Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ứng dụng quyền chọn vào thị trường chúng khoán việt nam luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Ứng dụng quyền chọn vào thị trường chúng khoán việt nam luận văn thạc sĩ

.PDF
93
88
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM ---------- VÕ ĐÌNH HÒA ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM VÕ ĐÌNH HÒA ÁP DỤNG QUYỀN CHỌN VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS PHAN HIỂN MINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009 MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu và hình vẽ Mở đầu Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN ...... Trang 1 1.1 Khái niệm thị trường quyền chọn ..................................................... Trang 1 1.1.1 Khái niệm ...................................................................................... Trang 1 1.1.2 Điều kiện niêm yết ........................................................................ Trang 1 1.1.3 Qui mô hợp đồng .......................................................................... Trang 2 1.1.4 Giá thực hiện ................................................................................. Trang 2 1.1.5 Ngày đáo hạn ................................................................................ Trang 2 1.1.6 Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện .......................................... Trang 3 1.1.7 Thành viên tham gia giao dịch trên thị trường quyền chọn.......... Trang 3 1.1.7.1 Nhà tạo lập thị trường .............................................................. Trang 3 1.1.7.2 Môi giới sàn giao dịch ............................................................. Trang 4 1.1.7.3 Nhân viên giữ sổ lệnh .............................................................. Trang 4 1.1.8 Rủi ro khi tham gia thị trường quyền chọn................................... Trang 5 1.1.8.1 Quyền chọn mua......................................................................... Trang 6 1.1.8.2 Quyền chọn bán .......................................................................... Trang 6 1.2 Những thuộc tính cơ bản của quyền chọn cổ phiếu .......................... Trang 7 1.2.1 Giá trị của một quyền chọn cổ phiếu ............................................ Trang 7 1.2.1.1 Giá trị nội tại............................................................................... Trang 7 1.2.1.2 Giá trị thời gian .......................................................................... Trang 7 1.2.1.3 Định giá quyền chọn .................................................................. Trang 8 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của quyền chọn ........................ Trang 9 1.2.2.1 Giá chứng khoán và giá thực hiện ......................................... Trang 10 1.2.2.2 Thời gian đáo hạn .................................................................. Trang 10 1.2.2.3 Độ bất ổn................................................................................ Trang 11 1.2.2.4 Lãi suất trái phiếu Chính phủ ................................................ Trang 11 1.2.2.5 Cổ tức..................................................................................... Trang 12 1.3 Vai trò của thị trường quyền chọn .................................................. Trang 12 1.3.1 Quản trị rủi ro............................................................................. Trang 12 1.3.2 Đầu cơ ......................................................................................... Trang 13 1.3.3 Giúp nhà đầu tư có thời gian để quyết định................................ Trang 13 1.3.4 Tạo đòn bẩy................................................................................. Trang 13 1.3.5 Đa dạng hóa danh mục đầu tư .................................................... Trang 14 1.3.6 Góp phần tăng thu nhập cho nhà đầu tư ..................................... Trang 14 1.3.7 Góp phần làm tăng tính thanh khoản cho thị trường .................. Trang 14 1.4 Rủi ro khi giao dịch quyền chọn ..................................................... Trang 14 1.4.1 Rủi ro thị trường ....................................................................... Trang 15 1.4.2 Hiệu lực trong thời hạn ............................................................... Trang 15 1.4.3 Tác động của đòn bẩy ................................................................. Trang 15 1.4.4 Người bán quyền chọn đối diện với rủi ro không giới hạn ........ Trang 15 1.4.5 Duy trì số dư theo qui định của một số trung tâm chứng khoán Trang 16 1.4.6 Mối quan hệ giữa giá và tính thanh khoản ................................. Trang 16 1.4.7 Những hạn chế khi sử dụng quyền chọn trên TTCK Việt Nam . Trang 16 1.5 Tính hai mặt của quyền chọn .......................................................... Trang 17 1.6 Các chiến lược kinh doanh quyền chọn cơ bản .............................. Trang 17 1.6.1 Giao dịch cổ phiếu ..................................................................... Trang 17 1.6.1.1 Mua cổ phiếu ........................................................................... Trang 17 1.6.1.2 Bán khống cổ phiếu ................................................................. Trang 18 1.6.2 Giao dịch quyền chọn mua ......................................................... Trang 18 1.6.2.1 Mua quyền chọn mua ............................................................... Trang 18 1.6.2.2 Bán quyền chọn mua ................................................................ Trang 19 1.6.3 Giao dịch quyền chọn bán .......................................................... Trang 20 1.6.3.1 Mua quyền chọn bán ................................................................ Trang 20 1.6.3.2 Bán quyền chọn bán ................................................................. Trang 21 1.6.4 Các chiến lược kết hợp .............................................................. Trang 21 1.6.4.1 Quyền chọn mua và cổ phiếu – quyền chọn mua được phòng ngừa ..... .................................................................................................. Trang 21 1.6.4.2 Quyền chọn bán và cổ phiếu – quyền chọn bán được bảo vệ .. Trang 23 1.7 Kinh nghiệm từ thị trường quyền chọn cổ phiếu Mỹ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................................... Trang 23 1.7.1 Sàn giao dịch chứng khoán Chicago ......................................... Trang 25 1.7.1.1 Tổ chức sàn giao dịch............................................................... Trang 25 1.7.1.2 Giao dịch và thanh toán............................................................ Trang 25 1.7.1.3 Cơ chế giám sát ........................................................................ Trang 28 1.7.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................... Trang 29 Kết luận chương 1 ................................................................................. Trang 31 Chương 2: THỰC TRẠNG TTCK VIỆT NAM VÀ MINH HỌA VIỆC VẬN DỤNG CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUYỀN CHỌN ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU REE ......................................................................... Trang 32 2.1 Thực trạng về TTCK Việt Nam ...................................................... Trang 32 2.1.1 Những thành tựu đã đạt được của TTCK Việt Nam................... Trang 32 2.1.2 Những tồn tại và hạn chế trên TTCK Việt Nam......................... Trang 32 2.1.3 Nhận diện rủi ro trên TTCK Việt Nam....................................... Trang 32 2.1.3.1 Tác động từ thị trường thế giới ................................................ Trang 32 2.1.3.2 Tác động từ thị trường trong nước ........................................... Trang 33 2.2 Sự cần thiết và các điều kiện tiền đề cho sự phát triển của thị trường quyền chọn cổ phiếu ở Việt Nam..................................................... Trang 38 2.2.1 Xuất phát từ nhu cầu của các nhà đầu tư .................................... Trang 38 2.2.2 Cơ sở pháp lý .............................................................................. Trang 38 2.2.3 Công nghệ và hạ tầng cơ sở ......................................................... Trang 38 2.2.4 Con người ..................................................................................... Trang 39 2.2.5 Chứng khoán cơ sở....................................................................... Trang 39 2.3 Minh họa việc vận dụng các chiến lược quyền chọn đối với cổ phiếu REE ....................................................................................................... Trang 39 2.3.1. Giao dịch cổ phiếu ...................................................................... Trang 39 2.3.1.1. Mua cổ phiếu ......................................................................... Trang 39 2.3.1.2. Bán khống cổ phiếu .................................................................. Trang 40 2.3.2. Giao dịch quyền chọn mua ......................................................... Trang 41 2.3.2.1. Mua quyền chọn mua............................................................. Trang 41 2.3.2.2. Bán quyền chọn mua ............................................................. Trang 45 2.3.3. Giao dịch quyền chọn bán .......................................................... Trang 48 2.3.3.1. Mua quyền chọn bán ................................................................ Trang 48 2.3.3.2. Bán quyền chọn bán ................................................................. Trang 52 2.3.4. Quyền chọn mua và cổ phiếu – Quyền chọn mua được phòng ngừa ............................................................................................................... Trang 55 2.3.5. Quyền chọn bán và cổ phiếu – Quyền chọn bán được bảo vệ.... Trang 58 Kết luận chương 2 ................................................................................ Trang 62 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ÁP DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU VÀO TTCK VIỆT NAM ................... Trang 63 3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý sàn giao dịch ................ Trang 64 3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý ........................................................ Trang 64 3.1.2. nâng cao vai trò và trách nhiệm của một số cơ quan chức năng có liên quan .......................................................................................... Trang 67 3.1.3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với TTCK ............... Trang 67 3.2 Nhóm giải pháp phát triển thị trường ......................................... Trang 68 3.2.1 Cung ứng cho thị trường cả về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa. ....................................................................................... Trang 68 3.2.2 Nhóm giải pháp chuyên môn hóa TTCK.................................... Trang 69 3.2.3 Tiếp cận công cụ quyền chọn đến các nhà đầu tư chứng khoán.Trang 69 3.2.4 Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin ........................................ Trang 70 3.2.5 Hoàn thiện qui trình và trang bị hệ thống kỹ thuật giao dịch ..... Trang 71 3.2.6 Các nhóm giải pháp khác ............................................................ Trang 72 3.2.6.1 Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và tuyên truyền ..... Trang 72 3.2.6.2 Giải pháp kiểm soát rủi ro ........................................................ Trang 73 3.2.6.3 Một số điều kiện khác để triển khai giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam. .................................................................. Trang 73 Kết luận chương 3 ................................................................................. Trang 75 Kết luận đề tài...................................................................................... Trang 76 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: So sánh các chiến lược mua quyền chọn mua REE với các mức giá thực hiện khác nhau .................................................................................... Trang 44 Bảng 2.2: So sánh các chiến lược mua quyền chọn mua REE có thời gian thực hiện khác nhau ............................................................................................ Trang 44 Bảng 2.3: So sánh các chiến lược bán quyền chọn mua REE với các mức giá thực hiện khác nhau ............................................................................................ Trang 47 Bảng 2.4: So sánh các chiến lược mua quyền chọn bán REE với các mức giá thực hiện khác nhau ............................................................................................ Trang 50 Bảng 2.5: Quyền chọn bán REE với các mức giá thực hiện khác nhau .... Trang 53 Bảng 2.6: So sánh các chiến lược quyền chọn mua phòng ngừa với các mức giá thực hiện khác nhau .................................................................................... Trang 56 Bảng 2.7: So sánh các chiến lược quyền chọn bán bảo vệ với các mức giá thực hiện khác nhau ............................................................................................ Trang 60 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Một giao dịch trên thị trường quyền chọn ................................... Trang 4 Hình 1.2: Rủi ro đối với quyền chọn mua.................................................... Trang 6 Hình 1.3 : Rủi ro đối với quyền chọn bán .................................................... Trang 6 Hình 1.4: Mối quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày đáo hạn của quyền chọn ....................................................................................................................... Trang 8 Hình 2.1: Thành quả của người sở hữu cổ phiếu ....................................... Trang 40 Hình 2.2: Bán khống cổ phiếu ................................................................... Trang 41 Hình 2.3: Thành quả của người mua quyền chọn mua .............................. Trang 42 Hình 2.4: Mua quyền chọn mua – Giá thực hiện khác nhau...................... Trang 43 Hình 2.5: Mua quyền chọn mua – Thời gian sở hữu khác nhau ................ Trang 45 Hình 2.6: Thành quả của người bán quyền chọn mua ............................... Trang 45 Hình 2.7: Bán quyền chọn mua - giá thực hiện khác nhau ........................ Trang 47 Hình 2.8: Bán quyền chọn mua – Thời gian sở hữu khác nhau ................. Trang 48 Hình 2.9: Thành quả của người mua quyền chọn bán ............................... Trang 49 Hình 2.10: Mua quyền chọn bán – Giá thực hiện khác nhau..................... Trang 50 Hình 2.11: Mua quyền chọn bán – Thời gian sở hữu khác nhau ............... Trang 51 Hình 2.12: Thành quả của người bán quyền chọn bán .............................. Trang 52 Hình 2.13: Bán quyền chọn bán – Giá thực hiện khác nhau...................... Trang 53 Hình 2.14: Bán quyền chọn bán – Thời gian sở hữu khác nhau ................ Trang 54 Hình 2.15: Quyền chọn mua được phòng ngừa ......................................... Trang 55 Hình 2.16: Quyền chọn mua được phòng ngừa - Giá thực hiện khác nhau ............ ..................................................................................................................... Trang 56 Hình 2.17: Quyền chọn mua được phòng ngừa – Thời gian sở hữu khác nhau ..................................................................................................................... Trang 57 Hình 2.18: Quyền chọn bán được bảo vệ................................................... Trang 58 Hình 2.19: Quyền chọn bán được bảo vệ - Giá thực hiện khác nhau ........ Trang 59 Hình 2.20: Quyền chọn bán được bảo vệ - Thời gian sở hữu khác nhau .. Trang 61 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt AMEX ATM CBOE ITM NYSE OCC OTC OTM PHLX PSE SEC TTCK UBCK TP. HCM Tên tiếng Anh American Stock exchange At the money Chicago Board Options Exchange In the money New York Stock Exchange Option Clearing Corporation Over the counter Over the money Philadelphia Exchange Tên tiếng Việt Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ Ngang giá quyền chọn Sở giao dịch quyền chọn Chicago Cao giá quyền chọn Sàn giao dịch chứng khóan New York Trung tâm thanh toán bù trừ Thị trường phi tập trung Kiệt giá quyền chọn Sở giao dịch quyền chọn Philadelphia Pacific Stock Exchange Sàn giao dịch chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương Securities and Exchange Ủy ban chứng khóan Commission Thị trường chứng khoán Ủy Ban chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau gần 10 năm đi vào hoạt động kể từ Phiên giao dịch đầu tiên 28/07/2000, TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Từ ngày đầu thành lập chứng khoán rất ít được các nhà đầu tư quan tâm, đến nay cụm từ “chứng khoán” hầu như không còn xa lạ đối với mọi người. Có những thời kỳ, khi thị trường “nóng” lên, đi đến đâu cũng nghe người ta bàn tán về chứng khoán. Để duy trì sự sôi động của thị trường và sự thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, thị trường cần có thêm nhiều lọai hàng hóa khác nhằm tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư. Trên thế giới, ngoài những hàng hóa thông thường như chúng ta thường được biết như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ còn có những sản phẩm phái sinh mà cổ phiếu là tài sản cơ sở cho các giao dịch này. Về cơ bản , đây là các công cụ phòng ngừa rủi ro, bảo vệ hữu hiệu cho các nhà đầu tư tài chính, đồng thời cũng là một trong những kênh đầu tư hiệu quả cho những nhà đầu tư ưu thích rủi ro. Bên cạnh đó, chúng cũng tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn song song với TTCK cơ sở, thúc đẩy tính năng động cho thị trường tài chính và ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế quốc gia. Đề tài “Áp dụng quyền chọn vào Thị trường chứng khóan Việt Nam” xuất phát từ những lý do vừa nêu. 2. Mục đích của đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm: - Nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề về quyền chọn - Sử dụng quyền chọn để phòng ngừa rủi ro, kinh doanh trong một số điều kiện của thị trường - Phân tích thực trạng TTCK Việt Nam để nhận diện các yếu tố rủi ro trên thị trường và đề xuất một số giải pháp nhằm áp dụng các giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Nội dung của đề tài liên quan đến các lĩnh vực như: - Phần tổng quan về thị trường quyền chọn, đề tài sẽ đi vào giới thiệu, tìm hiểu các khái niệm về quyền chọn, phương pháp xác định giá trị quyền chọn, cách tính phí quyền chọn, và vai trò của quyền chọn. - Phân tích các chiến lược kinh doanh quyền chọn phổ biến trên thế giới - Phân tích thực trạng TTCK Việt Nam khi triển khai quyền chọn chứng khoán - Từ những cơ sở lý luận về quyền chọn và thực trạng TTCK Việt Nam đề tài sẽ đưa ra giải pháp và khả năng ứng dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán tại TTCK Việt Nam - Do có sự giới hạn nên trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, đề tài này không đi sâu vào kỹ thuật định giá quyền chọn. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, và phương pháp quan sát từ thực tiễn để khái quát bản chất của các vấn đề cần nghiên cứu. Đề tài được xây dựng dựa trên các cơ sở lý thuyết chuyên ngành tài chính doanh nghiệp kết hợp với nguồn dữ liệu thông tin được tác giả sưu tầm, tập hợp từ sách báo, tạp chí và các website có liên quan,… 5. kết cấu của đề tài Ngoài các phần lời cam đoan, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu và hình vẽ, mục lục lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, đề tài được trình bày thành ba chương như sau: - Chương 1: Tổng quan về thị trường quyền chọn - Chương 2: Thực trạng TTCK Việt Nam và minh họa việc vận dụng các chiến lược kinh doanh quyền chọn đối với cổ phiếu REE. - Chương 3: Một số giải pháp để áp dụng giao dịch quyền chọn cổ phiếu vào TTCK Việt Nam. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN 1.1 Khái niệm thị trường quyền chọn 1.1.1 Khái niệm Quyền chọn (quyền chọn mua, quyền chọn bán) là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước (Luật chứng khoán số 70/2006/QH11) Người mua quyền chọn trả cho người bán một số tiền gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn sẵn sàng bán hoặc tiếp tục nắm giữ tài sản theo các điều khoản của hợp đồng nếu người mua muốn thế. Một quyền chọn để mua tài sản gọi là quyền chọn mua (call). Một quyền chọn để bán tài sản gọi là quyền chọn bán (put). Người mua quyền chọn thì có quyền (right) trong khi người bán quyền chọn phải có nghĩa vụ (obligation) thực hiện hợp đồng. Một quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện vào bất kỳ ngày nào cho đến ngày đáo hạn. Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn. 1.1.2 Điều kiện niêm yết Các sàn giao dịch quyền chọn qui định các tài sản mà giao dịch quyền chọn được phép. Đối với quyền chọn cổ phiếu, điều kiện niêm yết của sàn giao dịch qui định những cổ phiếu có đủ điều kiện có thể giao dịch quyền chọn. Trước đây, các điều kiện này hạn chế việc niêm yết quyền chọn trong giới hạn cổ phiếu của các công ty lớn, nhưng các qui định này đã được nới lỏng và nhiều quyền chọn của các công ty nhỏ đã có giao dịch. Sàn giao dịch 2 cũng qui định những điều kiện tối thiểu mà cổ phiếu phải đạt được để duy trì việc niêm yết quyền chọn. 1.1.3 Qui mô hợp đồng Một hợp đồng quyền chọn giao dịch trên sàn tiêu chuẩn gồm 100 quyền chọn đơn lẻ. Vì vậy, nếu nhà đầu tư mua một hợp đồng, hợp đồng đó thật ra đại diện cho các quyền chọn mua 100 cổ phiếu. Trường hợp ngọai lệ của qui mô hợp đồng tiêu chuẩn diễn ra khi hoặc cổ phiếu bị chia tách hoặc công ty tuyên bố chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Trong trường hợp đó, số cổ phiếu đại diện bởi một hợp đồng tiêu chuẩn được điều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong mức vốn hóa của công ty. 1.1.4 Giá thực hiện Trên sàn giao dịch quyền chọn, giá thực hiện được chuẩn hóa. Sàn giao dịch qui định mức giá thực hiện có thể ký kết hợp đồng quyền chọn. Tuy nhiên các giao dịch OTC có thể nhận bất cứ mức giá thực hiện nào mà hai bên tham gia thỏa thuận. Mục tiêu của sàn giao dịch trong việc thiết lập giá thực hiện là cung cấp các quyền chọn thu hút khối lượng giao dịch. Hầu hết các giao dịch quyền chọn đều tập trung vào các quyền chọn mà giá cổ phiếu gần với giá thực hiện. Vì vậy, các nhân viên sàn giao dịch có xu hướng niêm yết các quyền chọn có giá thực hiện xoay quanh nhưng rất gần giá hiện tại của cổ phiếu. Trong việc thiết lập giá thực hiện của quyền chọn cổ phiếu, sàn giao dịch thường tuân theo qui luật là các mức giá thực hiện có khoản chênh lệch $2,50 nếu giá cổ phiếu thấp hơn $25, khoảng $5 nếu giá cổ phiếu từ $25 đến $200 và trong khoản $10 nếu giá cổ phiếu trên $200. 1.1.5 Ngày đáo hạn Ngày đáo hạn của quyền chọn trên sàn OTC được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người mua và người bán. Trên sàn giao dịch quyền chọn, mỗi cổ 3 phiếu được phân lọai vào các kỳ đáo hạn riêng. Các chu kỳ đáo hạn là (1) Tháng 1, 4, 7 và 10; (2) Tháng 2,5,8,11; và (3) Tháng 3, 6, 9, và 12. Các chu kỳ này được gọi là chu kỳ tháng 1, 2 và 3. Các ngày đáo hạn có hiệu lực là tháng hiện tại, tháng tiếp theo và 2 tháng tiếp theo trong chu kỳ tháng 1, 2 hoặc 3 mà chứng khoán được phân vào. 1.1.6 Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện Ở Mỹ, Ủy Ban chứng khoán (SEC) buộc các sàn giao dịch quyền chọn phải áp đặt hạn mức vị thế, hạn mức vị thế là số lượng quyền chọn tối đa mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ về một phía vị thế của thị trường. Một số nhà tạo lập thị trường có những ngoại lệ nhất định đối với những giới hạn vị thế này. Hạn mức thực hiện tương tự như hạn mức vị thế. Một hạn mức thực hiện là số quyền chọn tối đa có thể thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc liên tục bất kỳ bởi một nhà đầu tư riêng lẻ hay một nhóm các nhà đầu tư cùng hành động với nhau. Các số liệu về hạn mức thực hiện cũng giống hạn mức vị thế. Mục tiêu của hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện là nhằm ngăn cản từng cá nhân hoặc nhóm người tác động đáng kể đến thị trường nhằm thao túng thị trường. 1.1.7 Thành viên tham gia giao dịch trên thị trường quyền chọn 1.1.1.1 Nhà tạo lập thị trường Một cá nhân hoặc là pháp nhân, người đã mua một chỗ ngồi ở sàn giao dịch có thể nộp đơn để trở thành nhà tạo lập thị trường. Nhà tạo lập thị trường chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư đối với quyền chọn. Một khi có nhà đầu tư nào muốn bán (hoặc mua) một quyền chọn và không có nhà đầu tư nào muốn mua (hoặc bán) quyền chọn đó thì nhà tạo lập thị trường sẽ phải thực hiện vụ giao dịch đó. 4 Để tồn tại nhà tạo lập thị trường phải tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào một mức giá và bán ra ở một mức giá cao hơn. Một cách để thực hiện điều này là yết giá hỏi mua và yết giá chào bán. 1.1.1.2 Môi giới sàn giao dịch Môi giới sàn giao dịch là một dạng nhà kinh doanh khác trên sàn giao dịch. Môi giới sàn giao dịch thực hiện các giao dịch cho các thành viên của công chúng. Nếu một nhà đầu tư nào đó muốn mua hoặc bán quyền chọn, cá nhân người đó phải mở tài khoản tại các thành viên công chúng (công ty môi giới). Công ty này phải thuê một môi giới tại sàn để thực hiện giao dịch. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những người không phải là thành viên của sàn giao dịch. Họ nhận hoa hồng trên mỗi lệnh thực hiện được. 1.1.1.3 Nhân viên giữ sổ lệnh (nhân viên môi giới) Họ là nhân viên của sàn giao dịch, nhận lệnh mua (hoặc bán của nhà đầu tư để nhập vào hệ thống. Ngòai ra, họ còn tư vấn cho nhà đầu tư mua (bán) quyền chọn ở mức giá tốt nhất theo giá yết giá của nhà tạo lập thị trường. Hình 1.1 Một giao dịch trên thị trường quyền chọn Người mua (1a) (6a) Người bán (7a) Môi giới của người mua (1b) (6b) (7b) (2a) Môi giới (5a) trên sàn (8a) Cty thanh tóan của người môi giới của người mua Sàn giao dịch quyền chọn Môi giới trên sàn (4) (9a) Trung tâm thanh tóan (2b) Môi giới của người (5b) bán (8b) (9b) Cty thanh tóan của người môi giới của người bán 5 (1a) (1b) Người mua và người bán chỉ thị cho người môi giới riêng của mình tiến hành một giao dịch quyền chọn. (2a) (2b) Người môi giới của người mua và người bán yêu cầu nhà môi giới trên sàn của công ty mình thực hiện giao dịch (3) các nhà môi giới trên sàn gặp nhau và thống nhất giá cả (4) Thông tin về giao dịch được báo cho trung tâm thanh tóan bù trừ (5a) (5b) Nhà môi giới trên sàn thông báo cho môi giới của người mua và người bán (6a) (6b) Người môi giới của người mua và người bán thông báo về giá cho người mua và người bán (7a) (7b) Người mua (người bán) ký gởi phí quyền chọn cho người môi giới (8a) (8b) Người môi giới của người mua và người bán ký gởi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho Trung tấm thanh toán của mình (9a) (9b) Công ty thanh tóan của người môi giới của người mua và người bán ký gởi phí quyền chọn và tiền ký quỹ cho trung tâm thanh tóan bù trừ. 1.1.8 Rủi ro khi tham gia thị trường quyền chọn Khi tham gia vào thị trường quyền chọn, các nhà đầu tư đều phải chấp nhận rủi ro bên cạnh lợi nhuận mà họ kiếm được. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi người là khác nhau và hầu hết các nhà đầu tư đều có chung một đặc điểm là không thích rủi ro. Các nhà đầu tư thường tránh các tình huống đầy rủi ro và chọn một tình huống có tỷ suất lợi nhuận tương đương nhưng ít rủi ro hơn. Theo mô hình định giá tài sản vốn CAPM, tỷ suất sinh lợi kỳ vọng có liên quan đến hệ số rủi ro và được thể hiện qua công thức dưới đây: E(rs) = r + [E(rm) – r] βs 6 Trong đó: E(rs) là tỷ suất sinh lợi kỳ vọng; r là lãi suất trái phiếu chính phủ; E(rm) là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục thị trường; βs được gọi là beta của tài sản. Dưới đây là một số hình ảnh minh họa rủi ro trong chiến lược kinh doanh quyền chọn 1.1.1.1 Quyền chọn mua Hình 1.2 Rủi ro đối với quyền chọn mua Mua quyền chọn mua Bán quyền chọn mua ∆V ∆V ∆P Lợi nhuận vô hạng nhưng lỗ có giới hạn 1.1.1.2 ∆P Lợi nhuận có giới hạn nhưng lỗ vô hạn Quyền chọn bán Hình 1.3 Rủi ro đối với quyền chọn bán Mua quyền chọn bán Bán quyền chọn bán ∆V ∆V ∆P Lợi nhuận vô hạng nhưng lỗ thì có hạn ∆P Lợi nhuận có giới hạn nhưng lỗ vô hạn 7 Trong thực tế người ta thường sử dụng các kết hợp để nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. chẳng hạn như kết hợp mua một cổ phiếu và bán một quyền chọn mua hoặc bán khống cổ phiếu và mua một quyền chọn mua,… Các chiến lược này sẽ được nghiên cứu cụ thể trong Chương 2 1.2 Những thuộc tính cơ bản của quyền chọn cổ phiếu 1.2.1 Giá trị của một quyền chọn Khi giao dịch quyền chọn nhà đầu tư phải quan tâm đến giá trị quyền chọn được tính như thế nào. Giá trị quyền chọn được chia làm hai phần: Giá trị nội tại và giá trị thời gian 1.2.1.1 Giá trị nội tại Giá trị nội tại (intrinsic value) là sự chênh lệch giữa giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện của quyền chọn tại bất kỳ thời gian cụ thể nào. Một quyền chọn mua có giá trị nội tại khi giá cổ phiếu cơ sở lớn hơn giá thực hiện của quyền chọn. 1.2.1.2 Giá trị thời gian Giá trị thời gian (time value) là giá trị mà người tham gia quyền chọn sẵn sàng trả một khoản cao hơn giá trị nội tại của quyền chọn để mua và nắm giữ quyền chọn cho đến khi quyền chọn đáo hạn. Một quyền chọn đáo hạn vào một ngày định trước, càng cách xa ngày đó, thì có nhiều thời gian cho sự thay đổi trong giá cả của cổ phiếu cơ sở. Do đó, thời gian qui định trong hợp đồng quyền chọn có giá trị đối với người mua quyền chọn. Nói chung, một nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều hơn cho một hợp đồng quyền chọn có thời gian đáo hạn dài hơn là một hợp đồng quyền chọn sắp đáo hạn. Khi thời gian càng gần đến ngày đáo hạn thì cơ hội để quyền chọn có thể thay đổi là giảm vì vậy giá trị thời gian cũng giảm. Nếu quyền chọn không còn thời gian nữa thì giá trị thời gian sẽ bằng không và tất cả giá trị còn lại của quyền chọn là giá trị nội tại. 8 Sử dụng mô hình Black – Scholes để tính toán giá trị thời gian còn lại của quyền chọn để xác định lợi nhuận của chiến lược π = NC [C ( ST1, T - T1, X) - C] Trong đó: ST1 = Giá cổ phiếu vào thời điểm T1 T – T1 = Thời gian còn lại đến khi đáo hạn C ( ST1, T - T1, X) = Giá trị đạt được từ mô hình Black -Scholes Hình 1.4 Quan hệ giữa giá trị thời gian và ngày đáo hạn của quyền chọn Giá trị thời gian Thời gian ngày đáo hạn 1.1.3 Định giá quyền chọn Định giá quyền chọn mua Sử dụng công thức Black – Scholes để xác định giá trị của một quyền chọn mua, công thức như sau: Giá trị của quyền chọn mua = [delta x giá cổ phiếu] – [ khoản vay ngân hàng] [N(d1) x S] - [N(d2) x PV(EX)] σ √t Ln [S/PV(EX)] Với: d1 d2 = σ √t = d1 - σ √t N (d) = hàm mật độ xác suất chuẩn tích lũy 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng