương đối hạn chế: không hỗ trợ 3G, chưa có chức năng copy, paste,... Phiên bản năm 2008 nổi bật với cửa hàng ứng dụng Apple Store và một bộ phát triển phần mềm mở ra cánh cửa cho các nhà phát triển ứng dụng bên thứ 3; hỗ trợ đầy đủ Microsoft Exchange, Google Street View. Phiên bản năm 2009 bổ sung các tính năng như copy, paste, dịch vụ đa phương tiện. Phiên bản năm 2010 với nhiều tính năng nổi bật như chạy đa nhiệm, ứng dụng định vị vị trí, iBook, cải thiện camera trùng ảnh. Phiên bản 4 năm 2011 có chứa hơn 200 tính năng mới. Phiên bản 2012 bổ sung các tính năng như các lời khuyến nghị nhà hàng, ra lệnh twitter hay cập nhật trạng thái facebook và đánh giá film. Các tính năng nổi bật của iOS 7 gồm ứng dụng nhạc, AriPlay, khóa, camera, bluetooth, chế độ đừng làm phiền. Tính năng mới khác cảu iOS 8 gồm tin nhắn âm thanh và video bằng cách giữ nút ghi âm trong khi bên trong các ứng dụng tin nhắn, tính năng gõ văn bản QuickType và dịch vụ lưu trữ mới iCloud Drive. 1.1.3. Hệ điều hành Windows Phone Windown Phone là hệ điều hành của Microsoft dành cho smartphone; được bán vào tháng 10 năm 2010 và đầu năm 2011 tại châu Á. Tên mã của dự án Windown Phone là “Photon”. Microsoft chính thức thông báo tên gọi phiên bản đầu tiên là Windown Phone 7 vào 22/4/2010. Windows Phone 7 được ra mắt ở Mobile World Congress tại Barcelona, Tây Ban Nha (15/2/2010) và chính thức bán ra tại Mỹ vào 8/11/2010. Microsoft giới thiệu Windows Phone 8 vào ngày 20/6/2012 và bắt đầu bán phiên bản này vào ngày 29/10/2012. Windows Phone 8.1 được công bố chính thức vào ngày 2/4/2014 và bản Preview dành cho nhà phát triển được phát hành vào 10/4/2014. Một sự kiện đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc chiến với Android và IOS là Windows Phone công bố trở thành đối tác của Nokia vào 11/2/2011 đồng nghĩa với việc Windows Phone trở thành hệ điều hành chính của Nokia. Các tính năng nổi bật của Windows Phone 8.1 như: - Hệ thống thông báo Action Center: với tính năng này, người dùng có thể kiểm soát tốt những thông báo hệ thống, điều chỉnh độ sáng màn hình. - Trợ lí ảo Cortana - Màn hình Start tùy biến hơn - Màn hình khóa đa dạng - Tùy chỉnh 3 hàng Live Tiles - Hỗ trợ nút điều hướng trên màn hình cảm ứng - Wordflow: Swype của Windows Phone 8.1 5 - Trình duyệt IE 11 mạnh mẽ 1.2. Kiến trúc của Android Sơ đồ dưới đây cho thấy các thành phần của hệ điều hành Android. Mỗi một phần sẽ được đặc tả một cách chi tiết dưới đây. Hình 1.1: Cấu trúc stack hệ thống Android 1.2.1. Applications Các ứng dụng sẽ được cài đặt ở tầng này; một số ứng dụng được tích hợp sẵn như: home, contact, phone. 1.2.2. Application framework Các khung ứng dụng cung cấp các lớp sử dụng để tạo ra các ứng dụng Android. Nó cũng cung cấp một trừu tượng chung chung để truy cập phần cứng và quản lý các giao diện người dùng và tài nguyên ứng dụng. 1.2.3. Library Chạy trên đầu trang của Kernel, Android bao gồm nhiều thư viện C/C++ cốt lõi như libc và SSL như: - Một thư viện phương tiện truyền thông để phát lại âm thanh và video. 6 - Surface Manager: Quản lý việc truy xuất vào hệ thống con hiển thị. - Thư viện đồ họa bao gồm SGL và OpenGL cho 2D và 3D đồ họa. - SQLite cho bản hỗ trợ cơ sở dữ liệu. - SSL và WebKit cho trình duyệt web tích hợp và bảo mật Internet. 1.2.4. Android Runtime Bao gồm các thư viện lõi và máy ảo Dalvik, thời gian chạy Android là động cơ quyền hạn các ứng dụng và cùng với các thư viện, tạo cơ sở cho các khung ứng dụng. 1.2.5. Linux kernel Đây là nhân của hệ điều hành Android (bao gồm trình điều khiển phần cứng, quá trình và quản lý bộ nhớ, bảo mật, mạng và quản lý năng lượng) được xử lý bởi Linux 2.6 Kernel. Kernel hoạt động như một lớp trừu tượng giữa phần cứng và phần mềm còn lại của hệ thống. 1.3. Android emulator Trong khi các thử nghiệm tốt nhất của một ứng dụng đang chạy trên các phần cứng mà nó được thiết kế, giả lập thường làm cho công việc của các nhà phát triển dễ dàng hơn nhiều. Làm việc trong một môi trường mô phỏng cho phép biên dịch, chạy và gỡ lỗi chu kỳ lặp đi lặp lại nhanh hơn thường có sẵn khi thử nghiệm trên một thiết bị phần cứng. Dành thời gian để đồng bộ hoặc sao chép, một ứng dụng cho một thiết bị thật thường mất nhiều thời gian hơn so với việc bắt đầu một phiên giả lập. Ngoài ra, nó là dễ dàng hơn để làm sạch hệ thống tập tin giả lập hơn là thực hiện các hoạt động bảo trì trên cùng một thiết bị thực. Khi bạn thêm vào khả năng chép mã lệnh to/from các giả lập, nó sẽ trở thành một lựa chọn đáng để xem xét. Ngoài việc là một công cụ nhanh hơn là làm việc với một thiết bị thực, các công cụ giả lập phải xem xét các đặc tính vật lý của thiết bị, chủ yếu là các kích thước màn hình, các thiết bị đầu vào và kết nối mạng. 7 1.4. Các thành phần cơ bản trong một ứng dụng Android 1.4.1. Activity Là thành phần quan trọng của bất kỳ một ứng dụng Android nào. Activity là một thành phần ứng dụng cung cấp giao diện người dùng, tóm lại activity thực hiện các hành động trên màn hình.  Có 2 phương thức mà gần như mọi lớp con của Activity đều phải thực hiện: - Phương thức: onCreate() + Nơi khởi tạo Ativity + Ở đây bạn làm tất cả các cài đặt tạo các view, kết nối dữ liệu đến list. - Phương thức: onPause() + Nơi giải quyết sự kiện người dùng rời khỏi Activity. + Mọi dữ liệu được người dùng tạo ra tới thời điểm này cần phải được lưu vào ContentProvider.  Vòng đời của một Activity: 8 Hình 1.2: Vòng đời của một Activity Một Activity chủ yếu có 3 chu kỳ chính sau: - Running: Khi Activity được chạy trên màn hình. Activity này tập trung vào những thao tác của người dùng trên ứng dụng - Paused: Activity được tạm dừng khi mất trọng tâm nhưng người dùng vẫn trông thấy, có nghĩa là một activity mới ở trên nó nhưng không bao phủ đầy màn hình. Một activity tạm dừng là còn sống nhưng có thể bị kết thúc bởi hệ thống trong trường hợp thiếu vùng nhớ. - Stopped: Nếu nó hoàn toàn bao phủ bởi Activity khác. Nó vẫn còn trạng thái và thông tin thành viên trong nó. Người dùng không thấy nó và thường bị loại bỏ trong trường hợp hệ thống cần vùng nhớ cho tác vụ khác. 1.4.2. Intent Intent được tạo thành từ một số thông tin mô tả hành động hoặc dịch vụ mong muốn. Phần này xem xét các hành động được yêu cầu, khái quát các dữ liệu đi kèm với hành động được yêu cầu. Thuộc tính action của một Intent thường là một động từ, ví dụ: VIEW, PICK, hoặc EDIT. Một số action xây dựng trong Intent được định nghĩa là các thành viên của lớp Intent. Các nhà phát triển ứng dụng có thể tạo ra những action mới là tốt. Để xem một mẩu thông tin, ứng dụng sẽ sử dụng các action Intent sau đây: android.content.Intent.ACTION_VIEW 1.4.3. Service Là một thành phần của ứng dụng, thể hiện mong muốn ứng dụng thực hiện các hành động trong khi không tương tác với người dùng hoặc cung cấp chức năng cho các ứng dụng khác sử dụng. Mỗi class Server phải chứa thẻ được khai báo trong file AndroidManifext.xml. 1.4.4. Content provider và uri Phần lớn các tài nguyên như contact, SMS đều được lưu vào cơ sở dữ liệu SQLite trong hệ thống Android. Cũng giống như một cơ sở dữ liệu MSSQL, cơ sở dữ liệu mà Android dùng để sắp xếp thông tin và truy vấn dữ liệu. Không 9 những thế, Android còn cho phép người lập trình có thể dễ dàng truy xuất dữ liệu bằng API. Đó gọi là Content Provider. Một đối tượng con trỏ được Content Provider phân phối khi cung cấp một đường dẫn chính xác đến dữ liệu đó sẽ dễ dàng lấy được bất cứ dữ liệu lưu trữ nào. Đường dẫn này còn được gọi là Uri. 1.4.5. View View là thành phần cơ bản để xây dựng giao diện người dùng cho một ứng dụng Android. View là một lớp căn bản của widgets. Lớp con ViewGroup là lớp căn bản của layouts, có thể coi như một hộp vô hình chứa nhiều Views hay ViewGroups khác và xác định các thuộc tính layout. Sử dụng Views: - Trong một cửa sổ màn hình, mọi Views đều được sắp xếp theo thứ tự một cây trong 1 hay nhiều file XML nằm trong res/layout. - Khi tạo một cây chứa các views, người lập trình cần xác định: các thuộc tính, mức độ tập trung. Một số Views thường dùng: - TextView: cho phép hiển thị văn bản, định dạng nội dung bằng thẻ HTML. - ImageView: cho phép hiển thị 1 hình ảnh xác định từ file tài nguyên hay qua 1 contentProvider. - Button: hiển thị 1 nút nhấn. - Checkbox: hiển thị 1 nút nhấn với 2 trạng thái khác nhau. - KeyboardView: hiển thị bàn phím ảo để nhập liệu. - WebView: hiển thị các trạng thái web bằng Webkit. Một số ViewGroup thường dùng: - LinearLayout: các View được xếp theo 1 hàng hay 1 cột duy nhất. - AbsoluteLayout: cho phép xác định chính xác vị trí của từng view. - TableLayout: sắp xếp các view theo các cột và hàng. Mỗi hàng có thể có nhiều view mà mỗi view sẽ tạo nên 1 ô. 10 - RelativeLayout: cho phép xác định vị trí các view theo mối quan hệ giữa chúng. - FrameLayout: cho phép đặt lên đó 1 view duy nhất. View đặt lên FrameLayout luôn được căn lề trên bên trái. - ScrollView: là 1 FrameLayout đặc biệt cho phép trượt 1 danh sách dài hơn kích thước mà hình. 1.4.6. Lưu trữ dữ liệu Android có nhiều cách để lưu trữ dữ liệu. Sử dụng hệ thống quyền ưu tiên là cách đơn giản nhất. Android cho phép các activity và ứng dụng lưu trữ quyền ưu tiên theo cặp từ khóa và giá trị, nằm giữa các lần gọi một activity. Quyền ưu tiên có thể dùng cho activity độc lập hay được chia sẻ giữa các activity của một ứng dụng. Android cung cấp 2 mô hình để truy cập tập tin để lưu trữ dữ liệu: - Một cho các tập tin được đóng gói sẵn cho ứng dụng. - Một dành cho tập tin được tạo trên thiết bị thực thi ứng dụng đó. 1.5. XML 1.5.1. Tổng quan về XML  Ngôn ngữ định dạng: XML là ngôn ngữ xây dựng cấu trúc tài liệu văn bản, dựa theo chuẩn SGML. SGML được phát triển cho việc định cấu trúc và nội dung tài liệu điện tử, do tổ chức ISO chuẩn hóa năm 1986. SGML do IBM đưa ra, song không thể không kể đến những đóng góp của các công ty khác. XML được W3C phát triển, nhưng đặc tả XML lại do Netscape, Microsoft và các thành viên của dự án Text Encoding Initiative (TEI) xây dựng. Tổ chức W3C XML Special Interest Group có đại diện từ hơn 100 công ty cùng nhiều chuyên gia được mời khác. Lý do ra đời của XML vì SGML rất rắc rối khó sử dụng và HTML có nhiều giới hạn nên năm 1996 tổ chức W3C thiết kế XML. XML version 1.0 được định nghĩa trong hồ sơ February 1998 W3C Recommendation. Điểm quan trọng của kỹ thuật XML là nó là một sản phẩm mà trí tuệ của nó thuộc về cả thế giới, là một tiêu chuẩn được mọi người công nhận vì được soạn ra bởi W3C. Bản thân của XML rất đơn giản, nhưng các công 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất